Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:31:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331809 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #380 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 02:02:40 pm »

Ối giời ơi bác 69 71 góp ý qua chính xác em nghĩ mãi không ra , khi đó xe máy của hệ thống XHCN chỉ có Start  của Đông Đức thôi và verkhovina của CCCP ( nhưng em nghĩ start theo tiếng anh là bắt đầu và spact) nên em mạnh dạn nói Mokic nhưng bác bắt vị đươc thành ra bác quá tinh thông, xin nhận lỗi với bác và xin sửa chữa. Có như vậy mới mời được các bác tham gia chứ cứ nói chính xác quá thì.... và... là... mà... cà....?
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2011, 11:15:35 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #381 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 04:03:23 pm »

Nghe Bác LXT tâm sự em xin góp một câu chuyện vui.
Bác Thanh Tịnh có viết;
- Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ"

Nhà bố vợ em ở Nghi Xuân , Hà Tĩnh (quê Cụ Nguyễn Du)

Ông chú vợ em ( Một Đại tá thời KC chống Pháp) họa câu thơ như sau

                                             - Đường vô xứ Nghệ loanh quanh
                                                Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
                                                Ai vô xứ Nghệ thì vô
                                                Riêng " choa" ở lại THỦ ĐÔ muôn đời

Ông chú vợ em năm nay "còn 19 năm nữa đầy một trăm" uống vẫn rất tốt, và nói chuyện như thanh niên, nhưng lập trường vẫn như xưa, và khi uống không có ông ấy là mất vui, vì ông 10 năm học ở LX về Ra đa.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #382 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 06:46:00 pm »


1. Xe máy của CHDC Đức (Đông Đức) mang về VN ban đầu là Start rồi đến Star, Habit, cuối cùng, khoảng 1980 hoặc muộn hơn mới xuất hiện Mokic (dân ta hay gọi tắt là Kic), đều do 1 nhà máy sản xuất ra. Thời điểm bác kể, đoán là 1975, thì Kic còn chưa có trong bụng Mẹ.


     Không có xe nào là "Start" mà là "Spart" hai bác 6971 và ThaiMinhHung ạ !
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #383 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 08:44:23 pm »

(Tiếp theo)

... Từ Bắc vào, qua Đông Hà, quốc lộ 1 và đường sắt tách xa nhau, thành một vòng cung, để rồi lại gặp nhau tại cầu thị xã Quảng Trị. Hai cây cầu đường bộ và đường sắt nằm kề nhau, cách nhau chỉ vài chục mét. Cầu đường bộ mới bị đánh sập trong chiến dịch Quảng Trị, còn cầu đường sắt chắc là bị sập từ thời chống Pháp. Khi ở lớp binh địa d74, tôi quen vẽ cảnh đồ với nền phông phía sau là những rặng tre, rặng nào cũng giống rặng nào, cong cong, vồng vồng, chung cho cảnh trung du Ba Vì. Lần này, ở tâm cảnh là 2 cây cầu, một đầu rục xuống sông, một đầu gối lên bờ nam, còn phông cảnh phía sau nham nhở, đổ nát, nổi lên cao nhất là dãy xương nhà của trường Bồ Đề phía xa xa, không còn dáng dấp của một thân cây, cụm lá nào. Nét chì run rẩy, gẫy đứt, gập gục, dị dạng.


Xin được lật trở lại với đoạn viết của 6971 cách đây gần 1 năm. Số là thế này: Đầu tháng 11/1972, khi rúc trong bụi rậm bên bờ Bắc để quan sát và vẽ cảnh đồ 2 cây cầu đường sắt và đường bộ qua sông Thạch Hãn, nhìn sang thị xã Quảng Trị, chỉ thấy tan hoang, nát vụn, không nhà của, không cấy cối, duy nhất còn lại nhô lên nền trời là một khung nhà cao cao, khá dài, tất nhiên là cũng xác xơ, tơi tả. Anh em cựu binh bảo tôi: Đấy là nhà in, xưởng in hay nhà máy in gì đó.

Gần bốn chục năm sau, quay lại Quảng Trị, tôi cứ băn khoăn, liệu mình có nhớ nhầm không, hay cái xương nhà hồi ấy chính là Trường Bồ Đề, di tích đáng giá nhất còn giữ lại đến nay chứ không phải nhà in. Cũng cao cao, dài dài, cũng nham nhở, tả tơi. Nghĩ vậy nên trong Nhật ký viết lại, tôi viết là: "Xương nhà của trường Bồ Đề". 

Trưa nay, TTNL gọi điện nói với tôi một vài chuyện về Xê 20 những ngày hè 72. Tình cờ có thông tin của anh Thời, C phó, giờ đang sống ở Quảng Nam, nhắc lại cái xưởng in 4 tầng trong thị xã, nằm phía dưới nhà thờ La Vang. Thế thì đúng với trí nhớ của tôi.  

Các cựu binh thành cổ, có ai còn nhớ hay có thông tin, kỷ niệm gì thêm về cái xưởng in ấy không?      
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2011, 09:53:36 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #384 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2011, 09:30:30 pm »

Những nghịch lý của thời gian (3)

Tôi không biết ví chiếc xe đạp ngày xưa (những năm 6X) với tài sản gì bây giờ. Ipod-6, SH hay BMW? Chắc với các bác thành phố thì xe đạp là “chuyện vặt”, chứ với “trẻ con nhà quê” như tôi thì xe đạp là “trong mơ”. Nói thế chứ, tôi thấy các bạn Hà Nội (con em thuộc Bộ Giao Thông, Tổng Cục đường sắt và Bệnh viện Việt Đức) sơ tán về quê tôi cũng rất hiếm người có xe đạp, đi học cũng cuốc bộ nhòe.

Thầy tôi (tôi gọi bố là Thầy) có 1 chiếc xe giữ từ thời Pháp, nâng niu lắm. Như tôi đã kể, Thầy tôi treo xe lên mỗi khi đi đâu về, để đỡ hại xăm lốp, lại không sợ đổ.  Có hai sợi thừng mắc từ mãi tít trên kèo nhà xuống, dưới cùng là 2 cái móc sắt có bọc vải rách, một móc vào ghi-đông, một móc vào pọoc-ba-ga, xe treo đung đưa như đánh võng. Đấy là chiếc xe nam, hiệu Stecling (hay sterlinh).  Xe nam có cái gióng ngang rất tiện dụng. Khi đi dạy học, Thầy tôi mở đôi chiếc cặp da, rồi gập treo vào cái gióng này, rất gọn. Đôi khi tôi được theo Thầy tôi đến trường, thì cái gióng ấy là chiếc ghế, chỉ tội chiếc ghế chỉ như gióng mía gầy ấy ngồi một lúc là tê cứng cả 2 bên mông khẳng khiu, nên cứ phải day day mông liên tục. Một chi tiết nữa tôi còn nhớ được về chiếc stecling này là trên gióng đứng có 2 cái mấu nhọn, để Thầy tôi gác chiếc bơm tay. Về sau này, chẳng ai dại gì gác bơm tay vào gióng xe nữa, mất ngay. Chán thế.  

Thời ấy, nam đi xe nam, nữ đi xe nữ chứ không à uôm như bây giờ. Cả nam và nữ, khi lên xe không có kiểu ngồi sẵn lên yên rồi đạp đi như bây giờ. Nữ thì chân trái đưgs trụ, chân phải đặt lên pedan bên phải, rồi nhấc chân trái lên, chuyển chân phải làm trụ, vừa nhấn cho xe đi, vừa nhích mông lên yên. Nam thì ngược lại, đặt chân lên pedan bên trái, lấy chân này làm trụ, đứng lên cho xe lăn bánh, đồng thời gập người xuống quăng chân phải về phía sau sang bên pedan phải, nom giống như vận động viên nhảy cao làm động tác vượt xà. Động tác ngày gọi là nhảy pinhông (?), khá khó. Cũng chính vì động tác nhảy pinhông này mà người được đèo, không được ngồi trước lên poọc-ba-ga, nếu không sẽ bị ăn quả lên gối vào đầu.  

Xe đạp thời ấy phải có đăng ký, như là xe máy >50cc bây giờ. Tôi nhớ xe nhà tôi có số đăg ký AH044. Sau này, để cho phụ nữ trong nhà cũng có thể đi được, thầy tôi đã cho chuyển xe nam stecling thành xe nữ, đổi 1 gióng ngang thành 2 gióng chéo. Việc đổi giới tính xe cũng như việc sơn đổi màu xe khá phức tạp, phải làm đơn lên tận ty công an tỉnh, đi đi lại lại mất cả tháng.

Mặc dù nhà có xe, nhưng vì nhà đông người, toàn đối tượng ưu tiên, nên tôi không không được mon men. Năm cấp 3, tôi đi học cách nhà 12 cây số, cứ sáng sớm tinh mơ, khoảng 4 -5 giờ dậy, cuốc đến trường là vừa sáng, tan học gần trưa, lê về đến nhà là giữa chiều, đói mõm. Thèm xe đạp lắm. Có năm may mắn, tôi “liên kết” được với một người bạn cùng làng, bạn ấy có xe, nhận đèo tôi, bù lại tôi làm bài tập toán cho bạn ấy. Cũng có mấy tháng đầu năm lớp 10C được cô bé xinh xinh, hảo tâm lớp 8A cho đèo đến trường, được mấy buổi thì bị lộ, mẹ cô bé cấm cửa! Đi bộ đội về, học đến tận năm cuối, tôi mới được sở hữu 1 chiếc xe đạp Thống nhất đời đầu, nghe nói tuyp là của Pháp.

Có một thời hay xẩy ra tệ nạn mất nắp chuông. Vì thế lại phải sinh ra một cái đai, gọi là cái giữ nắp chuông. Khốn khổ! Xe đạp là cả một gia tài. Phải nâng niu, chăm sóc chu đáo. Lốp mòn thì đi đắp. Có khi đắp 1 lần, lại mòn, tanh vẫn tốt, đắp lần nữa. Tôi từng lụi hụi, tỷ mẩn cả ngày chủ nhật để đột từng mắt xích, lộn trong ra ngoài, đi thêm được vài tháng. Có những lần may mắn, chiếu cố tiêu chuẩn thương binh, tôi được mua khi thì 10 viên bi, khi thì 5 chiếc nan hoa.

Tôi có một kỷ niệm thú vị về xe đạp thời  đóng quân ở Quế Võ.  Khi ấy đơn vị vừa qua huấn luyện, lính chờ phân bổ đi các đơn vị, do vậy quản lý cũng có phần lỏng lẻo. Lính Hà hay trốn về Hà Nội, ít thì 1 ngày, liều thì 2-3 ngày. Tôi nhát gan nên chỉ dám mượn xe đạp bác chủ nhà, đạp ra Bắc Ninh chơi, sáng đi, tối về. Hôm ấy ham chơi, tối về hơi muộn. Chẳng may, khi về qua Phố Mới thì xe bị đứt xích.  Đường còn xa, tiền thì hết, dắt thì ốm. Thế mà rồi cái khó ló cái khôn, tôi cũng đã nghĩ ra một cách rất đơn giản để thoát nạn ngon lành. Có bác nào đoán được cách ấy không?  
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2011, 04:18:28 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #385 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 09:02:09 am »

Kính bác 6971 ạ :

     Xe đạp những năm 50, 60 của thế kỷ trước đối với dân thành phố là một tài sản lớn đấy; thậm chí có thể đổi được cả nhà ở. Tôi còn nhớ Gia đình tôi chỉ có một chiếc xe đạp có biển đăng ký CE 911 đã cũ khi cần tiền Bố tôi bán được 500đ ( khi đó căn nhà tôi ở mua chỉ có 300đ) săm lốp xe đạp, xích líp, thậm chí cả bi cũng phân phối và gắp thăm.

      Lúc đó Việt Nam mới lắp ráp được xe đạp Thống nhất , đùi đĩa của Pháp, mayơ của Đức, hoặc Tiệp, xích líp của Trung Quốc, khung xe thì túyp của Pháp... lúc đó chưa có những nhà máy SX phụ tùng xe đạp, sau này mới có NM bi xích, líp Đông Anh, Nồi trục, pêđan Đống Đa, vành Xuân Hòa ...
Khi tôi ra công tác là lúc bố tôi về hưu, ông cụ được " cung cấp" một cái xe đạp Thống Nhất nam giá 298đ ( mua được 2 chỉ vàng) tôi đã kẽo kẹt trên chiếc xe này hơn 15 năm, có những lúc xe hỏng xăm, lốp còn không đủ tiền để mua vì lương KS + phụ cấp được 73đ nhưng một chiếc lốp Sao vàng " lòng vàng" những 150đ; nhịn ăn hai tháng chưa mua nổi chiếc lốp xe đạp. Cho đến bây giờ tôi vẫn noí với các cán bộ trẻ CQ tôi , lương các cháu bây giờ một tháng có thể mua được 2-3 xe đạp, thậm chí 01 xe máy, còn các chú ngày xưa chỉ nằm mơ cũng không dám nghi đến một chiếc xe đạp tốt chứ đừng nói đến xe máy, hay ôtô./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #386 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 09:09:50 am »

Kính bác 6971 ạ :

     Xe đạp những năm 50, 60 của thế kỷ trước đối với dân thành phố là một tài sản lớn đấy; thậm chí có thể đổi được cả nhà ở. Tôi còn nhớ Gia đình tôi chỉ có một chiếc xe đạp có biển đăng ký CE 911 đã cũ khi cần tiền Bố tôi bán được 500đ ( khi đó căn nhà tôi ở mua chỉ có 300đ) săm lốp xe đạp, xích líp, thậm chí cả bi cũng phân phối và gắp thăm.

      Lúc đó Việt Nam mới lắp ráp được xe đạp Thống nhất , đùi đĩa của Pháp, mayơ của Đức, hoặc Tiệp, xích líp của Trung Quốc, khung xe thì túyp của Pháp... lúc đó chưa có những nhà máy SX phụ tùng xe đạp, sau này mới có NM bi xích, líp Đông Anh, Nồi trục, pêđan Đống Đa, vành Xuân Hòa ...
Khi tôi ra công tác là lúc bố tôi về hưu, ông cụ được " cung cấp" một cái xe đạp Thống Nhất nam giá 298đ ( mua được 2 chỉ vàng) tôi đã kẽo kẹt trên chiếc xe này hơn 15 năm, có những lúc xe hỏng xăm, lốp còn không đủ tiền để mua vì lương KS + phụ cấp được 73đ nhưng một chiếc lốp Sao vàng " lòng vàng" những 150đ; nhịn ăn hai tháng chưa mua nổi chiếc lốp xe đạp. Cho đến bây giờ tôi vẫn noí với các cán bộ trẻ CQ tôi , lương các cháu bây giờ một tháng có thể mua được 2-3 xe đạp, thậm chí 01 xe máy, còn các chú ngày xưa chỉ nằm mơ cũng không dám nghi đến một chiếc xe đạp tốt chứ đừng nói đến xe máy, hay ôtô./.

Cái xe đạp hồi ấy là cả một tài sảnt lớn. Bộ đội về đi học, lương chưa được 40 đ, có việc đi đâu toàn phải mượn xe đạp, thậm chí người yêu đón đi chơi vì mình có xe đâu. Mãi tới năm 1978 mới lắp được 1 cái xe (khung bà chị gái mang từ SG ra, còn phụ tùng mua bằng tiền giành giụm từ những dịp nghỉ hè đi vác nứa ở bờ sông Hồng và những việc chân tay khác... ) 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #387 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 03:51:16 pm »

     Đến những năm 80 của thế kỷ trước khi đó bắt đầu có xuất khẩu lao động tại các nước Đông Âu, một số chuyên gia đi làm thuê tại châu Phi, thì lúc đó ở HN bắt đầu có những chiếc xe đạp MIFA, ESKA,"  xe cuốc" của CCCP, xe máy nhật bãi, khi đó để mua được một chiếc xe đạp như vậy cũng không đơn giản, vì tính ra tiền cũng gần 2 chỉ vàng ( 100 USD khi đó hơn 2 chỉ). Tôi có Ông bố vợ đi làm chuyên gia y tế ở Angeri . Khi đó "gửi cứu tế" về 200 USD cho gia đình  mà phải gửi qua một người bạn mà hết sức tế nhị. Trong thư cụ viết  Bố gửi 200 viên thuốc bổ về để cho gia đình bồi dưỡng". cả nhà suy nghĩ mãi không hiểu là cái gì, đến nơi người bạn của ông cụ đưa cho 200 USD lúc đó mới biết là tiền Mỹ ( điện thoại lúc đó chỉ có cấp cục, vụ viện trở lên mới có). Sau khi cầm tiền thằng em vợ đi mua luôn được 2 cái xe MIFA  cho hai chị em; còn bao nhiêu nó tiêu hết, lúc đó xe đạp đó đến cơ quan, được để ở "khán đài A" để khỏi xước sát và ông em vợ dùng xe đạp đó để đi cưa các em, trông oai lắm.

       Về sau tôi cũng tiết kiệm mua được một cái xe MIFA bây giờ vẫn còn ảnh chụp lúc nào đưa lên mạng để các bác xem cái xe đạp  của tôi ( vì chú em ruột tôi buôn xe đạp nên cũng mua được rẻ)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Bảy, 2011, 08:23:57 am gửi bởi thaiminhhung » Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #388 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2011, 11:41:39 pm »

---
Cái xe đạp hồi ấy là cả một tài sảnt lớn. Bộ đội về đi học, lương chưa được 40 đ, có việc đi đâu toàn phải mượn xe đạp, thậm chí người yêu đón đi chơi vì mình có xe đâu. Mãi tới năm 1978 mới lắp được 1 cái xe (khung bà chị gái mang từ SG ra, còn phụ tùng mua bằng tiền giành giụm từ những dịp nghỉ hè đi vác nứa ở bờ sông Hồng và những việc chân tay khác... )
---

Thế mà có một đ/c, chiến hữu của tôi và cũng hay viết ở đây, đi chiếc fa-vô-rít của ông già đến nhà người yêu, để ngoài cửa sổ mải nói chuyện, bị kẻ trộm lấy mất. Khi ấy thật là một điều "khủng khiếp"!

Nhưng bù lại thì hai người ấy sau nên vợ nên chồng, không đi xe đạp nữa mà đi xe máy.
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #389 vào lúc: 01 Tháng Bảy, 2011, 10:02:00 am »

     Như đã hứa với các bác em khoe với các bác cái xe đạp của em, trên xe còn có thêm một cái ghế đỏ phía trước vì lúc đó con em còn nhỏ " sớm khuya bố còn phải đón đưa" ( ảnh chụp cách đây hơn 20 năm khi đó chụp bằng phim kodac em phải scan lại " công phu "lắm đấy)
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM