Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331364 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #400 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2011, 08:28:17 am »

.........
- Vừa rồi trong lúc vội vàng, bất cẩn tôi đã gửi nhầm phần sau của bài viết về LS Trần Văn Bắc lên topic Chuyện của một thời trong khi phần đầu bài viết lại ở to pic Ký ức một thời hoa lửa. May quá có bác làm quản trị cả hai topic này. Thôi thì trước lạ sau quen nhờ bác chuyển phần đi lạc về đúng chỗ giúp tôi với. .........

Báo cáo bác-đã xong. Xin mời bác đọc tin nhắn.
Logged
chienc3.1972
Thành viên
*
Bài viết: 861


« Trả lời #401 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2011, 02:22:11 pm »

Cám ơn bác nhiều. Vừa nhắn cho bác xong mới truy cập vào đây. Xin mời bác đọc tin nhắn.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #402 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 02:36:32 pm »

Bác 6971 thân mến:

Không biết cuốn " nhật ký viết lại " của bác còn dài không? Em nghĩ chắc bác đang suy nghĩ và nhớ lại để cho sâu sắc hơn. Mấy ông lính Trinh sát chắc còn nhièu chuyện chưa kể ra hết./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #403 vào lúc: 14 Tháng Bảy, 2011, 04:57:21 pm »

Bác 6971 thân mến:

Không biết cuốn " nhật ký viết lại " của bác còn dài không? Em nghĩ chắc bác đang suy nghĩ và nhớ lại để cho sâu sắc hơn. Mấy ông lính Trinh sát chắc còn nhièu chuyện chưa kể ra hết./.

Chào bác TMH, cám ơn bác đã “báo thức” tôi.

Thực ra “Nhật ký viết lại” là những nội dung tôi lọc từ trong 3 cuốn NK thời mặc áo lính may mắn còn lưu lại được rồi sắp xếp thành 20 câu chuyện. Tất cả 20 câu chuyện ấy đã pot trọn vẹn lên QS để chia sẻ với anh em từ năm ngoái rồi (#6 đến #183. Hồi ấy bác còn đang chiến ở đâu đấy, chưa vào QS với bọn tôi.
 
Sau “Nhật ký viết lại”, tôi có nhặt nhạnh các chuyện lẻ lác đác đâu đó trong ký ức rồi viết lai rai theo mấy chủ đề mà gần đây nhất là “Những nghịch lý của thời gian”, vừa để chia sẻ, vừa gợi chuyện, vừa có cơ hội học hỏi. Khổ nỗi vẫn phải đi cày một nắng hai sương, nên bữa đực bữa cái.  

Mấy bữa rồi, vừa vì bận quá, vừa để chờ xem có ai phản hồi câu đố về vụ đứt xích xe đạp hồi 1971 và câu hỏi về rừng Le ở Miền Đông Nam bộ nên không được đều đặn, chỉ đôi lúc hóng hớt hầu chuyện các bác TTNL, LXT, Tanvinh thôi. Chuyện lính và trinh sát thì trong ba lô hết rồi, nhưng trong các túi cóc thì còn, chắc cũng đủ "buôn" đến 6/9/2021, kỷ niệm 50 năm ngày nhập ngũ.        
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Bảy, 2011, 08:08:18 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #404 vào lúc: 15 Tháng Bảy, 2011, 09:59:08 pm »

Rừng Le

... Có bác nào trên Quân sử, thạo Đông Nam Bộ, xin bổ sung đôi điều về cây Le.  

Chờ mãi chưa thấy bác nào giảng giải hay cung cấp thông tin về cây Le, một loại cây nghe kể rất gắn bó với những người lính Đông Nam Bộ. Tôi đành lọ mọ tự đi tìm kiếm.

Gặp một bác cựu sư 2, đã từng lăn lộn suốt từ B5 đến B2. Bác ấy bảo: Đúng rồi, cây Le là họ tre trúc, nhưng thân nhỏ. Hồi ở chiến trường thường phải đi lấy, mỗi người một vác, để lót đường cho xe cơ giới hay xe tăng đi. Quảng Nam còn có đèo Le, toàn là Le. Biết thêm được chút ít. Tôi lại vào google mò mẫm. Đúng là có Đèo Le ở Quế Sơn, với món gà Đèo Le rất nổi tiếng. Tương truyền con đèo này rất cao và hiểm trở. Leo được lên đến đèo ai nấy đều "le" lưỡi thở nên gọi là Đèo Le, chứ quanh đấy không hề có cây Le như bác ấy CCB sư 2 kể. Phải vào mãi trong Đông Nam Bộ mới có cây Le, rừng Le!  

Trên mạng tầm được duy nhất một bức ảnh về Cây Le, nhưng không phải rừng Le bạt ngàn chở che người lính, mà là 2 mẹ con cây Le trong biệt thự! Nản quá.


Cây Le trong sân vườn
Logged

Nhật ký Viết lại
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #405 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 03:52:37 pm »

       Chào bác 6971.

       Khổ thân bác cứ phải tìm tòi cây le mãi miền Đông Nam Bộ. Ở Pleiku bạt ngàn bác a. Kẹp giữa hai con đường 5A và 5B (Tên thời chống Mỹ, không biết bây giờ có thay đổi không?) xuất phát từ thị xã Pleiku hai bên dãy núi Chư Giông Giàng chạy dài chừng hơn hai chục cây số vè hướng Tây đến đường 10 có căn cứ Chư Nghé là bạt ngàn rừng le bác ạ. Nó mọc kín các giông đồi rộng mênh mông từ sát bờ suối lên đến đỉnh đồi.

     Ngay các bản dân Tây nguyên mặc dù có cây Gạo (Pơ Lang) truyền thống trồng ở đầu bản, nhưng chỉ đi xa chừng vài trăm mét là bạt ngàn cây Le rồi. Cây Le đúng là họ Tre Trúc nhưng thân nhỏ chỉ cỡ cổ tay, mọc thẳng và không có gai. Nó mọc từng bụi dày đặc, không thể chui len qua nổi. Cây Le dễ chặt, chúng tôi chuyên chặt để làm nắp hầm khi tác chiến. Còn làm hậu cứ hầm chữ A thì vất vả vì tìm cây nóc bằng gỗ rất khó, còn thành hầm thì chỉ ken dầy thân Le là được.

   Măng Le thuộc hàng cao cấp. Chỉ luộc một nước là ăn được, không đắng. Mùa mưa 1974 tới vài tháng hầu như ngày nào chúng tôi cũng ăn măng Le (vì chả kiếm được rau gì khác). Măng Le ăn lành, sào, luộc hay nấu canh suông đều được.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #406 vào lúc: 16 Tháng Bảy, 2011, 10:35:43 pm »

     ... Khổ thân bác cứ phải tìm tòi cây le mãi miền Đông Nam Bộ. Ở Pleiku bạt ngàn bác a.

Trinh sát cám ơn Trinh sát. Thế là hiểu rõ hơn một chút về cây Le. Nhưng bữa trước còn nghe các CCB kể rằng Le thuộc họ tre trúc, nhưng khác hẳn tre trúc là măng Le không mọc từ gốc Le mẹ ra mà là rễ le hay mầm le lan từ gốc cây le mẹ ra xa vài chục phân hay một mét mới nảy măng lên cây le con. Như vậy le lan rất nhanh chứ không thành búi như tre, trúc. Thế thì giống cây Giang. Không biết có phải như vậy không?
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Bảy, 2011, 10:44:40 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Trinhsat
Thành viên
*
Bài viết: 397


« Trả lời #407 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2011, 10:02:03 am »


... măng Le không mọc từ gốc Le mẹ ra mà là rễ le hay mầm le lan từ gốc cây le mẹ ra xa vài chục phân hay một mét mới nảy măng lên cây le con. Như vậy le lan rất nhanh chứ không thành búi như tre, trúc. Thế thì giống cây Giang. Không biết có phải như vậy không?
----------
  Đúng vậy bác 6971 ạ. Le mọc cũng rất dày nhưng không ken chặt như tre. Những bụi Le to lâu năm đường kính cũng tới bốn năm mét.

  Chặt le dễ mà lấy măng le cũng dễ. Chỉ việc bẻ chứ không phải đào như măng vầu măng mai. Có nhiều mầm măng nằm xa các cây Le già tới vài chục phân thật chứ không phải nằm sát ngay cạnh gốc mẹ.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #408 vào lúc: 17 Tháng Bảy, 2011, 11:00:46 am »

      Chào bác 6971.

       Khổ thân bác cứ phải tìm tòi cây le mãi miền Đông Nam Bộ. Ở Pleiku bạt ngàn bác a. Kẹp giữa hai con đường 5A và 5B (Tên thời chống Mỹ, không biết bây giờ có thay đổi không?) xuất phát từ thị xã Pleiku hai bên dãy núi Chư Giông Giàng chạy dài chừng hơn hai chục cây số vè hướng Tây đến đường 10 có căn cứ Chư Nghé là bạt ngàn rừng le bác ạ. Nó mọc kín các giông đồi rộng mênh mông từ sát bờ suối lên đến đỉnh đồi.

     Ngay các bản dân Tây nguyên mặc dù có cây Gạo (Pơ Lang) truyền thống trồng ở đầu bản, nhưng chỉ đi xa chừng vài trăm mét là bạt ngàn cây Le rồi. Cây Le đúng là họ Tre Trúc nhưng thân nhỏ chỉ cỡ cổ tay, mọc thẳng và không có gai. Nó mọc từng bụi dày đặc, không thể chui len qua nổi. Cây Le dễ chặt, chúng tôi chuyên chặt để làm nắp hầm khi tác chiến. Còn làm hậu cứ hầm chữ A thì vất vả vì tìm cây nóc bằng gỗ rất khó, còn thành hầm thì chỉ ken dầy thân Le là được.

   Măng Le thuộc hàng cao cấp. Chỉ luộc một nước là ăn được, không đắng. Mùa mưa 1974 tới vài tháng hầu như ngày nào chúng tôi cũng ăn măng Le (vì chả kiếm được rau gì khác). Măng Le ăn lành, sào, luộc hay nấu canh suông đều được.


Lính QT chúng tôi đúng là không có khái niệm về cây le, nhất là những thằng chỉ ở dưới đồng bằng như tôi. Nói về từ le có 1 số vùng phía bắc còn gọi cây đót (cây chít) là cây le. Tôi nhớ lại hồi nằm ở Quất Lưu gần Hương Canh cuối năm 1970, ở đây bà con dịp trước Tết vào chân Tam Đảo hái lá le về luộc mấy nước cho mềm để gói bánh tét. Cây le này nhiều nơi gọi là cây chít, cây đót. Hoa của cây này đem phơi bện chổi để bán. Vùng Sơn La, Lai Châu có món đặc sản dùng cho các quý ông đó là sâu chít ngâm rượu hoặc có món sâu chít sào (loại sâu nằm trong thân cây giống như con đuông ở thân cây dừa nước hoặc ở giống cỏ gà mà thủa nhỏ chúng ta có trò chơi chọi cỏ gà). Còn cây lau có liên quan gì đến loại cây vừa nói không các bác. Bác nào biết giải thích hộ để bổ sung cho kiến thức của một thời khỏi quên Cheesy Cheesy Cheesy
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #409 vào lúc: 18 Tháng Bảy, 2011, 02:24:30 pm »

@ Bác 6971
Hôm nay Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng thông báo sắp tới có thể cấm xe máy trong các đô thị lớn, có lẽ anh em CCB lại phải quay lại đi bằng xe đạp hoặc "căng hải", bác xem cái xe đạp của bác còn không? nếu không lúc đó thì xe đạp chắc là lên giá đấy. Mua nhanh kẻo hết bác ạ!
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM