Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:41:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374312 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #440 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 04:00:00 pm »

- Trên biển quảng cáo Vàng 9999 có số 1055-La Th, mà HN chỉ có La Thành là tên phố bắt đầu bằng chữ La.
- Trên cao có treo lá cờ, chắc là trước hay sau 1000 năm TLong (1-10/10). Dưới cửa nhà hàng Ngọc Thăng có tờ lịch với con số ngày dương lịch 27, vậy là 27/10 hay 27/11. Nếu là tháng 10 thì 2 bác giữa ảnh đã chẳng đến nỗi phải mặc áo NaTô. Vậy đích thị là 27/11, chiếu theo lịch năm nay rơi vào thứ Bảy.
- nhìn qua gương thấy bác ấy đeo kính mát loại đắt tiền.
Mắt bác 6971 rất tinh, chắc thường đeo kính... hiển vi  Shocked

Rõ như ban trưa đây thôi:

Em khẳng định luôn nhé .
 Bác sauchinbaymot trước kia là lính trinh sát . Grin Từng bò vào xờ tay tới cổ chân thằng địch đang ngồi gác rồi quay ra cùng những nhận định mang tính thời sự nóng bỏng và phân tích tình hình sâu hơn  Grin
 Bọn em sau này cũng trinh sát hay bám theo lính trinh sát nhưng là trinh sát vũ trang , gặp địch là nện luôn khỏi chờ bộ binh tác chiến cho nó rách việc nên óc quan sát cùng nhận định tình hình kém hơn Grin 

 Một điều hết sức đáng buồn là khu vực này nằm trong diện giải tỏa của thành phố sắp tới , đoạn đường Hoàng Cầu Voi Phục vành đai I sắp làm sẽ giết chết vô khối người dân đang sinh sống yên ổn tại đây . Chuyện làm đường thì người dân ủng hộ hoàn toàn song nghe nói họ sẽ lấy hết và sẽ chẳng còn hộ gia đình nào được sinh sống ở đây nữa . Mọi người đang hy vọng rồi đây khu vực này các nhà sẽ được 2 mặt đường nhưng sắp tới TP ưu tiên dân La Thành cho 4 mặt đường luôn Grin
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2010, 04:08:23 pm gửi bởi binhyen1960 » Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #441 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:32:19 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 9)

     Chẳng phải chờ lâu, đại đội tôi cử một người ra đón. Đó là một lính thông tin 2W của tiểu đội thông tin. Bây giờ tôi không còn nhớ tên nên tạm gọi là Đoàn. Chỉ là không nhớ tên thôi còn tôi vẫn nhớ như in cậu ấy quê Thanh Hóa, người thấp, mũi không to nhưng hơi tòe một chút, mồm hơi doe một tý. Cậu ấy mồm doe nhưng khi nói lại không mở miệng to nên tiếng nói lè nhè, thoát ra từ kẽ răng. Được cái nói chuyện hay cười, mồm đã doe sẵn nên khi cười mồm rất rộng sang hai bên trông như trăng lưỡi liềm.

-   Thông tịt sao không ở nhà mà tạch tè ?
-   Thất nghiệp rồi, báo vụ không có việc làm, chỉ cần một thằng viết điện thôi. Đánh điện thì toàn bộ
    nhờ đơn vị nào ý. Hình như người của quân khu Trị Thiên Huế hay sao ý.
-   Sao lại phải thế ?
-   Báo vụ phát điện thằng nào cũng có tật. Nếu bọn tôi đánh điện thì chúng nó biết ngay là trinh sát
    325 ở đây thì lộ hết. Nghe nói cả sư mình đều nhờ ở đây họ đánh điện để đảm bảo bí mật.
-   Ừ ! Chuyện này hay nhỉ ! Thế mình có để lại ai ở lại Quảng trị để đánh điện nghi binh không ?
-   Có, hai thằng ở lại. Mí lị đại đội mình vẫn còn một số chưa vào. Nhiều lính mới lắm.
-   Lính ở đâu thế ?
-   Tinh bọn Hải Hưng, nhưng toàn ở Hải Dương thôi. Lính cũ chuyển đi đơn vị khác nhiều lắm. Tiểu đội
    ông cũng bị đi gần hết.
    
     Chúng tôi đi trong rừng, men theo suối, trèo lên núi. Càng đi càng vào sâu trong rừng già. Cây cối rất rậm rạp, nhiều tầng. Có những cây rất to vươn tít trên cao. Các cây tầng trung lá xum xuê che phủ kín trên đầu. Con đường rất rộng rãi vì được công binh san khá bằng phẳng để làm đường cho xe kéo pháo và đường cho xe tăng. Hôm nay trời không có nắng. Chín mười giờ rồi mà vẫn đẫm hơi sương. Chắc hẳn trên Bạch Mã hôm nay, mây phủ kín, giăng giăng đến lưng sườn núi.

     Đến gần trưa thì con đường đưa chúng tôi đến ven một con suối lớn mà sau đó tôi mới biết là đầu nguồn sông Truồi. Tiếng thác đổ ầm ào xen với tiếng chảy luồng luỗng, luồng luỗng của dòng nước xiết qua đá. Biết bao nhiêu lần hành quân, biết bao nhiêu lần mệt mỏi mà bỗng nghe tiếng suối chảy thì ai nấy như tỉnh ra, khỏe lên. Âm thanh của dòng chảy vấn vít bên tai, bụi nước tràn ngập vào trong hơi thở. Ấy là sự sống động nhất của rừng. Nó thấm vào từng mạch máu của những người lính.

     Đại ngàn bao giở cũng làm cho người lính cảm thấy mình nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thiết và gần gũi. Xa là nhớ da diết, mà chỉ cần đến gần thôi là thấy rất đỗi bồi hồi !

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:39:58 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #442 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 09:05:59 am »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 9)
        
     Chúng tôi đi trong rừng, men theo suối, trèo lên núi. Càng đi càng vào sâu trong rừng già. Cây cối rất rậm rạp, nhiều tầng. Có những cây rất to vươn tít trên cao. Các cây tầng trung lá xum xuê che phủ kín trên đầu. Con đường rất rộng rãi vì được công binh san khá bằng phẳng để làm đường cho xe kéo pháo và đường cho xe tăng. Hôm nay trời không có nắng. Chín mười giờ rồi mà vẫn đẫm hơi sương. Chắc hẳn trên Bạch Mã hôm nay, mây phủ kín, giăng giăng đến lưng sườn núi.

     Đến gần trưa thì con đường đưa chúng tôi đến ven một con suối lớn mà sau đó tôi mới biết là đầu nguồn sông Truồi. Tiếng thác đổ ầm ào xen với tiếng chảy luồng luỗng, luồng luỗng của dòng nước xiết qua đá. Biết bao nhiêu lần hành quân, biết bao nhiêu lần mệt mỏi mà bỗng nghe tiếng suối chảy thì ai nấy như tỉnh ra, khỏe lên. Âm thanh của dòng chảy vấn vít bên tai, bụi nước tràn ngập vào trong hơi thở. Ấy là sự sống động nhất của rừng. Nó thấm vào từng mạch máu của những người lính.

     Đại ngàn bao giở cũng làm cho người lính cảm thấy mình nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thiết và gần gũi. Xa là nhớ da diết, mà chỉ cần đến gần thôi là thấy rất đỗi bồi hồi !

. . . (còn nữa)


Ôi trời! Ai bảo đây là giọng văn của một thầy giáo dạy Lý nhỉ. Có lẽ bác TTNL phải phải mở lớp tập huấn về văn chương cho anh em đi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #443 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 09:52:28 am »

  Em nghĩ văn bác TTNL hay một phần cũng vì bác ấy làm khoa học đấy ạ. Vì ngoài năng khiếu bẩm sinh cộng thêm làm khoa học nữa nên văn không bị lan man, dài dòng, chuyện kể khúc chiết, cộ đọng mà vẫn đầy đủ tình tiết. Quan trọng nhất là khi dấn thân vào trong cuộc chiến sinh tử vẫn không để mất đi sự lãng mạn của một thời hai mươi tuổi trẻ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #444 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:30:02 am »

Vào..vào rồi....nhưng không vào....nhưng mà lại vào...thưa các bạn, thủ môn đội c22f326 đã bắt gọn...giày của cầu thủ TTNL, còn bóng đã nằm gọn trong lưới của đội c22f326, đội c20f325 dẫn 1-0. Em xin phép bịa một tý.
Lúc nào bác TTNL chán dạy là VTC nó sẽ rinh bác về tường thuật các giải bóng đá nước trong nước ngoài ngay. Ba cái ông đang tường thuật hiện nay có mà xách dép.He..he...không biết bác TTNL có "máu" đá bóng không nữa.
Phong cách kể chuyện của bác TTNL rất hấp dẫn,quan trọng là "giáo sư" tả được không khí diễn biến của sự kiện, truyền được cái "hồn" của sự kiện, con người. Em vẫn ấn tượng đoạn bác tả các sự kiện ở quanh Du Long và núi Chúa "gió vẫn ù...ù...Tư ơi Tư...".
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #445 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 04:38:53 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 9)

     .........người thấp, mũi không to nhưng hơi tòe một chút, mồm hơi doe một tý. Cậu ấy mồm doe nhưng khi nói lại không mở miệng to nên tiếng nói lè nhè, thoát ra từ kẽ răng. Được cái nói chuyện hay cười, mồm đã doe sẵn nên khi cười mồm rất rộng sang hai bên trông như trăng lưỡi liềm.

-   Thông tịt sao không ở nhà mà tạch tè ?
-   Thất nghiệp rồi, báo vụ không có việc làm, chỉ cần một thằng viết điện thôi. Đánh điện thì toàn bộ
    nhờ đơn vị nào ý. Hình như người của quân khu Trị Thiên Huế hay sao ý.
-   Sao lại phải thế ?
-   Báo vụ phát điện thằng nào cũng có tật. Nếu bọn tôi đánh điện thì chúng nó biết ngay là trinh sát
    325 ở đây thì lộ hết. Nghe nói cả sư mình đều nhờ ở đây họ đánh điện để đảm bảo bí mật.
-   Ừ ! Chuyện này hay nhỉ ! Thế mình có để lại ai ở lại Quảng trị để đánh điện nghi binh không ?
-   Có, hai thằng ở lại. Mí lị đại đội mình vẫn còn một số chưa vào. Nhiều lính mới lắm.
-   Lính ở đâu thế ?
-   Tinh bọn Hải Hưng, nhưng toàn ở Hải Dương thôi. Lính cũ chuyển đi đơn vị khác nhiều lắm. Tiểu đội
    ông cũng bị đi gần hết.
    
     Chúng tôi đi trong rừng, men theo suối, trèo lên núi. Càng đi càng vào sâu trong rừng già. Cây cối rất rậm rạp, nhiều tầng. Có những cây rất to vươn tít trên cao. Các cây tầng trung lá xum xuê che phủ kín trên đầu. Con đường rất rộng rãi vì được công binh san khá bằng phẳng để làm đường cho xe kéo pháo và đường cho xe tăng. Hôm nay trời không có nắng. Chín mười giờ rồi mà vẫn đẫm hơi sương. Chắc hẳn trên Bạch Mã hôm nay, mây phủ kín, giăng giăng đến lưng sườn núi.

     Đến gần trưa thì con đường đưa chúng tôi đến ven một con suối lớn mà sau đó tôi mới biết là đầu nguồn sông Truồi. Tiếng thác đổ ầm ào xen với tiếng chảy luồng luỗng, luồng luỗng của dòng nước xiết qua đá. Biết bao nhiêu lần hành quân, biết bao nhiêu lần mệt mỏi mà bỗng nghe tiếng suối chảy thì ai nấy như tỉnh ra, khỏe lên. Âm thanh của dòng chảy vấn vít bên tai, bụi nước tràn ngập vào trong hơi thở. Ấy là sự sống động nhất của rừng. Nó thấm vào từng mạch máu của những người lính.

     Đại ngàn bao giở cũng làm cho người lính cảm thấy mình nhỏ bé nhưng rất đỗi thân thiết và gần gũi. Xa là nhớ da diết, mà chỉ cần đến gần thôi là thấy rất đỗi bồi hồi !
. . . (còn nữa)

Bác TTNL sử dụng hội thoại rất giỏi, tả cảnh, tả tình, tả chi tiết cũng theo kiểu lính, rất hay, vừa chính xác lại rất sống động, và rất "người", nhưng vẫn giữ được quang cảnh tổng thể. Chả trách 2 bác TLT và 6971 gọi là "lên đồng", chẳng qua bác TLT "sợ" bác lên đồng quá mà thôi.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #446 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:42:35 pm »

.
CHUYỆN XIV     TỪ PHÚ LỘC ĐẾN HUẾ    (tiếp 10)

     Bỗng nhiên rừng khỏa ra một trảng sáng rộng. Ồ ! Suối. . . Một con suối rất lớn với ngững tảng đá to, hòn nọ hòn kia lô xô. Dòng nước trong vắt uốn lượn, lúc ẩn lúc hiện ngoắt ngoéo lách trong đá. Ngước nhìn lên phía tiếng động ầm ào, ta thấy một thác nước khá lớn, dòng nước trắng xóa cứ hối hả nối đuôi nhau đổ xuống mặt đá bên dưới. . . tung lên màn bụi nước li ti. Giá mà có nắng suôi chiều, hẳn là sẽ nhìn thấy cầu vồng nho nhỏ, muôn sắc lung linh. Cây gì kia, không biết, sao cứ lắt lẻo ngay trên vách đá, cành lá phần phật trong dòng thác. Một cái cây có sức sống kỳ lạ. Dòng thác cứ quật lên quật xuống mà nó vẫn xanh tươi, nô giỡn ngày này qua ngày khác.

     Chúng tôi ngồi nghỉ trên các tảng đá ngay trên lòng suối.
-   Chén bánh chưng đê !
-   Ử ! Đói quá ! Mà ở đại đội có gói bánh không Đoàn ?
-   Có. Thằng Dõi nó lo gói bánh từ trước tết mấy ngày. Mỗi thằng có một cái. Hết rồi còn đâu.
-   Đây, bọn tôi có bánh cụ Ngoan đơi . . . Tôi tưởng bọn ông không phát điện nhưng vẫn phải thu điện
    chứ ?
-   Tất nhiên rồi. Thu điện thì vẫn thu. Đến giờ lên sóng, dò đúng sóng, thấy nó gọi tên mình rất lâu rồi
    nó mới phát. Chỉ việc thu và dịch là xong.
-   Thế phải có tên mới à ?
-   Tên mới là do bọn tôi đặt chứ đâu. Cả tiểu đội có bốn cái tên thôi. Thằng nào thu chả được.
-   Không phải phát điện thì mất cái trò gõ boòng . . . boòng . . . lên mặt máy nhể ? Mà, sao ở đây lại có
    ngã ba đi đâu thế ?
-   À ! Công binh mở đường này để kéo pháo lên núi, còn đường kia thì san tương đối bằng phẳng thôi,
    cây to họ chỉ cưa gần đứt chưa cho cây đổ. Khi nào xe tăng đi sẽ tự húc đổ. Hình như đường bí mật
    cho xe tăng làm sát tới tận đồng bằng.
-   Hay nhể ! Bây giờ tôi mới biết đường bí mật cho xe tăng họ làm như thế.

     Chúng tôi chén hết hai chiếc bánh trưng, đang chuẩn bị đi tiếp thì nghe tiếng ầm ầm và tiếng xạch xạch rít lên của xích sắt xe tăng đang ngày càng gần. Mấy thằng ngưng lại để xem xe tăng cái đã. Một lúc sau thì thấy thấp thoáng bóng xe lẫn trong cây. Thì ra là xe xích đang kéo pháo. Phía sau chiếc xe là khẩu pháo 85 ly nòng dài. Đoạn này hơi dốc nhưng chiếc xe phải gầm lên rất dữ mới kéo được khẩu pháo qua. Đi theo khẩu pháo là rất đông lính để chèn và giữ pháo. Rồi chiếc xe đột ngột tắt máy. Đám lính nhào tới xung quanh, mấy người chèn bánh, mấy người đang gỡ pháo khỏi xe xích.

     Hóa ra chúng tôi đang ở vị trí tập kết của pháo. Từ đây, pháo kéo lên núi phải dùng sức người.

. . . (còn nữa)

Cái xe xích kéo pháo hôm đó tôi nhớ là cái xe trong ảnh này. Lúc đó tôi chỉ biết là xe xích. Bây giờ lấy cái ảnh này trong Quân Sử mới biết là xe ATS-59.

« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 09:10:56 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #447 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 09:21:29 am »

  " À ! Công binh mở đường này để kéo pháo lên núi, còn đường kia thì san tương đối bằng phẳng thôi,
    cây to họ chỉ cưa gần đứt chưa cho cây đổ. Khi nào xe tăng đi sẽ tự húc đổ. Hình như đường bí mật
    cho xe tăng làm sát tới tận đồng bằng.
"

   Thực ra, vụ làm đường bí mật cho xe tăng theo kiểu này năm 1975 chỉ áp dụng trong trận đánh Buôn Mê Thuột thôi. Còn ở chiến trường TTH thì không làm như thế vì hệ thống đường đã được chuẩn bị khá tốt trong các năm 73- 74. Sau khi đi hết đường 74 đến Nam Đông thì đã có đường 14 cũ và chúng tôi theo con đường này vượt qua động Truồi để đánh Núi Bông, Núi Nghệ; sau đó tiến ra đường 1 ở La Sơn để tiến công Huế từ phía Nam lên. Nền đường này khá tốt, thậm chí có chỗ còn dấu vết của đường nhựa, mỗi tội nhiều mìn Undecided. Chuyện này tôi đã kể trong "Hành trình đến dinh ĐL" và "Những mảnh rời ký ức rồi".
   Còn chuyện kéo pháo bằng sức người, từ trước mới được nghe nói đến trong chiến dịch Điện Biên, còn hôm đi trinh sát qua Động Truồi thì tận mắt tôi đã được chứng kiến: đối diện với động Truồi là một rặng núi cao, sườn rất dốc, có lẽ phải đến trên 40 độ. Thế mà ở đó hằn rõ một vệt đường ngược lên đến đỉnh. Hỏi mấy đc trinh sát BB đi cùng thì họ bảo đấy là đường kéo pháo. Tận mắt chứng kiến kỳ tích này, tôi thât sự khâm phục ý chí của những người đồng đội QGP của mình. Nghe nói mỗi khẩu pháo phải huy động 1 tiểu đoàn để kéo Roll Eyes
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #448 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:41:49 am »

 " À ! Công binh mở đường này để kéo pháo lên núi, còn đường kia thì san tương đối bằng phẳng thôi,
    cây to họ chỉ cưa gần đứt chưa cho cây đổ. Khi nào xe tăng đi sẽ tự húc đổ. Hình như đường bí mật
    cho xe tăng làm sát tới tận đồng bằng.
"

   Thực ra, vụ làm đường bí mật cho xe tăng theo kiểu này năm 1975 chỉ áp dụng trong trận đánh Buôn Mê Thuột thôi. Còn ở chiến trường TTH thì không làm như thế vì hệ thống đường đã được chuẩn bị khá tốt trong các năm 73- 74. Sau khi đi hết đường 74 đến Nam Đông thì đã có đường 14 cũ và chúng tôi theo con đường này vượt qua động Truồi để đánh Núi Bông, Núi Nghệ; sau đó tiến ra đường 1 ở La Sơn để tiến công Huế từ phía Nam lên. Nền đường này khá tốt, thậm chí có chỗ còn dấu vết của đường nhựa, mỗi tội nhiều mìn Undecided. Chuyện này tôi đã kể trong "Hành trình đến dinh ĐL" và "Những mảnh rời ký ức rồi".
   Còn chuyện kéo pháo bằng sức người, từ trước mới được nghe nói đến trong chiến dịch Điện Biên, còn hôm đi trinh sát qua Động Truồi thì tận mắt tôi đã được chứng kiến: đối diện với động Truồi là một rặng núi cao, sườn rất dốc, có lẽ phải đến trên 40 độ. Thế mà ở đó hằn rõ một vệt đường ngược lên đến đỉnh. Hỏi mấy đc trinh sát BB đi cùng thì họ bảo đấy là đường kéo pháo. Tận mắt chứng kiến kỳ tích này, tôi thât sự khâm phục ý chí của những người đồng đội QGP của mình. Nghe nói mỗi khẩu pháo phải huy động 1 tiểu đoàn để kéo Roll Eyes

Tôi không được tham dự chiến dịch này nhưng sau này gặp anh em đơn vị và được nghe kể lại khi các đơn vị bộ binh được tăng cường kéo pháo 85 và 37 lên các điểm cao để khống chế địch không được hò vì gần địch quá sợ bị phát hiện. Kéo pháo mà không hò thì kéo là sao, cuối cùng dùng cách đếm nhẩm khi có hiệu lệnh bằng khăn trắng giơ lên để làm hiệu, cứ thế rồi cũng kéo được pháo lên đỉnh cao để có thể bắn thẳng trực tiếp, thậm chí cao-xạ 37 có thể chúc nòng bắn thẳng vào đầu địch.

Không hiểu nhạc sĩ Hoàng Vân tác giả của Hò kéo pháo trong chiến dịch ĐBP có biết rằng hơn 30 chục năm sau khi thế hệ con em của ông kéo pháo lên đỉnh cao để nã pháo vào đầu địch mà không được hò liệu ông có ngẫu hứng sáng tác được bài Kéo pháo mà không được hò không nhỉ Grin
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #449 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 09:56:55 pm »

 " À ! Công binh mở đường này để kéo pháo lên núi, còn đường kia thì san tương đối bằng phẳng thôi,
    cây to họ chỉ cưa gần đứt chưa cho cây đổ. Khi nào xe tăng đi sẽ tự húc đổ. Hình như đường bí mật
    cho xe tăng làm sát tới tận đồng bằng.
"

   Thực ra, vụ làm đường bí mật cho xe tăng theo kiểu này năm 1975 chỉ áp dụng trong trận đánh Buôn Mê Thuột thôi. Còn ở chiến trường TTH thì không làm như thế vì hệ thống đường đã được chuẩn bị khá tốt trong các năm 73- 74. Sau khi đi hết đường 74 đến Nam Đông thì đã có đường 14 cũ và chúng tôi theo con đường này vượt qua động Truồi để đánh Núi Bông, Núi Nghệ; sau đó tiến ra đường 1 ở La Sơn để tiến công Huế từ phía Nam lên. Nền đường này khá tốt, thậm chí có chỗ còn dấu vết của đường nhựa, mỗi tội nhiều mìn Undecided. Chuyện này tôi đã kể trong "Hành trình đến dinh ĐL" và "Những mảnh rời ký ức rồi".
  

     Bác LiXeTa à !  Quân đoàn 2 đánh Huế từ phía Nam. Hai trung đoàn của f324 đánh núi Bông, núi Nghệ. Hai trung đoàn của 325 đánh xuống Bạch Thạch, e18 rẽ về Phú Lộc, Hải Vân; e101 rẽ về Huế. Chính tôi đã nói chuyện và xem công binh chuẩn bị đường xe tăng bí mật cho các bác lách giữa động Truồi và Bạch Mã. Có thể sau đó thay đổi đường tấn công của xe tăng vì đi theo đường 14 hay hơn chăng? Có thể lúc xe tăng từ Nam Đông phối thuộc tấn công Núi Bông Núi Nghệ vì 324 tấn công từ ngày 8/3 mà mãi chưa giải quyết xong. Lúc chúng tôi đi qua cầu Truồi, rồi cầu Nong để vào Huế thì Núi Nghệ vẫn chưa xong.

     Con đường bí mật chuẩn bị cho xe tăng là có vì tôi chứng kiến công binh dùng cưa Ba Lan để cưa cây. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy cái cưa Ba lan, nên rất nhớ. Và đúng là họ chỉ cưa gần đổ cây thôi. Tuy nhiên đường này có hoàn thành đế xe tăng dùng được không thì tôi không rõ. Dù thế nào, cuối cùng con đường này không được dùng tới thành ra bác không biết là phải thôi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:49 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM