Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:23:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt (Phần 2)  (Đọc 374006 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #130 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 06:39:51 pm »

... hình như ảnh mới chụp ngược hướng với ảnh cũ?
Một bên cánh cổng bị một vết khoét như hình bia tập bắn, tệ quá nhỉ

@sauchinbaymot: SGG em có nói ở bài trên là ảnh mới từ trong ra còn ảnh cũ từ ngoài vào rồi đó Bác
Sau những ngày ấy, ở trong chắc là đầy... mìn, làm sao pv dám vào chụp ảnh nhỉ Cheesy - vì sau này nhiều năm, lâu lâu trong đống vụn vặt kia vẫn còn... phát nổ mà - những năm 80's bên trong vẫn còn có bảng "Warning: Mine" mừ...

Còn cái "lỗ" kia - được biết là... nguyên bản đó chứ - vốn trước đó, góc thành ấy vừa có một kho quân nhu tiếp liệu, có một chỗ là trại giam nữa - và địch bố trí ở đây một đội cảnh khuyển (K9) nữa - khung cửa sập có chốt xoay ngay góc trên bên trái ở chỗ "cái lỗ" dành cho chó ra vào đấy Bác ạ!
Cũng bởi ở đoạn đó ra sau hào nước về phía nam - ngã ba Long Hoa dài xuống - cũng là nơi dễ "tiềm nhập cứu tù" chăng?
(giá mà có Bác cựu "vũ trang thành nội" hay đặc công chủ lực nào trong này kể lại thì hay hơn nhỉ Cheesy)

p/s: Những năm 90's - mở cửa - áp lực thực hiện tour "Chiến trường xưa", cách nhìn nhận vấn đề và phải làm như thế nào cho đúng ý nghĩa (vừa đạt ý đồ chính trị vừa đạt... xiền đô) cũng là điều "cãi nhau tóe khói" của... bọn em Bác ạ!;D
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #131 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 06:43:31 pm »

tình cờ em biết một số chuyện... - mà nhiều năm sau này mới "giải mã" được...


Giải mã ra sao hả bác?
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #132 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 08:58:53 pm »


Không thể tả được cảm xúc của em khi đọc những dòng chữ rất... bình thản của Bác TichTuongNhuLe với hai chữ "tuyệt vời, trông thanh bình quá..."  Cry

       Tôi viết mấy chữ đó không ngờ bác SGG đọc thấy phản cảm rồi. Vì trong tôi lúc nào hình ảnh thị xã Quảng Trị cũng là bom đạn, chết chóc có giây phút nào được như trên tấm ảnh không? Một tấm ảnh đẹp về kỹ thuật. Mấy anh em được đi lại tự do thoải mái như vậy, không phải chui rúc dưới hầm như Trịnh Thúc Doanh và những người lính trong 81 ngày đêm. Cảnh này chẳng là tuyệt vời sao. Nó không làm cho tôi liên tưởng được đến những ngày sau đó.

       Tôi giải thích những từ tôi dùng ở trên có nghĩa như vậy. Mong bác SGG hiểu đúng ý !
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #133 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 11:08:34 pm »

... hình như ảnh mới chụp ngược hướng với ảnh cũ?
Một bên cánh cổng bị một vết khoét như hình bia tập bắn, tệ quá nhỉ

Còn cái "lỗ" kia - được biết là... nguyên bản đó chứ - vốn trước đó, góc thành ấy vừa có một kho quân nhu tiếp liệu, có một chỗ là trại giam nữa - và địch bố trí ở đây một đội cảnh khuyển (K9) nữa - khung cửa sập có chốt xoay ngay góc trên bên trái ở chỗ "cái lỗ" dành cho chó ra vào đấy Bác ạ!

Không, nhưng mà vẫn nghi cái "lỗ" lắm !!! Tính theo thiết đồ thì nếu cái "lỗ" ấy là cho chó thì phải là chó sau này, chứ không phải "chó Cộng hòa".

Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #134 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 11:33:31 pm »

.

       Hình ảnh thị xã Quảng Trị giữa tháng 9 và sau ngày 16/9/72.
Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #135 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 11:39:35 pm »

.

       Trường Bồ Đề, di tích 1972 còn lại duy nhất hiện nay.


Logged

SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #136 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 01:07:33 am »

SGG em đang chìm đắm trong xúc động vì bài viết của một đứa em nhỏ hậu sinh lần lượt nhận ngay phản hồi của các Bác tralientay, sauchinbaymot, TichTuongNhuLe... là chính những đồng đội đàn anh đã trải trong những tháng ngày ấy...

Những dòng hồi ức của các anh đã gây ấn tượng với em biết nhường nào!
Không thể tả được cảm xúc của em khi đọc những dòng chữ rất... bình thản của Bác TichTuongNhuLe với hai chữ "tuyệt vời, trông thanh bình quá..."  Cry

       Tôi viết mấy chữ đó không ngờ bác SGG đọc thấy phản cảm rồi. Vì trong tôi lúc nào hình ảnh thị xã Quảng Trị cũng là bom đạn, chết chóc có giây phút nào được như trên tấm ảnh không? ...
...
       Tôi giải thích những từ tôi dùng ở trên có nghĩa như vậy. Mong bác SGG hiểu đúng ý !

Chết thật...
Kính Bác TichTuongNhuLe,
Trước nhất, SGG khẳng định là em hiểu đúng ý Bác (về cảm nhận phút thanh bình...)
Và kế đến thì em cũng xác định là em cũng viết đúng... ý em - em đã có cân nhắc nhiều khi dùng từ "bình thản" để gán vào anh, về sự cảm nhận của anh...

Có lẽ cái dzích dzắc ở đây là vì em không thể tả thêm về nỗi xúc động của em sau khi đã viết hai câu trên kia rồi (em đã tự trích lại rồi đó!) - bỡi em không muốn bị rơi vào tình thế "quá lời... nịnh" để tỏ sự bái phục của mình với những người anh là... chứng nhân!

Khi không cưỡng được lòng mình để đặt bút viết vào topic này - SGG biết mình đang đối diện từ xa với ai chứ!
- Một ông anh lấy cái nickname là tên của hai ngôi làng "đầu cầu" bờ nam sông Thạch Hãn - bởi chính anh đã gắn bó với hai ngôi làng mà ai cũng tưởng tưởng chỉ nhằm bảo vệ cho BCH CM Miền Nam đang ở làng Quật xá nằm bên bờ bắc - mảnh đất ấy ngay tầm pháo hạm từ biển cũng như rất vừa tầm loại cối ứng dụng 4"2 (phóng lựu 106ly) của các đơn vị TQLC được rải khắp vùng sau những ngày đó, không chỉ được "cố thủ" để làm "bàn đạp" cho những tiến công sau này, mà lúc ấy còn để thu hút sự chú ý và chia sẻ chịu hỏa lực... để cách đó vài km về hướng tây, có được mấy con hầm đào chui mặt lộ 9... và các đơn vị công binh làm đường kiên cố với sự giúp đỡ của anh em Cuba...
- Hai ông anh còn lại, 6971 là cái đoạn thanh xuân đẹp nhất, là lính trinh sát BB và... tralientay, cũng... trinh sát (không biết cái nick này có dính dáng gì với động tác "trả liền tay" của dân pháo cao xạ không nhỉ? Cheesy)

Như đã nói, lúc cả ba ông anh đang "trần ai khoai củ" ở chốn này - thì thằng em chỉ mới chục tuổi đầu suốt ngày ngồi đọc tin chiến sự!
Rồi để bây giờ tham gia bài viết... lại được ngay phản hồi hàm ý... tán thưởng của chính các ông anh... em xúc động lắm chứ!

Nỗi niềm còn trào dâng hơn nhiều lắm khi đọc những phút xúc cảm nét thanh bình - em dùng từ bình thản - để thấy tính nhân bản rất bình thường của một người lính, lại là người lính đang ở mép cheo leo nhất của hai bờ cái chết và sự sống...
Sự "bình thản" cảm nhận phút bình yên... dễ liên tưởng như những phút thanh bình hiếm hoi giữa cuộc chiến, để rồi sau đó lại là bão lửa, thịt nát xương tan... cái "bình thản" đến... rợn người! Chả phải là người ta hay ví von vậy sao?

Thật xin lỗi anh nếu như đã làm anh hiểu nhầm tâm ý em... Có lẽ... thực tình là... SGG em hầu như quên mất ta đang kể lại chuyện gần 40 năm trước anh ạ - Chắc là cũng tại vì, các bài viết hồi ức của chính các anh... rất là sống động như là... ta đang trãi qua !?!?

Em không hề quan tâm đến hướng "phản cảm" đâu anh! Xí xóa nhé!

- -

@sauchinbaymot: có thể em nhầm với một cánh cổng khác lúc ấy (Bắc?) - Chỉ biết là, hiện nay, còn duy nhất cổng Đông này được giữ - vì em nằm trong nhóm "phản đối gỡ"
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Chín, 2010, 01:14:47 am gửi bởi SaigonGuider » Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #137 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 12:15:22 pm »

... bức ảnh tuyệt vời. Thời điểm chụp bức ảnh trông thanh bình quá...

SGG em đang chìm đắm trong xúc động vì bài viết của một đứa em nhỏ hậu sinh lần lượt nhận ngay phản hồi của các Bác tralientay, sauchinbaymot, TichTuongNhuLe... là chính những đồng đội đàn anh đã trải trong những tháng ngày ấy...

Những dòng hồi ức của các anh đã gây ấn tượng với em biết nhường nào!
Không thể tả được cảm xúc của em khi đọc những dòng chữ rất... bình thản của Bác TichTuongNhuLe với hai chữ "tuyệt vời, trông thanh bình quá..."  Cry

Năm ấy - khi các anh đang đi giữa lằn ranh của cái chết và sự sống - thì ở cách đó một nghìn cây số về phía Nam, một thằng nhóc 10 tuổi ngày ngày đọc nghiến ngấu một loạt các tờ báo, phần tin chiến sự: Chính luận, Trắng đen, Chuông vàng, Điện Tín, Tin Sáng... và cả những tờ báo cáo nội bộ chiến sự hàng ngày của... lực lượng TQLC (!)

Số là, năm ấy, ông ngoại của em - nghe đâu là đang "làm rừng" ở "cây số 125", bị tai nạn làm hỏng mắt (!)... nên quay về SG, đầu cổ băng trắng xóa...
Thế là, hàng ngày, ông mua đủ các tờ báo ấy và em có nhiệm vụ đọc hết cho ông nghe, không bỏ sót một góc nào! riêng các tờ báo cáo chiến sự của TQLC thì... em không biết tại sao mà có "một chú lính... TQLC" mang về cho ông... hai ba ngày còn có xe jeep TQLC đến chở ông đi "khám bệnh' nữa chứ (!)
...tầm vài tháng sau đó - đến ngày ông ngoại "tháo băng" thì tình cờ em biết một số chuyện... - mà nhiều năm sau này mới "giải mã" được...

@tralientay: Trong bài post trên - em nói "chỗ bến vượt theo sơ đồ tác chiến", ý là em căn cứ theo đồ hình "diễn biến chiến đấu" mà Bác TichTuongNhuLe đã đưa ra trong bài post #100 đó mà
Bởi cái hình ấy là chỗ dinh tỉnh trưởng - nơi đặt BCH chiến đấu bảo vệ thị xã đó - lúc ấy có lính gác nghiêm chỉnh hen!


@sauchinbaymot: Em cũng vừa trình với Bác tấm ảnh "Vài phút trước dinh tỉnh trưởng QT" mà từng được đánh giá là có tí "tạch-tạch-xòe" nên không được ta dùng nhiều vào việc tuyên truyền (riêng em thì lại tâm đắc ở khía cạnh nhân văn của nó - có thằng lính nào mà không háo hức với ống kính chứ!)

Được biết, lẽ ra Dinh tỉnh trưởng cũng có thể coi là một "điểm còn cao" của thị xã nếu như sau đó không vì một lý do gì đó sau thời điểm đó ít lâu thì cả cái mái bị đổ sập ầm xuống - người ta đã đổ bằng cái nóc rồi chất một mớ bao cát lên đó làm giống như một cứ điểm hỏa lực (ấy là em được nghe kể lại từ một người quen lúc đó làm quan sát viên trong cuộc "trao đổi tù binh... 1973")

Riêng việc trường Bồ Đề được duy trì mà không bị san phẳng xây dựng lại - để tới nay trở thành chứng tích chiến tranh - đó là do chính quyền miền nam lúc đó đã cố ý duy trì lại để làm "tuyên truyền tâm lý chiến" nhân dịp một thời gian sau đó có sự kiện "hai quả 105ly rơi vào trường tiểu học cộng đồng Song Phú - ở Cai Lậy" (Tiền giang bây giờ)
Thì tức nhiên cũng là luận điệu vu cho CS "sát hại trẻ thơ trên toàn cõi VNCH" từ tổng hành dinh bọn "Phượng Hoàng"

À! còn tấm ảnh cánh cổng - đó là cổng phía đông của thành cổ đó Bác ạ! Năm ngoái, em có "nghe đồ" là người ta đòi tháo ra để "tôn tạo" (chuyện tôn tạo, duy trì và trùng tu các chứng tích chiến tranh ở QT là một chuyện dài nhiều tập - có thể nói, tỉnh này là tỉnh đầu tiên trong cả nước có hẳn một "BQL các di tích lịch sử - văn hóa" với những tiêu chí... khó hiểu!?!?)

Tấm ảnh có 3 người đứng trước dinh tỉnh trưởng thì người đeo kính râm tay cầm máy ảnh là phóng viên ảnh chiến trường Đoàn Công Tính ( đây là ảnh chụp hồi tháng 7/1972)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #138 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 01:53:47 pm »

- Một ông anh lấy cái nickname là tên của hai ngôi làng "đầu cầu" bờ nam sông Thạch Hãn - bởi chính anh đã gắn bó với hai ngôi làng mà ai cũng tưởng tưởng chỉ nhằm bảo vệ cho BCH CM Miền Nam đang ở làng Quật xá nằm bên bờ bắc - mảnh đất ấy ngay tầm pháo hạm từ biển cũng như rất vừa tầm loại cối ứng dụng 4"2 (phóng lựu 106ly) của các đơn vị TQLC được rải khắp vùng sau những ngày đó, không chỉ được "cố thủ" để làm "bàn đạp" cho những tiến công sau này, mà lúc ấy còn để thu hút sự chú ý và chia sẻ chịu hỏa lực... để cách đó vài km về hướng tây, có được mấy con hầm đào chui mặt lộ 9... và các đơn vị công binh làm đường kiên cố với sự giúp đỡ của anh em Cuba...
- Hai ông anh còn lại, 6971 là cái đoạn thanh xuân đẹp nhất, là lính trinh sát BB và... tralientay, cũng... trinh sát (không biết cái nick này có dính dáng gì với động tác "trả liền tay" của dân pháo cao xạ không nhỉ?


He...He...!

Cựu lính pháo đi làm du lịch
Sài Gòn Guide cái gì cũng bít
Thế mà không biết Trà Liên Tây
Một ngôi làng nổi danh khắp nước Grin
Logged
SaigonGuider
Thành viên
*
Bài viết: 540


Kẻ thù buộc ta ôm cây súng...


« Trả lời #139 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 05:56:01 pm »

@lixeta: Khi biết nói về hai tên làng Tích Tường và Như Lệ thì SGG cũng biết Trà Liên tây mà - huống chi, đàn anh trinh sát có nói rõ trong mấy bài trước đó rồi "Đầu tháng 7.1972, trước khi vào Nhan Biều, tiểu đội tôi đóng chừng 10 ngày ở một thôn phía Bắc thị xã QT quãng 4-5km, bờ Tây Thạch Hãn, bên trái là Ái Tử (xem lại thì có thể là thôn Ái Tử hay Hà Xá hoặc ở giữa)..." - cách nhau con lộ 1 chứ mấy mà...

Nhưng vì nghe chuyện lão ấy "vẽ cảnh đồ... từ ngã ba (Long Hoa) tới đường sắt, đầu cầu...", "hai đài quan sát... đếm pháo..." v.v...
Nên thằng em mới kiếm chuyện nói về cụm từ thao tác ấy... - trả liền tay - cốt để chính đàn anh ném đá điều chỉnh em

Cốt để có phải... "người nhà" không ấy mà! (đã bảo em là dân "pháo không đẩy" mà - "lính pháo" mà có biết pháo đâu Cheesy)

Ai dè - ném đá em lại là bố "pháo tháp bấm điện" huhuhu...

p/s: Ở cái góc sân bay Ái tử ấy - cái tên "thôn văn hóa Trà Liên" không ấn tượng gì với dân DL bọn em bằng "Trà Bát và một ngôi đình..." (chậc, chậc... quên tên rồi!) mới là "điểm nóng" quen hơn ấy nghen!
Logged

CHIẾN BINH ĐẤT NUNG - Một đời chinh chiến, đôi khi chỉ vì... một nụ hôn...!

Tôi có một niềm tin: Các ANH rồi sẽ về, dù có... muộn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM