Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:01:53 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 373991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Nguyen Minh Hoan
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #500 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 04:52:43 pm »


[/quote]
Hóa ra chẳng ai nhầm cả mà chỉ là chuyện "3 Thầy bói xem voi" thôi. Đúng là có làng Nại Cửu thuộc xã Triệu Đông, gần Bích La, nơi rất gắn bó với bác LXT. Nhưng cũng có 3 thôn Nại Cửu ở gần Thượng Phước, có lẽ thuộc xã Triệu Thượng, chính xác là nơi Xê 20 đã đóng quân quãng 1974. Ấy là chưa kể còn có thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa nữa ở mãi trên miền tây. Hay thật. Không biết tên riêng Nại Cửu có nghĩa (Hán Việt) gì?
[/quote]
Em đọc chuyện các bác kể hay quá, cảm ơn các bác.
Trong chuyện của bác TTNL có nói đến địa danh Nại Cửu và các bác cũng đề cập đến, em xin thông tin lại thế này:
Thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là thôn gốc. Đất chật người đông nên bà con lên vùng gò đồi cách làng chừng vài cây số theo đường chim bay làm nuơng rẫy, qui mô lớn thì gọi là đồn điền, trang trại nhưng bà con nông thôn thì không có khả năng lập đồn điền mà cứ vài nhà tập trung lên đó khai hoang trồng trọt, chăn nuôi, lâu dần làm nhà cửa định cư luôn trên đó nên thành làng. Để phân biệt với làng gốc, người ta gọi làng này là Nại Cửu phường thuộc xã Triệu Ái, ngay phía trên huyện lỵ Triệu Phong, giáp giới với xã Triệu Thượng.
Còn Nại Cửu ở Hướng Hóa thì cũng chính là kết quả của việc di dân lập vùng kinh tế mới sau 1975 mới có, bà con đi kinh tế mới lên huyện Hướng Hóa gồm dân của hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng nhưng không hiểu sao một số làng họ không chọn tên mới mà lại đặt tên làng cũ ở dưới đồng bằng, xã thì lấy tên mới như: Tân Lập, Tân Liên, Tân Long, Tân Hợp, Tân Thành...
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #501 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2011, 06:44:04 pm »


Hóa ra chẳng ai nhầm cả mà chỉ là chuyện "3 Thầy bói xem voi" thôi. Đúng là có làng Nại Cửu thuộc xã Triệu Đông, gần Bích La, nơi rất gắn bó với bác LXT. Nhưng cũng có 3 thôn Nại Cửu ở gần Thượng Phước, có lẽ thuộc xã Triệu Thượng, chính xác là nơi Xê 20 đã đóng quân quãng 1974. Ấy là chưa kể còn có thôn Nại Cửu, xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa nữa ở mãi trên miền tây. Hay thật. Không biết tên riêng Nại Cửu có nghĩa (Hán Việt) gì?


Em đọc chuyện các bác kể hay quá, cảm ơn các bác.
Trong chuyện của bác TTNL có nói đến địa danh Nại Cửu và các bác cũng đề cập đến, em xin thông tin lại thế này:
Thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là thôn gốc. Đất chật người đông nên bà con lên vùng gò đồi cách làng chừng vài cây số theo đường chim bay làm nuơng rẫy, qui mô lớn thì gọi là đồn điền, trang trại nhưng bà con nông thôn thì không có khả năng lập đồn điền mà cứ vài nhà tập trung lên đó khai hoang trồng trọt, chăn nuôi, lâu dần làm nhà cửa định cư luôn trên đó nên thành làng. Để phân biệt với làng gốc, người ta gọi làng này là Nại Cửu phường thuộc xã Triệu Ái, ngay phía trên huyện lỵ Triệu Phong, giáp giới với xã Triệu Thượng.
Còn Nại Cửu ở Hướng Hóa thì cũng chính là kết quả của việc di dân lập vùng kinh tế mới sau 1975 mới có, bà con đi kinh tế mới lên huyện Hướng Hóa gồm dân của hai huyện Triệu Phong, Hải Lăng nhưng không hiểu sao một số làng họ không chọn tên mới mà lại đặt tên làng cũ ở dưới đồng bằng, xã thì lấy tên mới như: Tân Lập, Tân Liên, Tân Long, Tân Hợp, Tân Thành...

Cám ơn bạn NMHoan. Thế thì rõ như ban ngày rồi. Thú vị quá. Thỉnh thoảng đính chính cho anh em bọn tôi, những người đã một thời lăn lộn với Q Trị chứ chính là dân gốc Bắc. Google lại sao được thổ dân!
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Giêng, 2011, 06:50:01 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #502 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 12:56:15 am »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 25)

      Một hôm Sự với tôi đi chơi Đông Hà, trước khi về,  vào mậu dịch để ăn chè sen dừa. Ăn xong, nó rút túi áo ra đưa cho tôi mùi xoa để lau (bấy giờ chưa có giấy ăn như bây giờ). Nó rút túi áo bên kia ra một khăn khác cũ hơn để nó lau. Rồi nó cười bảo:

-     Tính ông hay mất những thứ lặt vặt. Ông chỉ cẩn thận những thứ quan trọng thôi. Tôi chắc là ông mất khăn rồi nên mang đi hai cái. Chả biết cái này ông giữ được bao lâu ?
-     Khăn thơm quá, gấp rất vuông. Đúng là cái gì cũng vuông . . .  Grin

      Thằng Sự vừa cười thoải mái vừa thụi cho tôi mấy phát vào sườn. Ai bảo . . . trêu nó lùn.

      Tôi có rất nhiều bút, bút máy Trường Sơn, Bút Hồng Hà, bút bi Big “nguyên tử” và nhiều bút chì. Tôi chỉ giữ cẩn thận bút chì còn các bút khác trước sau rồi cũng theo nhau đi mất. Thằng Sự có mỗi cái bút Trường Sơn màu ghi lúc nào cũng cắm ở túi ngực.

      Một hôm nào đó cái bút màu ghi đó cũng sang túi tôi và không bao giờ quay về túi thằng Sự nữa. Tôi và Sự cũng không còn được gặp lại nhau nữa. Sau khoảng hai tháng gì đó tôi đi luồn sâu rồi đơn vị chuyển vào Huế thì trước đó Sự đã bị chuyển đi bộ binh.

      Đoạn trên đây là hồi tưởng lại ngững ngày thánh năm 73 và 74, đại đội tôi đang huấn luyện. Thấy nhớ và tiếc anh em tiểu đội tôi và anh em các tiểu đội khác tự dưng bị chuyển đi đơn vị khác. Chuyện này tôi chưa bao giờ có thể tha thứ cho người đã gây ra mặc dù đã 36 năm rồi. Nhất là, tại sao lại chuyển thằng Sự đi ??
     Một hôm, lúc này tôi đang đắp sa bàn trên sư đoàn thì có đứa nào đó từ đại đội lên chuyển điện cho bọ Luyến. Xong việc, nó gặp tôi và bảo:

-   Hôm qua tôi từ đài 843 về đại đội thì dọc đường gặp thằng Sự. Nó là bộ binh 101 đang đi vác đạn. Mấy đứa đi 101, mỗi đứa một nơi. Trông nó vẫn khỏe nhưng buồn lắm.
-     Chắc nó vẫn cười . . . ? Nhưng buồn thật. Chỉ vì cái lão P . . .
-     Tôi chờ nó viết thư cho ông. Thư đây.

      Thư thằng Sự viết cho tôi đặc bốn trang giấy học trò “thủng bụng”. Nhiều năm rồi tôi không còn nhớ câu chữ nhưng nội dung bức thư thì không thể quên. Bức thư này tôi để trong ba lô cùng với khăn mùi xoa của Sự khi đụng địch trên đường từ Xuân Lộc đi Bà Rịa trước khi xuyên rừng cao su đánh Long Thành. Ba lô của tôi bị cháy cùng chiếc xe chở chúng tôi.

“ Anh TTNL thương mến !

Cho phép em gọi như vậy vì em đã muốn gọi như thế đã lâu rồi. Anh em mình sống với nhau lâu nhất và em rất hiểu anh gần gũi và thương yêu mọi người như thế nào. Rồi những ngày anh đi luồn sâu liên tục. Chắc anh có thể hiểu em rất lo cho anh. Không biết một khi nào đó anh có ra đi như thằng Sơn Trọc không. Người đi thì chẳng lo lắng gì, có biết đâu người ở nhà mới lo. Em lo anh, nhỡ có chuyện gì . . .

. . . Em biết có thể em không xứng đáng làm em của anh nhưng em luôn mong anh là anh trai của em. Được như vậy thì còn gì bằng nữa.

Anh ạ ! Những ngày anh đi vắng em rất lo đã đành, mà em cũng tự trách mình rất nhiều. Sao lúc ở gần nhau em đã không xin làm em trai của anh. Nhưng mà, thực sự em thấy lúc nào anh cũng đối xử với em như người anh ruột đối với em trai vậy. Không biết anh có thấy em quý anh như anh trai không ? Nếu thế thì kể ra cũng chẳng phải nhận anh em cũng được vì mình đã sống với nhau như anh em rồi . . .
 
Lúc anh đi em mới thấy nhớ và em đã quyết tâm, lúc nào anh về, em sẽ nói ra và xin được làm em trai của anh.

. . . Bây giờ em chuyển đi bộ binh rồi, chẳng biết bao giờ mới được gặp lại anh. Đợi khi nào gặp thì biết đến bao giờ. Em viết thư này để xin làm em của anh.

Có được không anh ?

. . . Em xuống bộ binh vẫn mạnh khỏe như thường. Nhưng mà rất buồn. Về đơn vị mới chẳng quen ai lại phải liên tục hành quân. Rồi liên tục đào hầm, vác đạn. . .

. . . Hôm nay trời mưa quá, lại nhớ ngày ở Trà Liên nước lũ. Hai anh em ở trên giường suốt ngày. Cơm nước cũng thổi trên giường. Em nhớ cái hôm trời rét quá, đốt lửa dưới gầm giường. Đang đêm giật mình tỉnh dậy, lưng nóng rát. Cài tấm gỗ dán dầy thế mà cháy đen một đám tròn ở bên dưới.
. . .

Thôi nhé ! Anh nhớ viết thư và kể chuyện ở đơn vị mình nhé !

Anh nhớ giữ gìn sức khỏe !

Em – Phạm Xuân Sự “

 
. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Giêng, 2011, 01:12:17 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #503 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2011, 11:45:38 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 26)

      Tôi đọc thư thằng Sự mà trong lòng rưng rưng. Thực tình tôi chỉ nghĩ tôi và nó thân nhau và đối xử với nhau như ruột thịt. Tôi không bất ngờ vì tình cảm chúng tôi dành cho nhau nhưng bất ngờ vì nó đã nói ra. Vậy là tôi có thêm một người em. Có lẽ tôi còn hiểu Sự hơn những đứa em tôi ở nhà. Hàng ngày sống cùng nhau nó vẫn trông chừng và chăm sóc cho tôi còn hơn những đứa em khác.

      Đọc thư xong, trong lòng tôi cảm thấy rất buồn và không yên tâm về thằng Sự. Nó vốn sống tình cảm, bây giờ về đơn vị mới sẽ rất bơ vơ và chán chường. Sắp tới đây 101 sẽ đánh xuống Phú Lộc, mà cuộc chiến chắc còn lâu dài. Liệu có hay không ngày gặp lại ? Hay lá thư nó gửi cho tôi là sự chia tay vĩnh viễn. Có cái gì đó làm tôi cứ khắc khoải mà không biết là cái gì.

      Sau đó, chúng tôi ai cũng mải miết vì công việc chuẩn bị chiến dịch bộn bề. Chắc thằng Sự đang phải kéo pháo, gùi đạn hay cùng đơn vị nó chuẩn bị trận đánh xuống đường 1. Tôi thì vắt chân lên cổ làm cho xong cái sa bàn, rồi lại đi địa hình lần nữa và chuẩn bị xuống núi trinh sát dẫn đường cho bộ binh . . .

      Tôi không nhận được thêm tin tức gì của Sự nữa. Cho đến một ngày . . . .

      Hôm ấy là ngày 26/3/1975, sau khi chúng tôi luồn sát nách thành phố Huế để tìm đường đánh vòng cho bộ binh thì trưa 25/3 chúng tôi được tin xe tăng và bộ binh đã vòng đường khác và đã giải phóng thành phố Huế. Chiều 25/3 chúng tôi vào Huế rồi ngay sáng hôm sau chúng tôi quay trở lại về phía Đà Nẵng. Trên đường quay lại, chúng tôi gặp một toán trinh sát đại đội tôi ở gần Phú Bài. Có ai đó trong toán nói với chúng tôi là gặp mấy mấy đứa đi 101. Tất cả chúng nó không sao ngoại trừ thằng Sự.

      Cái tin thằng Sự làm cho tôi choáng váng và đau đớn. Tôi không thể đi cùng mọi người mà tụt lại phía sau để mặc sức cho sự đau đớn dày vò. “Sao lại thế ?” “Có thật không em hay là người ta nhầm lẫn ?”  “Sao em lại viết cho anh lá thư như vậy chứ ?” “Em ơi ! khoảnh khắc đó như thế nào vậy ? Em có kịp nhận ra ánh chớp chói lòa ác nghiệt đó không ? Có ai ở bên em giây phút đó không ?" - Cái đất này làm cho tôi rơi nước mắt vì đẹp thì bây giờ lại làm tôi rơi nước mắt một lần nữa vì đau đớn . . .

      Sự bị pháo khi đang vác đạn lên Lưỡi Cái. . .

      Sao lại thế chứ ? Sự ơi !

      Thì ra lá thư cuối cùng mà em viết là lá thư này đây.  Có phải lá thư em viết cho anh là một điềm báo trước làm cho lòng anh khắc khoải không yên suốt những ngày qua ? Tại sao em lại ra đi trước lúc bình minh này chứ ? Tại sao ?

      Nỗi khắc khoải đó cứ ám ảnh tôi suốt bao nhiêu năm qua. Chưa một lần nào tôi nói ra chuyện này. Chỉ có hai người đã đọc lá thư đó là thằng Dũng và thằng Luân lúc chúng tôi chuẩn bị đánh vào Phan Rang.

      Lần đầu tiên kể chuyện Sự sau mấy chục năm thì cũng vẫn đau đáu, khắc khoải y như ngày ấy. Không bao giờ có thể cất đi được hay vợi nhẹ đi chút nào . . . !

. . . (còn nữa)
Logged

trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #504 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 11:53:32 am »

Chuyện của những người lính xúc động quá, đọc mà lòng rưng rưng
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #505 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2011, 10:27:16 pm »


Câu chuyện TTNL kể rất cảm động.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #506 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2011, 10:53:43 am »

 Bác TTNL.
 Cậu Sự đó về 101 không biết ở c nào không ? Gần thị trấn Phú Lộc là NTLS của huyện có rất nhiều anh em 101 nằm ở đó nhưng tình trạng chưa tìm thấy tên cũng nhiều lắm do quy tập từ các nơi về 1 cách vội vã và thất lạc tên tuổi của anh em mình Undecided
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #507 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2011, 10:36:32 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 27)

      Sau khi làm xong sa bàn (chuyện đắp sa bàn cho sư đoàn tôi đã kể trong chuyện “Bắt tù binh”), tôi được về đại đội. Lần này đi địa hình cùng với c phó Triêm. Anh Triêm, người Hà Tĩnh, mới ở “luộc quân” ra, người rất cao, dễ có đến mét tám chứ không ít. Cái ảnh dưới đây chúng tôi chụp ở trong căn cứ Nước Trong, sau ngày 30/4/75. Tôi phải đứng lên bao cát cũng vẫn thấp hơn nhiều so với anh Triêm. (Lúc này anh Nhạ c trưởng đang luồn sâu cùng với Lâm binh địa, Duyên ảnh, . . . mà tôi đã nói ở trên). Lần này tôi là người dẫn đường cho anh Triêm.

      Việc kéo pháo ầm ỹ làm cho việc chuẩn bị chiến dịch dường như bị lộ. Địch liên tục pháo kích vào những chỗ khả nghi. Trên các cao điểm mà chúng tôi đặt đài quan sát cũng không được nhởn nhơ như trước. Mặc dù địch chưa phát hiện ra các đài quan sát nhưng chúng có thể đoán ra và bất cứ lúc nào cũng có thể ăn pháo. Ngặt một nỗi, để đảm bảo bí mật trước giờ G, trên vẫn chưa cho phản pháo và cũng không cho bắn máy bay. Việc này thật sự là cần thiết vì như sau này ta biết, nhiệm vụ của sư đoàn là phải đánh chia cắt địch giữa Huế và Đà Nẵng. Cho nên, pháo kéo lên núi không phải đơn giản là để chọi pháo với địch, cũng không phải bắn máy bay mà là sẽ bắn thẳng xuống đường 1.

      Có lẽ địch cũng biết ta có chuẩn bị đánh từ động Truồi xuống nhưng có thể chúng không biết ta sẽ đánh lớn với đầy đủ binh chủng hợp thành. Mặt khác, lúc này chiến dịch Tây Nguyên đã bắt đầu. Địch đang lo đối phó ở Tây Nguyên, một địa bàn chiến lược quan trọng như người ta nói “Ai chiếm giữ được Tây Nguyên thì người đó có cả miền Nam này”. Thời điểm này Nguyễn Văn Thiệu rất lo lắng cho Sài Gòn và đã rút sư đoàn Dù về trấn thủ Phan Rang và sài Gòn. Chắc lúc đó, ông Thiệu đã có ý thả lỏng địa bàn Huế, Đà Nẵng ??

      Thật không may, hôm nay trời mù quá. Từ trên các điểm cao 769 và 843 quan sát các chốt của địch ở gần nhất như 520, 363 cũng bị mây mù che phủ. Chúng tôi đành giở bản đồ ra và trao đổi tình hình với anh Dân. Lúc này tôi mới được biết, sư đoàn sẽ kéo pháo lên sườn điểm cao 769 và bố trí trận địa liên hợp giữa các loại pháo mặt đất, pháo phòng không 37 và 12 ly 7.

. . . (còn nữa) 
Logged

qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #508 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2011, 12:27:16 am »

Chà, bác TTNL giữ được bức ảnh hay nhỉ. Bác Triêm trông tướng đẹp thật, cán bộ quân sự dày dạn lâu rồi, nhưng mà còn bác TTNL sau 4 năm chinh chiến mà trông vẫn "ngon" như học sinh hết phổ thông mới vào quân đội. Bác không kể thì em cũng chẳng dám nghĩ đó là ảnh chụp năm 75.
Logged
thanhsondlbk
Thành viên
*
Bài viết: 37


« Trả lời #509 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2011, 10:03:59 am »

Trưa hôm qua ( 11/1/2011) cháu có ngồi nói chuyện với bác Định ở 203 cùng đơn vị bác lixeta. Bác ấy cho biết trong trận đánh vào Phan Rang xe của bác ấy là K63. Bác ấy cũng rất muốn được gặp hai trinh sát đi cùng xe hôm ấy (trong đó có bác Tichtuongnhule) số phone của bác ấy đây: 02813 810649. Mà bác lixeta tên là Nguyệt thì phải. Bác ấy cũng xác nhận vụ bắn con lợn 1 tạ mà bác lixeta đã kể. Cháu có nói với bác Định khi vào giải phóng Phan Rang, hai xe tăng đi đầu bị bắn cháy mà xe bác lại chạy đầu nói dại " ăn" một quả DKZ hoặc M72 nữa thì... Tao đã không ngồi đây nói chuyện với mày và cả cái ông Tichtuongnhule cũng không ngồi mà gõ phím kể chuyện như hôm nay. Hôm nào bác lixeta và bác Tichtuongnhule lên Bác Kạn cho cháu theo nghe chuyện với nhé. Quả thật cháu rất cảm phục những hy sinh gian khổ mà các bác, các chú đã phải trải qua
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM