Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 02:47:24 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374278 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #580 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2011, 07:59:57 am »

Cứ tưởng đất nước mình chỉ có một Mũi Né ở Phan Thiết với những đồi Cát, đồi Rơm vàng ươm. Không biết Né có nghĩa gì ngoài nghĩa né tránh không?
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #581 vào lúc: 20 Tháng Hai, 2011, 11:17:03 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 11)

      Sáng 28/3/75, chúng tôi dậy sớm cơm nước và lên đường đi tiếp. Đèo Phước Tượng buổi sớm rất đẹp. Đứng trên đỉnh đèo bên này có thể nhìn thấy toàn bộ đầm Cầu Hai vẫn còn đẫm trong sương. Đi thêm một đoạn sang đầu dốc bên kia thì nhìn thấy một dải đồng bằng khá rộng, cây cối tốt tươi. Đó là khu vực Nước Ngọt. Rồi bên phải là núi cao xanh, bên trái kia là vịnh Chơn mây cũng xanh ngăn ngắt, mờ trong sương. Một con đường thẳng tắp hàng chục cây số đến tận đèo Phú Gia. Trên bản đồ chúng tôi đã hình dung ra cảnh đẹp nơi này, nhưng khi nhìn thấy mới thật sững sờ. Đoạn vườn dừa kia khi hành quân mệt mỏi mà được dừng chân nghỉ lại chắc là tuyệt.  Động Nhựt, với đỉnh cao trên 500 mét, và triền của có là núi Vĩnh Phong có đỉnh cao 482 nằm sát ngay biển. Cái động này sừng sững chắn phía tây của vụng Chơn Mây. Dải núi đá Chân Mây uốn thành cái móc câu che chắn phía đông của vịnh.  Núi rừng, đồng lúa, vườn dừa, biển xanh . . . Tuyệt sắc, mê hồn!

      Khi đi qua “Vườn Dừa” (chúng tôi gọi như vậy vì không biết chỗ này gọi là gì), bạn không thể không dừng lại. Vườn cây rợp bóng, gió reo xào xạc trên ngọn cây. Trưa hè mà mắc võng giữa những cây dừa ở đây thì thật không gì bằng.

      Hồng và tôi tạt vào vườn ngồi nghỉ khá lâu. Chẳng còn muốn đi tiếp nữa. Khi nhổ rễ được thì hai đứa vẫn còn có vẻ tiếc rẻ lắm.

      Sáng nay hai thằng đi rất hăng, được rất nhiều đường đất. Trên đường cũng nhìn thấy rất nhiều lính tráng đi cùng chiều, phía trước và phía sau. Hai thằng mải miết đi, vượt qua khá nhiều toán lính. Họ đều là lính của sư đoàn chúng tôi. Mãi vẫn chưa gặp đứa nào cùng đơn vị. Đến khoảng 10 giờ, khi chúng tôi đi tới thôn Phú Gia, hai thằng định ngồi nghỉ một lúc thì thằng Hồng bỗng kêu lên:

-   Hình như thằng Ngữ kia kìa.
-   Ừ ! giống lắm. Thằng Ngữ, a phó anh nuôi đã đến đây rồi cơ à. Thế thì đơn vị mình họ đi trước hết rồi cũng nên?

      Thằng Ngữ đang đứng chơ vơ giữa đường có ý chờ ai đó. Khi chúng tôi tới, Thằng Ngữ reo lên. Nó không ngờ gặp chúng tôi ở đây. Nó tưởng chúng tôi đã qua đây từ trước rồi. Ngữ nói:

-   Tôi tưởng bọn ông ở đâu rồi chứ.
-   Bọn mình phải làm binh địa cái Phú Bài.
-   Thôi, vào nhà đi. Bọn mình ở cái nhà ngay đầu làng. Tôi còn phải chờ mấy thằng. Tất cả tập kết ở đây. Bao giờ đủ hết thì đi.

Từ đường 1, chúng tôi phải đi xuống dốc vào đường làng. Đầu làng cách đường trên trăm mét. Mấy thằng thông tin, anh nuôi, và mỗi trung đội còn một hai đứa. Nhiều thứ đã vứt lại trên cứ nhưng vẫn rất nặng. Ngay từ sáng 26/3, những anh em ở lại cứ đã phải vòng đi vòng lại thồ hết đồ đạc của đơn vị xuống núi. Mỗi thằng hai ba lô, lại còn đồ đạc khác, nồi niêu xoong chảo, . . . Bọn nó đã phải thồ chuyến này là chuyến thứ hai mới hết. Họ phải đi theo kiểu sâu đo. Có người quay về cứ đi chuyến khác, có người thồ tiếp đi phía trước rồi lại quay về đón phía sau. Một cậu lính mới 74 nói:

-   Bọn anh may rồi. cũng chỉ chờ mấy đứa nữa đi nốt một chuyến thôi. Sáng nay vừa chuyển một chuyến đi Lăng Cô rồi và không quay lại. Bọn em ở đây là vét đấy. Có gì, bọn anh cũng chỉ cần đỡ bọn em một ít thôi.

      Thế là bọn tôi ở lại nhập bọn “thu dung”. Phía Đà Nẵng, chiến dịch đang quyết liệt. Toán thu dung vét hết anh em thì sẽ đi tiếp. Cả hội được nghỉ ngơi, tắm giặt thoải mái. Vẫn là mấy cái nhà dân không có người.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Hai, 2011, 07:04:01 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #582 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2011, 09:21:55 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 12)

      Mấy đứa thay nhau ra trực ở đường suốt buổi chiều hôm đó mà chưa đón thêm được ai. Chúng tôi nghỉ lại Phú Gia ngày 29/3.

      Mãi đến chiều có ba đứa khật khừ thồ nặng đồ đạc ra tới nơi. Đây là ba đứa cuối cùng của đại đội tôi. Chiều rồi nên mọi người quyết định nghỉ lại để sáng mai đi sớm. Ngay chiều đó, chúng tôi nhận được điện của đại đội thông báo đã giải phóng Đà Nẵng. c20 chúng tôi tập kết tại làng Kim Liên, ngay gần chân đèo Hải Vân ở phía Đà Nẵng. Mọi người ai nấy đều phấn khởi. Thằng Ngữ cho mở ngay mấy hộp thịt để bữa chiều liên hoan. Thằng Ngữ là cái thằng mà tôi đã có dịp kể. Nó vẫn thế, lúc nào cũng như người chị cả trong nhà.

      Sớm ngày 30/3, bọn tôi chia đồ đạc để thồ đi Đà Nẵng. Từ đây, qua đèo Phú Gia, qua Lăng Cô, qua đèo Hải Vân cũng khoảng bốn chục cây số. Toán người thồ nặng, không biết đến tối có đến được Kim Liên không, hay là ngủ lại trên đèo Hải Vân ? Sao cũng được, cứ phải đi thôi !

        Toán chúng tôi chỉ có chín mười đứa. Tôi không phải khiêng nồi quân dụng nhưng phải mang hai ba lô, một cái đeo trước ngực một cái sau lưng. Hì hục hàng tiếng đồng hồ mới qua được đèo Phú Gia. Ở chân đèo lại là một cái đầm, đầm Lập An. Lúc đi từ trên dốc xuống  mới có dịp ngắm cảnh. Đầm Lập An Nước cũng trong xanh in bóng mây trời. Đường bộ đi qua một dẻo đất hẹp, một bên gần biển, một bên sát bờ đầm. Đường sắt đi vòng ở phía bên kia đầm. Phía xa trược mặt là sừng sững Hải Vân, “biển và mây”. Tôi và một đứa (không nhớ là ai) phấn chí chạy xuống dốc. Đến thôn Lập An sẽ nghỉ giải lao ngắm cảnh cho thỏa.

      Bất chợt, tôi nhìn phía bên trái dường, ở dưới cái ruộng kia, có chiếc xe GMC của địch vứt lại.

-   Chúng mày ơi, kiểm tra chiếc xe kia đi ! Biết đâu lại có gì hay thì chết với bọ ! Nghỉ ở đây nhé !

      Vừa nói, tôi vừa vứt phịch hai cái ba lô xuống bên đường. Nhẹ cả người. Thằng chạy cùng tôi cũng quẳng đồ xuống. Hai thằng đi tới chỗ chiếc xe, chắc mẩm thể nào cũng có gì. Thế mà kiểm tra mãi cũng chả có gì. Chiếc GMC chở quân, không căng bạt. Chiếc bạt được vứt trên thùng xe. Hai thằng lục lọi khắp cabin cũng chẳng kiếm được gì. Cái xe GMC hay xe Doge có cái mùi hôi đặc trưng của nó, không lẫn đi đâu được. Không biết có phải là mùi dầu máy hay mùi sơn, hay mùi gì đó. Sau này tôi dùng xe Jeep không thấy có mùi này.

      Phát chán! Tôi ngồi phịch xuống cái ghế của lái xe. Bây giờ mới để ý thấy chiếc chìa khóa xe vẫn đang cắm trong ổ khóa điện. Không nhớ lúc đó tôi xoay khóa điện hay rút cái nút đề. Chiếc xe khạc khạc và nổ máy.

      Bình sinh, tôi chưa bao giờ cầm vô lăng, kể cả xe com-măng-ca chứ chưa nói gì đến cái xe GMC cồng kềnh thế này nên khi máy nổ, tôi có cảm giác hơi ngợp ngợp. Mất vài giây tôi mới chấn tĩnh lại. Tôi nhớ lại tất cả các thao tác lái xe mà tôi đã nhiều lần quan sát khi đi cùng bố tôi hay cùng các chú trong đơn vị của bố. Khi hành quân từ bắc vào nam, chúng tôi đi xe ca từ Hà Nội đến Diễn Châu tôi cũng rất tò mò nói chuyện lái xe với bác tài. Tôi hỏi từ cách đạp côn, ngớt ga, vào số, rồi từ từ nhả côn tăng ga như thế nào. Khi chuyển từ số nọ sang số kia, lái xe giỏi là bao giờ cũng phải sang số hai nấc đi qua số không ra sao, . . .

      Tôi đánh liều, đạp côn, ngớt ga và vào số 1. Rất may là ngay trên block trước mặt hay là ngay trên quả đấm có sơ đồ số (lâu ngày không còn nhớ). Khi tôi nhả côn và tăng ga thì chiếc xe chồm lên giật giật một chút rồi tiến tới một cách êm ái. Chiếc xe khỏe thật và lội ruộng ngon lành. Có lẽ nó lội ruộng không bị lún nhiều hay bị Ba-ti-lê là nhờ có 10 bánh. Thằng đi cùng tôi sợ quá nhảy vội xuống ruộng và chạy lên đường.

      Cứ để số 1, tôi từ từ cho xe lội đến bờ và leo lên đường. Lên đến đường, thấy đi số 1 chậm và ỳ quá, tôi mới nghĩ chuyện lên số 2. Hoàn toàn chưa có một “sợi” phản xạ nào về lái xe. Tôi cứ dậm ga nhè nhẹ, rồi nhìn sơ đồ số, rồi nhẩm lại thao tác để chuyển dần lên số cao hơn. Thế là, hơn một trăm mét đường đất đã trôi qua phía sau và tôi đã đưa được xe ra đến đường 1. Tôi cho xe dừng lại ngay giữa đường. Mấy thằng đang ngồi nghỉ, tíu tít bám vào xe, dồn đập hỏi:

-   Ông biết lái xe à ?
-   . . . . . ?
-   Ừ !

      Bây giờ tôi đã thấy thoải mái hơn, không còn căng thẳng như lúc đầu ở dưới ruộng. Mọi người nhao nhau khuân đồ lên thùng xe rồi tất cả trèo lên thùng. Chỉ có một đứa (không nhớ đứa nào nữa) chui vào cabin ngồi cạnh tôi. Chiếc xe từ từ lăn bánh. Thực sự, lúc đó tôi không có cảm giác mình liều lĩnh hay lo sợ gì mà chỉ tò mò và thích thú (phải mấy chục năm sau thỉnh thoảng mới thoáng nghĩ là “liều”).

. . . (còn nữa)
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #583 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 04:24:32 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 12)

           Bình sinh, tôi chưa bao giờ cầm vô lăng, kể cả xe com-măng-ca chứ chưa nói gì đến cái xe GMC cồng kềnh thế này nên khi máy nổ, tôi có cảm giác hơi ngợp ngợp. Mất vài giây tôi mới chấn tĩnh lại. Tôi nhớ lại tất cả các thao tác lái xe mà tôi đã nhiều lần quan sát khi đi cùng bố tôi hay cùng các chú trong đơn vị của bố. Khi hành quân từ bắc vào nam, chúng tôi đi xe ca từ Hà Nội đến Diễn Châu tôi cũng rất tò mò nói chuyện lái xe với bác tài. Tôi hỏi từ cách đạp côn, ngớt ga, vào số, rồi từ từ nhả côn tăng ga như thế nào. Khi chuyển từ số nọ sang số kia, lái xe giỏi là bao giờ cũng phải sang số hai nấc đi qua số không ra sao, . . .

      Tôi đánh liều, đạp côn, ngớt ga và vào số 1. Rất may là ngay trên block trước mặt hay là ngay trên quả đấm có sơ đồ số (lâu ngày không còn nhớ). Khi tôi nhả côn và tăng ga thì chiếc xe chồm lên giật giật một chút rồi tiến tới một cách êm ái. Chiếc xe khỏe thật và lội ruộng ngon lành. Có lẽ nó lội ruộng không bị lún nhiều hay bị Ba-ti-lê là nhờ có 10 bánh. Thằng đi cùng tôi sợ quá nhảy vội xuống ruộng và chạy lên đường.

      Cứ để số 1, tôi từ từ cho xe lội đến bờ và leo lên đường. Lên đến đường, thấy đi số 1 chậm và ỳ quá, tôi mới nghĩ chuyện lên số 2. Hoàn toàn chưa có một “sợi” phản xạ nào về lái xe. Tôi cứ dậm ga nhè nhẹ, rồi nhìn sơ đồ số, rồi nhẩm lại thao tác để chuyển dần lên số cao hơn. Thế là, hơn một trăm mét đường đất đã trôi qua phía sau và tôi đã đưa được xe ra đến đường 1. Tôi cho xe dừng lại ngay giữa đường. Mấy thằng đang ngồi nghỉ, tíu tít bám vào xe, dồn đập hỏi:

-   Ông biết lái xe à ?
-   . . . . . ?
-   Ừ !

      Bây giờ tôi đã thấy thoải mái hơn, không còn căng thẳng như lúc đầu ở dưới ruộng. Mọi người nhao nhau khuân đồ lên thùng xe rồi tất cả trèo lên thùng. Chỉ có một đứa (không nhớ đứa nào nữa) chui vào cabin ngồi cạnh tôi. Chiếc xe từ từ lăn bánh. Thực sự, lúc đó tôi không có cảm giác mình liều lĩnh hay lo sợ gì mà chỉ tò mò và thích thú (phải mấy chục năm sau thỉnh thoảng mới thoáng nghĩ là “liều”).

. . . (còn nữa)


Đúng là hổ phụ sinh hổ tử Grin
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #584 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 09:54:00 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 13)

      Tôi không dám tăng ga chạy nhanh. Chiếc xe cứ chạy rù rù trên đường. Quãng Lăng Cô rất đẹp. Một doi cát mảnh bề ngang không quá nửa cây số. Rất nhiều dừa và lác đác đây đó là các quán. Chắc đó là những quán giải khát phục vụ xe cộ dừng lại nghỉ trước khi leo đèo. Đoạn này đẹp thật. Gió thổi lồng lộng từ biển vào làm xôn xao rừng dừa rồi vắt qua con đường sang một cái đầm lớn để trườn lên núi. Đoạn cuối doi cát có một cái làng đông đúc toàn dân chài. Có vẻ như biển ở chỗ này khá nông. Hàng loạt cọc tre đóng nhấp nhô trên biển. Có lẽ những cái cọc đó dùng cho việc chài lưới gì đó.

      Nói vậy thôi, đang tập trung hết vào việc lái xe nên tôi đâu có nhìn thấy gì hai bên đường. Phải đến cuối con đường, trước khi qua cầu Lăng Cô, tôi mới cho xe dừng lại nghỉ và ngắm cảnh. Mọi người nhảy xuống xe. Mấy đứa rủ nhau vào nhà dân xem có gì ăn uống được không. Một lúc sau thấy chúng trở lại, hai tay mỗi thằng đều lủng lẳng một trái dừa. Chẳng có ai có tiền. Dân thấy bộ đội khát thì cho, hay là muốn cho dừa để bộ đội đi chỗ khác cho nhanh không biết. Lúc bấy giờ bộ đội rất nghiêm chỉnh, không có chuyện lấy của dân hay làm phiền gì. Nhưng dân chưa hiểu nên rất e sợ. Chỉ có một số vùng có cách mạng hoạt động thì dân mới quí bộ đội ngay lần gặp đầu tiên.

      Chiếc xe từ từ qua cầu. Cầu hẹp nên tôi phải lái cẩn thận hơn. Thế mà, thằng ngồi cạnh tôi ngó ra ngoài và bảo tôi lái sát bên đó quá. Chắc là như vậy, vì tôi chưa biết căn đường chính xác phía bên phải. Rồi chiếc xe cứ thế rù rù tiến lên đèo. Lúc đó tôi không có ý thức gì về sự nguy hiểm khi leo đèo. Lái thì cứ lái thôi. Vì leo lên, nên tôi cứ để số 2 cho xe bò. Chẳng đi đâu mà vội, đi số cao nhỡ nó tụt thì chắc gì đã xử lý kịp. Thế này là tốt bằng mấy leo bộ. Tôi rất tập trung vào con đường đèo trước mặt nên không nhìn cảnh đẹp trên đèo, không ngắm xuống biển, cũng chẳng nhìn được con đường đèo ngoằn nghoèo ở xa phía trước. Hồi đó con đường đèo nhỏ hẹp hơn bây giờ nhiều. May cho tôi, lúc này không có chiếc xe nào khác chạy trên đèo.

      Đến đỉnh đèo, Tôi cho xe dừng lại. Mọi người nhảy xuống “giải quyết vấn đề”. Mấy đứa còn chạy lại mấy cái lô cốt để xem xét. Mấy cái lô cốt này rõ ràng có từ thời Pháp, tường xây cũ, rêu phong. Đoạn này đường phình ra rất rộng thành bãi đỗ xe. các sườn núi đất xung quanh chỉ thoai thoải dốc. Những tảng đá rất to, hòn đứng, hòn nằm, mầu nâu, và rất sạch.  Tôi chạy sang bên kia đỉnh đèo, trèo lên một tảng đá để nhìn Đà Nẵng. Hùng vĩ thật ! Biển đó, xanh thẳm. Núi đây, chập trùng xanh biếc. Con đường đèo quanh co uốn lượn, rất bé, như lằn chỉ vương trên núi. Và kia, Đà Nẵng . . .  Đẹp thật !

      Chiếc xe nổ máy chạy xuống đèo. Tôi chỉ dám lên số 3. Xe xuống núi, lịm ga. Chân tôi lúc nào cũng rà rà trên bàn đạp phanh. Tôi còn bảo thằng thằng ngồi cạnh tôi, lúc nào thấy nguy hiểm thì kéo phanh tay. Xe chạy xuống đèo có phần nhanh hơn nhưng vẫn chỉ là đi chậm. Chậm cho nó chắc !

      Xuống đến kho xăng Liên Chiểu, nhìn thấy mấy cái bồn xăng trắng toát gần ngay bên đường đèo. Có một cái biển khá lớn ngay gần đó: “Esso”. Chiếc xe đã xuống đến chân đèo. Làng Kim Liên đã ở phía trước chúng tôi, chỉ còn khoảng một cây số. Vượt qua một chiếc cầu sắt nhỏ được một đoạn thì bỗng chiếc xe khật khừ  một quãng thì chết máy dừng lại. Tôi đề đi đề lại mấy lần vẫn không nổ được. Chắc là hết dầu rồi.

-   Xuống xe nhá ! hết tiền rồi !

      Mọi người rỡ đồ xuống. Tôi vẫn ngồi lái và hô mọi người đẩy cái xe vào lề đường. Mọi người tạm nghỉ ở đây. Hai đứa người không, đi trước tìm đơn vị và bảo mọi người ra đón.

     May quá ! đơn vị chúng tôi đúng là ở làng Kim Liên, ngay ga Kim Liên. Chúng tôi chỉ phải đi bộ có vài trăm mét, vượt qua mấy cái đường tàu trong ga là vào đến đơn vị. Cái ga này cũng lạ, chẳng thấy có hàng rào xung quanh, mà trong ga cũng chẳng có cái toa nào như thường thấy. Mấy cái đường sắt ở đây có vẻ như cũng lâu lâu không có tàu chạy qua thì phải.

. . . (còn nữa)

« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 07:06:35 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #585 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 10:33:50 pm »

Đọc phần Qua đèo Hải Vân không thể không nói lời thán phục bác Tích tường Như lệ. Có liều nhưng rất can đảm và tài nữa. Lần đầu tiên lái ô-tô mà qua được Đèo Hải Vân. Cái đèo này ngay cả lính lái xe trong Trường Sơn ra nhiều anh cũng gặp nạn đấy.

Hôm nay thì chắc tay lái của bác TTNL đã "lụa" lắm rồi phải không ạ.

Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #586 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 09:22:06 am »

Đọc phần Qua đèo Hải Vân không thể không nói lời thán phục bác Tích tường Như lệ. Có liều nhưng rất can đảm và tài nữa. Lần đầu tiên lái ô-tô mà qua được Đèo Hải Vân. Cái đèo này ngay cả lính lái xe trong Trường Sơn ra nhiều anh cũng gặp nạn đấy.

Hôm nay thì chắc tay lái của bác TTNL đã "lụa" lắm rồi phải không ạ.



Bác Trongc6 không biết đấy thôi, TTNL đã có máu bẻ trôốc ô tô từ trong trứng nước đấy, nó được truyền từ thế hệ cha ông đến bác ấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #587 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 10:09:43 am »

Đọc phần Qua đèo Hải Vân không thể không nói lời thán phục bác Tích tường Như lệ. Có liều nhưng rất can đảm và tài nữa. Lần đầu tiên lái ô-tô mà qua được Đèo Hải Vân. Cái đèo này ngay cả lính lái xe trong Trường Sơn ra nhiều anh cũng gặp nạn đấy.

Hôm nay thì chắc tay lái của bác TTNL đã "lụa" lắm rồi phải không ạ.



Bác Trongc6 không biết đấy thôi, TTNL đã có máu bẻ trôốc ô tô từ trong trứng nước đấy, nó được truyền từ thế hệ cha ông đến bác ấy.

Mặc dù cũng lái xe tăng qua đèo HV hôm 29.3 song LXT này thât tình bái phục quê TTNL. Bái phục Shocked Bái phục Roll Eyes
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #588 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 01:24:55 pm »

Đọc phần Qua đèo Hải Vân không thể không nói lời thán phục bác Tích tường Như lệ. Có liều nhưng rất can đảm và tài nữa. Lần đầu tiên lái ô-tô mà qua được Đèo Hải Vân. Cái đèo này ngay cả lính lái xe trong Trường Sơn ra nhiều anh cũng gặp nạn đấy.

Hôm nay thì chắc tay lái của bác TTNL đã "lụa" lắm rồi phải không ạ.


      Tôi vẫn có cái tật lái sát bên phải. Lúc chạy xe Jeep ở Sài Gòn, người "chạy giặc" túa ra đường để trở về quê sau ngày 30/4 làm nghẽn đường. Xe chỉ tiến lên  từng tý một và cái tai hồng bên phải của xe Jeep thỉnh thoảng quẹt vào xe đi bên cạnh. Những tay bị tôi quẹt, quay sang lườm tỏ ý khó chịu. Tôi lườm lại thì họ đều cúi mặt tránh đi, vì mấy thằng lính ngồi trên xe Jeep mui trần, thằng nào cũng có AK   Tongue.

      Sau năm 75, tôi chưa lần nào lái lại xe. Nhưng bây giờ lớn tuổi đi xe máy vẫn nhanh. Có mấy lần các cháu trong cơ quan vô tình nhìn thấy, cố tình đuổi theo mà không thể kịp.  Grin
 
Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #589 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2011, 11:08:22 am »

  Đèo Hải Vân thời đó hẹp hơn bây giờ lại có nhiều khúc cua gập cùi trỏ mà bác TTNL lần đầu ôm vô lăng vẫn dám vượt qua. Khiếp quá, khiếp quá !
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM