Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:08:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374306 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #270 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 11:21:09 pm »

.

CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 13)

       Chúng tôi ở khu “rì-sọt” được đâu một tuần thì có một đoàn của sư đoàn xuống kiểm tra chỗ ăn chỗ ở của anh em. Hai hôm sau thấy đại trưởng thông báo đại đội tôi phải di chuyển chỗ ở về sát sông Thạch Hãn. Đại trưởng nói tỉnh bơ như vậy nhưng tôi vẫn nhận ra nét mặt anh không vui. Còn lính tráng chúng tôi dường như đồng thanh kêu lên:

-   “Ồ . . .!”

Đại trưởng nói tiếp rằng chỗ này dành cho sư đoàn. Lính tráng lại nhất loạt than lên một tiếng:

-   Ồi . . .!”

Tôi thấy tay mọi người tự nhiên thõng xuống hết cả.

     Thế là phải chuyển khỏi cái chỗ đã bao nhiêu công sức và thích thú. “Nước sông, công lính”, biết làm sao? Thế là phải xa các làng Quất Xá, Cam Lộ đã trở nên thân thiết với tất cả mọi người. Không biết bao giờ mới có dịp trở lại đây ?

     Chúng tôi chuyển về thôn Trà Liên Tây, thuộc Trệu Phong. Nhưng rồi tôi còn trở lại đây, sau chừng một năm nữa.

     Tiện thể, gần Quất xá nên xin kể tiếp chuyện một năm sau tôi được tham gia diễn tập đánh lớn, hợp đồng quân binh chủng của sư đoàn.

     Trận tập diễn ra ở gần làng Cùa. “Làng Cùa” không có tên trên bản đồ vì trên các bản đồ đều ghi là “Thôn Mai Lộc”. Không biết tại sao lại có cái tên “Cùa”? Thấy trên “Wiki” nói rằng “Cùa” là tên gọi khác của dân tộc “Co” !? “Vùng Cùa” là cái tên chỉ cái thung lũng bốn bề là núi. Trong thung lũng này có nhiều thôn (xem trên bản đồ), rất nhiều đồng bào dân tộc sống ở đây.

       Từ Quất xá, ngược đường 9 lên đến gần cầu Đầu Mầu có một ngã ba ré bên trái, đi lên núi. Đó là con đường quan trọng đi vào thung lũng Cùa, qua cứ điểm 241 (còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay có tên Mỹ là Camp Carroll, tên Mỹ này cũng được đặt cho một căn cứ Mỹ ở Triều Tiên). Một đường lớn khác để vào Cùa là từ đường 9 rẽ lên từ Cam Lộ, qua Nghĩa Hy, qua một đoạn đèo ngoằn nghoèo. Con đường này lớn hơn, chắc hẳn là đường vận chuyển hay kéo pháo vào phía trong năm 72, sau khi ta đã giải phóng được đường 9. Bây giờ con đường này là con đường rất đẹp và “tiện đường”.

. . . (còn nữa)
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #271 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 08:19:34 am »

.

... Đó là con đường quan trọng đi vào thung lũng Cùa, qua cứ điểm 241 (còn gọi là căn cứ Tân Lâm hay có tên Mỹ là Camp Carroll, tên Mỹ này cũng được đặt cho một căn cứ Mỹ ở Triều Tiên).


Các cao điểm, căn cứ ở miền Nam, thời đánh Mỹ, được phía Mỹ đặt tên theo các địa danh hoặc trận đánh đáng nhớ gắn với lịch sử quân đội Mỹ, hoặc từ thời chiến tranh Nam Bắc (Mỹ), thế chiến II, hoặc từ thời chiến tranh Triều Tiên (1953). Camp Caroll là nơi đã xảy ra trận chiến ác liệt giữa Mỹ quân Mỹ và quân Viện Triều kháng Mỹ.

Có thể, một số địa danh Việt Nam nhớ đời đối với US ARMY, như NuiThanh, Khesanh, ... sau này cũng được đặt cho các cáo điểm hay căn cứ ở IRAC hay Afganistan.
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #272 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 10:03:34 am »


Các cao điểm, căn cứ ở miền Nam, thời đánh Mỹ, được phía Mỹ đặt tên theo các địa danh hoặc trận đánh đáng nhớ gắn với lịch sử quân đội Mỹ, hoặc từ thời chiến tranh Nam Bắc (Mỹ), thế chiến II, hoặc từ thời chiến tranh Triều Tiên (1953). Camp Caroll là nơi đã xảy ra trận chiến ác liệt giữa Mỹ quân Mỹ và quân Viện Triều kháng Mỹ.

Có thể, một số địa danh Việt Nam nhớ đời đối với US ARMY, như NuiThanh, Khesanh, ... sau này cũng được đặt cho các cáo điểm hay căn cứ ở IRAC hay Afganistan.

       Không phải như vậy đâu bác 6971. Trong tiếng Anh "Camp" có nghĩa là trại, doanh trại còn "Carroll" là một cái tên Anh, Mỹ, Australia, . . .. Có Lewis Carroll  là một nhà văn, nhà toán học, nhà thần học, nhà logic học kiêm nhà nhiếp ảnh người Anh với các tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên,Nhìn qua gương soi, thơ Săn tìm quái vật, . . . Ở Mỹ còn có Carroll University,  có trang web Carroll.com của Australia. Rất nhiều người cũng có tên Carroll như Andy Carroll cầu thủ đội Newcastle . . .

      Tôi nghĩ không có chuyện Khe Sanh hay Ấp Bắc được lấy tên để đặt cho căn cứ Mỹ đâu.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #273 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 12:28:12 pm »


Các cao điểm, căn cứ ở miền Nam, thời đánh Mỹ, được phía Mỹ đặt tên theo các địa danh hoặc trận đánh đáng nhớ gắn với lịch sử quân đội Mỹ, hoặc từ thời chiến tranh Nam Bắc (Mỹ), thế chiến II, hoặc từ thời chiến tranh Triều Tiên (1953). Camp Caroll là nơi đã xảy ra trận chiến ác liệt giữa Mỹ quân Mỹ và quân Viện Triều kháng Mỹ.

Có thể, một số địa danh Việt Nam nhớ đời đối với US ARMY, như NuiThanh, Khesanh, ... sau này cũng được đặt cho các cáo điểm hay căn cứ ở IRAC hay Afganistan.

       Không phải như vậy đâu bác 6971. Trong tiếng Anh "Camp" có nghĩa là trại, doanh trại còn "Carroll" là một cái tên Anh, Mỹ, Australia, . . .. Có Lewis Carroll  là một nhà văn, nhà toán học, nhà thần học, nhà logic học kiêm nhà nhiếp ảnh người Anh với các tác phẩm Cuộc phiêu lưu của Alice vào xứ sở thần tiên,Nhìn qua gương soi, thơ Săn tìm quái vật, . . . Ở Mỹ còn có Carroll University,  có trang web Carroll.com của Australia. Rất nhiều người cũng có tên Carroll như Andy Carroll cầu thủ đội Newcastle . . .

      Tôi nghĩ không có chuyện Khe Sanh hay Ấp Bắc được lấy tên để đặt cho căn cứ Mỹ đâu.


Bác TTNL tra kỹ quá rồi, chuẩn quá rồi. Chỉ xin chua thêm mấy dòng:

Cách gọi tên kể trên là made in USA, tất nhiên mang ý nghĩa chủ yếu cho lính Mỹ, người Mỹ. Ngoài các địa danh liên quan đến các trận đánh, còn có thể có các danh nhân, các dòng họ nổi tiếng (Mỹ-Anh), các nhân vật thần thoại (Mỹ) ...

Ví dụ, theo Phan Nhật Nam: Khu vực A Sầu, dọc theo tỉnh lộ 547, quanh co theo sông Hương, là những cao điểm với những cái tên hay ho, vĩ đại theo vần ABC, như Birmingham, Bastogne, Checkmate, ... những địa danh lừng lẫy của quân sử Mỹ quốc. Bastogne - điểm cao vút hãnh diện của của sư đoàn 82 nhày dù Mỹ trong những ngày thánh chiến diệt Đức quốc xã.

Như vậy, trại Carroll cũng là do Mỹ đặt thời "chiến tranh Bắc - Cao", theo nguyên tắc trên, theo một trong các ý nghĩa mà bác TTNL đã dẫn ra. Chắc tên này "ấn tượng" với người Mỹ lắm, nên chúng lại đặt tiếp cho cao điểm 241 ở Cam Lộ.

Tôi chỉ thắc mắc, không hiểu phía VNCH hồi đó, phải gọi địa danh theo kiểu "tây" như thế có vấn đề gì không. Gọi Tân Lâm là dễ nhất, gọi 241 dễ nhì, chứ gọi Camp Carroll thì trừ khi lính VNCH toàn là gốc chuyên ngữ, nhỉ.

Còn cái chuyện tên Nuithanh, Khesanh là "gáy" Mỹ tý thôi. Họa khi ta đi uýnh nhau bên nước nào đó, ví dụ vì lý do gì đó ta sang uýnh nhau bên Mỹ, thì ta mới đặt tên địa danh bên đó là Nuithanh, Khesanh hay Tayson, để tự hào.

  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2010, 08:19:30 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #274 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 02:59:18 pm »

Vụ đặt tên các căn cứ hoặc địa danh của Mỹ theo tôi cũng không có một quy luật nào cả. Có lẽ mục đích chủ yếu là để bảo mật ở một mức độ nào đấy. Cụ thể, nếu là người ngoài cuộc và không có bản đồ đề tên các căn cứ ấy thì không hiểu gì cả.
Ví dụ: Trong chiến dịch Lam Sơn 719 thì thị trấn Sê Pôn- mục tiêu chủ yếu phải đánh chiếm được đặt tên là A Sầu, còn Bản Đông- một vị trí trọng yếu trên đường 9 lại được đặt tên là A Lưới. Thực ra, A Sầu- A Lưới lại là các địa danh có thật ở Tây Thừa Thiên và chỉ cách khu vực D9 chừng hơn 200km (?). Còn xung quanh Sê Pôn có 2 mục tiêu phải đánh chiếm được lại đặt theo tên 2 mỹ nữ là Sô- phi và Ly ly thì phải Grin
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #275 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 09:44:33 pm »

.
       Các ae xem bản đồ này sẽ thấy nhiều căn cứ quân sự của Mỹ ở Quảng Trị được đặt tên Mỹ.
Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #276 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 10:22:35 pm »

 Camp Carroll ? "Camp" thì như bác TTNL đã giải thích là trại, doanh trại. Còn "Carroll"?  Đây chính là James Joseph Carroll, một đại úy TQLC Hoa Kỳ, đã tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực đó vào ngày 05/10/1966 do đạn xe tăng của chính quân Mỹ bắn nhầm.

     Căn cứ hỏa lực Camp Carroll được đặt theo tên ông này cũng vì lý do trên, như là một cách để tưởng nhớ vậy, chứ không phải bắt nguồn từ cuộc chiến Triều Tiên đâu ạ.

     Địa danh Camp Carroll ở Triều Tiên thật ra cũng được đặt theo tên của một ông Carroll khác. Nước Mỹ này thì lắm Carroll lắm.

     
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #277 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 11:23:36 pm »

     Ông ta đây. Đang ném lựu đạn về phía mình. Thời điểm chụp: 8 ngày trước khi chết.URL=http://img440.imageshack.us/i/carrolljj01c.jpg/][/URL]

     Căn cứ hỏa lực Camp Carroll


     Căn cứ hỏa lực Camp Carroll sau khi ta chiếm được.     
URL=http://img232.imageshack.us/i/chiemcarroll.jpg/][/URL]
Logged
VietPo`Lut´
Thành viên
*
Bài viết: 397


Bé bé bồng bông


« Trả lời #278 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 05:32:05 am »

Các chú ơi, cho cháu hỏi với. Trong bức ảnh trên có cái nòng pháo " Vua Chiến Trường " có phải sau đó khẩu pháo này được ta kéo về và hiện tại đang nằm trong Bảo Tàng Quân Đội trên đường ĐBP không ạ? Chú nào biết rõ về nó thì giải thích hộ cháu với, cháu xin cám ơn trước ạ
Còn cái công sự bằng bao cát ở phía sau thì có phổ biến không ạ? Vì cháu nhìn nó giống giống như cái gáo dừa úp ngược hơi lạ mắt, với lớp bao cát như thế không hiểu nó có chịu được 1 phát B không ạ?
Kính chúc các chú luôn luôn khỏe mạnh và viết thật nhiều (nhanh nữa thì càng tốt ạ) hồi ký cho bọn cháu tìm hiểu thêm ạ
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười, 2010, 05:39:41 am gửi bởi VietPo`Lut´ » Logged

Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi thuộc về Viêt Nam                  Paracel Island and Spratly Island is belong to Viet Nam                 Paracel Inseln und Spratly Inseln gehoeren zu Viet Nam
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #279 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 07:18:57 am »

Camp Carroll ? "Camp" thì như bác TTNL đã giải thích là trại, doanh trại. Còn "Carroll"?  Đây chính là James Joseph Carroll, một đại úy TQLC Hoa Kỳ, đã tử trận trong cuộc hành quân Prarie ở khu vực đó vào ngày 05/10/1966 do đạn xe tăng của chính quân Mỹ bắn nhầm.

     Căn cứ hỏa lực Camp Carroll được đặt theo tên ông này cũng vì lý do trên, như là một cách để tưởng nhớ vậy, chứ không phải bắt nguồn từ cuộc chiến Triều Tiên đâu ạ.

     Địa danh Camp Carroll ở Triều Tiên thật ra cũng được đặt theo tên của một ông Carroll khác. Nước Mỹ này thì lắm Carroll lắm.

     

Cám ơn bác NQCh, thế này thì tường minh về cái vụ Camp Carroll quá rồi, đúng tổ con chuồn chuồn rồi, chẳng cần nói thêm gì nữa. Chỉ mỗi một cái tên căn cứ mà soi kỹ thì cũng đã là một câu chuyện dài, sâu sắc và không ít thú vị. Chắc còn nhiều cái tên và lịch sử khác, nhưng thế thì thành ra nghiên cứu quân sử Mỹ mất. Ta quay về theo bác TTNL ở Cam Lộ đê.
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM