Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:53:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374008 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #180 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 10:39:45 pm »

.

CHUYỆN XIII     LÀNG QUẤT XÁ   (tiêp 6)

       Khoảng tháng 10/1972, do một số lính trinh sát bị hy sinh và bị thương, một số chuyển đơn vị khác, chúng tôi được bổ sung thêm lính mới. Nói đúng hơn là chúng tôi bổ sung lính cũ lấy từ các đơn vị bộ binh sang. Ba cán bộ trung đội trưởng về các đơn vị bộ binh để tuyển chọn những người chiến đấu xuất sắc, dũng cảm. Thế là có vụ “lừa”. Các b trưởng lấy giấy của sư đoàn để xuống các đơn vị. Không biết trong giấy ghi gì nhưng khi xuống các đơn vị từ trung đoàn rồi tiểu đoàn và đại đội, người ta đều tưởng là cử những lính chiến xuất sắc nhất đi học ở ngoài bắc. Khi “lính mới” về đến đại đội tôi, bấy giờ hậu cứ sau cùng ở suối La La (gọi là khu B), họ mới té ngửa ra là về trinh sát sư đoàn. Ai nấy đều tiu nghỉu. Chắc hẳn rất buồn ? Một là không được ra bắc. hai là bị chia cắt khỏi các đồng đội vào sinh ra tử, sống chết bên nhau bấy lâu nay. Ba là, trinh sát - kinh bỏ mẹ, lúc nào cũng đi lẻ, lạnh sườn lắm.

       “Lính mới” lại toàn lính cựu từ các trung đoàn 101, 95 và 18 về.  Thằng Thìn, lính 12 ly bảy của tiểu đoàn 1;  thằng H. tiểu đội trưởng tiểu đội 1, trung đội 1, đại đội 1, tiểu đoàn 1, trung đoàn 101 (toàn một). Thằng Cam, liên lạc của tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 6 và thằng Nội ở 95. Bốn thằng được bổ sung vào tiểu đội tôi. Tình cờ, cả bốn thằng đều là dân Hà Nội. Hồi đó có câu: “Hà chuồn, Nam lủi, Thái Bình bay”. Mấy đứa Hà Nội này không chuồn mà lại chiến đấu ở phía bắc và phía nam thành cổ cho đến tận bây giờ thì cũng phải gấu lắm.

       Thằng Nội, mặt rất dài, có một vết sẹo lớn nhăn nhúm ở má bên trái kéo suốt từ thái dương xuống dưới gò má. Trông nó đúng là dân anh chị ở Chợ Đuổi (Chợ Giời). Sau này có lần ở chung hầm với nó ở khu A. Nó kể chuyện đi chơi đêm, đĩ bợm, linh tinh, . . . rất tự nhiên cởi mở, thoái mái. Vậy mà ở bộ binh chắc đánh nhau cũng “hăng tiết vịt” lắm nên mới “được” về đây. Sao cái thằng này nó lại gày thế, nhìn đâu cũng thấy xương xẩu. Mặt dài như bơm, chân tay dài loằng ngoằng. Hẳn là cái gì cũng dài rồi ?! Dáng điệu của nó, ai đã nhìn thấy một lần thì không thể quên. Lòng khòng, giống như hình ảnh thần chết mà người tây hay vẽ. Nó hút thuốc lào trông mới càng quái dị. Lúc rít thuốc cái sẹo kéo xếch bên mắt trái của nó, mắt phải thì lờ đờ sung sướng. Hình ảnh tôi nhớ nhất về thằng Nội là hôm làm hầm. Nó khênh cái đòn nóc với thằng Thìn. Hai thằng đều cao nhưng thằng Thìn thì to con, khênh ngon. Cái cây gỗ nặng quá, thằng Nội thì có phải gánh ghiếc gì bao giờ. Nó gân cổ lên mà gồng, vài bước lại phải đổi vai. Đau vai quá, có đoạn nó dâng cây gỗ lên đỉnh đầu như cử tạ, cứ thế oặt oẹo, lắc lư mà bước. Trời thì mưa to, sụt sùi. Hai thằng ướt lướt thướt. Bộ quần áo lính rộng thùng thình. Trông thấy nó thế tôi không thể nào ngăn được nước mắt.

       Sau này, thằng Nội chuyển đi đơn vị khác. Bặt tin nhiều năm trời. Đột nhiên, một tối tôi đang ở nhà thì có người gọi tên tôi rất to ngoài đường. Từ trên gác ngó xuống, chẳng nhìn rõ là ai :
-   Ai đấy ?
-   Tao đây ! tao Nội đây.
Địa chỉ nhà Nội ở ngõ ngách, nên tôi không nhớ. Địa chỉ nhà tôi, nó nhớ mà bây giờ mới tìm đến. Mấy ngày sau tôi đến nhà nó. Thấy tôi đến, cả vợ nó và hai đứa con đều xúm lại xung quanh nghe chuyện. Nó thì chìa tay để vợ nó đưa tiền cho nó đi mua mấy điếu “ViNa” lẻ. Hai vợ chồng nó không có việc làm. Nó khoe nó mới mở rửa xe. Cả nhà chui lên gác xép cho nó có chỗ rửa xe. Đã là rửa xe trong ngõ nhỏ thì chớ, nhà thì chật, dụng cụ cũng không có gì, bơm xe máy cũng bằng tay. Trông cảnh nhà thằng Nội nheo nhóc, túng bấn quá. Trông quần áo nó cũ mướp, tả tơi. Nhà nó chắc không hơn nhà “Chị Dậu” là bao. Lúc đó kinh tế tôi cũng hẻo lắm nhưng nhìn cảnh thằng Nội thật không đang lòng. Tôi về nhà, vét voi được ít tiền bắt nó đi mua đồ rửa xe máy. Lúc ở chợ Giời, nó toàn chỉ vào những cái máy bơm hơi bé tẹo và cũ hoặc máy bơm tự chế từ bình hơi của xe ô tô. Tôi không để cho nó quyết mà chọn một máy bơm to. Lúc về đi qua khu quần áo Kim Liên tôi bắt nó mua hai bộ quần áo mới, cởi đồ cũ thay ngay tại trận. Mang đồ về, thử xong ngon lành hai thằng tôi kéo nhau vào một quán bia hơi hoành tráng một bữa. Khi say say, thằng Nội mới nói là nó đói, đói thật, theo nghĩa đen. . . !

       Mấy lần sau đến chơi, thấy nó có vẻ khá hơn nhưng vẫn cực kỳ khó khăn, nhếch nhác.
     
       Rồi đột nhiên có biến động cách đây 2 năm. Người ta làm đường “Kim Liên mới” (đường Xã Đàn), nhà nó ra mặt đường. Mấy anh em nó bán nhà , chia nhau, mỗi người mua nhà riêng. Nó mua nhà mấy tầng ở khu Cầu Mới đi vào sâu trong làng. Còn thừa tiền, thế là dính vào ma túy. Tiền hết, nó quay ra vừa hít vừa bán. Nó bị bắt một năm nay. Phải bóc lịch 4 năm. . .

     Ôi ! đồng đội tôi. Sao lại thế ! . . .

. . . (còn nữa)
Logged

fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #181 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2010, 11:04:31 pm »

     Ôi ! đồng đội tôi. Sao lại thế ! . . .

Đoạn đầu thì cười, sau thì....
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #182 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 02:16:24 am »

Bác TTNL: Chia sẻ nỗi buồn của bác, nhất là với những người đồng đội đã cùng vào sinh ra tử. Những chuyện như bác Nội không nhiều mà cũng chẳng hiếm. Mỗi đoạn đời lại có một thử thách phải vượt qua, chẳng cái nào giống cái nào. Chỉ có người trong cuộc mới thấm, thử thách nào là khó vượt qua nhất. Đơn vị em trước đây có một anh cùng trường nhưng trước vài khóa, chuyên môn tốt, bằng cấp xịn, sống chan hòa, thủ trưởng và anh em đều quý, thế mà "chết" vì tội: cái gì cũng cho tuốt vào chai. Đang đêm, có tiếng kẻng báo động, cả đơn vị chạy ra, ối giời ôi, ông thượng úy TLTM mặc mỗi cái quần cụt đang nằm lăn quay trên vũng nước mưa hồi chiều, cạnh vỏ quả bom làm kẻng hiệu lệnh. Thủ trưởng hỏi: Sao lại nằm đây, lè nhè: nóng quá nằm cho mát; không có việc gì sao gõ kẻng, gõ cho vui. Sáng hôm sau tỉnh dậy cười hề hề, gãi đầu gãi tai lên xin lỗi thủ trưởng. Nhưng mà riết ai chịu cho được. Anh em và đồng hương khuyên bảo mãi không được. Rồi thì tương lai cũng theo chai bay mất.   
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #183 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 07:03:26 am »

Chia sẻ với bạn,vì về với đời thường tự do rồi mỗi người lính chúng ta mỗi  cách hòa vào cuộc sống.Mưu sinh,cơm áo gạo tiền...một mình bươn trải,nhiều khi cảm thấy cô đơn thèm vô cùng tình đồng đội.Lại nhớ lần đầu tiên vào QSVN.net,được chào đón,quan tâm như thời còn đang ở lính ,sung sướng đến chảy nước mắt.Nghe kể về bạn của TTNL@ thật buồn.

Hồi những năm cuối của 196x, khi còn là những cô lính sinh viên tuổi  19 đôi mươi, T. (chị gái của Vitinh@),Kim và mình ba đứa cùng tổ ba người cùng tiểu đội của trung đội lớp Hữu tuyến điện trường DHKTQS hay hát.Thời đó những chiến công của các chiến sĩ ở miền Nam thường thành những bài hát.Núi Thành,suối LaLa,sông Pa kô...Hôm nay thấy bạn TTNL@ nhắc đến tên suối LaLa làm mình nhớ quá.T. hát rất hay,mình và Kim ăn theo.
   "Ơi con suối LaLa...có anh Bùi ngọc Đủ...." bây giờ già quá chẳng còn nhớ đựoc lời bài hát nữa,chán thật.
Mình đi rất nhiều khi còn công tác ở Binh chủng TT nhưng chưa một lần được đến giòng suối LaLa đã đi vào câu hát ấy.Rất mong nếu được bạn TTNL@ tả lại con suối,những chiến công của nó và có ảnh thì tuyệt.Rất cám ơn bạn.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #184 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:14:07 am »


   "Ơi con suối LaLa...có anh Bùi ngọc Đủ...." bây giờ già quá chẳng còn nhớ đựoc lời bài hát nữa,chán thật.
Mình đi rất nhiều khi còn công tác ở Binh chủng TT nhưng chưa một lần được đến giòng suối LaLa đã đi vào câu hát ấy.Rất mong nếu được bạn TTNL@ tả lại con suối,những chiến công của nó và có ảnh thì tuyệt.Rất cám ơn bạn.


       Chị HaTuyenHa à ! Suối La La em đã nói đến và có cả bản đồ ở trang 7 trong topic này rồi. 
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #185 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:20:35 am »

Bác TTNL à, sang năm có gắng vào Cam Lộ một chuyến thăm lại suối LaLa, chụp ảnh phục vụ chị Hà. Không biết bây giờ nó ra sao(?), có khi nó biến thành cống LaLa thì buồn quá.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #186 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:30:00 am »

     Đoạn trên đang tủm tỉm thoắt cái đoạn sau đã rưng rưng. tình đồng đội cao cả quá, nhưng người bạn chiến đấu một thời của bác không biết đáng thương hay đáng trách.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #187 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 10:16:33 am »

Quan trọng thế mà mình lại bỏ qua,chắc hồi đó vào đầu tháng 9 bọn TT nhà mình mải mê với 65 năm thành lập binh chủng nên bỏ qua mất.Cám ơn.
TTNL@ nhé lại còn được gặp anh hùng Bùi ngọc Đủ mà lúc đó mới là dũng sĩ diệt Mỹ  thôi.Và cả  đồi không tên nữa,cả con suối La La.
 Ôi cái đất nước mình,cái đất nước mà tên người ,tên núi,tên sông đều được ghi danh vào lịch sử...ai đó đã có câu nói rất hay này mà ở đây nhắc đến tên người,tên đồi tên suối các bạn nhỉ.Nếu có điều kiện,bạn nào đưa ảnh của cái dòng suối La La và đồi không tên này cho mình biết với nhé.Rất cám ơn.
Logged
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #188 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 02:44:00 pm »

Cô hatuyenha ơi có phải cảnh suối La La đây không ạ:




Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #189 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 03:12:55 pm »

Cô cám ơn Hoa cúc@ nhé,chắc phải hỏi bạn TTNL@ thì mới biết đúng hay không.Nhưng thế này thì suối La La đẹp quá,bên suối bên  núi đá.Không thành cống  LaLa như Phong Quang@ lo lắng.Hì...hì...hì...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM