Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:45:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331358 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #470 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:17:06 am »

@qtdc

        Xin cám ơn bạn đã thông tin ầy đủ về gia đình LS Ngô Huy Hoàng một người con ưu tú của Thủ đô HN đã hy sinh trong trận mở đầu cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền bắc 5/8/1964.

       Câu chuyện gợi lại những ngày gian khổ của cả hậu phương lớn miền Bắc, vừa chi viện cho miền Nam đánh Mỹ, vừa lo sản xuất, chống chiến tranh phá hoại. Thế hệ như anh em mình khi đó còn đang đi học, phải đi sơ tán về vùng nông thôn, xa gia đình và bố mẹ, cuộc sống hết sức khó khăn gian khổ, chủ yếu là học bằng đèn dầu và phải lao động vất vả. Gia đình tôi sống bằng nghề ĐAN LEN cho nên mẹ tôi đã huấn luyện cho cả 5 anh em (4 trai 1 gái ) đều biết đan để kiếm tiền, ngoài ra cũng đi ra đồng mót khoai, mót lúa, mò cua bắt ốc, cắt rơm, cắt rạ về đun... ( chỉ không biết cầy, cấy thôi) . Đi học chủ yếu đi bộ trường cách xa chỗ ở 3-4 km, năm 65-66 nhà tôi sơ tán ở Việt Hùng , Đông Anh HN, nhưng học ở trường Dục Tú Đông anh. Sau đó vì Mỹ ném bom ga Cổ Loa gần nơi sơ tán, nên Ông già qquyết định đưa về quê tại Bối khê ,Tam Hưng, Thanh oai Hà Đông ( nay là Hà Nội rồi) vì vậy tôi là người gốc "Hà Lội"

     Gần đây tôi có đi thăm lại nơi sơ tán cũ tại Đông anh và gặp lại chủ nhà hồi sơ tán và nhắc lại những kỷ niệm xưa, chủ nhà còn nói cái giường hồi nhà tôi để lại vẫn còn tốt nguyên vì nó là gỗ lát mà...
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #471 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 09:23:25 am »

....Thế là Tường và mình học cùng khóa, cùng cấp 2 ở trường Quang Trung hả?
Nhà mình lúc ấy ở ngay góc Hạ Hồi-Quang Trung, cách trường chỉ 50 m...

Lại nhớ một lần, Tralientay đến thăm mình. Vừa tiễn bạn về thì "cô gái nhà bên" ra ngõ rụt rè hỏi: "Bác T ơi, có phải cái bác vừa rồi là bác B không?" - "Ừ đúng rồi, sao bác biết B?" - "Thế thì không khéo chính là HTB, ngày xưa tôi cùng học cấp I với hắn mà" - "Ồi, thế mà không gọi ngay lúc nãy. Thôi để hôm nào hắn đến đây tôi bảo hắn sang nhận bạn thời để chỏm" - "Ấy chết,đừng. Nom hắn bây giờ oách thế, ai dám!". Thế nghĩa là "Cô gái" ngày xưa là láng giềng của TralienTay và bây giờ là láng giềng của tôi vẫn để ý bác đấy. Bác hay "vô tâm" quá. Bây giờ "Cô gái" 59 tuổi ấy bán nhà, chuyển đi nơi khác mất rồi.        

@6971: Ồ thì ra câu nói trái đất bao giờ cũng nhỏ bé phải không bác. Những câu chuyện ngày xưa của bác lại gợi mở cho tôi ý định sẽ chia sẻ với các bác. Mặc dù đây là trang ký ức của các CCB nhưng tôi nghĩ rằng nếu như không có ngày hôm qua thì làm gì có ngày hôm nay và chắc chắn lại càng không thể có ngày mai mặc dù ai cũng biết rằng ngày mai là cái gì đến sẽ phải đến có phải thế không bác.  

À lời nhắn của bác tôi đã trao đổi với anh em bên e95 nhưng không có tin tức gì. Bác vào dungnguyen317@gmail.com. Đây là Nguyễn Dũng ở ĐHBK trong BLL của e95 người nắm giữ nhiều thông tin về e95. Mặt khác bác hỏi Quách Lâm vì trước khi  về c20, QL ở d4/e95, từ đầu mối này sẽ ra nhiều anh em ở d4. Mặt khác chuyến đi sắp tới sẽ có nhiều anh em mình ở d4 đấy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #472 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2011, 05:55:44 pm »

       Ngôi trường Quang Trung, nằm trên phố Quang Trung ( bây giờ thuộc phường Trần Hưng Đạo) mà Bác mõ LXT và bác Trà liên tây ( HTB) học Hồi đó là giấc mơ cho những học sinh của thành phố đó vì hình như Phó Thủ tướng NTN cũng học ở đó vì khi được cử làm Bộ trưởng GD Bác N có về dự khai giảng năm học mới và nói lúc nhỏ tôi cũng học trường này. Trường theo quảng cáo được xây bằng tiền xổ số KTTĐ ( là loại xổ số" không thể trúng được") để vận động mọi người mua xổ số thôi.

        Trường có vị trí thuận lợi và đẹp . Giờ đây cứ khoảng 17h nếu đi qua đường này thì chỉ thấy tắc đường vì phụ huynh toàn đưa đón con bằng ô tô thôi. Nhưng trận lụt năm 2008 thì nước ngập đầy trường vì ở cốt thấp.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Tám, 2011, 07:04:09 pm gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #473 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 03:46:56 pm »

@ Các bác CCB ;
       Hôm nay là ngày 14/7/ Tân mão. chỉ còn một ngày nữa là đến ngày Lễ Vu Lan, để các con báo hiếu với cha mẹ, những ai còn cha mẹ đó là một điều hạnh phúc, còn những ai đã mất cha, mất mẹ thì phải cúng rằm tháng 7 để báo hiếu cha mẹ. đó là truyền thống, và phong tục tập quán rất tốt của người VN ta . ý kiến của các bác thế nào ạ?
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #474 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2011, 10:16:14 pm »

Những nghịch lý của thời gian (7)

Một trong những ấn tượng đọng lại sâu đậm về những năm đánh Mỹ chính là dòng người, dòng của Miền Bắc chi viện cho Miền Nam. Cuồn cuộn, hối hả người và xe từ Bắc hướng vào Nam. Có hẳn những binh đoàn chỉ lo việc đi và chuyên chở. Có những cuộc đời binh nghiệp chỉ có đi và đi, không một lần nổ súng. Đi cũng gian khổ, cũng thương vong, cũng hy sinh. Trong ký ức đầy ắp về đời lính trinh sát trong tôi, ký ức về những chuyến đi của mình, của đồng đội, là một mảng lớn với nhiều ấn tượng.
    
Mùa xuân năm 72, ta chuẩn bị mở mặt trận tấn công Quảng Trị. Lực lượng chủ chốt cho chiến dịch này là các sư đoàn thiện chiến của ta. Sư 325 (không rõ C hay D) còn rất non trẻ, được điều từ Hà Bắc vào trấn giữ phía sau mặt trận Quảng Trị, vùng Hà Tĩnh, Quảng Bình, vừa để đỡ lưng cho các sư đoàn chủ lực bạn ở phía trước, vừa là lực lượng dự bị. Cuộc chuyển quân của các đơn vị sư bộ f325 diễn ra ngay sát tết âm lịch, xuất phát từ ga Bắc Giang, giốc vào Vinh, rồi chuyển ô tô, đi bộ vào Kỳ Anh – Hà Tĩnh. Cuộc hành quân thuận chiều từ Bắc vào Nam này diễn ra hồ hởi, hoành tráng như trong các bộ phim thời chiến tranh vệ quốc Xô Viết.

Tháng 4/72, khi F325 đang ở Đèo Ngang, cùng cả nước nức lòng đón những tin vui chiến thắng đến mức bất ngờ từ mặt trận Quảng Trị thì 9 lính trinh sát bọn tôi nhận lệnh ra Cục 2 ở Ba Vì tập huấn nghiệp vụ trinh sát ảnh và trinh sát binh địa. Một chuyến đi ngược dòng lính, đi từ Nam ra Bắc. Thời điểm ấy, ta đang thế thắng nhưng phía trước của cuộc chiến vẫn còn mơ hồ. Mỹ mở rộng trở lại cuộc chiến tranh phá hoại ra ngoài vĩ tuyến 20, tình cờ cứ như chúng bám theo nhóm 9 lính trinh sát chúng tôi. Trưa 9/4/1972 xe đưa chúng tôi qua cầu Hàm Rồng của xứ Thanh. Ngày ấy người ta cứ truyền tai nhau kể về cây cầu bắc qua sông Mã này như là một huyền thoại của những năm tháng chiến tranh phá hoại, thực thực, hư hư giống như huyền thoại Tạ Đình Đề thời chống Pháp.

Sau này, khi học ở nước ngoài, tôi phải đi học triết. Triết bẳng tiếng Việt đã khô như sỏi, nói gì đến triết xì- xồ. Để cho qua môn học này, tôi thường ngồi trên bàn đầu, tỏ ra chăm chú nghe, dù không hiểu gì. Một lần, bất thần tôi nghe ông giáo hỏi: “Có đúng vậy không, Nguyễn?”. Tôi chẳng hiểu ông đang nói gì, đành ngượng nghịu xin thầy nhắc lại đầy đủ câu hỏi. Ông hỏi có phải ở Việt Nam có một cây cầu như yết hầu nối Bắc vào Nam, được xây giữa 2 quả núi có nam châm rất mạnh, do vậy bao nhiêu bom Mỹ ném đều rơi vào 2 quả núi chứ không thể trúng cầu? Và điều ông giáo quan tâm thì lại là về một cô gái vác đạn bảo vệ cây cầu này. Cô đã vác được số đạn nặng gấp 2 lần trọng lượng cơ thể? Ông giáo muốn tìm dẫn chứng cho bài giảng về quan hệ vật chất và ý thức. Tôi đáp “Vâng”, chẳng biết có đúng ý thầy hay không. Vậy là Cầu Hàm Rồng và các cô dân quân Nam Ngạn không chỉ là huyền thoại ở VN.

Chúng tôi ra Sơn Tây học được khoảng 1 tháng thì nghe tin Mỹ đã phá sập cầu Hàm Rồng, đâu đó đầu tháng 5/1972. Thấy lo lo.

Cuối tháng 8/72, khi Miền Bắc căng lên như dây Mí đàn ghita, đâu đâu cũng chỉ một chủ đề: Thành Cổ Quảng Trị và Dinh tỉnh trưởng thì cũng là lức bế mạc khóa nghiệp vụ trinh sát binh địa và trinh sát ảnh. Trở về đơn vị, nhưng đơn vị giờ ở đâu. Chắc không còn ở Đèo Ngang nữa, nhưng B ngắn hay B dài. Chúng tôi bắt đầu cuộc hành quân đi tìm đơn vị.

Khi mấy đứa đến liên hệ tại trạm 66 của Bộ quốc phòng thì thật bất ngờ đến khó tin, nhân vật chính trong “huyền thoại” Thành cổ và Dinh tỉnh trưởng khốc liệt ấy lại chính là sư 325 của chúng tôi. F325 đã và đang trụ ở Quảng Trị, chính ở Cổ thành, chính ở Dinh Tỉnh trưởng. Thì ra những huyền thoại bấy lâu vẫn nghe ấy chính là về các đồng đội của sư đoàn chúng tôi. Vì nhiểu lý do, trạm khuyến khích chúng tôi tự tổ chức đi vào chứ không chờ đợi đi theo đường giao liên. Trinh sát, ngại gì!

(Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2011, 03:11:47 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #475 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2011, 09:21:05 pm »

Những nghịch lý của thời gian (7) - Tiếp theo

Cuộc tự hành quân của 9 lính trinh sát sư 325 với 9 chiếc balô cóc, 9 khẩu AK báng gấp, lỉnh kỉnh máy ảnh, ống nhòm, địa bàn, bản đồ, bút chì, sách báo, … từ bờ hồ Hale ở trung tâm Hà Thành vào đến Cam Lộ đã được kể một lần ở phần đầu “Nhật Ký viết lại” rồi. Liệu có còn gì để kể lại, kể thêm trong phần “Những nghịch lý của thời gian”?

Đầu tháng 9/1972, Quảng Trị đang những ngày căng thẳng và hừng hực nhất. Bên này quyết giữ - Bên kia quyết chiếm. Chúng tôi cắm cúi đi vào nơi ấy. Dòng người, dòng của từ miền Bắc hối hả chảy trên đường mòn HCM để chi viện cho Quảng Trị. Nhưng con đường 1 sát biển, dễ đi đã bị cắt đứt ở các cây cầu, trở nên vẳng vẻ. Nhóm trinh sát chúng tôi rất gọn nhẹ, lại chẳng bị ràng buộc gì, nên cứ ung dung thẳng tiến theo đường 1.
 
Càng đi sâu về phương Nam, càng cảm thấy hơi nóng chiến trường phả ra, và ngày càng gặp nhiều hơn những nhóm lính thoái ngũ đi ngược chiều. Họ cũng khôn ngoan chọn đường 1 để đi như bọn tôi, nhưng không đi ung dung mà thất thểu, rã rượi. Tôi cứ tò mò không biết rồi những người ấy đi đâu, về đâu, sau này cuộc sống ra sao, mà cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa bao giờ gặp một người lính nào ngày xưa đã thoái ngũ, cũng chưa bao giờ nghe kể về một người lính thoái ngũ cụ thể có tên có họ nào.

Nhớ lại, hồi đó mỗi sư đoàn có 1 tiểu đoàn mang số 27, con số to nhất trong một sư đoàn, với tên gọi: Tiểu đoàn Thu Dung. Nghe như tên con gái, rất mềm. Đơn vị đang chiến đấu ở phía trước thì Thu Dung ở phía sau. Những sỹ quan, chiến sỹ đi công tác, đi học tập, đi phép, ra viện, … vào Thu Dung để chờ về đơn vị. Những người lính lạc ngũ cũng dạt vào Thu Dung. Những người lính thoái ngũ không biết bị quân cảnh bắt hay tự mình cũng né vào Thu Dung. Nhóm trinh sát 9 đứa bọ tôi cũng ghé Thu Dung hơn 1 tuần, khi đó ở Kỳ Anh. Những ngày ngắn ngủi ở Thu Dung khi Quảng Trị đang hừng hực để lại một cảm giác rất phức tạp và khó tả.    
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Tám, 2011, 10:12:50 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #476 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2011, 07:04:17 pm »

Gửi lên một tấm ảnh, xin được xem như là lời mở đầu cho chủ đề:

Nhật Ký Viết Lại




Hẹn sớm gặp lại

6971

Chào các bác trên QuânSử, cách đây đúng 1 năm, 6971 gõ cửa vào QS. Một năm, nhanh thật, được vui buồn với các Quân sử viên về những năm tháng lính đã qua. Có những chiến hữu thường hay gặp những ngày đầu, giờ thấy vắng bóng, bù vào lại xuất hiện thêm nhiều bạn mới.

Xem con số thống kê, tính đến thời điểm này đã có 33.333 lần truy cập vào "Nhật ký viết lại". Chia sẻ được nhiều điều, học hỏi được nhiều điều mà nếu không vào QS thì không bao giờ có được. Mừng là vẫn có hào hứng và còn sức "tán gẫu".

Chúc các bác, các bạn mạnh khỏe, bằng an và sung sức để sinh hoạt QuânSử thường xuyên, sống vui vẻ và chân tình.

 
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Tám, 2011, 07:53:20 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #477 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2011, 12:27:51 pm »

      Chúc mừng bác 6971 đã đủ một tuổi trên QSVN, những Trang nhật ký viết lại của bác rất hay, giọng văn của bác dí dủm vừa đọc vừa "cười thầm", một năm đã được "phong hàm Đại úy" trong quân đội là quá nhanh, nhưng trong quân sử thì bình thường. Mong bác tiếp tục viết hoặc gợi ý chủ đề để anh em CCB " ăn theo, nói leo" cho vui. Chúc CCB, thương binh 6971 mạnh khỏe , hẹn gặp bác trong đợt hành quân về QT. Chào Bác
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #478 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 06:28:33 pm »

Những nghịch lý của thời gian / 8

Thế hệ tôi, lớn lên cứ tuần tự và miết mải leo, theo bậc học thì “I-tờ”, cấp I, cấp II, cấp III rồi đại học, cao hơn nữa là Phó Tiến sỹ thì hơi hiếm, còn theo bậc “Viên” thì Đội viên, Đoàn Viên, đến Đảng Viên là hết. Thời ấy tất thảy chỉ có “Ba Viên”, bây giờ mới sinh ra vô thiên lủng Viên, chỉ riêng chân Hội Viên tôi đã có 13. Ấy là toàn bộ thang ngạch bậc học cũng như bậc phấn đấu, kể thì không nhiều bằng ngạch lính: Binh nhì – Binh nhất - …. – Đại tướng, ., những tận 17 bậc, nhưng đừng sốt ruột vì theo ngạch nào chăng nữa thì không phải ai cũng đến được những bậc cuối cùng.
 
Leo bậc học thì khó với thằng khó, dễ với thằng dễ. Có đứa cứ tưng tửng mỗi năm một lớp, kể cả i-tờ  là 11 lớp, hết 11 năm, rồi vào đại học, có khi gặp năm không phải thi tuyển mà chỉ xét hay kiểm tra thì nhẹ tênh. Nhưng cũng có thằng đúp lên, đúp xuống, trước thấy cùng lớp với anh tôi, sau lại thấy cùng lớp với em gái tôi, quanh quanh thấy đã rẽ sang 10+2 hay 10+3 gì đấy. Ra đời lại là chuyện khác, có đứa học cao ngất ngưởng mà rồi lại ở cái nhà thấp tè tè, để rồi ngước mắt nhìn thằng có mỗi 7+2 nó í ới mãi trên lưng trời. Số phận mà. Nhưng nói chung thì các cụ vẫn dạy, có học có hơn.

Nói về bậc “Viên” thì sau này mới sinh ra thêm cái “Phiếu bé ngoan”, thành ra phải phấn đấu từ lúc ngồi bô, chứ hồi bọn tôi, thủa 5X-6X, nếu chưa qua bậc i-tờ thì tuổi thơ thật sự là tuổi thơ, tuổi thơ xịn, hoang dã, chí tử, chơi chết thôi. Vào lớp 1 mới bắt đầu cuộc chạy theo “Ba Viên”, không biết chạy được tới đâu và bao giờ đến. Cũng như bậc học, có đứa cũng nhọc nhằn ngay từ cái Viên đầu tiên, nhưng nói chung có nhọc nhằn gì thì ai nấy đều qua được Hai Viên, chỉ Viên cuối cùng là khó, không phải ai cũng đến được. Ví như tôi, bạn bè có đứa sang đến Viên thứ nhì  thì tôi mới đến cái Viên thứ nhất, nó chuẩn bị Cảm tình Viên cuối thì tôi mới được vét lên Viên thứ nhì để kịp thi Đại học.

Sự học và sự phấn đấu có điểm giống nhau nhưng cũng có nhiều nét khác nhau. Giống nhau là đều đòi hỏi mỗi người phải cố gắng còn đến được đâu thì không chỉ do mình quyết định, giống nhau là người bình thường ai cũng muốn leo được càng cao càng tốt, cả 2 đường càng hay. Giống nhau còn ở chỗ đến được bậc thấp rồi mới tiếp bậc cao, có hết cấp I mới có thể lên cáp II, có là Đoàn Viên mới hy vọng lên Đảng Viên. Còn khác nhau thì nhiều. Ví dụ, sự học ngày xưa thì kém giỏi gì đến gần Tam thập cũng thôi, bảy bồ cám tám bồ bèo rồi, ai nuôi mãi được, thôi kiếm việc mà làm, chứ sự tu dưỡng phấn đấu thành Đảng Viên thì lại không có giới hạn tuổi, không được phép mệt mỏi. Khác nhau còn là sự học có khi cậy vào chút năng khiếu bẩm sinh, còn sự phấn đấu nhiều khi lại được "gia phả" nâng đỡ. Hai cái sự này có lúc hỗ trợ nhau, đã học giỏi thì thì đạt các Viên sớm, nhưng cũng có lúc quay lựng lại với nhau, giỏi sự này lại lẹt đẹt sự kia, cao bậc kia lại thấp bậc này.
  
(Còn nữa)
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2011, 11:02:34 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #479 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2011, 09:57:54 pm »

Nghe bác sauchinbaymot bàn về ba cái sự viên thấy cũng hay quá xin phép bác vào ăn theo nói leo chút: Đối với tôi cái sự viên thứ nhì là cái cực hình: đến mãi 26/3/1970 tôi mới được KN Đoàn vì...vụ nộp Hồ sơ tuyển sinh ĐH đã xong! (tức là mình đã bị vụ không có viên đệ nhị trong HS). Viên thứ 3 thì quá dễ: KN đảng tại trận địa, lúc đó thì chả ai bon chen gì với mình làm gì. Mà cũng suýt chết vì vụ thử thách ĐV mới bác ạ. Thôi nói leo bác một chút, xin trả lại diễn đàn cho bác đây ạ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM