Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:38:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70203 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:24:23 am »


Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên
Tác giả: Thượng tướng Phùng Thế Tài, Thế Kỉ ghi
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 1996
Số hóa: macbupda

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đồng chí Phùng thế Tài, một trong những người đầu tiên có vinh dự được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ khi Bác từ Mát-xcơ-va trở về Côn Minh (Trung Quốc) để bắt liên lạc với cách mạng trong nước tháng 2 năm 1940.

Biết bao nhiêu khó khăn, nguy hiểm trong những ngày đầu bỡ ngỡ giữa một môi trường phức tạp như thành phố Côn Minh hồi đó, nơi có cơ sở hoạt động của bọn Quốc dân đảng Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ… luôn luôn tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Với lòng kính yêu vô hạn của Bác hồ, thấy rõ trách nhiệm nặng nề việc bảo vệ một lãnh tụ của Đảng, của cách mạng Việt Nam, đồng chí Phùng Thế Tài đã đem hết nặng lực trí tuệ bảo vệ an toàn cho những ngày Bác Hồ hoạt động ở đây.

Từ năm 1942 đến năm 1945, đồng chí vẫn tiếp tục được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ, đặc biệt trong những chuyến đi dài ngày ở nước ngoài, phải vượt qua nhiều khó khăn nguy hiểm, và cuối cùng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo vệ Bác trở về nước kịp thời lãnh đạo cách mạng Việt Nam bước vào giai đoạn mới.

Những ngày làm chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội trong kháng chiến chống thực dân Phàp và làm tư lệnh bộ đội phòng không - không quân trong kháng chiến chống Mỹ, đồng chí Phùng Thế Tài luôn được sự dạy bảo, chỉ đạo của bác.

Nhân kỉ niệm lần thứ 106 ngày sinh của Bác Hồ và Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VIII, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xin giới thiệu với bạn đọc hồi kí “Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên” của Thượng tướng Phùng Thế Tài.


NHÀ XUẤT BẢN
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2021, 02:32:45 pm gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:26:12 am »

PHẦN MỘT

NGƯỜI ĐẦU TIÊN
BẢO VỆ BÁC

I.

ĐẾN VỚI CÁCH MẠNG

Cuối năm 1939, đồng chí Bùi Đức Minh, được Trung ương Đảng cử sang Vân Nam gặp đồng chí Vũ Anh, tức Trịnh Đông Hải, chuyển bức thư của Trung ương Đảng ta cho Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp tìm cách liên lạc với đồng chí Nguyễn Ái Quốc được tin là từ Mạc Tư Khoa tới Diên An cuối năm 1938.

Đồng chí Vũ Anh là một trong hai người đồng chí đồng chí Lê Hồng Phong và Hà Huy Tập sau Đại hồi Đảng lần thứ nhất năm 1935 giao nhiệm vụ xây dựng cơ sở Đảng ở Vân Nam, nơi có nhiều Việt kiều đang làm ăn sinh sống. Tại đây một chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương đã được thành lập, lấy tên là chi bộ Vân Quý (Vân Nam - Quý Châu), do đồng chí Vũ Anh trực tiếp làm bí thư.

Đây chính là sự tình cờ may mắn mà tôi được gặp Bác, được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác, lúc bấy giờ có tên là đồng chí Trần.

Cuộc đời có nhưng sự tình cờ mà không ai có thể lường trước được.

Tôi vốn là con của một gia đình nông dân nghèo quê ở làng Văn Minh, xã Văn Nhân, huyện Thường Tín nay là huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Bố mẹ đều làm ruộng, nhưng quanh năm cực nhọc cả nhà vẫn không đủ ăn.

Để đỡ gánh ngặng cho gia đình, mới 11 tuổi, tôi đã phải đi làm để kiếm sống. Năm 1933, mới mười hai tuổi, tôi đi theo một người làng làm công nhân hỏa xa sang Vân Nam kiếm việc. Những ngày đầu xa nước, đến ở làm công cho một gia đình Hoa kiều ở Chì Thôn, nhưng chỉ một thời gian ngắn tôi đã không chịu được cảnh hống hách, quát nạt của mấy đứa con chủ nhà. Hồi ở quê, bọn trẻ trong làng đứa nào cũng sợ tôi, tôi bảo gì chúng cũng phải nghe, vì nhà tôi tuy nghèo nhưng không hơn chung nó một cái đầu, lại có sức khỏe, nhanh nhẹn, tháo vát. Chơi trò gì cũng đứng ở cương vị chỉ huy. Sang đây, với thân phận làm thuê, tôi đã cố gắng nhẫn nhục, nhưng có một hôm vì quá ức, tôi đã đánh lại con chủ nhà rồi bỏ lên Côn Minh, thủ phủ của Vân Nam.

Phải mất hơn một tuần lễ lang thang trên phố, ai nhờ việc gì cũng làm, miễn là co tiền để sống qua ngày. Tối đên tôi thường ngủ trên ghế đá công viên Hạ Lầu, ngoài thành Côn Minh. Một hôm tôi đang nằm mơ màng thì có người gọi dậy. Lúc đầu tôi làu bàu tưc giận vì đã bị phá giấc ngủ, định bỏ đi thì người đó nắm vai tôi bảo ngồi xuống và ân cần hỏi thăm tôi bằng tiếng mẹ đẻ:

- Em ở đây đến mà đêm lại đến nằm ngủ ở đây?

Tôi định thần lại, đưa mắt nhìn người lạ mặt từ đầu đến chân. Dưới ánh điện tỏa mờ trong công viên, trước mặt tôi là một người đàn ông trẻ khoảng trên dưới 30 tuổi, khuôn mặt phúc hậu, cặp mắt hiền từ, khiến tôi hoàn toàn tin tưởng ngay từ phút đầu tiên.

Tôi vắn tăt trình bày hoàn cảnh của mình và nói nguyện vọng là muốn có một việc làm để kiếm sống chứ lang thang mãi trong cảnh “đất khách quê người” thế này mãi cũng chán.

Tôi có ngờ đâu, chính cái đêm gặp gỡ tình cờ hôm đó đã tạo nên một bước noắt lớn trong cuộc đời tôi. Người thanh niên đó tên là Vũ Anh. Một đảng viên cộng sản, đang làm lái xe cho hãng dầu cù là Vĩnh An Đường, dùng đồng lương của mình nuôi các đồng chí hoạt động, đồng thời ngầm dùng cửa hiệu của hãng đó làm trạm liên lạc cho cách mạng.

Nghe tôi kể hoàn cảnh của mình, đồng chí đưa tôi về nhà, cho tôi ăn uống đầy đủ, sắm sửa quần áo cho tôi mặc, sau đó còn tìm việc cho tôi làm. Đầu tiên, tôi học việc không cồng cho một xưởng ô tô tư nhân. Tôi sáng dạ, lại chăm học, nên chỉ sáu tháng sau chủ đã phát lương cho tôi. Được bao nhiêu tôi đưa cả cho đồng chí Vũ Anh.

Từ đó, ban ngày đi làm thợ, ban đêm các đồng chí tổ chức cho bọn trẻ con Việt kiều chúng tôi đi học văn hóa. Hồi ở nhà tôi chỉ mới biết đọc, biết viết. Không ngờ sang đây, vừa có việc làm, có lương, lại được đi học, tôi cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa và thật hạnh phúc.

Sau này tôi mới biết rằng, tất cả những việc đó đều do tổ chức của Đảng sắp xếp cả.

Ở Côn Minh, từ trước đã có Việt Nam quốc dân đảng hoạt động. Đảng này do Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ làm đầu sỏ, đồng thời làm tay sai cho Tưởng Giới Thạch. Lúc này chính quyền còn nằm trong tay bọn Tưởng. Việt Nam quốc dân đảng mất tín nhiệm với quần chúng, vì đảng này tuyên truyền thô bạo, lại bòn rút của cải của đồng bào, làm nhiều điều lếu láo, không tin được. Quần chúng hăng hái thiết tha với cách mạng, với giải phóng dân tộc, nhưng không ai dẫn đường. Vì vậy, Đảng Cộng sản Đông Dương phái người về dìu dắt quần chúng.

Tưởng Giới Thạch bắt cộng sản tợn lắm. Vì vậy lập một cái hồi gì để thu hút quần chúng không thể mang danh nghĩa cộng sản được. Nó biết là tổ chức cộng sản thì nó bắn chết. Nếu lấy danh nghĩa Việt Nam quốc dân đảng thì được chính quyền Vân Nam cho phép hoạt động và ủng hộ, nhưng lại mất tín nhiệm với quần chúng. Vậy thì làm thế nào? Các đồng chí được Đảng Cộng sản Đông Dương phái về đã lập một cái hội để thu hút quần chúng lấy tên là Việt Nam lao công thân ái hội. Bên trong, bí mật, ta có một chi bộ gọi là chi bộ Vân Quý. Đối với chính quyền Vân Nam, ta xưng là Việt Nam quốc dân đảng, lợi dụng danh nghĩa này để dễ bề hoạt động. Ngoài Việt Nam lao công thân ái hội, ta còn tổ chức đội bóng đá, hội thể dục thể thao…
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2010, 07:24:13 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:24:55 pm »

. Đội thiếu niên dục tài do chi bộ đảng phụ trách. Đồng chí phụ trách trực tiếp là Nguyễn Sĩ Nghiêm.

Đội viên đội thiếu niên dục tài là con công nhân, công chức hoặc các nhà buôn bán người Việt. Các nhà buôn bán ở đây có hai loại: loại khá giả thì thái độ lừng khừng, loại thường thì nhiệt tình hơn. Thông thường, bố gia nhập Việt Nam lao công thân ái hội thì mới cho con vào Đội thiếu niên dục tài. Cậu nào có bố mẹ làm thợ thì hoạt động tích cực.

Đội viên chúng tôi khoảng ba chục đứa, tuổi mười bốn, mười lăm. Đội viên đều ăn mặc thống nhất: mũ ca lô có viền đỏ băng vải trắng, trên mũ có ngôi sao nắm cánh bằng đồng; áo sơ mi trắng, quần cụt xanh, trên ngực áo đeo quả tim đỏ, thêu bốn chữ vàng TNDT (thiếu niên dục tài).

Công việc của Đội thiếu niên dục tài đại loại có ba thứ: về trí dục thì đội viên được học chính trị, nội dung yêu nước, chống Pháp; về thể dục thì huấn luyện một số môn điền kinh, đi cắm trại, đá bống, chơi bóng bàn; về công tác thì tổ chức đội đồng ca, đi hát trong những cuộc họp của các anh lớn, trong những ngày kỉ niệm lịch sử.

Đội bóng đá của chúng tôi thường tham gia thi đấu với các đội học sinh Vân Nam, và thường là chúng tôi thắng. Những lân thi chạy xa, chạy dài, chúng tôi thường không hay bỏ cuộc như các đội học sinh. Có khi chạy mệt gần đứt cả hơi, người xem ở ngoài hò nhau la hét “bỏ cuộc đi thôi!”, chúng tôi vẫn cố giữ lấy hơi thở, quyết không chịu thua.

Có một lần kỉ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên quốc tế(1), tôi nhớ là vào khoảng đầu tháng 9 năm 1935, chi bộ Đảng định lấy ngày đó làm kỉ niệm Đội thiếu niên dục tài. Các đồng chí bảo mỗi đội viên chúng tôi làm một bài diễn văn. Các đồng chí ra nhiều đầu đề khác nhau và dành cho chúng tôi nhiều phần thường. Làm cả một ngày như vậy. Cuối cùng, một đồng chí lên kết luận cuộc thi và nói về Đoàn thanh niên quốc tế.

Các đồng chí thường dùng Đội thiếu niên dục tài để bảo vệ hội nghị chi bộ Đảng. Các đồng chí không nói cho chúng tôi biết mà chỉ bày cho chúng tôi chơi, bày ra những trò vui trước cửa nhà họp. Còn các đồng chí ở trong nhà họp hành, tránh được những con mắt tò mò của bọn mật thám Pháp.

Một lần khác, Việt Nam lao công thân ái hội tổ chức ăn rằm tháng tám ở một tiệm nước để kỉ niệm Xô-viết Nghệ Tĩnh (năm ấy, ngày âm lịch và dương lịch xê xích nhau có ba, bốn ngày).

Đội thiếu niên dục tài trở thành đội xung phong công tác của chi bộ Đảng. Lẽ dĩ nhiên là điều này các đồng chí không hề cho chúng tôi biết (Sau này, lớn lên và trưởng thành, tôi mới hiểu được hết những điều mà các anh giấu chúng tôi).

Trước con mắt thông thường của Việt kiều hồi đó, Đội thiếu niên dục tài chỉ là một tổ chức tập hợp một số con em Việt kiều. Lúc đầu có ít người cho con vào; sau do sinh hoạt, ăn mặc gọn ghẽ, tôn chỉ của đội đúng đắn, không cứ bố mẹ là hội viên Việt Nam lao công thân ái hội mới cho con cái vào đội mà cả những người không phải là hội viên cũng cho con em vào hội. Tôi nhớ mang máng là dạo ấy có anh Vương Minh Phương(2) làm thợ may và anh Thành làm thợ máy là những đồng chí phụ trách trực tiếp. Hình thức tổ chức của đội thì thấp thôi, vì sợ mật thám Pháp theo dõi, nhưng mang tổ chức chính trị rất rõ nét.

Trụ sở Đội thiếu niên dục tài mới thành lập ở trên một căn gác hẹp, do các đồng chí Đảng thuê, dưới làm hiệu giặt. Về sau, không có tiều trả tiền thuê nhà mới mượn căn gác của ông Trưởng Quay làm thơ máy ở ngay phố Hộ Quốc Lộ (Vân Nam). Đó là nơi chúng tôi định kì họp và học văn hóa, sinh hoạt vào tối thứ bảy và chủ nhật hàng tuần.

Các bạn tôi lúc đó được cha mẹ cho đi học hằng ngày, về nhà thì bố mẹ, tối thứ bảy và chủ nhật thì sinh hoạt đội. Tôi thì lại khác. Đồng chí Trịnh Đông Hải, thợ nguội và là bố nuôi của tôi cũng nghèo. Thấy ở đây có công việc một ngày hơn được vài xu là bố nuôi tôi nhảy đi liền. Chỉ vài xu ấy, một ngày, một tuần, một tháng góp lại là có thể nuôi thêm được các đồng chí Đảng hoạt động. Chả thế mà đang làm thợ nguội ở một xưởng cơ khí của người Quảng Đông, thấy làm thợ nề lương thêm năm xu, bố nuôi tôi cũng bỏ thợ nguội đi làm thợ nề. Tiếng là đồng chí Trịnh Đông Hải nuôi tôi, nhưng cách nuôi cũng khác người. Đồng chí cho tôi đến ở nhờ một nhà thợ giặt, giúp việc lăt vặt, quét nhà, đun nước. Tôi phải lao động. và tôi cũng thích làm như thế. Tôi thiếu cái gì thì đồng chí ấy cho. Tôi biết, ngoài tôi ra, đồng chí Trịnh Đông Hải còn nuôi hai em nữa, đó là Mẫn và Hội, đều mồ côi cả. Mẫn có dì ghẻ đi lấy chồng. Hội cũng còn bà con, chú bác ở Vân Nam này. Chỉ riêng tôi là không có bà con họ hàng gì ở đây. Cả ba đứa chúng tôi đều được đồng chí Trịnh Đông Hải nuôi và đưa đi làm ở ba chỗ khác nhau. Nguyên tắc của người bố nuôi trẻ tuổi ấy đối với cả ba đứa chúng tôi là: chúng tôi phải tự lao động lấy, có tiền thì may cho chúng tôi cái quần, cái áo.


(1) Tức là Đoàn thanh niên cộng sản.
(2) Đồng chí Vương Minh Phương đi dự Hội nghị Á Phi lần thứ nhất (năm 1956), chết vì bị tai nạn máy bay.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:16:21 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:25:25 pm »

Tôi được chỉ định là đội trưởng Đội thiếu niên dục tài. Độ trưởng có nhiệm vụ triệu tập đội viên đến họp và sinh hoạt. Người nói chuyện cho chúng tôi nghe thường là đồng chí Đông A (đồng chí này chuyên về hoạt động), đồng chí Trịnh Đông Hải, đồng chí Tài (đồng chí này cũng chuyên về hoạt động, các anh khác đi làm về nuôi đồng chí). Chúng tôi thường được các anh kể chuyện cho nghe về tình hình đế quốc Pháp xâm chiếm nước ta, nhiệm vụ đảnh đổ Pháp, giành độc lập dân tộc. Học về tình hình thế giới và trong nước, tôi thường được bồi dưỡng trước, rồi nói lại cho các bạn nghe. Chúng nó, có đứa lớn hơn tôi, như Lộc, có đứa bằng tuổi, có đứa bé hơn. Nói chung, thằng Hàm, thằng Cửu, thằng Vân, thằng Năm, thằng Mạnh đều tốt, có bố mẹ nghèo. Những hoạt động tích cực của con cái cũng có ảnh hướng đế bố mẹ, làm cho bó mẹ gần với cách mạng hơn, nhiều tình ủng hộc cách mạng hơn. Ở đây có lãnh sự Pháp và một hệ thống mất thám có tổ chức theo dõi các công chức, thợ thuyền và Việt kiều ở ngoài phố Những người làm việc với Pháp thì ở trong khu vực dưới sự kiểm soát của họ. Những người ra ở phố cùng với nhân dân địa phương, tuy không trực tiếp dưới sự kiểm soát của Pháp cũng vẫn bị mất thám để ý.

Bố mẹ của các đội viên thiếu niên dục tài phần nhiều là thợ thuyền. Họ không bị lệ thuộc kinh tế với Pháp, nhưng bị lệ thuộc về chính trị, nhất là những người còn phải trở về nước. Chỉ có những người hoạt động cách mạng là không bị phụ thuộc vào ai. Hồi này Pháp còn đang mạnh. Quân phiệt Tưởng Giới Thạch và đế quốc Pháp câu kết với nhau cản trở rất nhiều các hoạt động cách mạng. Nhưng các đồng chí ta đã khéo léo kết hợp các hình thức công khai với hình thức bí mật để hoạt động.

Tháng 7 năm 1937, Nhật đánh Tưởng.

Bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động do Vũ Hồng Khanh và Nghiêm Kế Tổ làm đầu sỏ tuyên truyền xuyên tạc về tổ chức Đội thiếu niên dục tài. Chúng xuyên tạc mục đích của đội, vu khống những người cho con em gia nhập đội là “đi theo tụi cộng sản”. Nhiều người sợ liên lụy về chính trị, sợ bị viên đạn của Tưởng, sợ lưới mật thám của lãnh sự Pháp ở Vân Nam. Vì vậy họ không cho con em vào đội nữa.

Tình hình ở Vân Nam lúc này cũng phức tạp. Một số cán bộ Đảng ở trong nước bị lộ, như đồng chí Long chạy sang Vân nam. Kinh tế khó khăn. Ở xưởng không nhận hết ngươi. Bọn chủ thải thợ. Anh Nguyễn ở bên Quảng Tây, đi dạy trẻ học. Anh Long làm thợ may. Anh Trịnh Đông Hải đi làm thợ nề. Anh Trịnh Đông hải hay mang tôi đi theo. Hai bố con cùng đi gánh vôi, gánh vữa ở ngoài phố. Cốt sao kiếm được tiền nuôi được mình để tiếp tục hoạt động cho Đảng và nuôi những đồng chí không thể công khai đi làm được. Tôi bé, nhưng hay bướng và tự trọng. Đồng chí Trịnh Đông Hải lại cho tôi là tự ái, sĩ diện, nhưng vâng lời, tốt. Tự ái! Sĩ diện! Có gì đâu, chuyện như thế này: Buổi sáng ở Vân Nam thường hay có bánh bao nướng vừa ngon vừa rẻ. Bố con tôi đi làm buổi sáng sớm thường đi với cái bụng lép kẹp. Bố nuôi bảo tôi đi mua bánh bao. Tôi mang bánh bao về. Rất tự nhiên, bố đỗ gánh vôi vữa xuống giữa đường đi, đưa lại cho tôi một cái:

- Nghĩ! Ăn bánh đi rồi còn đi làm!

Tôi nghĩ bụng: “Ngồi giữa đường giữa phố nhai bánh nhồm nhoàm, trông khó coi lắm! Sao không ngồi đàng hoàng ở hiệu mà ăn?”. Tôi lắc đầu:

- Em chưa đói!

Bố nuôi nhìn tôi như có ý bảo: “Không ăn thế này đi làm sao kịp. Bụng đói bỏ mẹ!”. Tôi vẫn lắc, kiên quyết hơn:

- Em không ăn!

- Máy không ăn, tao ăn!

Rồi bố nuôi ăn luôn giữa phố đông người qua lại.

Chúng tôi làm khoán, cành tranh thủ làm được nhiều càng lĩnh được nhiều tiên. Bố tranh thủ cả trong lúc ăn, con lại không thích! Tuy vậy, cả buổi hôm đó tôi vẫn gánh vôi vữa theo sát người bố nuôi, bố nuôi không có điều gì phải chê trách. Từ đó, bố đi làm đâu, bố cũng đưa đi…
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:26:00 pm »

Bấy nhiêu người đi làm mà chỉ đủ tiền mua gạo. Tất cả mấy anh em thuê được một cái buồng rất chật gần ngoại ô. Quần áo anh nào cũng rách. Bảy tám người mà chỉ có hai, ba bộ quần áo lành lặn. Người nào phải đi đâu thì “diện” áo lành. Người ở nhà toàn mặc quân áo rách hoặc ở trần. Các anh phải làm việc, phải hoạt động, lại phải để dành tiền cùng với số tiền quyên góp được của Việt kiều mua súng gửi về Tổ quốc.

Quần áo đã thiếu, đã rách mà cơm lại không thức ăn. Thấy các anh em làm việc đầu tắt mặt tối, cơm nhạt, thương quá. Tôi ít tuổi nhưg có tài bắn súng cao su, một hòn cuội bắn ra là một con chim bị trúng đầu. Có dạo. mỗi ngày tôi bắn được từ tám chục đến một trăm con chim sẻ về làm thức ăn, cải thiện cho các anh.

Chúng tôi thường nhận được báo chí từ trong nước gửi ra. Các buổi tối, đồng chí Đông A huấn luyện cho thiếu niên dục tài chúng tôi tập diễn thuyết. Anh nói về tình hình cách mạng cho chúng tôi nghe. Chúng tôi được nghe giảng về cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, về cuộc cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc), về sai lầm của Việt Nam quốc dân đảng chủ trương khởi nghĩa ở Yên Bái. Chúng tôi được nghe nhiều về Đảng Cộng sản Đông Dương, về đồng chí Nguyễn Ái Quốc.

Đội thiếu niên dục tài hoạt động được hai năm. Các đội viên lớn dần lên. Một số đi làm, thuyển chuyển đi nơi khác. Đội lại bị bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động gièm pha và bọn Tưởng phá hoại, phải giải tán. Ta lập Việt Nam câu lạc bộ để thu hút các con em của Việt kiều, tổ chức vui chơi và quyên tiền giúp Trung Quốc đánh Nhật. Sau rồi Việt Nam câu lạc bộ cũng thất bại, vì lại bị bọn Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ phá. Bố mẹ các em sợ, không dám cho các con đến vui chơi ở Việt Nam câu lạc bộ nữa.

Năm 1938, ta lập ra “Việt Nam hưởng hứng Trung Quốc kháng Nhật hậu viện hội”. Bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động cũng tìm cách phá tổ chức này của chi bộ Vân Quý nhưng không phá nổi. Đồng chí Trịnh Đông Hải làm lái xe ô tô cho hãng dầu “con hổ” Vĩnh An Đường. Việc làm đã tương đối ổn định nên nuôi được nhiều cán bộ hơn. Tôi cũng đã mười bảy tuổi, trông người đã kha khá. Tôi xin làm thợ ở xưởng sửa chữa ô tô. Chủ hãng là người Trung Hoa công ti với Pháp và Anh. Tôi học thợ sáu tháng, không lương. Sau đó tô đã được lương, cũng đủ ăn, đỡ cho các anh. Các đội viên thiếu niên dục tài cũ cũng gia nhập “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng Nhật hậu viện hội”. Cả các đội bóng đá, đội điền kinh, thể dục thể thao, bóng bàn cũng sáp nhập cả vào. Hội này có danh nghĩa hẳn hoi, giúp Trung Quốc đánh Nhật nên càng trở nên vững mạnh, bọn Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ lồng lộn phá mà không làm gì được.

Cuối năm 1938 có cuộc đấu tranh đòi tăng lương. Bọn chủ bắt thợ làm thêm không cho ăn lương. Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Trịnh Đông Hải, chúng tôi đấu tranh với chủ, đòi phải trả lương những công làm đêm. Bọn chủ ngoan cố, không chịu. Chúng tôi đình công, nhất định không chịu đi làm, kiên trì đấu tranh. Có tay muối mặt đi làm để tâng công với chủ. Tôi nói không được, giơ tay cản lại. Tôi sừng sộ: “Đi làm mà tố cáo, đánh cho mà coi”. Cuộc đấu tranh có kết quả. Từ đó thợ làm thêm chủ phải trả thêm lương, đâu khoảng mấy phần trăm.

Sau cuộc đấu tranh thắng lợi, tôi bị chủ thù, đuổi ra khỏi hãng. Tôi đi làm tư cho một công ti vận tải ở Vân Nam. Tôi thường được chỉ định bảo vệ các đồng chí cán bộ trong những cuộc diễn thuyết trước đông đảo quần chúng. Bọn Vũ Hồng Khanh tức tối, thường dùng vài tên lưu manh tới phá rối. Bọn lưu manh thấy tôi ngang tàng, cứ nhìn lấm lét. Tôi đang tuổi thanh niên, hăng hái, lại được các anh chỉ dẫn cho đường đi, nên dốc lòng phục vụ cách mạng.

Sau một thời gian giáo dục, thử thách và đồng bào là hoạt động có hiệu quả trong đội thiếu niên tiền phong, tháng 6 năm 1939 tôi được kết nạp vào Đảng. Hai người giới thiệu là đồng chí Vũ Anh và đồng chí Thanh Bình, thuộc chi bộ Vân Quý. Đồng chí Vũ Anh, sau này là Trung ương ủy viên và đồng chí Thanh Bình có thời gian làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ.

Sau khi được kết nạp vào Đảng, tôi vẫn được tiếp tục giao nhiệm vụ phụ trách đội tiếu niên tiền phong. Lúc này Nhật đã gây chiến với Trung Quốc, thiếu niên có thêm nhiệm vụ tuyên truyền cho việc ủng hộ Trung Quốc đánh giặc.

Hoạt động của đội có tiếng vang trong các giới ở côn Minh lúc bấy giờ làm cho uy tín của “Việt Nam hướng ứng Trung Quốc kháng Nhật hậu viện hội” càng tăng lên. Đây là một tổ chức quần chúng do Đảng ta lãnh đạo, nhưng do hoạt động khéo léo nên được chính quyền công nhận và bà Tổng Khánh Linh gửi thư chúc mừng.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:34:10 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:29:05 pm »

II

ĐI TÌM ĐỒNG CHÍ TRẦN(1)

Do nóng lòng xuống phía Nam bắt liên lạc với cách mạng Việt Nam nên Bác chỉ ở Diên An hai tuần rồi đi Tây An ngay. Sau đó Bác đi Quảng Tây vì Quảng Tây lúc này đã bị giặc Nhật chiếm đóng.

Ở Quế Lâm, thủ phủ Quảng Tây, có Biện sự xứ và một đơn vị nhỏ của Bát lộ quân. Bác vào tham gia công việc của Bát lộ quân vừa tìm cách liên lạc với trong nước. Bác được bầu làm chủ nhiệm câu lạc bộ của đơn vị.

Được ít lâu, Bác đi Hàng Dương cùng với phái đoàn quân sự của đồng chí Diệp Kiếm Anh. Bác được bầu làm bí thư chi bộ. Tình bạn, tình đồng chí giữa Bác và đồng chí Diệp Kiếm Anh được bắt đầu xây đắp và gắn bó từ những ngày đó, thắm thiết thủy chung cho đến sau này, khi Bác trở thành Chủ tịch nước và đồng chí Diệp Kiếm Anh trở thành Nguyên soái Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Cuối tháng 8 năm 1939, Nhật chuẩn bị tràn sang Đông Dương. Bọn quan quân Tưởng bắt đầu bàn nhau về chuyện “Hoa quân nhập Việt”. Tình hình đang diễn ra rất khẩn trương. Bác đã gửi thư về trong nước nhắn cho người sang tìm Bác ở Long Châu, nhưng do hoạt động bí mật khó khăn nên vẫn chưa bắt được liên lạc. Lúc này, bí danh của Bác là Hồ Quang (tên gọi của Bác trong đoàn đồng chí Diệp Kiếm Anh).

Sau khi đồng chí Minh, cán bộ của Đảng trong nước ra, đến Côn Minh gặp đồng chí Vũ Anh, thì việc bắt liên lạc với Bác có nhiều hi vọng hớn, vì chi bộ của Đảng ta và chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Côn Minh đã có liên lạc với nhau. Đồng chí Vũ Anh trao đổi với bạn, nhờ dựa vào hệ thống tổ chức của bạn để có thể liên lạc với đồng chí cách mạng Việt Nam tên là Trần, vừa từ Mát-xcơ-va về Diên An, hiện nay đang ở Diên An đi xuống phía Nam.

Các đồng chí Trung Quốc hứa giúp đỡ.

Khoảng cuối tháng 9 năm 1939, đồng chí Phùng Chí Kiên nói với tôi là anh sẽ đi công tác một thời gian, dặn tôi ở nhà cố gắng hoạt động cho tốt (Sau này, tôi mới biết anh Kiên đi gặp anh Đặng Văn Cáp để cùng đi đón Bác).

- Hiện nay Ông Cụ đã về tới Long Châu (Quảng Tây), chúng ta phải đi đón ngay.

Đó là lời đồng chí Phùng Chí Kiên nói với đồng chí Đặng Văn Cáp khi hai người gặp nhau.

Hai người mua vé xe lên đường vào một ngày đầu tháng 10 năm 1939, qua Hưng Ninh đến Thiều Quan, tìm đến Biện sự xứ của Bát lộ quân. Gặp đồng chí chủ nhiệm Cô Đại Tôn, đồng chí nói:

- Ba lần Ông Cụ đến tìm người đón để về nước mà không gặp. Ông Cụ từ biên khu phía nam Hàng Dương, Hồ Nam đã đi Trùng Khánh rồi.

Hai anh Kiên và Cáp tức tốc đi Hàng Dương hỏi thăm, người ta cho biết ông đã đi Quế Lâm. Hai người lại đi Quế lâm tìm đến Biện sự xứ. Gặp đồng chí hạ, đồng chí trả lời là Ông Cụ đã đi Quý Châu.

Bấy giờ đang cuối tháng mười, ngày Quốc Khánh Liên Xô là ngày 7 tháng 11, chắc đến kịp sẽ gặp được Ông Cụ ở đó. Các anh bảo nhau về tức tốc mua vé xe ngay. Rủi thay khi đi đường anh lái xe ô tô khách này xếp đồ đạc hành lí thế nào để thất lạc một chiếc va li của một tên quan Quốc dân đảng. Khi hỏi va li không thấy, nó đỏ mặt tía tai dọa dẫm:

- Không tìm được chiếc va li thì không cứ chúng mày mà cả đoàn xe này cũng không yên được, tao sẽ nhốt tuốt vào doanh trại ở Trùng Khánh.

Xe bị giữ ở huyện Độc Sơn một tuần lễ. Tìm được va li, tên quan Quốc dân đảng mới cho đi. Vì thế mãi tới ngày 10 tháng 11 hai anh mới tới Quý Châu. Lại tìm vào Biện sự xứ của Bát lộ quân, gặp đồng chí Viên Siêu Tuân. Đồng chí nói:

- Đồng chí Hồ Quang đã rời khỏi đây đi ba ngày rồi. có thể đồng chí ấy đi thẳng Côn Minh, mà cũng có thể quay lại Quý Dương, mấy ngày nay bọn quan quân Tưởng đang chuẩn bị họp tại thị trấn này. Chúng rất để ý đến chúng ta, ở lại đây không tiện, các đồng chí nên đi thẳng Côn Minh. Nếu đồng chí Hồ Quang có về đây tôi sẽ báo cho đồng chí biết để đi ngay gặp đồng chí.

Hồ Quang là bí danh của “Ông Cụ”.

Mua xong hai vé đi Côn Minh, nhưng vì xe đến 5 giờ sáng hôm sau mới khởi hành, hai anh đi dạo chơi các phố Quý Châu. Đang đi thẩn thơ, bỗng thấy một người đang đứng xem báo, chợt thấy hai anh vội quay lại. Hai anh nhận ra là Hồ Học Lãm, một nhân vật kì cựu của lớp “Đông du” hiện vẫn hoạt động trong Việt Nam độc lập đồng minh hội.

Tay bắt mặt mừng, sau bốn năm xa cách, ông cười bảo anh Cáp:

- Chúng ta gặp nhau như trong giấc mông vậy.

Nói xông ông kéo hai anh về nhà chơi, cáh đó không xa. Ông nói:

- Có cơ hội, chúng tôi cũng muốn về nước, đóng góp một việc gì đó lớn hay nhỏ. Con rể tôi là Lê Thiết Hùng(2) hiện đang phụ trách giao thông của binh đoàn lúc này đang ở Quần Thảo Điếm (Hồ Nam) cũng sẽ về đây, gặp nhau rồi các ông đi cũng chưa muộn. Hoặc là một người đi trước, một người ở lại chờ xem sao.

Hai người bàn nhau: “nếu bán đi được một vé xe sẽ có thêm được một trăm bạc. Người đi Côn Minh còn dư ra ít tiền để tiêu mà người ở lại Quý Dương may ra chờ gặp được đồng chí Hồ Quang cũng là điều hay. Quý Châu là đường giao thông đi nhiêu ngả, biết dâu…”.

Đúng như hai anh bàn tính, sau khi đồng chí Phùng Chí Kiên đi Côn Minh bảy ngày, Bác về qua Quý Châu thật, nhưng vì không biết anh Cáp ở đây đón, Bác đi thẳng xuống Quý Châu.

Thế rồi ít lâu sau, một hôm vào cuối tháng 2 năm 1940, có một người đứng tuổi, mặc âu phục, cổ cồn, tìm vào hiệu Vĩnh An Đường, hỏi bằng tiếng Trung Quốc xem có ai là Trịnh Đông hải ở đây không? Lúc này đồng chí Vũ Anh đang chữa xe trong nhà. Tổi nói: tầng i xe (hãy chờ một lát) rồi vào mời đồng chí Vũ Anh ra gặp thì người khách nói nnhỏ bằng tiếng Việt Nam: “Tôi là Trần đây, muốn gặp anh có chút việc. Ta ra công viên nói chuyện”.

Sau đó đồng chí Vũ Anh tổ chức cho ông Trần gặp đồng chí Phùng chí Kiên ở một cơ sở bí mật.

Thế là nhờ Đảng bạn, cách mạng Việt Nam đã bắt liên lạc với lãnh tụ của mình. Nói ra thì đơn giản như thế nhưng thực ra là vô cùng phúc tạp. Điều may mắn là khi về Diên An, Bác gặp lại những người bạn cũ như Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Chu Đức, Hạ Long… từng quen nhau ở Pháp trong những năm hai mươi của thế kỉ, nên các đồng chí hết lòng giúp đỡ.

Bây giờ nhìn lại, tối thấy sự kiện Bác bắt liên lạc được với Đảng ta hồi đầu năm 1940 là cực kì quan trọng và đồng chí Vũ Anh, người đầu tiên đại diện cho Đảng ta gặp Bác ở Côn Minh thực sự có công lao to lớn trongg sự kiện có tính chất bước ngoặt này.

Sau này, vào tháng 6 năm 1940, khi anh Phạm Văn Đồng và anh Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc, cũng chính đồng chí Vũ Anh bố trí cho Bác gặp hai anh trên một chiếc thuyền ở Thúy Hồ. cũng có thể nói đây là một sự gặp mặt lịch sử có tác động thúc đẩy tiến trình cách mạng của nước ta nhanh chóng phát triển lên một bước mới. Anh Phạm Văn Đồng đã từng là học trò của Bác từ năm 1925-1926, trong tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội. Còn anh Giáp thì đây là lần đầu tiên được gặp vị lãnh tụ vĩ đại của Đảng, của dân tộc và sau ngày trở thành Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân ta.


(1) Phần này tác giả tham khảo hồi kí của đồng chí Đặng Văn Cáp trong “Bác Hồ về nước”, hội văn học nghệ thuật Cao Bằng xuất bản, 1986.
(2) Đồng chí Lê Thiết Hùng lấy đồng chí Hồ Diệc lan, con gái cụ Hồ Học Lãm, lúc này đang học ở Diên An.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 02:47:57 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:30:44 pm »

III.

BẢO VỆ ĐỒNG CHÍ VƯƠNG

Từ ngày về đến Côn Minh, một mặt Bác vẫn thường xuyên nhắc nhở việc chuẩn bị con đường trở về nước, một mặt khác Bác tranh thủ nắm tình hình, đẩy mạnh các mặt hoạt động lên một bước mới.

Hoạt động ở Vân Nam lúc ấy, ngoài các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh, Cao Hồng Lĩnh còn có một vài đồng chí khác nữa, hình thành bộ phận hải ngoại của Đảng. Đến tháng 6 năm 1940, có thêm anh Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp. Nhưng anh Giáp và anh Đồng ở một nơi khác, cách xa khoảng vài cây số. Đồng chí Phùng chí Kiên ở cơ quan bí mật phụ trách một tờ báo.

Bác rất quan tâm đến tờ báo này và trực tiếp viết nhiều bài cho báo. Bác còn góp cả tên của tờ báo. Bác bảo nên tên là Đ.T, hiểu là “Đảng ta”, “Đấu tranh” hay “Đánh Tây” cũng được.

Bác đặc biệt chú ý công tác bí mật.

Một hôm đồng chí Vũ Anh giao nhiệm vụ cho tôi phải bảo vệ một nhân vật quan trọng tên là Vương(1). Tôi hỏi đồng chí Vương là ai? Cách bảo vệ như thế nào? Đồng chí Vũ Anh bảo đồng chí Vương là một nhà cách mạng nổi tiếng, hiện nay đồng chí Vương đang ở nhà một đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc tên là Trần, nhà ở cùng phố với nhà tên Long Vân, tỉnh trưởng Vân Nam.

Tôi muốn hỏi thêm một vài điều nhưng đồng chí Vũ Anh bảo không được tò mò.

Bước đầu, nhiệm vụ cụ thể đồng chí Vũ Anh gao như sau: Cứ khoảng 7 giờ tối, tìm cách lảng vảng trước cổng nhà đồng chí Vương ở nhờ. Khi thấy đồng chí Vương ra cổng đi đâu đó, thì cứ theo sau, khoảng cách từ 6 đến 10 mét và sẵn sàng bảo vệ khi cần. Vũ khí dùng để bảo vệ, đồng chí Vũ Anh giao cho một cái búa, sau thêm con dao, không có súng ống gì cả.

Ngay đêm đâu tiên làm nhiệm vụ, tôi đã nhận ra ông Vương cũng chính là ông Trần mà rước đó, tôi đã gặp lần đầu tiên ở Vĩnh An Đường, Thì ra đây là nhân vật mà xuốt mấy tháng trời từ cuối năm 1939 đến đầu năm 1940, đồng chí Vũ Anh cùng các đồng chí ở chi bộ Vân Quý ra công tìm kiếm để bắt liên lạc. Từ đó, tôi càng cảm thấy trách nhiệm của mình thật to lớn.

Một hôm, đồng chí Vũ Anh bố trí cho tội gặp đồng chí Vương tại một quán nước vắng, để chính thức giới thiệu tôi với Bác. Đồng chí Vũ Anh nói với Bác bằng tiếng Trung Quốc:

- Đây là chú Nghĩa, một đảng viên, mọi điều tôi đã dặn kĩ, xin tiên sinh yên tâm.

Bác nhìn tôi một lúc lâu, tỏ vẻ hài lòng. Có lẽ vì thấy tôi khỏe mạnh, mặt mũi sáng sủa, chưa đầy 20 tuổi mà đã là đảng viên…

Suốt một tuần đầu, Bác chỉ nói với tôi bằng tiếng Trung Quốc, sau đó mới dùng tiếng Việt. Cũng chỉ đôi ba lần Bác hỏi tôi tình hình gia đình, quê quán… Nhiều lần tôi thấy Bác nhìn tôi với tất cả tình thương yêu như muốn gửi vào trong đó tất cả nỗi nhớ quê hương, đất nước. Nhưng do nguyên tác hoạt động bí mật, cả Bác và tôi đều phải làm như không hề quen biết nhau… Mọi việc đều do đồng chí Vũ Anh sắp xếp. Thời gian, địa điểm tôi chỉ được báo trước một ngày. Tôi phải có nhiệm vụ đến quan sát trước, tìm địa thế có lợi, dự kiến mọi tình huống. Nhất là từ khi được đồng chí Vũ Anh cho biết đồng chí Vương chính là Nguyễn Ái Quốc, đã bị đế quốc Páp kết án tử hình, đã bị cảnh sát Hồng Công bắt năm 1931 và suýt bị nguy hiểm đến tính mạng nếu không được vợ chồng luật sư Lô-zơ-bai tìm cách giải thoát, tôi càng thấy trn hết sức nặng nề. Trong thâm tâm, với bản tính hiếu động của tuổi trẻ, tôi cũng thấy thích thích nhiệm vụ được giao, vì nó mang màu sắc trinh thám. Do đó, mỗi lần nhận nhiệm vụ tôi đều đem hết tâm sức nghiên cứu phương án tốt nhất và lòng tự nhủ lòng, lần này cũng phải bỏa đảm an toàn như lần trước.

Dạo đó, tuy hiểu biết về Đảng, về chủ nghĩa Mác - Lê-nin còn hạn chế, nhưng từ khi được sự tiếp súc với Bác, tôi bắt đầu ý thức được rằng, nhiệm vụ mà tôi đang được giao, tuy nhiều đêm chỉ đi theo Bác như một cái bóng, Bác vào đâu, tôi chỉ lảng vảng ở ngoài cổng như một người khác qua đường… một trọng trách đặc biệt có liên quan đến vận mệnh của dân tộc.


(1) Bí dành của Bác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:31:30 pm »

*
*   *

Tháng 4 năm 1940, Bác quyết định đi kiểm tra tình hình cơ sở dọc đường sắt, chủ yếu là trên các ga chính: Nghi Lương, Chi Thôn, Khai Viễn, Hổ Khẩu…

Bác đóng vai một công nhân đốt lửa, dừng lại khá lâu ở ga Chỉ Thôn. Ga này có hàng mấy trăm công nhân Việt kiều, trong đó có anh Hoàng Quang Bình, một cơ sở của ta, mở hiệu cắt tóc ở gần ga để làm nơi liên lạc. Anh Phùng Chí Kiên cùng đi với Bác và dẫn Bác đến nhà anh Hoàng Quang Bình. Ban ngày Bác đi khảo sát tình hình, ban đêm Bác tranh thủ mở lớp huấn luyện. mỗi lớp chỉ 5-7 người, thậm chí chỉ có 3-4 người. Thời gian học cũng chỉ vào buổi tối. Cứ như thế, những hạt giống cách mạng được Bác gieo trồng ngày càng phát triển.

Tuy nhiên qua khảo sát tình hình, Bác đã thay đổi ý định ban đầu là tìm đường về nước bằng con đường qua Lào Cai. Có nhiều lí do để Bác thay đổi quyết định, trong đó có lí do sau vụ Yên Bái, bọn mật thám Pháp tăng cường chú ý đến hướng này.

Chừng hơn một tháng sau Bác trở lại Côn Minh tiếp tục hoạt động, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho việc trở về nước bằng con đường khác.

Tin Pa-ri thất thủ đã làm cho cả Côn Minh náo động, báo chí đăng tít lớn đưa tin nước Pháp đã bị Đức chiếm.

Trước tình hình đó, Bác triệu tập bộ phận hải ngoại của đảng ở Vân Nam họp đề ra phương hướng hoạt động mới.

Đó là một đêm tháng sáu. Không khí ở Côn Minh oi bức không khác gì ở ta. Bác cùng đồng chí Phùng Chí Kiên, đồng chí Vũ Anh ngồi họp trong ngôi nhà nhỏ, nơi anh Kiên vẫn dùng để khai hội và là tòa soạn của báo Đ.T. Tôi được giao nhiệm vụ bảo vệ thật cẩm mật ở bên ngoài cuộc họp này

Cuộc họp diễn ra gần như suốt đêm. Sau này đồng chí Vũ Anh cho biết nội dung cuộc họp rất quan trọng. Do Pháp đã mất nước vào tay Đức ngày 20 tháng 6 năm 1940, nên Bác quyết định phải mau chóng trở về nước hoạt động, chuẩn bị mọi mặt, chờ thời cơ khởi nghĩa giành chính quyền. Bác nói: Lúc này mà chậm trễ là có tội với dân tộc.

Hội nghị nhất trí với đề nghị của Bác, nhưng ai cũng phân vân là không biết lấy vũ khí ở đâu mà cướp chính quyền. Bác đã giải thích:

- Khởi nghĩa thì phải có vũ khí. Đó là một điều rất quan trọng của cách mạng. Nhưng nếu bây giờ có vũ khí thì lấy ai mà vác vũ khí. Cho nên cứ tìm cách về nước đã, về nước tuyên truyền giác ngộ quần chúng, khi quan hệ đã giác ngộ thì ta sẽ có vũ khí.

Nghe đồng chí Vũ Anh nói tôi cảm thấy trong lòng rất sung sướng. Thế là mình sắp được về nước rồi. Và tự mình nghĩ làm sao để có vũ khí đây? Từ đó vấn đề vũ khí cứ ám ảnh mãi trong tôi. Có lần tôi lân la hỏi chuyện một vài lính Tưởng và bỗng nghĩ ra chuyện có thể mua vũ khí của bọn này, rồi chuyển dần về trong nước.

Trong những ngày này, việc bảo Vệ Bác ngày càng vất vả. Hầu như đêm nào Bác cũng đi. Có thời gian đi cả ban ngày và thường xuyên cải trang, lúc mặc com-lê, khi mặc áo dài, lúc đi giày vải, khi đi dép, lúc đội mũ cứng, khi đội mũ mềm, loại mũ có cái lưỡi trai thò ra phía trước có đính khuy. Phương thức bảo vệ vẫn là phương thức “hình với bóng”. Nghĩa là Bác đi trước tôi đi sau. Bác đi đâu tôi bám theo đó. Nếu vào chỗ nào lâu khoảng 2-3 giờ, Bác ra ám hiệu cho tôi biết trước bằng cách lấy mùi xoa lau mồ hôi trán. Những lúc như vậy tôi thường chọn một chỗ ngồi thật kín đáo để quan sát, chứ không đi lại lảng vảng ngoài cửa.

Đó là những ngày Bác phải khẩn trương chuẩn bị nhiều viêc để chuẩn bị về nước. Một mặt Bác điện cho anh Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp không đi Diên An học tập nữa mà quay lại Quế Lâm ngay. Một mặt Bác liên hệ với các cơ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị cho Bác đi Trùng Khánh gặp đồng chí Chu Ân Lai, đại diện của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bên cạnh chính phủ Tưởng Giới Thạch.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:32:32 pm »

IV.

CHUYỂN HƯỚNG VỀ CAO BẰNG

Sau ngày 20 tháng 6 năm 1940, tức là ngày Pa-ri thất thủ, vấn đề “Hoa quân nhập Việt” bắt đầu được đặt ra đối với Tưởng Giới Thạch. Với tầm nhìn xa của một lãnh tụ thiên tài, Bác đã hình dung ra từng đường đi nước bước của cách mạng Việt Nam trong những ngày sắp tới.

Bác đi Trùng Khánh được hơn một tuần thì ở nhà đồng chí Vũ Anh và đồng chí Phùng Chí Kiên nhận được thư của cụ Hồ Học Lãm, một nhân vât thời kì Đông du trướng đây, có một thời gian phục vụ trong quân đội Tưởng nhưng chỉ là để chờ thời. Còn tấm lòng cụ thì luôn luôn hướng về Tổ quốc. Lúc này cụ đã nghỉ hưu ở Quý Châu, thủ phủ Quý Dương. Trong thư cụ cho biết hiện nay Trương Phát Khuê và Tiêu Văn đang có âm mưu dựng Trương Bội Công, từng làm quan cho Tưởng đến cấp tướng, đã nghỉ hưu, thành một ngọn cờ nhằm tập hợp số thanh niên Việt Nam ở Trung Quốc chuẩn bị cho “Hoa quân nhập Việt”.

Theo cụ Lãm cho biết thì từ trước tới nay Trương Bội Công chưa bao giờ hoạt động cách mạng, do đó cũng chưa tham gia một tổ chức cách mạng nào. Ông ta dựa vào thế lực của bọn Tưởng chỉ nhằm mưu đồ cá nhân. Vì không có uy tín nên Trương Bội Công muốn mời cụ Lãm tham gia, nhằm lợi dụng uy tín của cụ Lãm để lôi kéo lớp thanh niên của ta. Cụ Lãm nêu ý kiến với các đồng chí Vũ Anh và Phùng Chí Kiên nên nhanh chóng thu xếp gặp Trương Bội Công để nếu có thể thì “giả vờ” gia nhập tổ chức này để kiếm đường về nước cho thuận tiện. Cụ cũng báo cho các anh biết là cụ sẽ nhận lời, tham gia với Trương Bội Công nhằm phá ý đồ đen tối của bọn này, không để chúng tự ý làm bậy mang tiếng xấu cho cách mạng Việt Nam.

Bộ phận hải ngoại lại nhóm họp tại nơi ở của đồng chí Phùng Chí Kiên để thống nhất ý kiến. Sau khi bàn bạc mọi người nhất trí là nên lợi dụng tổ chức của Trương Bội Công để tìm đường về nước.

Rất may là mọi việc vừa làm xong thì Bác từ Trùng Khánh về. Bác nhất trí và quyết định chuyển hướng sang Quảng Tây để mở đường về nước, càng sớm càng tốt.

Mâyn gày sau, tại một khu rừng thông thuộc ngoại thành Liễu Châu, bộ phận hải ngoại của Đảng nhóm họp, thành phần gồm các đồng chí Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Cao Hồng Lĩnh, có thêm đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp.

Đây là cuộc họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc đối sách thật khôn khéo với Lí Tế Thâm, Trương Phát Khuê và một số nhân vật người Việt Nam khác chính kiến, với tư tưởng chỉ đạo là thêm bạn bớt thù, tập hợp mọi lực lượng tập trung cho nhiệm vụ cấp bách trước mắt là giải phóng dân tộc. Vấn đề quan trọng thứ hai là bắt đầu chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ tám sẽ triệu tập vào đầu năm sau khi tất cả đã về đứng chân trong nước.

Do đó, việc nhanh chóng di chuyển xuống phía Nam để chuẩn bị về nước cũng được bàn bạc kĩ lưỡng trong hội nghị. Nhờ tài ngoại giao khéo léo của bác, đường từ Quế Lâm đến Tĩnh Tây khá thuận lợi, được Li Tế Thâm cấp tiền lộ phí, cấp giấy giới thiệu đi đường với danh nghĩa “Hoa Nam công tác đoàn”, đóng dấu son Trung Chính đỏ chói (Trung Chính là tên hiệu của Tưởng Giới Thạch, khắc vào con dấu hành chính quốc gia, đóng vào các giấy tờ quan trọng”.

Bác đến Tĩnh Tây thì có đoàn của đồng chí Hoàng Văn Thụ từ trong nước sang gặp. Đồng chí Hoàng Văn Thụ từng hoạt động nhiều năm ở Cao Bằng. trình độ giác ngộ của nhân dân vùng biên giới tương đối cao, cán bộ lãnh đạo có nhiều đồng chí từng trải, trước có đồng chí Hoàng Đình Giong, nay có đồng chí Bác Vọng (tức đồng chí Lã). Cao Bằng lại đã có khu du kích Sóc Giang ở vùng Lục Khu ngay dọc biên giới Việt - Trung. Do đó việc Bác về Cao Bằng đã được quyết định dứt khoát.

Tất cả những điều này về sau tôi được nghe đồng chí Vũ Anh kể lại, chứ thực ra khi Bác và các anh rời Côn Minh, tôi được giao nhiệm vụ ở lại cùng với một số đồng chí khác do đồng chí Phạm Việt Tử phụ trách. Nhiệm vụ của bộ phận ở lại là tiếp tục gây dựng cơ sở, chuẩn bị mọi mặt để phát triển phong trào cách mạng trong nước, việc cấn kíp trước mắt là quyên tiền mua vũ khí gửi về.

Đêm trước ngày lên đường đi Quảng Tây, Bác gặp riêng tôi căn dặn nhiều điều. Bác cứ nhắc đi nhắc lại là phải cố gắng học tập mọi mặt để nâng cao trình độ hiểu biết.

- Nghĩa bây giờ là một đảng viên cộng sản rồi. Nghĩa phải chín chắn hơn, phải luôn luôn điềm tĩnh, không được manh động. Đã là người đảng viên thì phải lấy việc hoạt động cách mạng, phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân làm lẽ sống của đời mình.

Tôi hứa với đồng chí Vũ Anh sẽ cố gắng thực hiện đúng những lời anh dặn, hứa xứng đáng với sự giúp đỡ thương yêu của anh trong mấy năm qua. Từ lâu, trông thâm tâm tôi coi anh như bố nuôi của mình. Quả thực nếu không có sự cưu mang của anh trong nững ngày tôi bơ vơ kiếm việc làm rồi sau đó từng bước giác ngộ dẫn dắt tôi đi theo con đường cách mạng thì không biết cuộc đời tôi sẽ ra sao…
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:19:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 01:33:03 pm »

Rất may cho tôi, phải xa đồng chí Vũ Anh, tôi lại có đồng chí Phạm Việt Tử, một đồng chí vừa có trình độ học vấn cao lại vừa là người có cách sống chan hòa, cởi mở, giàu lòng thương yêu đồng chí, đồng bào. Nguyên trước đây đồng chí là người cách mạng trong nước, bị lộ, phải chạy sang Trung Quốc. Đầu tiên, đồng chí sang Liễu Châu rồi phiêu bạt sang Vân Nam. Thời kì đầu đến Côn Minh, cuộc sống rất khó khăn, đồng chí Phạm Việt Tử phải lần hồi làm thuê để kiếm sống và tiếp tục hoạt động.

Theo chỉ thị của bác, chúng tôi tiếp tục vận động Việt Kiều tham gia tổ chức “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng nhật hậu viện hội”. Sau đó chúng tôi đổi tên là “Việt Nam giải phóng hội” do đồng chí Phạm Việt Tử làm hội trưởng.

Tôi thường được các anh giao nhiệm vụ giữ trật tự, canh gác cho các anh diễn thuyết hoặc hội họp. Ở đây ngoài số Việt kiều yêu nước ủng hộ cách mạng, còn có một số lừng chừng, không kể một số ra mặt phản bội như bọn Vũ Hồng Khanh, chuyên dựa vào quân Tưởng để tìm cách làm khó dễ cho các hoạt động của ta. Do nhiệm vụ phải quên tiền để mua vũ khí tôi phải đi nhiêu nơi, nhưng nếu không tìm được giấy thông hành do chính quyền Vân Nam cấp thì không thể ra khỏi Côn Minh được, bởi bọn Vũ Hồng Khanh không lạ gì tôi. Chỉ cần chúng rỉ tai bọn quân phiệt Tưởng Giới Thạch là tôi bị bắt ngay. Chính vị vậy mà trước khi đi, Bác đã dặn chúng tôi hết sức khôn khéo và đặc biệt là phải giữ bí mật. Sở dĩ lúc này quân Tưởng chưa đụng đến tôi vì trên danh nghĩa tôi vẫn là hội viên của “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng Nhạt hậu viện hội”, một tổ chức mà chính bọn Tưởng đã cấp giấy phép hoạt động.

Lúc này một ý nghĩa bỗng thoáng qua đầu tôi. Muốn đi lại được tự do, đặc biệt là muốn về nước được dễ dàng, tôi phải tìm cách có được giấy tờ hợp pháp, do đó phải tìm cách tạm làm việc cho nó. Mà trong các cách tạm làm thì chấp nhận làm tình báo cho chúng là tốt nhất. Gặp dịp chúng đang tìm cách tuyển một số Việt kiều vào làm việc cho cơ quan tình báo để chuẩn bị cho việc “Hoa quân nhập Việt” sắp tới, tôi báo cáo với tổ chức ý định của mình và được chấp nhận. Các anh chấp nhận cho tôi đi học lớp quân chính tình báo. Sau lớp học, tôi được chính quyền Tưởng tin cậy, phong cấp thiếu hiệu, ngang với thiếu tá và có đầy đủ giấy tờ đi lại đặc biệt kèm theo.

Việc quyên tiên mua súng tiên hành có kết quả. Cụ Lê Lương và tôi lân la đến binh công xưởng ở Côn Minh hỏi mua súng, bày cách cho bọn chúng lấy trộm súng đi bán, tất nhiên là phải hứa với bọn chúng sẽ hết sức bí mật. chỉ trong một thời gian ngắn, chúng tôi đã mua được mười khẩu. Số lượng tuy ít nhưng đối với phong trào cách mạng nhà lúc này là rất quý. Do đó, các anh cử tôi mau chóng chuyển về nưóc. Cùng đi với tôi lần này có đồng chí Trương, một thanh niên xông xáo, khỏe mạnh, người cùng quê với Bác. Mặc dầu chúng tôi đi sau nhưng khi về đến gần biên giới, đang đổ dốc thì gặp đoàn của Bác cũng vừa về tới nơi. Bác khen tôi hoạt động tốt, có hiệu quả.

Lúc này đang là những ngày Tết Tân Tị (1941). Hoa nở trắng biên giới. Trong lòng tôi bỗng trào lên nỗi nhớ nhà vô hạn. Tính đến nay tôi đã xa quê hương, xa Tổ quốc gần mười năm. Gần mười năm không một dòng tin, không hiểu bố mẹ tôi, các em tôi bây giờ ra sao? Số tiên 20 đồng thằng chủ thuê tôi, gán trước cho gia đình tôi, không biết có đủ trang trải nợ nần và làm vốn để nuôi sống cả nhà trong cái thời buổi khó khăn này không? Tôi là con cả trong gia đình, nhưng chưa có cách gì đỡ đần cho cha mẹ được. Nhà có mấy sào vườn, mấy sào ruộng thì đã bán hết trả nợ lúc tôi còn ở nhà. Bố tôi phải lên tận rừng xanh, núi đó, cùng với mấy người bạn chặt gỗ, chặt nứa làm bè xuôi về để bán lấy tiền mua gạo. Nhưng một chuyến đi cũng lắm gian truân. Đó là nói chuyện trước đây. Còn bây giờ tuổi già, sức yếu, bố tôi liệu còn đi bè, đi thuyền gì được nữa không?

Đứng ở bên này biên giới, đăm đăm nhìn về Tổ quốc, nghĩ đến cha mẹ và các em, nước mắt tôi tự nhiên ứa ra lúc nào không biết. Tôi muốn giấu đi nhưng đồng chí Vũ Anh đã kịp nhìn thấy. Đồng chí thấu hiểu tìm cảm của tôi. Nhân đó tôi đề đạt nghuyện vọng cho tôi được về trong nước hoạt động.

Nhưng nguyện vọng của tôi đã không được chấp nhận. Đồng chí Vũ Anh động viên tôi: “Đã làm cách mạng thì phải luôn luôn biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Hiện nay cách mạng đang cần nhiều súng, đồng chí phải cố gắng trở lại Côn Minh, tiếp tục vận động đồng bào quyên góp thêm vũ khí và chuyển về càng sớm càng tốt”.

Thế là tôi lại phải ra đi.

Trở lại Côn Minh, theo chỉ dẫn của Bác, chúng tôi duy trì mọi hoạt động hợp pháp trong thành công “Việt Nam hưởng ứng Trung Quốc kháng Nhật hậu viện hội”, tuyên truyền giác ngộ quần chúng và quyên góp tiền mua thêm vũ khí. Lần này, chúng tôi đến xưởng làm vũ khí của tổ chức Quốc dân đảng ở Côn Minh và mua được thêm sáu khẩu nữa cùng với vài khẩu súng lục và hơn chục lựu đạn.

Đầu năm 1942, tôi phụ trách đưa số vũ khí này về nước, sau đó được Bác và đồng chí Vũ Anh cho ở lại Pác Bó làm nhiệm vụ bảo vệ Bác.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:22:41 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM