Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:01:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374011 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #70 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 10:26:19 pm »


Bác TTNL : nhìn bản đồ này chưa biết 367 này nằm ở đâu nhưng đường 15N đi bám sát phía tây Động Ông Do và 367, Suy luận của em sau khi giải phóng Cam Lộ và Mai Lộc ( Đông Hà, THị Xã Quảng Trị chưa giải phóng) Đường của pháo binh đi theo đường này, có thể có những con đường khác nhưng từ tháng 7/1972 thì em nghĩ đây là đường duy nhất.


       Bác PhongQuảng à ! Điểm cao 367 là cái tam giác đỏ trắng còn đỉnh động Ông Đô là 275 TTNL vẽ trên bản đồ dưới này nè !
  
       Đỉnh 367 và đỉnh 275 chỉ cách nhau có 3 km đường chim bay thôi. Bản đồ này mỗi cạnh ô vuông là 5 km. Ở đỉnh 367 bọn mình bị mất hai anh em, anh Điển chuẩn úy, trung đội trưởng vừa học lục quân ở Sơn Tây vào và Quách Ngọc Sơn, tiểu đội phó trinh sát cựu từ 72 ở Thành Cổ. Anh em bò lên trinh sát, lúc ra không xóa hết dấu vết. Khi bò vào lần thứ hai, địch phục sẵn bằng mìn Laymo . . .
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2010, 10:32:16 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #71 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 11:01:31 pm »

 Em nghe các bác pháo 308 QT72 nói đi qua động Ông do theo hướng Đông bắc-Tây nam khoảng 10km, rồi rẽ trái là tới chân 367, nhìn chếch phải là 1 con đường lên điểm cao. Pháo 308 không vượt sông Mỹ chánh(sao bản đồ lại ghi là sông Nhùng nhỉ).

 Bác TTNL vẽ giúp em con đường 10km ấy được không ạ?
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #72 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 11:32:42 pm »

Em nghe các bác pháo 308 QT72 nói đi qua động Ông do theo hướng Đông bắc-Tây nam khoảng 10km, rồi rẽ trái là tới chân 367, nhìn chếch phải là 1 con đường lên điểm cao. Pháo 308 không vượt sông Mỹ chánh(sao bản đồ lại ghi là sông Nhùng nhỉ).

 Bác TTNL vẽ giúp em con đường 10km ấy được không ạ?

       Đúng là pháo mà đi từ chân động Ông Do tới chân Động Tiên có 1 đỉnh là 367 phải mất 10 km. còn cái đỉnh 367 chỉ cách đỉnh 275 của động Ông Do có 3 km đừng chim bay thôi. Pháo của 308 không bay được như chim thành ra phải đi dưới các bình độ thấp và qua các đèo. Mà cũng không thể lên được 367 đâu mà đi vòng ở chân núi phía tây 367 thôi. Tôi sợ 10 cây số là hơi ít đấy.

       Chính xác là chân 367 có sông Nhùng. Trước khi luồn sâu dọc theo sông Nhùng, tôi đi địa hình có trèo lên á đỉnh 367(á đỉnh ta chốt, đỉnh 367 địch chốt). Từ trên 367 nhìn xuống sông Nhùng ngoằn nghoèo ngay dưới chân.
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #73 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 07:54:50 am »

Em nghe các bác pháo 308 QT72 nói đi qua động Ông do theo hướng Đông bắc-Tây nam khoảng 10km, rồi rẽ trái là tới chân 367, nhìn chếch phải là 1 con đường lên điểm cao. Pháo 308 không vượt sông Mỹ chánh(sao bản đồ lại ghi là sông Nhùng nhỉ).

 Bác TTNL vẽ giúp em con đường 10km ấy được không ạ?

       Đúng là pháo mà đi từ chân động Ông Do tới chân Động Tiên có 1 đỉnh là 367 phải mất 10 km. còn cái đỉnh 367 chỉ cách đỉnh 275 của động Ông Do có 3 km đừng chim bay thôi. Pháo của 308 không bay được như chim thành ra phải đi dưới các bình độ thấp và qua các đèo. Mà cũng không thể lên được 367 đâu mà đi vòng ở chân núi phía tây 367 thôi. Tôi sợ 10 cây số là hơi ít đấy.

       Chính xác là chân 367 có sông Nhùng. Trước khi luồn sâu dọc theo sông Nhùng, tôi đi địa hình có trèo lên á đỉnh 367(á đỉnh ta chốt, đỉnh 367 địch chốt). Từ trên 367 nhìn xuống sông Nhùng ngoằn nghoèo ngay dưới chân.
Bác TTNL : em hình dung ra rồi, đường 15N men theo bình độ phía tây khe Ba Thang. Đoạn con đường gần 367 nhất là cây số 48, ước lượng đường chim bay không quá 1km đâu. Tiểu đoàn 15 cuối 72 trực thuộc 304 tham gia giữ 367, đến tháng 11/72 mất 367 thì K15 chốt ở điểm cao 105 dưới chân 367, ở đây bọn em mất một khẩu đội DKZ bốn người. Khi em về K15 thì đơn vị đóng ở cây số 52, nghe anh em kể là lúc mất 367 coi như đường 15N kẹt, người đi qua rất khó khăn đừng nói gì đến xe pháo, lệnh trên cho rút lính pháo ra làm nhiệm vụ khác giao lại cho BB bảo vệ, không giữ nổi nữa thì cho nổ bọc phá. Rất may là địch cũng không cố được và hiệp định Pa Ri đã ký.
 Năm 2007 một số anh em đã quay lại tìm hài cốt 4 LS không được mà tí nữa thì không tìm được đường ra. Địa hình thay đổi quá nhiều, giữa nền đường 15N đã có những cây to một người ôm.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #74 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 03:54:39 pm »

     
       Đường 15N men theo bình độ phía tây khe Ba Thang. Đoạn con đường gần 367 nhất là cây số 48, ước lượng đường chim bay không quá 1km đâu. Tiểu đoàn 15 cuối 72 trực thuộc 304 tham gia giữ 367, đến tháng 11/72 mất 367 thì K15 chốt ở điểm cao 105 dưới chân 367, ở đây bọn em mất một khẩu đội DKZ bốn người. Khi em về K15 thì đơn vị đóng ở cây số 52, nghe anh em kể là lúc mất 367 coi như đường 15N kẹt, người đi qua rất khó khăn đừng nói gì đến xe pháo, lệnh trên cho rút lính pháo ra làm nhiệm vụ khác giao lại cho BB bảo vệ, không giữ nổi nữa thì cho nổ bọc phá. Rất may là địch cũng không cố được và hiệp định Pa Ri đã ký.
 Năm 2007 một số anh em đã quay lại tìm hài cốt 4 LS không được mà tí nữa thì không tìm được đường ra. Địa hình thay đổi quá nhiều, giữa nền đường 15N đã có những cây to một người ôm.


       Bác Phong Quảng à ! Tôi nhớ lại, đường 15N ở gần cao điểm 367 có đoạn phải lội suối. Không biết người ta đổ loại đá gì như đá gan gà dưới suối (gọi là ngầm), xe lội suối không bị sa lầy mà nước chỉ hơi đục một tý rồi lại trong ngay. Hết đoạn ngầm thì đến một thung lũng nhỏ. Đi tiếp một đoạn thì đường lại phải lội qua sông Nhùng. Năm 1974, tôi đi bộ theo đường từ Ái Tử, men theo bờ bắc Thạch Hãn, qua chân dãy Ba Gơ rồi qua khe Trai (nhiều người gọi là khe Trái. Chỗ này Địch trấn giữ trên cao. Tuy ngừng bắn đấy nhưng mình đi bên dưới vẫn phải bí mật nếu không nó bắn liền) rồi bắt vào đường 15N. Đến sông Nhùng thì tôi đi men theo bờ bên phải chừng 1 cây số thì đến cứ của huyện Hải Lăng.

       Xâu chuỗi những gì nhớ được thì đúng là đường 15N chính xác như bác Phong Quảng nói ở trên.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #75 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 05:34:15 pm »

       TichTuongNhuLe xin lỗi ae đã quan tâm và động viên tôi viết lại "Những Chuyện Không Thể Quên . . .".  Hôm rồi offline cùng một số anh em, mọi người có hỏi sao không thấy tiếp tục đi.

       Xin được có lời xin lỗi ae vì đang có 2 topic nóng của các bác cùng sư đoàn 325 là "Ký Ức Một Thời Hoa Lửa" của LeXuanTuong và "Nhật Ký Viết Lại" của SauChinBayMot nên TichTuongNhuLe tôi tránh đường hai bác và lùi lại một đoạn.

       Xin mọi người cho thư thư một chút nhé !
Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #76 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 06:53:34 pm »

--
là lính trinh sát mà nổ súng là điều không hay đấy.
--

Đúng vậy các bạn ạ. Lính trinh sát súng ống đạn dược ít lắm.
Tất cả chỉ có 2 băng đạn AK, 2 quả lựu đạn và 1 con dao găm.
Khi đi làm nhiệm vụ thì tùy vụ mà mang cái gì theo. Thường thì có con dao, 1 băng đạn và 1-2 quả lựu đạn. Lần tôi đi mang ít nhất là chỉ 1 quả lựu đạn, 1 con dao găm và quần đùi. Thường trinh sát đi chỉ 1-2 người, lại ở phía bên đối phương, nên nếu phải nổ súng thì thường là bị lộ và rất bất lợi.

Vì thế đời lính của tôi ở Quảng Trị một năm rưỡi (7.1972- 1.1974) cũng may mắn chỉ nổ súng hai lần. Một lần đi trong rừng phía bên ta, chính trị viên trưởng dừng lại cho bắn hai phát súng lục K54 cho biết, lần nữa sau hiệp định 1973 ở đài quan sát Ái Tử phía bên ta, nhặt được khẩu AR16 cả tụi mỗi đứa bắn thử mấy phát xem nó ra sao.

Ba đứa dự khóa bay rồi trinh sát sư đoàn tụi tôi (TTNL, 6971 và TLT), chỉ có bác TTNL là đi đến tận 30.4.1975 và nổ súng thật.

Tuy nổ súng nhiều ít khác nhau
Nhưng thương binh thì đều thành cả.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #77 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 10:15:28 am »

CHUYỆN XII          TRỊNH THÚC DOANH – BẠN TÔI

       Hôm nay 16/9. Ngày này cách nay 38 năm, sau 81 ngày đêm kiên cường chốt giữ thị xã Quảng Trị, chính thức thì người lính cuối cùng cũng đã vượt sông Thạch Hãn rút qua bờ bắc (đúng ra là bờ tây) trong ngày này. Chắc hẳn còn không ít anh em, hoặc ở chốt độc lập không biết lệnh rút, hoặc lạc đồng đội, hoặc bị thương không thể vượt sông đã ở lại bờ nam sau ngày 16/9/1972. Những anh em đó, cho đến bây giờ, vẫn không ai biết gì về họ . . .

       Trịnh Thúc Doanh học cùng tôi suốt 4 năm kể từ lớp bảy cho đến hết lớp 10. Hết lớp 10, Doanh thi vào Đại Học Bách Khoa còn tôi thí vào Đại Học Tổng Hợp. Chúng tôi thân nhau từ năm học lớp 9, sơ tán ở Hưng Hóa, Tam Nông, Phú Thọ. Những buổi chiều hay ngày Chủ Nhật hai đứa thường dạo chơi ở thị trấn Hưng Hóa, một phố huyện miền trung du đất đỏ với con đường rải đá khấp khểnh. Thể nào cũng rẽ qua cửa hàng hợp tác xã mua bán, nhìn ngó một tí thôi chứ có gì mà mua. Cái mà chúng tôi cần thì từ cái khăn mùi xoa cũng chẳng có. Đi lòng vòng một hồi chán rồi có khi rẽ qua đường đi Thanh Sơn, một con đường đất đỏ ngoằn nghoèo, chạy ven một cái đầm toàn những cỏ lác rồi chạy về phía núi. Cũng có khi chúng tôi đi về phía Trung Hà, qua đầm Dị Nậu, thôn Dị Nậu, mỏi chân thì quay về bờ sông. Đoạn sông này cũng là một phần của sông Hồng, chưa gặp ngã ba với sông Đà. Cuối cùng thì xà vào một cái quán nước ven sông. Đây là một bến thuyền nhỏ, thỉnh thoảng có thuyền chở than đến, rồi thuyền chở chuối, mít từ đây về xuôi. Hai thằng gọi 2 bát nước chè xanh, rồi trứng vịt luộc và chuối. Sao mà ăn khỏe thế. Chục trứng luộc chấm muối ớt chỉ một loáng là đánh bay, lại đánh tiếp chuối, chuối tiêu, chuối tây, chuối hột hay chuối lá.

       Tối chúng tôi thường ra sân bóng, nằm trên cỏ ngắm trăng sao và nói chuyện linh tinh, đủ các thứ chuyện chỉ trừ chuyện gái. Không phải kiêng đâu mà vì không biết gì. Hết lớp 10 chúng tôi vẫn chưa lớn mà.

       Năm 1970, Doanh vào Bách Khoa còn tôi vào Tổng Hợp. Tôi hay đến nhà Doanh. Nhà nó ở khu tập thể bệnh viện 108 quân đội. Bố Doanh là bác sỹ. Ông là bác sỹ đầu tiên được đào tạo dưới chính thể của Cụ Hồ. Mẹ Doanh cũng đang tại ngũ. Nhà tập thể cấp bốn chỉ có một phòng. Đàng sau nhà là khu bếp tập thể, mỗi nhà một ô. Muốn xuống bếp thì phải trèo qua cửa sổ . . .

       Không ngờ rằng hai thằng tôi cùng nhập ngũ một ngày, 6/9/1971. Thế là từ đó bặt tin nhau.

Về sau này khi ra quân rồi tôi mới biết Doanh và tôi cũng ở cùng sư đoàn 325. Doanh ở trung đoàn 95 và lĩnh đủ 81 ngày đêm ở thị xã Quảng Trị.
       Đúng ngày 16/9/72, được lệnh rút qua sông. Doanh hy sinh vì bị pháo lúc vượt qua sông . . .

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Chín, 2010, 10:25:31 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

bob
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 924


« Trả lời #78 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 02:22:45 pm »

--
là lính trinh sát mà nổ súng là điều không hay đấy.
--
Vì thế đời lính của tôi ở Quảng Trị một năm rưỡi (7.1972- 1.1974) cũng may mắn chỉ nổ súng hai lần. Một lần đi trong rừng phía bên ta, chính trị viên trưởng dừng lại cho bắn hai phát súng lục K54 cho biết, lần nữa sau hiệp định 1973 ở đài quan sát Ái Tử phía bên ta, nhặt được khẩu AR16 cả tụi mỗi đứa bắn thử mấy phát xem nó ra sao.


 Bác tralientay chỉ nhòm nhiều thui, ít khi được bắn! nên khi lượm được khẩu AR15 (còn gọi là M16) lại gọi là AR16! - Ở chỗ bác có loại AR16 thì tui không biết?! có gì không phải bác thông cảm. 
Logged
smilingmen
Thành viên
*
Bài viết: 363


« Trả lời #79 vào lúc: 16 Tháng Chín, 2010, 06:35:29 pm »

CHUYỆN XII          TRỊNH THÚC DOANH – BẠN TÔI

       Hôm nay 16/9. Ngày này cách nay 38 năm, sau 81 ngày đêm kiên cường chốt giữ thị xã Quảng Trị, chính thức thì người lính cuối cùng cũng đã vượt sông Thạch Hãn rút qua bờ bắc (đúng ra là bờ tây) trong ngày này. Chắc hẳn còn không ít anh em, hoặc ở chốt độc lập không biết lệnh rút, hoặc lạc đồng đội, hoặc bị thương không thể vượt sông đã ở lại bờ nam sau ngày 16/9/1972. Những anh em đó, cho đến bây giờ, vẫn không ai biết gì về họ . . .


Nếu không đọc bài này của bác, em cũng không nhận ra hôm nay là 16/9. Năm nào cũng có 1 ngày 16/9, đối với người này thì chỉ như 1 ngày bình thường như bao ngày khác, đối với người khác thì lại ghi dâu những khắc khoải trong lòng. Cuộc đời đôi khi cũng vô tâm quá bác nhỉ? Cảm ơn bác về những dòng tâm sự rất xúc động.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM