Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:27:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331332 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #460 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 09:14:36 pm »

Ngày này 47 năm về trước là một cột mốc đáng nhớ - Ngày Mỹ phát động chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Tôi còn nhớ được lờ mờ về buổi họp nông hội từ mãi tận thời Cải cách ruộng đất, đâu đó 55-56, mợ tôi cắp tôi theo, nhưng đáng tiếc lại chẳng nhớ gì, chẳng lưu được ấn tượng gì về sự kiện 5-8-1964, khi tôi đã 12 tuổi. Cũng nhớ hồi đó có Đại tá Phùng Thế Tài rất nổi tiếng về đánh nhau với máy bay Mỹ (?) đến nỗi đôi khi tôi cũng được thơm lây chỉ vì trùng tên: "Phùng Thế Tài, học sinh cá biệt lớp 6A".

Sau 5/8/64 là triền miên thời thơ ấu với ném bom, ngưng ném bom, ném bom hạn chế, ... Và vô vàn những kỷ niệm rất đẹp thời sơ tán, mũ rơm, đào hầm. Đến cái cặp ba-lá cũng phải quấn len, cái răng vàng khi cười cũng phải che miệng để khỏi phản chiếu, máy bay địch phát hiện.

Rồi người Hà Nội sơ tán lên trung du quê tôi, tôi lại sơ tán khỏi làng ra dựng ngôi lán nhỏ 3-4m2, tường đất, lợp rạ xa tít giữa cánh đồng. "Xanh là cỏ, đỏ là hào, cao là nhà sơ tán".

Thế mà suýt soát 50 năm rồi.    
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2011, 11:28:52 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #461 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 10:23:27 pm »

Bồi hồi nhớ lại ngày 5/8/1964 cách đây 47 năm
Khi đó nghe tin máy bay địch tấn công miền bắc, bắn phá một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Ninh, quân dân ta đã bắn rơi máy bay địch và bắt sống phi công ; đó là viên phi công Trung úy Envơret.
Khi đó chúng tôi đang nghỉ hè, mọi nhà, mọi người phải đào hầm trú ẩn. Khi đó máy bay chưa bắn phá Hà Nội. Nhưng một năm sau thì những học sinh HN phải đi sơ tán.
Trong những ngày đầu chiến đấu Cả Hà Nội nêu tấm gương hy sinh dũng cảm của Liệt Sĩ Ngô Huy Hoàng, anh là một người con của Hà Nội ( hình như con của KTS Ngô Huy Giao ) một chiến sĩ hải quân đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, Anh là học sinh của trường cấp 1-2 Nguyễn DU khi đó ở phố Lý Thái Tổ . Chỗ ngồi của anh khi còn học tại trường là chỗ ngồi vinh dự cho HS nào xuất sắc mới được ngồi vào  v.v..
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2011, 08:40:32 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #462 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 11:07:21 pm »

Ngày này 47 năm về trước là một cột mốc đánh nhớ - Ngày Mỹ phát động chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Tôi còn nhớ được lờ mờ về buổi họp nông hội từ mãi tận thời Cải cách ruộng đất, đâu đó 55-56, nhưng đáng tiếc lại chẳng nhớ gì, chẳng lưu được ấn tượng gì về sự kiện 5-8-1964, khi tôi đã 12 tuổi. Cũng nhớ hồi đó có Đại tá Phùng Thế Tài rất nổi tiếng về đánh nhau với máy bay Mỹ (?) đến nỗi đôi khi tôi cũng được thơm lây chỉ vì trùng tên: "Phùng Thế Tài, học sinh cá biệt lớp 6A".

Sau 5/8/64 là triền miên thời thơ ấu với ném bom, ngưng ném bom, ném bom hạn chế, ... Và vô vàn những kỷ niệm rất đẹp thời sơ tán, mũ rơm, đào hầm. Đến cái cặp ba-lá cũng phải quấn len, cái răng vàng khi cười cũng phải che miệng để khỏi phản chiếu, máy bay địch phát hiện.

Rồi người Hà Nội sơ tán lên trung du quê tôi, tôi lại sơ tán khỏi làng ra dựng ngôi lán nhỏ 3-4m2, tường đất, lợp rạ xa tít giữa cánh đồng. "Xanh là cỏ, đỏ là hào, cao là nhà sơ tán".

Thế mà suýt soát 50 năm rồi.    

@6971: Đúng là suýt soát 50 năm rồi. Ngày ấy khi tôi còn là 1 thằng bé chuẩn bị vào học lớp 6. Bố tôi đi làm về hay trò chuyện với ông hàng xóm làm ở Bộ GTVT và một anh là PV báo ND ở trên gác nhà tôi. Rồi mấy hôm sau mẹ tôi chuẩn bị quà cáp, đồ dùng... bà nói với tôi hai mẹ con mình về Tuy Lai chơi ít bữa. Tuy Lai là 1 cái tên rất thân thiết với gia đình tôi. Những năm KCCP, khi tôi chưa ra đời, mẹ tôi đã đưa đại gia đình tôi gồm bà nội, bà ngoại, cậu tôi, cô tôi chị gái và anh trai tôi lúc ấy còn rất nhỏ bồng bế gánh gồng tản cư ra vùng tự do. Trong khi đó bố tôi, bác tôi đang ở trên Việt Bắc. Tuy Lai là 1 xã nằm ở vùng đồi huyện Mỹ Đức, Hà Đông. Gia đình tôi được bà con ở đó che chở đùm bọc mấy năm ròng. Với chúng tôi đấy coi như là quê hương thứ hai của mình. Chuyến đi này hai mẹ con tôi còn sang Phú Nam An của huyện Chương Mỹ, cũng là 1 địa điểm trước đây gia đinh tôi tản cư trước khi về Tuy Lai. Ai có thể ngờ được chuyến đi trong tháng 8/1964 đó bố mẹ tôi đã chuẩn bị cho việc sơ tán sau này khi Mỹ ồ ạt đánh phá miền Bắc từ tháng 2/1965.

Sau chuyến đi tiền trạm đó trong đầu óc non nớt của 1 thằng bé 12 tuổi chỉ coi đó là 1 chuyến đi chơi về vùng quê đầy mới lạ, chúng tôi bắt đầu tập trung chuẩn bị tựu trường, Trường cấp 2 Quang Trung - ngôi trường được xây dựng bằng tiền Xổ số kiến thiết bắt đầu được đưa vào sử dụng còn nồng mùi sơn vôi thì cả TP sục sôi khí thế đánh Mỹ của thanh niên thủ đô. Đêm nào cũng có các cuộc diễu hành của thanh niên, tự vệ biểu dương lực lượng - phong trào 3 sẵn sàng của tuổi trẻ cả nước ra đời từ những ngày tháng sôi sục này. Tuy chỉ là đứa trẻ học lớp 6, nhưng chúng tôi cũng có những buổi tập hành quân vũ trang quanh hồ Thuyền Quang với chiếc ba lô tự may lấy cắm đầy lá ngụy trang. Trường Quang Trung của tôi sân chơi bị thu hẹp lại và người ta chở đến gạch, xi măng, vôi, cát và những tốp thợ xây tiến hành xây hệ thống hầm trú ẩn nửa nổi nửa chìm giả nửa sân chơi. Chiến tranh đang đến gần.

Thế rồi Tết năm 1965 đến, ngày 7/2/1965 Mỹ lấy cớ trả đũa các trận tiến công của QGPMN sau tết Ất Tỵ, chúng cho máy bay đánh phá Quảng Bình, Vĩnh Linh. Liền sau đó chúng tiến dần ra đánh phá Hà Tĩnh, Vinh. Đặc biệt ngày 3/4 chúng đã leo thang ra Hàm Rồng. Ngày hôm đó lần đầu tiên Hà Nội đã kéo còi báo động. Kẻ thù đã lấn tới.

Cuối tháng 4/1965 tôi chia tay lớp 6C của mình với cô Tuyết Tâm dạy Sinh vật làm chủ nhiệm để theo gia đình đi sơ tán về Tuy Lai.

        
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Tám, 2011, 08:30:45 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #463 vào lúc: 05 Tháng Tám, 2011, 11:35:59 pm »

---
Trường cấp 2 Quang Trung - ngôi trường được xây dựng bằng tiền Xổ số kiến thiết bắt đầu được đưa vào sử dụng còn nồng mùi sơn vôi thì cả TP sục sôi khí thế đánh Mỹ của thanh niên thủ đô.
---

Thế là Tường và mình học cùng khóa, cùng cấp 2 ở trường Quang Trung hả?
Nhà mình lúc ấy ở ngay góc Hạ Hồi-Quang Trung, cách trường chỉ 50 m.
Trường Quang Trung lúc mới xây lại ấy đẹp vào loại nhất nhì (cấp 2) ở Hà Nội phải không (hồi trẻ con cứ tin thế cho sướng)?

Lớp mình thầy Bân dạy toán, cô Hương (người Huế) dạy văn, ... Tiếc là học được một chút lớp 6 thì phải đi sơ tán.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #464 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 12:20:51 am »

Bồi hồi nhớ lại ngày 5/8/1964 cách đây 47 năm
Khi đó nghe tin máy bay địch tấn công miền bắc, bắn phá một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Ninh, quân dân ta đã bắn rơi máy bay địch và bắt sống phi công ; đó là viên phi công Trung úy Envơret.
Khi đó chúng tôi đang nghỉ hè, mọi nhsf, mọi người phải đào hầm trú ẩn. Khi đó máy bay chưa bắn phá Hà Nội. Nhưng một năm sau thì những học sinh HN phải đi sơ tán.
Trong những ngày đầu chiến đấu Cả Hà Nội nêu tấm gương hy sinh dũng cảm của Liệt Sĩ Ngô Huy Hoàng, anh là một người con của Hà Nội ( hình như con của KTS Ngô Huy Giao ) một chiến sĩ hải quân đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, Anh là học sinh của trường cấp !-2 Nguyễn DU khi đó ở phố Lý Thái Tổ . Chỗ ngồi của anh khi còn học tại trường là chỗ ngồi vinh dự cho HS nào xuất sắc mới được ngồi vào  v.v..


Anh Hoàng-con KTS Ngô Huy Quỳnh-người thiết kế lễ đài tuyên ngôn độc lập năm 1945 bác ạ. Em biết thế vì anh ấy là anh trai KTS Ngô Toàn Thắng ở Viện TK công trình Hà Nội hồi xưa (khu Vân Hồ).
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #465 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 08:39:37 am »

Cám ơn qtdc đã đính chính lại (mình nhầm vì hai ông này hình như có họ hàng với nhau) mình đã từng làm việc với anh Thắng ở VTK Công trình, khi đó ông Lê Lân ( tác giả của Cổng Công viên Thống nhất đường Trần Nhân Tông) khi đó là viện trưởng.
Công trình cùng làm việc với a Thắng khi đó là Nhà chờ bến xe điện Bờ Hồ, hiện nay đã bị dỡ
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #466 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 08:55:52 am »

Bồi hồi nhớ lại ngày 5/8/1964 cách đây 47 năm
Khi đó nghe tin máy bay địch tấn công miền bắc, bắn phá một số tỉnh như Thanh Hóa, Quảng Ninh, quân dân ta đã bắn rơi máy bay địch và bắt sống phi công ; đó là viên phi công Trung úy Envơret.
Khi đó chúng tôi đang nghỉ hè, mọi nhsf, mọi người phải đào hầm trú ẩn. Khi đó máy bay chưa bắn phá Hà Nội. Nhưng một năm sau thì những học sinh HN phải đi sơ tán.
Trong những ngày đầu chiến đấu Cả Hà Nội nêu tấm gương hy sinh dũng cảm của Liệt Sĩ Ngô Huy Hoàng, anh là một người con của Hà Nội ( hình như con của KTS Ngô Huy Giao ) một chiến sĩ hải quân đã chiến đấu và anh dũng hy sinh, Anh là học sinh của trường cấp !-2 Nguyễn DU khi đó ở phố Lý Thái Tổ . Chỗ ngồi của anh khi còn học tại trường là chỗ ngồi vinh dự cho HS nào xuất sắc mới được ngồi vào  v.v..


Anh Hoàng-con KTS Ngô Huy Quỳnh-người thiết kế lễ đài tuyên ngôn độc lập năm 1945 bác ạ. Em biết thế vì anh ấy là anh trai KTS Ngô Toàn Thắng ở Viện TK công trình Hà Nội hồi xưa (khu Vân Hồ).

@qtdc: bác lộ diện với anh DHXD đi. với tư cách là Cựu SV DHXD và thành viên QSVN. Chiều thứ bẩy hàng tuần vào lúc 5g tại 19C Ngọc Hà. Chúng tôi hoan nghênh sự lộ diện của bác.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #467 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 11:04:55 am »

Nghịch lý của thời gian (6)

Sau hè Bảy Hai, khi ta mất Thị xã Quảng Trị, bọn tôi trụ ở đài trinh sát trên cao điểm 20, Ái Tử. Trên vạt đồi thoai thoải ven làng Ái Tử ấy có 3 nhóm, đều là những nhóm không trực tiếp chiến đấu và thuộc 3 đơn vị khác nhau. Nhóm đông nhất là bọn tôi, đài trinh sát sư đoàn, khoảng 7-8 người, chia 3 hầm. Nhóm trinh sát pháo (không biết có phải e84 không?) khoảng 4-5 người, chia 2 hầm, nằm chếch về phía Nham Biều. Nhóm này biết chắc có Bình, tên bạn ấy có trong nhật ký của tôi, trang 21. Tôi rất hay liệng sang chơi cờ tướng với nhóm TS pháo. Tôi vẫn mê và chơi cò tướng cho tới tận bây giờ, còn Bình và nhóm TS pháo thì ván cờ thắng tôi chiều 4/12/1972 là ván cờ cuối cùng chơi trên dương thế. Sau khi tôi chịu thua ván cuối, chào chia tay với Bình thì 4-5 phút sau, khi tôi và Kha còn chưa kịp về đến hầm của mình, thì bom B52 ập xuống. Ngày ấy trở thành ngày giỗ chung của các anh bên đài TS pháo ở CĐ 20 Ái Tử.

Chếch về phía sau một chút, bên kia bãi tăng là hầm chỉ huy của một đơn vị bộ binh. Hầm nằm trơ trên sườn đồi thoải trống trải, không cây cỏ. Tôi chỉ nghe mấy đứa trong đài nói chứ tôi chưa bao giờ gặp ai trong nhóm này. Nghe mấy đứa kể: “Đấy là hầm ông Cưu, thiếu tá, trung đoàn phó, và bọn vệ binh. Hầm ông ấy rất sâu và kiên cố. Ông ấy không bao giờ ló lên khỏi hầm đâu mà thấy được. Tối tối, liên lạc mang cái thùng đạn đại liên đi “đổ bô” cho ông ấy.”  Nếu đúng như mấy đứa kể thì quả là mấy bố chỉ huy bộ binh khôn ngoan, đào hầm trụ lại trên vạt đất hoàn toàn trống trải, bên La Vang nhìn sang rõ mồn một, rồi ban ngày nằm ỉm dưới hầm, ban đêm mới lên thì địch không thể nào ngờ. Đến thám báo như tôi sống ngay kề mấy chục mét mà còn không biết nữa là. Nghe thì biết vậy, chứ tôi cũng chẳng rồi hơi điều tra xem có đúng thế không hay là lính bịa, đấy là bộ chỉ huy tiền phương của trung đoàn nào, sao lại ít người thế?

Chiến trường ai có việc người ấy, ai biết việc người nấy. Mà thực ra chiến trường có rất ít việc. Việc đáng kể nhất, nhưng ít ai kể chính là việc trốn tránh thần chết. Có sống mới mong chiến thắng được quân thù. Hãi hùng nhất đối với Ái Tử nói riêng, QT nói chung chính  là pháo khoan. Loại pháo này thường giũi vào đêm, trước khi ngủ. Ú ú ú, ụt ụt hụt. Cứ như có người giật giật vào tay áo, tiếng nổ trầm, không vang, nghe như tiếng ma. Qua được đêm, sáng ra, chui lên mặt đất cứ như nhận được thêm một suất sống mới.

Có lần, sáng ra, thò đầu lên cửa hầm, tôi thấy vết nổ mới của một quả pháo cách hầm khoảng chục mét, xung quanh còn vương vãi thân xác của một chú mèo, mảng da bụng với 2 dãy vú hồng hồng xơ xướp văng phơi lên lớp rào bùng nhùng. Tội nghiệp. Một lần khác, giữa đêm nghe pháo nổ cầm canh, quả gần, quả xa, bỗng chen vào một tiếng bom nổ đơn độc, khá gần, khó hiểu. Sáng ra, tôi và Tiến "lính mổ" tò mò lên tìm xem quả bom đêm qua nổ ở đâu. Thì ra đúng là có 1 quả bom nổ ngay gần bãi tăng, cách hầm chúng tôi khoảng 30-40m. Chỗ ấy tôi biết, vốn có một quả bom điếc nằm chỏng chơ trên đất. Chắc một quả pháo đêm qua tình cờ bắn đúng vào nó.  

Nói chuyện trốn tránh thần chết, tôi lại nhớ một chuyện đọc từ hồi còn nhỏ, trong đó nói rằng: "Thần chết thường một tay cầm sổ, một tay cầm lưỡi hái, dượt tìm những kẻ trốn tránh ông, chứ những kẻ trêu trọc, đùa giỡn, chế giễu ông thì lại nhởn nhơ, vô tư". Nhớ Bà ngoại tôi, khi ốm yếu, lê lệt, Bà hay chửi: “Cha bố thằng Giời già, sao không cho Bà chết đi, sống khổ thế này”, tôi nghe vừa sợ, vừa ái ngại, vừa thương Bà vô kể. Thế mà Ông Giời Già cứ tránh mặt Bà ngoại tôi mãi cho đến tận khi Bà hơn 80. Ngẫm thấy cũng kỳ, rất nhiều người dặn dò trước, viết trước về cái chết của mình, nếu chẳng may xảy ra thì hãy thế này, thế kia. Và rồi những điều dặn dò lo xa ấy đã trở thành hiện thực. Như vậy, các cụ gọi là “nói gở”.

Trở lại chuyện Ái Tử, bẵng đi tới cuối năm (72), một hôm tôi nhìn thấy có một nấm mồ mới không mộ chí, chôn nghuệch ngoạc ngay gần căn hầm của ông Cưu. Mấy hôm gió mưa, nấm đất tẹt xuống chỉ còn lùm lùm như tổ mối, cảm giác như nhìn cả thấy lờ mờ chiếc tăng nylon đen dưới lớp đất đỏ. Hỏi thì nghe lính bảo: “Ông Cưu đấy”. Tôi giật mình, thầm khấn người láng giềng chưa biết mặt phù hộ cho tôi, cho anh em chúng tôi.

Cái góc ven đồi Ái Tử thoai thoải hẹp ấy độc đất lắm, chỉ trong 2 tháng mà thấy phần chết nhiều hơn phần sống. Chỉ sót một khe hở nhỏ may mắn và ưu ái dành cho đài TS Xê 20 bọn tôi. Gần chục mạng lính mà không ai hề hấn gì cho đến tận hết cuộc chiến.

Cuối tháng 12, tôi được điều về đài 108, cách Ái Tử chứng 5-6km ở tuyến sau. Rồi có một lần tôi tháp tùng ông Ngọc, trưởng ban trinh sát mặt trận B5, đi thị sát tuyến trước. Tính cờ chúng tôi quay lại bãi tăng Ái Tử. Tôi ngơ ngác nhìn. Không còn thấy mộ ông Cưu đâu. Lính đã chuyển ông về an táng phía sau cho đàng hoàng hơn, hay gió cát xứ Quảng đã ngụy trang cho nơi yên nghỉ của vị sỹ quan xấu số ấy, hay mưa lũ sông Thạch Hãn đã xi xoa, "cào bằng" để ông được bình dân, thanh thản như vạn vạn người lính vô danh khác đã ngã xuống và thân xác tan hòa vân vi vào đất đai xứ Quảng nghiệt ngã này.

Mấy mươi năm sau, mỗi dịp quay lại các nghĩa trang QT, tôi vẫn lặng lẽ lần tìm xem có mộ chí nào ghi tên “Cưu” hay “Kưu” không.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2011, 08:32:26 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #468 vào lúc: 06 Tháng Tám, 2011, 02:35:41 pm »

Bác Tường: dạ, em cám ơn bác.

Bác thaiminhhung@: anh Ngô Toàn Thắng vốn là dân trường Kiến trúc, cùng lứa với KTS Nguyễn Tiến Thuận tác giả của Nhà họp Chính phủ trong khu kề Bách Thảo bây giờ, tác giả của Trụ sở UBND TP Hà Nội trước Hồ Gươm. Thời những năm 90-95 anh Thắng có thiết kế một số công trình cho quốc phòng, chủ yếu là trụ sở và trường, tay nghề của anh ấy rất khá. Đi công tác với anh ấy nhiều chuyện vui ra phết. Anh ấy không ngồi được điều hòa, xe ô tô cứ phải mở tung cửa, bụi bay đầy mặt mũi, ngồi trong xe mà lại phải đeo kính chống bụi, em nói đùa là kiểu này anh không làm sếp được rồi, chỉ thích khổ mà không thích sướng thì chỉ làm sếp nhỏ thôi, làm sao mà làm sếp nhớn đây.

Chuyện anh Ngô Huy Hoàng thì em nhớ lũ chíp hôi bọn em hồi xưa còn đọc truyện tranh Ngô Huy Hoàng do họa sỹ quân đội Huy Toàn vẽ và trình bày, rồi cả truyện tranh Sát Thát do họa sỹ Tạ Thúc Binh vẽ và trình bày theo phần lời của bác Hà Ân. Hồi xưa những truyện tranh dũng sỹ diệt Mỹ rồi gương người tốt việc tốt nhiều lắm, bây giờ thì có lẽ truyện tranh Nhật bản chiếm lĩnh đất rồi.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #469 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2011, 08:47:26 am »

....Thế là Tường và mình học cùng khóa, cùng cấp 2 ở trường Quang Trung hả?
Nhà mình lúc ấy ở ngay góc Hạ Hồi-Quang Trung, cách trường chỉ 50 m...

Lại nhớ một lần, Tralientay đến thăm mình. Vừa tiễn bạn về thì "cô gái nhà bên" ra ngõ rụt rè hỏi: "Bác T ơi, có phải cái bác vừa rồi là bác B không?" - "Ừ đúng rồi, sao bác biết B?" - "Thế thì không khéo chính là HTB, ngày xưa tôi cùng học cấp I với hắn mà" - "Ồi, thế mà không gọi ngay lúc nãy. Thôi để hôm nào hắn đến đây tôi bảo hắn sang nhận bạn thời để chỏm" - "Ấy chết,đừng. Nom hắn bây giờ oách thế, ai dám!". Thế nghĩa là "Cô gái" ngày xưa là láng giềng của TralienTay và bây giờ là láng giềng của tôi vẫn để ý bác đấy. Bác hay "vô tâm" quá. Bây giờ "Cô gái" 59 tuổi ấy bán nhà, chuyển đi nơi khác mất rồi.        
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM