Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:25:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đối tếu nào các bác!  (Đọc 132557 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #80 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 05:13:10 am »

Em đối xì xằng thế này để bác nào có nhã ý thì sửa hộ em với:

Trần Trường Giang nhìn sông núi Kiến Giang giang giang tựa sông suối kết duyên
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #81 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 06:30:37 am »

Theo tôi:
1. Câu xuất của lixeta
Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng bè bạn giao tình

Thâm thúy ở chữ và gồm cả Hán và Nôm. Nhưng phạm luật bởi vế ra thường là câu 1 mà câu 1 phải có tận cùng bằng vần trắc, ở đây “tình” lại vần bằng!

2. Câu đối của chienc3.1972 :

“Trần Trường Giang nhìn sông núi Kiến Giang giang giang tựa sông suối kết duyên”

Được mỗi yêu cầu: “nhìn sông”= Kiến Giang”. Còn 2 chữ “giang” 江 không ghép thành chữ “tựa” được và “tựa” (?) cũng chẳng có nghĩa là “sông suối”. Thêm nữa vế ra tận cùng âm bằng và vế đối cũng bằng là phạm luật!

3. Câu đối của Hai Ruộng:

“HỒ CHÍ MINH cảnh cũ trăng soi lòng chí sỹ , Ngày tháng trôi qua gương sáng ngời”

Không thể coi là câu đối với vế xuất.

Trong khi chờ đợi, tôi xin mạn pháp thử thế này:

“Trần Sinh Sơn dời núi đỉnh Di Sơn, sơn sơn xuất ra ngoài đánh chén”.

Trong đó: Dời núi= Di Sơn 移山;
Hai chữ “sơn” 山 chồng lên nhau thành chữ ‘xuất” 出, nghĩa là “ra ngoài”.
Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #82 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 08:18:43 am »

Theo tôi:
1. Câu xuất của lixeta
Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng bè bạn giao tình

Thâm thúy ở chữ và gồm cả Hán và Nôm. Nhưng phạm luật bởi vế ra thường là câu 1 mà câu 1 phải có tận cùng bằng vần trắc, ở đây “tình” lại vần bằng!

2. Câu đối của chienc3.1972 :

“Trần Trường Giang nhìn sông núi Kiến Giang giang giang tựa sông suối kết duyên”

Được mỗi yêu cầu: “nhìn sông”= Kiến Giang”. Còn 2 chữ “giang” 江 không ghép thành chữ “tựa” được và “tựa” (?) cũng chẳng có nghĩa là “sông suối”. Thêm nữa vế ra tận cùng âm bằng và vế đối cũng bằng là phạm luật!

3. Câu đối của Hai Ruộng:

“HỒ CHÍ MINH cảnh cũ trăng soi lòng chí sỹ , Ngày tháng trôi qua gương sáng ngời”

Không thể coi là câu đối với vế xuất.

Trong khi chờ đợi, tôi xin mạn pháp thử thế này:

“Trần Sinh Sơn dời núi đỉnh Di Sơn, sơn sơn xuất ra ngoài đánh chén”.

Trong đó: Dời núi= Di Sơn 移山;
Hai chữ “sơn” 山 chồng lên nhau thành chữ ‘xuất” 出, nghĩa là “ra ngoài”.


Cảm ơn quê MT!
1- Xin bàn lại một chút về vế đối ra. Theo "phép làm câu đối" thì nếu một đôi câu đối do một người làm ra thì vế trên bao giờ cũng kết bằng vẫn "trắc", còn vế dưới là vần "bằng". Tuy nhiên, khi người ta chỉ ra một vế  thách đối thì kết bằng vần gì cũng được. Người dự đối phải dựa vào đó mà đưa ra vế đối cho phù hợp (xem http://www.daovien.net/t1665-topic).
2- Về vế đối của quê:
Xin bái phục!
Kính quê một ly Phú Lộc Grin

Vế đối của LXT cũng tương tự, chỉ khác có đoạn giữa: "Lên núi ở Thượng Sơn"  Grin
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #83 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 09:12:16 am »

Cảm ơn bác Lý.
Sau đó có chuyện: Tháng 11/2011, Đồn Biên phòng 235 Pha Long (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng) được vinh dự được tặng Danh hiệu Anh hùng LLVT thời kỳ đổi mới. Trước đó, tháng 12/1979, Đồn này cũng đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Nhân sự kiện này và nhân sắp đón Tết Nhâm Thìn, xin có vế đối:

Sắp sang Tết Nhâm Thìn, qua Hàm Rồng, vượt dốc Chín quai hướng Pha Long thẳng  tiến;

Chú ý: - “Hàm Rồng”, “dốc Chín quai” là những địa danh trên đường từ Mường Khương lên Pha Long.
                   - “Thìn”, “Rồng”, “Long”đều liên quan đến rồng.
Xin mời các bạn góp vui!
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 09:18:03 am gửi bởi menthuong » Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #84 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 11:33:18 am »

He...He...!
Cứ thích làm khó nhau Cry
Thôi thì đối đại một phát:

Sắp sang Tết Nhâm Thìn, qua Hàm Rồng, vượt dốc Chín quai hướng Pha Long thẳng  tiến;

Đã hết Năm Tân Mão,    nhớ Mắt Mèo,    bơi suối Ba Lòng     về Quán Mão vi vu


* Mắt Mèo: Rượu đặc sản Kim Long, Hải Lăng, QT- quê bác VT.
- Ba Lòng, Quán Mão: là các địa danh vùng Trị Thiên.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #85 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2011, 04:09:00 pm »

Trong quán Mộc thôn,Mộc lão mặc mộc mạc
mang món Mộc tồn, đãi mạc tân.
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #86 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 04:05:45 pm »

@lixeta & MT: các bác ra vế đối bình dân cho anh em chơi với. Các bác Háng rộng, chiết tự cao siêu thì hai bác chơi với nhau, đưa ra diễn đàn này anh em ai biết thì theo các bác thôi. Em chịu. Thân.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Hai, 2011, 07:54:45 pm gửi bởi chienc3.1972 » Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #87 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 07:57:45 pm »

3. Câu đối của Hai Ruộng:

“HỒ CHÍ MINH cảnh cũ trăng soi lòng chí sỹ , Ngày tháng trôi qua gương sáng ngời”

Không thể coi là câu đối với vế xuất.


 Em làm một phát B 40 trật lất . Các Bác cho em làm lại phát thứ hai , hy vọng gở gạt tìm chén rượu đế nếp mới Hà Thành của bác LIXETA cho đở khát vậy :

 "Trần Khải Nhật , chọn ngày cát nhật , nhật nhật điền , điền trạch khai thủy canh nông "
 Hy vọng tìm được ly đế ! Anh lixeta nhĩ !
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #88 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2011, 09:46:23 pm »

@Hai ruộng: E rằng bác lại phải nhịn khát thôi không được uống rượu  đâu. Xếp lại hai vế đối thì thấy ngay là vế của bác bị ngay lỗi đầu tiên: thừa từ (16/15)

Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng           bè     bạn giao tình       (15 từ)
Trần     Khải  Nhật ,   chọn ngày cát           nhật ,  nhật    nhật   điền, điền trạch khai thủy canh nông (16 từ)
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #89 vào lúc: 20 Tháng Mười Hai, 2011, 05:27:00 am »

@Hai ruộng: E rằng bác lại phải nhịn khát thôi không được uống rượu  đâu. Xếp lại hai vế đối thì thấy ngay là vế của bác bị ngay lỗi đầu tiên: thừa từ (16/15)

Nguyễn Khắc Nguyệt ngắm trăng đồi Vọng Nguyệt nguyệt nguyệt bằng           bè     bạn giao tình       (15 từ)
Trần     Khải  Nhật ,   chọn ngày cát           nhật ,  nhật    nhật   điền, điền trạch khai thủy canh nông (16 từ)
Câu của bác @Hai Ruộng được và hay về ý tưởng nhưng đúng như bác @chienc3.1972 nhận xét: thừa từ (16/15), chưa đối (chọn ngày-cát nhật…), sau chữ "điền" vẫn dùng từ Hán (điền trạch), chưa phải từ Nôm để giải nghĩa chữ "điền" (=ruộng) và từ cuối vần bằng (nông) trùng vận với vế ra!. Xin đề xuất thế này:

Trần Sinh Nhật, chọn ngày ở Tầm Nhật 寻日, nhật nhật 日日 điền 田 ruộng khô cần nước!
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM