Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:30:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374305 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #560 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 11:00:34 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 2)

      Buổi chiều 26/3/75, chúng tôi vẫn lục lọi tiếp các nhà trong sân bay.Khu sân bay rộng mênh mông mà chỉ có hai đứa chúng tôi. tất cả chìm trong nắng và sự tĩnh lặng. Dường như cũng không có lấy một bóng chim sẻ, giống chim thường làm tổ trên các mái nhà có người ở. Cũng không thấy bóng dáng một con chuột nào, cái giống luôn bám theo người để ở và kiếm ăn. Một cái sân bay hoang vắng lạ lùng. Lục lọi mãi cũng không thêm được gì vì có nhiều giấy tờ sổ sách khác không liên quan đến công việc của chúng tôi. Bây giờ chúng tôi mới nghĩ chuyện đi kiếm cái ăn. Thể nào ở sân bay cũng có kho tàng, sẽ có rất nhiều hàng hóa và đồ ăn. Lúc đó chúng tôi không hề nghĩ đến các thứ hàng hóa hay đồ đạc gì. Nếu có lấy gì đó thì chỉ tìm đồ ăn hay thuốc hút thôi.

      Nhưng rồi chiều đang đến mà tôi thì đang muốn đảo một vòng xung quanh sân bay xem xét thực địa có gì khác trong sơ đồ để bổ sung thêm vào tài liệu. Chúng tôi chỉ lượn được một phần của sân bay vì nó quá rộng. Nếu muốn đi hết và xem xét hết bố trí phòng vệ và bố trí hàng rào chắc phải vài ngày. Trong sân bay, không có một chiếc máy bay nào. Chắc hẳn địch đã tận dụng tất cả các máy bay để chạy rồi. Hay là còn những chiếc máy bay hỏng nằm trong kho. Khu vực nhà để máy bay chúng tôi chưa đi tới nên không rõ.

      Quãng năm rưỡi chiều, hai thằng trong cái sân bay mênh mông làm cho chúng tôi thấy lẻ loi và chán. Chẳng ai thiết nghĩ đên việc ti tìm đồ ăn nữa. Tôi đã có đầy đủ tài liệu để nộp cho sư đoàn rồi. Hai thằng nhanh chóng rời sân bay rồi đi về phía cầu Nong.

      Dưới đây là ảnh từ một số góc nhìn sân bay Phú Bài.

. . . (còn nữa)
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #561 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2011, 05:29:23 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 3)

      Chợt nhớ ra tên người đi cùng tôi là Hồng. Hồng thấp hơn tôi một chút, dáng người đậm và nước da đỏ, hơi đen. Hắn cũng chuyển từ d19 đặc công về. Hồng ở tiểu đội 3, cùng trung đội với tôi. Hắn vốn ít nói và thích sống chìm sau người khác, một tính cách rất dễ chịu. Quê hắn ở Vĩnh Phú, hình như là Yên Lãng thì phải. Hai thằng đi cùng nhưng thỉnh thoảng tôi cứ phải bảo hắn đi ngang hàng lên nói chuyện cho vui:

-   Có lẽ tìm một nhà nào đấy, nghỉ lại, còn cơm nước không có tối mất.
-   Ừ !
-   Ông để ý tìm nhà nhé, tôi xem cái Trại Con Ó một tý. Trại này trước kia của biệt kích Mỹ đấy. Không biết Mỹ rút rồi thằng nào đóng ở đây ?
-   Đến làng còn xa.
-   Ừ mình chọn cuối làng Phú Bài đi, làng này theo đạo Phật, có chùa đây này.

Tôi đưa bản đồ cho Hồng và chỉ vào cái ấp Phú Bài VI. Chúng tôi sẽ chọn một cái nhà ven đường, ở cuối ấp. Lúc đó, khi nghỉ lại ở đâu chúng tôi thường chọn làng theo đạo Phật. Mọi người vẫn ngại những cái làng theo Thiên Chúa vì ở đó vẫn phải cảnh giác và phải gác đêm cẩn thận.

      Tôi vừa đi trên đường 1 vừa dùng ống nhòm ngoái lại quan sát sân bay Phú Bài và trại Con Ó (Camp Eaggle). Các trại này, trước đây là căn cứ biệt kích của Mỹ. Lực lượng vật chất cho chiến tranh ở khu vực Phú bài thật là khổng lồ. Sao địch lại có thể bỏ chạy một cách dễ dàng như vậy, với sự kháng cự hầu như bằng không ? Bây giờ nghĩ lại, những người lính vẫn thấy có gì tiếc nuối. Những người lính thực sự đánh nhau, đổ xương máu hầu như không lấy gì ở những đống vật chất khổng lồ đó. Con đường của họ ở phía trước. Họ đi và tiếp tục chiến đấu, tiếp tục đổ máu. Thế mà những đống vật chất đó, ở phía sau họ, sau đó bị tàn phá tơi bời, phí phạm một cách hoang đàng . . . Thật là chua xót !

      Đến cuối ấp Phú Bài VI, chúng tôi rẽ vào một cái nhà nhỏ ven đường. Trong làng, lác đác đã có những người dân trở về, những nhà khác vẫn bỏ không. Có thể người dân chưa yên tâm trở về nhà. Một số nhà khác chắc sẽ không có người trở về, họ đã chạy tuốt vào Sài Gòn rồi.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Hai, 2011, 10:34:45 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

claymore
Thành viên
*
Bài viết: 182


« Trả lời #562 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2011, 10:32:08 pm »

chào anh tichtuongnhule :
 Xin được nói thêm cho anh rõ : Camp Eagle có Mỹ đóng trước 1970 sau 1970-1975 thì bàn giao cho Sư đoàn 1 bộ binh VNCH đổi tên thành căn cứ Dạ Lê và đây là Trung tâm, bộ chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 1 Bộ binh VNCH ( sau khi dời từ đồn Mang Cá - Huế ra ngoài này) và 1 phần là trung tâm huấn luyện Phú Bài, bây giờ hình như vẫn do Quân Đội quản lý khu vực này. Claymore thắc mắc là các anh đánh chiếm các căn cứ của địch nhưng hình như không được phổ biến sơ bộ tình hình căn cứ đó hay sao ( ai đóng quân , đơn vị nào đóng quân....?)
Logged

Cư An Tư Nguy--------------Chọn Lựa là Hy Sinh
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #563 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 12:51:00 am »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ   (tiếp 38)

      
  
      Sau này thấy nhiều tài liệu nói khác nhau về giờ cắm cờ ở Phu Văn Lâu. Chẳng biết ai đúng ai sai.

“Thượng tướng Nguyễn Hữu An - nguyên Tư lệnh Quân đoàn 2, viết: "Sau khi giải phóng Phú Bài và Hương Thủy, Trung đoàn 101 , tiếp theo là Trung đoàn 3 bộ binh có xe tăng đi cùng, được nhân dân địa phương giúp phương tiện... vận chuyển tiến rất nhanh vào nội đô Huế. Đúng 13 giờ ngày 25 tháng 3, Tiểu đội phó Tiểu đội trinh sát Nguyễn Văn Phương đã cắm cờ chiến thắng lên Phu Văn Lâu.””

“Đồng chí Vũ Thắng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên- Huế viết: "Ngày 25-3-1975, từ hai hướng Nam và Bắc Huế, các lực lượng đi đầu của Tiểu đoàn 8, bộ đội địa phương Quảng Trì, được tự vệ dẫn đường tiến vào nội thành Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25 tháng 3 năm 1975, lá cờ giải  phóng được cắm trên đỉnh Phu Văn Lâu. Thành phố Huế đã được giải phóng.””

      Chẳng lẽ đã có cờ của K8 tỉnh đội Quảng Trị cắm trên cột rồi, Nguyễn Văn Phương, tiểu đội phó trinh sát của 101 lại tháo cờ xuống cắm lại lá khác ?!

      Tôi cũng đã xem tranh luận này trên Quân Sử rồi. Nhưng chắc chuyện tranh cãi sẽ chẳng đi đến đâu !

. . . (Hết chuyện “Từ Phú Lộc Đến Huế”)

Dù là bất kể ai , bác TichTuongNhuLe hay lính E101 hay E3 của QD2 hoặc D8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị đã cắm cờ trên Phú Văn Lâu thành phố Huế thì BY cũng cảm ơn tất cả các anh .
 Cám ơn tất cả những người lính từng chiến đấu một thời trên mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa năm xưa .
 Bác TichTuongNhuLe !
 Như vậy là lính E101 đã đánh từ phía nam lên hành phố Huế và đi qua cầu Truồi , mũi trinh sát của các bác đi song song theo đội hình và khi đến cầu Truồi thì trinh sát rẽ sang bên trái đường dọc theo sông Truồi . Đúng chỗ mũi tên hồng của trinh sát khi đến đầu cầu Truồi là nhà của BY đấy , cách đầu cầu khoảng 200m . Grin
 Người dân nơi đó kể lại : Lúc đó bộ đội ở đâu mà lắm thế họ hành quân rầm rập ngang qua cửa nhà , khiêng vác cả nồi niêu xoong chảo theo và có cả 2 chú bộ đội khiêng theo con chó bị buộc trên cái đòn khiêng , dân Thừa Thiên Huế lúc đó ít người biết ăn thịt chó nên nuôi chỉ để giữ nhà , nay thấy bộ đội biết ăn thịt nên họ cho rất nhiều và bộ đội ta thì rất ngại từ chối lòng tốt của người dân  Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #564 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 10:30:31 am »

chào anh tichtuongnhule :
 Xin được nói thêm cho anh rõ : Camp Eagle có Mỹ đóng trước 1970 sau 1970-1975 thì bàn giao cho Sư đoàn 1 bộ binh VNCH đổi tên thành căn cứ Dạ Lê và đây là Trung tâm, bộ chỉ huy hành quân của Sư Đoàn 1 Bộ binh VNCH ( sau khi dời từ đồn Mang Cá - Huế ra ngoài này) và 1 phần là trung tâm huấn luyện Phú Bài, bây giờ hình như vẫn do Quân Đội quản lý khu vực này. Claymore thắc mắc là các anh đánh chiếm các căn cứ của địch nhưng hình như không được phổ biến sơ bộ tình hình căn cứ đó hay sao ( ai đóng quân , đơn vị nào đóng quân....?)

      Chúng tôi đắp sa bàn cho sư đoàn nên các vị trí của địch đóng quân đều biết mà bây giờ quên hết rồi. Chẳng làm sao mà nhớ được. Tôi có thể tra cứu được nhưng lười quá. Tôi cứ viết theo những gì nhớ được thôi.

      Cảm ơn bác Claymore !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #565 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 06:58:56 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 4)

      Sáng 27/3/75, tôi bừng tỉnh dậy thì thấy ánh nắng đã xiên chéo vào nhà thành một vệt dài lên đến tường. Trên tường còn có ánh phản chiếu lấp lóa, rung rinh, hắt lên từ mặt nước ở chỗ nào đó. Thì ra Hồng đã dậy từ lúc nào. Nó đang nấu cơm dưới bếp. Tôi đánh răng, rửa mặt xong, rồi ra đứng ở sân mà ngắm ra đường và ra Đầm Cầu Hai. Con đường 1 vắng lặng không một bóng xe cộ hay người qua lại. Phía bên kia đường là cánh đồng trống, tít tắp cho đến tận bờ đầm. Nhìn ra biển phải lấy tay che “ánh nắng non” buổi sớm. Thì ra ánh sáng lấp lóa được phản chiếu từ mặt ruộng lỗ chỗ xen trong đám lúa đang thì. Hơi ẩm sương đêm vẫn còn luẩn quẩn quanh mảnh sân và mảnh vườn bên chái nhà. Hồng thấy tôi đứng ngắm cảnh, nó cũng từ bếp chạy ra:

-   Hôm nay nắng chết ông ạ !
-   Ừ ! Hôm nay mình sẽ đến quãng Bạch Thạch. Có thể gặp chúng nó từ trên núi xuống, đi cùng cho đỡ buồn.
-   Cơm được rồi, chiến đi !
-   Ông nhập ngũ năm nào thế ?
-   Mười hai bảy mốt, tôi đi sau ông mấy tháng, hết tân binh xong thì được tuyển đi đặc công 305 rồi cả tiểu đoàn
    bổ sung cho 325. Bọn tôi bị giải tán, lúc đầu về đây chán lắm. Tôi thấy đi luồn sâu chỉ một vài thằng, lạnh gáy ghê !
    Bọn tôi cũng đi lẻ từng phân đội nhưng dù sao cũng đông người, lại trang bị thủ pháo, lựu đạn, đạn mấy băng yên
    tâm hơn nhiều. Các ông đi lẻ, nói dại, có làm sao thì chẳng ai biết.
-   Quen hết mà ! Tôi mà đi cùng bộ binh hay đặc công là ngại lắm. Đông người, dễ lộ. Bọn tôi đi lẻ, khỏe ăn. Cốt sao
    không được lộ và để lại dấu vết, gặp địch thì mình tránh, ít người trốn cũng dễ. Nếu “tao ngộ chiến” thì bắn vài loạt
    rồi ù té. Bọn nó đuổi theo đâu có dễ.
      
      Cơm nước xong, hai thằng tôi tiếp tục đi về phía Đà Nẵng. Chừng nửa cây số thì gặp cầu Phu. Đây là cây cầu ngắn bắc qua sông Phu. Bây giờ nhiều người gọi là cầu Phú Bài vì nó nằm gần ấp Phú Bài VI, ấp Phú bài I và II lại nằm xa đường một chút và ở hai bên của một nhánh sông Phu. Nắng non cuối xuân còn khá mát mẻ, hai thằng đơn lẻ hăng hái bước dồn. Mong sao gặp lính ta trên đường từ đây đến cầu Nông (Nong – theo cách mà lúc bấy giờ chúng tôi vẫn gọi).

      Không khí sớm mai, lòng thanh thản không khỏi làm ta trạnh nhớ đến những địa danh mà ta đang đi qua, được kết vào lời bài hát “Bình Trị Thiên Khói Lửa”. Đây đúng là đoạn “ . . . Văn Xá, Truồi, Nong . . .”.  Nghe nói, ở cái làng nhỏ Văn Xá nằm ven sông Bồ, có một nàng thiếu nữ “sắc nước hương trời”, “một hai nghiêng nước nghiêng thành” được Vua Gia Long rất yêu chiều và được cưới làm vợ thứ hai (tức là Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu - mẹ vua Minh Mạng).

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2011, 09:09:31 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #566 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2011, 09:37:12 pm »

   Có vẻ bác TTNL viết bài trong word rồi paste qua nên những đoạn đối thoại phải đọc kĩ mới biết ai với ai. Hay là em không tinh lắm?
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #567 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2011, 12:26:07 am »

   Có vẻ bác TTNL viết bài trong word rồi paste qua nên những đoạn đối thoại phải đọc kĩ mới biết ai với ai. Hay là em không tinh lắm?

     Bác NguyenQuocChung quá tinh đấy !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #568 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2011, 11:12:55 pm »

.
CHUYỆN XV     QUA ĐÈO HẢI VÂN    (tiếp 5)

      Đi tiếp chừng cây số nữa, chúng tôi đến cầu Cổ Nông. Bên phải đường là xóm Cổ Nông, bên trái là cánh đồng lúa. Có một bãi đất phẳng và cao ở bên trái đường, nằm trơ trọi trên đó là nhà thờ Cổ Nông.

      Thêm một cây số nữa, chúng tôi tới cầu Nong. Cầu Nong đường bộ đã bị hỏng. Đây là chiếc cầu không dài lắm được làm bằng gỗ thông dầu ngâm hắc ín đen xì. Các cây thông dầu rất dài, đường kính đến 40 cm được đóng xuống lòng sông. Bên trên các cọc gỗ là một dàn gỗ cũng là gỗ thông ngâm hắc ín. Mặt cầu vẫn đổ bê tông nhựa. Cây cầu không bị sập do bị đánh mìn mà bị cháy. Dàn gỗ bị cháy xịu xuống lòng sông. Các xà gỗ chưa cháy hết xiên lên lởm chởm. Người và xe không thể qua lại được nữa.  

      Chúng tôi vòng lên cầu đường sắt ở ngay gần đấy để qua sông. Cầu đường sắt làm bằng dàn sắt, không dùng để đi bộ. Chúng tôi qua cầu phải chăm chú bước cho đúng nếu không có thể bước vào chỗ hổng. Lúc qua cầu, thỉnh thoảng chúng tôi phải dừng lại để nhìn cái cầu đường bộ đang hỏng. Tới đây tôi mới gặp năm bảy lính, không biết của đơn vị nào. Họ cũng đã vượt qua cầu đường sắt như chúng tôi nhưng đi trước một đoạn.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2011, 11:29:31 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #569 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2011, 01:39:16 pm »

.
      Dưới đây là ảnh: 1/   Làng Phú Bài nhìn ra phía Đầm Cầu hai
                                 2/   Cầu Nông
                                 3/   Cầu đường sắt Nông
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM