Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:55:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 373985 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Nguyen Minh Hoan
Thành viên
*
Bài viết: 34


« Trả lời #310 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 05:49:47 pm »

Không biết đúng sai thế nào nhưng ở Hướng Hóa cũng có một con suối đựoc bà con gọi là suối La La. Suối này lại đổ ra sông Sê Pôn cơ Grin Grin

Suối La La chỉ có ở Hướng Hóa thôi các bác ạ. Đó là con suối bắt nguồn từ hai nhánh, một nhánh chảy từ xã Hướng Tân, phía bắc thị trấn Khe Sanh chảy qua xã Tân Liên- phía tây Khe Sanh, một nhánh bắt nguồn từ xã Húc- phía nam Khe Sanh, hai nhánh hợp lưu rồi chảy qua các địa danh quen thuộc Làng Vây, xã Thanh vùng Lìa của huyện Hướng Hóa rồi đổ ra sông Sêpôn. Sông Sêpôn đoạn này là biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Theo qui luật tự nhiên của các dòng sông bên Việt Nam thì đa số sông, suối chảy theo hướng Tây- Đông hoặc chếch một ít nhưng suối La La lại bắt nguồn từ Việt Nam chảy theo hướng Đông- Tây.
Trên đó cũng có một số địa danh "Đồi không tên", có thể lúc chiến đấu bộ đội ta đặt vì trên bản đồ không có tên.
Còn khu vực ở Cam Lộ mà bác Tichtuongnhule vẽ thì có mấy con khe, đó là khe Chùa, khe Mài và khe Đá Bông, ở khu vực này cũng có đồi không tên. Khe nhỏ hơn suối, ảnh các bác post lên có lẽ là ảnh sông Hiếu.
Có thể thời điểm đó bác Bùi Ngọc Đủ chiến đấu ở khu vực Cam Lộ này chăng?
Em ở Quảng Trị nên hơi chi tiết một chút. Có gì không phải mong các bác nhẹ tay.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #311 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 06:16:02 pm »

Không biết đúng sai thế nào nhưng ở Hướng Hóa cũng có một con suối đựoc bà con gọi là suối La La. Suối này lại đổ ra sông Sê Pôn cơ Grin Grin

Suối La La chỉ có ở Hướng Hóa thôi các bác ạ. Đó là con suối bắt nguồn từ hai nhánh, một nhánh chảy từ xã Hướng Tân, phía bắc thị trấn Khe Sanh chảy qua xã Tân Liên- phía tây Khe Sanh, một nhánh bắt nguồn từ xã Húc- phía nam Khe Sanh, hai nhánh hợp lưu rồi chảy qua các địa danh quen thuộc Làng Vây, xã Thanh vùng Lìa của huyện Hướng Hóa rồi đổ ra sông Sêpôn. Sông Sêpôn đoạn này là biên giới giữa Việt Nam và Lào.
Theo qui luật tự nhiên của các dòng sông bên Việt Nam thì đa số sông, suối chảy theo hướng Tây- Đông hoặc chếch một ít nhưng suối La La lại bắt nguồn từ Việt Nam chảy theo hướng Đông- Tây.
Trên đó cũng có một số địa danh "Đồi không tên", có thể lúc chiến đấu bộ đội ta đặt vì trên bản đồ không có tên.
Còn khu vực ở Cam Lộ mà bác Tichtuongnhule vẽ thì có mấy con khe, đó là khe Chùa, khe Mài và khe Đá Bông, ở khu vực này cũng có đồi không tên. Khe nhỏ hơn suối, ảnh các bác post lên có lẽ là ảnh sông Hiếu.
Có thể thời điểm đó bác Bùi Ngọc Đủ chiến đấu ở khu vực Cam Lộ này chăng?
Em ở Quảng Trị nên hơi chi tiết một chút. Có gì không phải mong các bác nhẹ tay.


He...He...!
Té ra là mình đúng à Huh
Quả thật, khi thấy một số quê bảo suối La La ở Cam Lộ mình cứ áy náy vì nghĩ mình đã nhớ sai và viết sai vì các quê đã sống và chiến đấu ở đó khá lâu, chắc là các quê đúng (Trong cuốn BT tập 1 (tr272) có đoạn mình viết... "người chiến sĩ BB chỉ tay xuống dòng nước và nói: "Suối La La đấy! Từ đây vào bản (xã Thuận) chỉ khoảng mười phút." ). Áy náy thì áy náy nhưng chẳng biết làm sao vì sách đã in ra rồi. Chỉ sợ anh em nào thông thạo địa hình khu vực lại bảo: "Cha này xạo" Undecided.
Thực tế, mình đã chiến đấu ở QT nhưng chỉ một thời gian ngắn và ở cánh đông nên không biết mấy về vùng Cam Lộ, thành ra không dám "cãi" mà chỉ dám tung ra câu nhận xét trên. Sở dĩ mình không dám chắc vì mình biết con suối này là qua câu chuyện của các CCB dT198 kể lại trong lần trở lại chiến trường năm 1997. Khi đứng trên điểm cao 320 ( Làng Vây), các bác CCB dT198 đã chỉ trên thực địa, trí nhớ mình đã in sâu về con suối La La này và đem vào truyện.
Cảm ơn quê Nguyễn Minh Hoan nhé Grin
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #312 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 11:15:21 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiếp 15)
                      
       (Bây giờ là thời điểm đầu năm 1974).

       Lục và tôi được đại đội cử tham gia diễn tập. Lục là lính đặc công từ d19 chuyển về đại đội 20. Hắn là dân Hưng Nguyên, Nghệ an, nhập ngũ 12/71. Lệnh chiều hôm sau có mặt ở Cùa, nhận nhiệm vụ của ban 2. Hai thằng đi từ sáng sớm, không chọn đường gần mà chọn đường đi qua Đông Hà, theo đường 9 để qua Quất Xá chơi rồi mới vào Cùa. Đông Hà bây giờ đã là phố đàng hoàng rồi. Cửa hàng bách hóa của “mậu dịch Quốc doanh” đã có vài mặt hàng bày bán. Chúng tôi mua hai hộp sữa “Thống Nhất”, nhãn màu xanh xanh, loại sữa đặc có đường. Mỗi thằng mua một cái mùi xoa nữa. Hiệu sách cũng ở trong một cái nhà ngói mới. Không còn nhớ có những sách gì. Chỉ nhớ, cuối cùng tôi mua được cuốn “Miếng Da Lừa” của Ban-Dắc. Tôi vẫn còn nhớ chương đầu là “Tấm Bùa”. Hai thằng mua sách xong thì rẽ vào “cửa hàng ăn uống” làm mỗi thằng một cốc “sen dừa” có đá (đây là đồ uống sang nhất bấy giờ). Các chị “mậu dịch viên” đều là người từ miền Bắc vào – gọi là đi công tác vùng giải phóng ở miền Nam.

       Nhớ lại, ngay sau ngừng bắn ít lâu, các trường học cấp 1 và cấp 2 đã khai giảng lại, toàn là thày cô từ Bắc vào. Anh Thêm c phó c20 yêu một chị giáo viên cấp hai dạy văn ở Cửa Việt (sau này hai người thành vợ chồng). Chủ Nhật hàng tuần, anh Thêm đi bộ từ Trà Liên Tây xuống Cửa Việt để thăm người yêu. Anh Thêm, người cao to, chiếc răng cửa trên số 2 bịt vàng ròng. Mỗi lần cười, ánh vàng lấp lánh, rất đẹp!? Không biết có phải vì thế không mà anh rất hay cười. Anh em cũng cần nhớ rằng lúc đó một số người bịt răng vàng là một kiểu mốt.

      Anh Thêm mặc bộ đại cán, bên trong lấp ló cái áo “đông xuân” trắng lốp, khẩu K54 treo vào xanh tuy rông đeo trễ bên hông, bên kia đeo trễ một cái xà cột bóng loáng. Quân hiệu trên mũ với lá cờ nửa xanh nửa đỏ được anh đánh rất bóng. Trông anh thật sự là một sỹ quan rất “oách”. Làm sao mà em giáo viên dạy văn, với sự lãng mạn nghề nghiệp vốn có, lại không chết mê một sỹ quan chỉ huy bóng bảy như vậy nhỉ ?

       Mọi người biết trong xà cột của anh Thêm có những gì không ??

       Một lần anh Thêm xuống tiểu đội tôi ngồi chơi. Lừa cho lúc anh đánh “tiến lên” đeo ba lô với mấy đứa, thằng Thìn và tôi mới dò dò mở cái xác cốt ra. Đây là chiếc xác cốt kiểu gập đôi. Khi lật ra thấy một loạt bút cắm rất ngay ngắn. Bút máy “Hồng Hà” này, bút “Kim Tinh” này, bút bi “Nguyên Tử” này, bút chì đen “Hồng Hà” HB và 2B vót rất nhọn này, bút chì xanh đỏ vót nhọn hai đầu nữa này. Mò vào trong ngăn thấy có cuốn sổ bìa nylon đen bóng (lúc đó hiếm). Ngăn bên kia là bản đồ Quảng Trị gấp rất cẩn thận, bài bản (gấp bản đồ cũng phải có kiểu của nó đấy). Ngăn tiếp là hai chiếc quần đùi xanh “Sỹ Lâm”, rồi ngăn cuối cùng là hai chiếc quần xịp (ngày ấy gọi là xi-lip) màu đỏ loại buộc dây trông như tua mực ấy. Cái này anh phải may tận Đông Hà đấy. Thằng Thìn và tôi bấm bụng cười mà cũng không nhịn được, . . . thành ra “lão răng vàng” phát hiện được, giật lại chiếc xà cột rồi chửi toáng lên. Hai thằng tôi phải ù té chạy. Cả tiểu đội được bữa trêu trọc thủ trưởng, cười vui phá giàn. Tất cả những cái quê quê, tỉnh lẻ, thích ăn diện, thích ra oai của "lão răng vàng" không có gì là không quý cả !  Những cái đó càng làm cho anh gần gũi và thân thiện với lính tráng chúng tôi hơn.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười, 2010, 11:46:55 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #313 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 06:38:10 am »


... Lục là lính đặc công từ d19 chuyển về đại đội 20. Hắn là dân Hưng Nguyên, Nghệ an, nhập ngũ 12/71.

... Anh Thêm, người cao to, chiếc răng cửa trên số 2 bịt vàng ròng. Mỗi lần cười, ánh vàng lấp lánh, rất đẹp!

 

Xin một chân minh họa cho bác TTNL:


Lục đứng thứ 3 tính từ bên trái


Thêm răng Au, hàng ngồi ghế, thứ 6 từ phải sang - Không biết có chính xác không, vì trong ảnh không thấy lóe ánh vàng dòng như bác TTNL kể.
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #314 vào lúc: 20 Tháng Mười, 2010, 11:40:47 am »


Lục đứng thứ 3 tính từ bên trái

Thêm răng Au, hàng ngồi ghế, thứ 6 từ phải sang - Không biết có chính xác không, vì trong ảnh không thấy lóe ánh vàng dòng như bác TTNL kể.

       Chính xác tuyệt đối rồi bác 6971 ạ !
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #315 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 05:45:58 pm »

.
CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 16)

       Lục và tôi chỉ mang đồ nhẹ, mỗi thằng ba lô toòng teng hai bộ quần áo, vài phong lương khô và một khẩu AK báng gấp, xanh tuy chỉ đeo mỗi cái bi đông. Khi c20 ở Quất Xá thì Lục chưa về đơn vị nên nó không biết gì. Tôi dẫn nó về Quất Xá, lại đi qua Tô Phan Ký. Quãng cánh đồng làng Quất xá trồng đang trồng khoai, những vồng khoai lớn mới vun, đất nâu mới, lá khoai mơn mởn. Mùi dất mới và dây khoai hăng hăng, ngai ngái. Vẫn là con đường đất dẫn vào làng nhưng bây giờ cây cối đã xanh um tùm. Nhiều giàn trầu không được dựng lại, dây lá xanh đã phủ kín giàn. Chúng tôi vào nhà chị Phụ, chỉ có bà già và hai thằng cu đang ở nhà còn ông già và chị Phụ đi làm khoai ngoài ruộng. Mới chừng một năm thôi mà hai thằng bé đã lớn hẳn. Thằng Nga nhận ra tôi ngay nó kêu tên tôi đúng âm, chỉ sai vần một chút (nghe cũng gần giống nhau). Thằng Đức đã nói sõi đủ thứ rồi nhưng nó là lạ khi thấy tôi. Sao thằng Đức nó trắng thế, bụ bẫm và rất xinh.

-   Lục à ! lúc nãy quên không mua quà cho hai thằng bé.
-   Cho nó lương khô cũng được đấy !  Thằng này xinh thế, như Tây mày nhỉ ?
-   Năm ngoái ở đây, nó cởi chuồng suốt ngày, chạy chơi khắp làng, mặt mày lem luốc nhưng mà trông
    nó vẫn yêu lắm.
-   Năm ngoái được nhiều thóc không má ?
-   Diều, gần đầy thùng lậng (tiếng Quảng Trị “diều nghĩa là “nhiều”).
-   Sấy được diều cau không má ?
-   Năm ngoái mất mùa cau. Nỏ biết năm ni răng ? Nghe sai trái dữ hầy. Mà lo ló kém, nỏ trồng ló, cặm
    khoai thôi.
-   Ngoài Bắc có câu “được mùa cau, đau mùa lúa” má à !
-   Ờ ! nói ri là trúng đó hầy !
-   Bây giờ có bộ đội ở làng mình không má ?
-   Mấy chú đi rồi, lần lần mấy chú khác cũng đi hết à. Có bộ đội là vui, chừ buồn lắm !

       Làng Quất Xá sau khi chúng tôi đi thì sư đoàn bộ cũng di chuyển xuống Tân Vĩnh, gần cao điểm 58, sát với sông Vĩnh Phước. D24 cũng chuyển đến gần sư đoàn bộ nhưng ở bên kia sông Vĩnh Phước.

       Quất xá không có bộ đội, đúng là vắng vẻ. Các nhà khá xa nhau, xung quanh vườn rất rộng, cây cối xanh um tùm. Vườn nhà chị Phụ trồng rất nhiều cau, giàn trầu không rất lớn ngay lối cổng vào làm cho lối đi vừa mát vừa đẹp. Trong vườn còn có chục cây mít, rất sai quả. Mít ở đây chỉ giữ ít quả chín để ăn chơi, phần lớn là ăn lúc còn xanh. Mít dùng để xào hay nấu canh ăn rất ngon. Mít còn dùng làm mắm nhút, chỉ có vùng từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị mới có loại mắm này. Nếu bạn ra vườn bạn sẽ dẫm lên những đám lá rụng và phải bước tránh những cây lá lốt, lá rất to, bò lan khắp mặt vườn.

-   Má có nhận được thư từ hay tin tức gì của bố mấy đứa nhỏ không ?
-   Nỏ có chi.

Đang vui, giọng má bỗng chùng xuống. Má không khóc, chỉ hơi thẫn thờ một chút rồi trở lại bình thường ngay. Có lẽ quá lâu rồi . . ., thành quen ?! Liệu có quen không ? hay là hàng đêm má vẫn thầm khóc nhớ con ? . . .

       Má kêu thằng Nga đi gọi chị Phụ về làm cơm mời chúng tôi. Cảm thấy phiền phiền nên chúng tôi nói với má rằng bận phải đi cho kịp, không ở lại được. Hai đứa chào má rồi xin phép đi. Hai thằng bé túm theo bọn tôi ra tận đầu làng.

-   Thôi chào chú, rồi đi về nhà đi !

Hai thằng lễ phép khoanh tay chào rất to:

-   Cháu chào mấy chú ạ !
-   Chú chào các cháu nhé !

       Lục và tôi quay ra đường 9, đi về phía Đầu Mầu.

-   Vẫn còn sớm ông ạ. Chiều mới phải có mặt. Ra cầu Đầu Mầu xem cái đã. Chỗ này tôi chưa biết.
-   Ừ ! tôi cũng chưa biết Đầu Mầu.

. . . (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười, 2010, 05:53:34 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #316 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 05:57:58 pm »

-   Má có nhận được thư từ hay tin tức gì của bố mấy đứa nhỏ không ?
-   Nỏ có chi.
Năm 73 ba thế hệ bà o tôi (em gái ruột bố) được đón ra HN. Bà, mẹ và cháu gái ngoại, chạy ra phía Bắc trong chiến dịch 72 giải phóng QT. Bố con bé là lính VNCH, thấy bảo là chết rồi, đâu đó trong trận chiến. Bây giờ con bé đã thành bà rồi.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #317 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 07:00:19 pm »

Trích từ TTNL @:.."Mít còn dùng làm mắm nhút chỉ có từ vùng Hà Tĩnh đến Quảng trị..."
   Biết thế mọi hôm em mời các bác món nhút -đặc sản -mà dân Nghệ  xa quê thường  nhớ .
 Người ta gọi là  "nhút "chứ không ai gọi là  "mắm nhút" đâu bác . Mắm là phải nói đến động vật ; cua . cá
         Nhút là loại  đặc sản của khu 4 .Là loại  dưa  muối bao gồm mít non , hoa chuối thái mỏng , măng (có thể thêm rau muống )riềng sả, ớt  giã nhỏ  và thính , tất cả làm theo quy trình cho vào vại nén ăn dần , tháng tám mưa dầm không đi chợ được đem nhút ra xào hoặc nấu với cá rô, cá quả ăn cơm không biết chán .Tất nhiên phải biết cách làm nhút mới ngon nếu không sẽ có mùi , thậm chí có cả con nhộng ghê ghê . Bây giờ người  ta làm nhút   cho vào lọ  để bán .
    Ở Nghệ an  thương hiệu  : nhút Thanh chương , tương Nam đàn .
 Nhút , cà là món ăn thường trực của nhà nghèo  quanh năm ngày xưa nên xứ Nghệ còn có câu  " Thịt cá hương hoa , tương cà gia bản " khi nói về hoàn cảnh đời sống của gia đình , của vùng đất 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #318 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 07:04:12 pm »

Nhút là loại  đặc sản của khu 4 .Là loại  dưa  muối bao gồm mít non , hoa chuối thái mỏng , măng (có thể thêm rau muống )riềng sả, ớt giã nhỏ  và thính , tất cả làm theo quy trình cho vào vại nén ăn dần , tháng tám mưa dầm không đi chợ được đem nhút ra xào hoặc nấu với cá rô, cá quả ăn cơm không biết chán.
Bác tai_lienson có biết món mít mật lấy hết múi, gọt hết gai bên ngoài, rắc muối cuộn chặt bó lá chuối. Để lên men mấy ngày cắt ăn, như khoanh giò, tất nhiên không giống thịt. Tôi được dân Con Cuông phổ biến như thế nhưng chưa có dịp nào thử?
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #319 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2010, 07:12:19 pm »

 Món đó là  : Mít bở chín sau khi ăn hết múi dùng thìa nạo lấy xơ đem bóp với muối ( cho  thêm tý bột tiêu càng tốt ) dùng mo cau nén chặt buộc lại  như mo cơm ,sau 2-3 ngày dùng dao thái thành miếng  ăn chua chua ngọt ngọt, nếu nấu với  thịt gà thì nhiều người chọn nhút để ăn vì  chất béo và mùi vị của thịt gà bị nhút hấp thu hết
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM