Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:48:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331359 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #370 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 03:15:21 pm »

Nếu ai đó kể rằng người xưa không mặc quần áo hay bất cứ đồ che thân nào, hay gần hơn nữa, thời ông bà mỗi người đàn ông có thể có vợ cả và 3-4 bà vợ lẽ, đến thời cha mẹ mới đây, đi xe đạp đi về phải treo lên cho đỡ hại xăm lốp, … chắc thấy khó tin. Sự thực dành dành, nhưng theo thời gian bỗng trở thành khó tin đối với thế hệ sau. Tệ hơn nữa, có khi con cháu chê bai, bịt mũi cười thế hệ tiên sinh. Chuyện truyền kiếp thế đấy. Xin khơi lại vài chuyện thực 100% của những năm 6X-7X chứ không quá xa xôi mà bây giờ con cháu đã cho là bịa, là khó tin hay nặng nữa thì là “dở hơi”.

Những nghịch lý của thời gian

Không biết trước nữa, thời ông bà, cha mẹ thì thế nào, chứ đến những năm 6X-7X thì Lý lịch là lá số tử vi thiêng liêng nhất. Đã có sao Địa chủ - Tư sản – Đi Nam Năm Tư trong cung Thân, cung Mệnh thì khỏi phải ngo ngoe, cứ yên phận thân cày vai bừa đến hết kiếp.

Tôi không biết ở thành phố thì khai thành phần gia đình là những gì, thành phần nào được xem là tốt nhất: công nhân, tiểu thương, …  hay có những thành phần gì nữa, chứ ở thôn quê như tôi thì bần nông, cố nông là những sao sạch, đẹp nhất trong “lá số lý lịch”. Nhưng bần nông, cố nông thì con cái học cao để đến mức phải soi đến lý lịch thường không nhiều. Con sãi lại làm sãi thì có chuyện gì mà bàn nữa! Phần lớn bạn bè trang lứa đi học đến hết cấp III có được cái chiện Trung nông là thấy thanh thản, nhẹ nhõm.

Tôi trải thời thơ ấu ở một ngôi làng nhỏ, trung du. Một làng nhỏ mà cũng gần đủ cung bậc của thành phần, lý lịch. Địa chủ và Đi nam năm 54 có đến vài đứa, chỉ không có ai dính con Tư sản. Ngoài những “sao xấu” điển hình kể trên, tôi còn gặp mấy trường hợp bạn bè bị những sao oái oăm khác chiếu cho đến khốn khổ. Một người mắc tội bố mẹ kiên quyết không vào hợp tác xã, cứ kiên cường trâu riêng, ruộng riêng. Người này là em họ tôi, khôn hồn hết lớp 7 rẽ ngang, lo lấy chồng, đẻ con. Hai người khác (chết rồi) có ông anh làm cán bộ xã, được cử sang Đông Đức học, chẳng rõ thế nào lại lạc sang Tây Đức. Thế là chỉ còn con đường ước ao duy nhất để ra khỏi làng quê là Đi bộ đội. Một người bạn khác có bố mẹ là viên chức hẳn hoi, nhưng thấy gọi là "viên chức lưu dung", cũng oải. Theo nghĩa hán việt, lưu dung là giữ lại để dùng, chắc ngày xưa là viên chức thời Pháp thuộc.  
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2011, 03:22:11 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #371 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 06:55:52 pm »

Nếu ai đó kể rằng người xưa không mặc quần áo hay bất cứ đồ che thân nào, hay gần hơn nữa, thời ông bà mỗi người đàn ông có thể có vợ cả và 3-4 bà vợ lẽ, đến thời cha mẹ mới đây, đi xe đạp đi về phải treo lên cho đỡ hại xăm lốp, … chắc thấy khó tin. Sự thực dành dành, nhưng theo thời gian bỗng trở thành khó tin đối với thế hệ sau. Tệ hơn nữa, có khi con cháu chê bai, bịt mũi cười thế hệ tiên sinh. Chuyện truyền kiếp thế đấy. Xin khơi lại vài chuyện thực 100% của những năm 6X-7X chứ không quá xa xôi mà bây giờ con cháu đã cho là bịa, là khó tin hay nặng nữa thì là “dở hơi”.

Những nghịch lý của thời gian

Không biết trước nữa, thời ông bà, cha mẹ thì thế nào, chứ đến những năm 6X-7X thì Lý lịch là lá số tử vi thiêng liêng nhất. Đã có sao Địa chủ - Tư sản – Đi Nam Năm Tư trong cung Thân, cung Mệnh thì khỏi phải ngo ngoe, cứ yên phận thân cày vai bừa đến hết kiếp.

Tôi không biết ở thành phố thì khai thành phần gia đình là những gì, thành phần nào được xem là tốt nhất: công nhân, tiểu thương, …  hay có những thành phần gì nữa, chứ ở thôn quê như tôi thì bần nông, cố nông là những sao sạch, đẹp nhất trong “lá số lý lịch”. Nhưng bần nông, cố nông thì con cái học cao để đến mức phải soi đến lý lịch thường không nhiều. Con sãi lại làm sãi thì có chuyện gì mà bàn nữa! Phần lớn bạn bè trang lứa đi học đến hết cấp III có được cái chiện Trung nông là thấy thanh thản, nhẹ nhõm.

Tôi trải thời thơ ấu ở một ngôi làng nhỏ, trung du. Một làng nhỏ mà cũng gần đủ cung bậc của thành phần, lý lịch. Địa chủ và Đi nam năm 54 có đến vài đứa, chỉ không có ai dính con Tư sản. Ngoài những “sao xấu” điển hình kể trên, tôi còn gặp mấy trường hợp bạn bè bị những sao oái oăm khác chiếu cho đến khốn khổ. Một người mắc tội bố mẹ kiên quyết không vào hợp tác xã, cứ kiên cường trâu riêng, ruộng riêng. Người này là em họ tôi, khôn hồn hết lớp 7 rẽ ngang, lo lấy chồng, đẻ con. Hai người khác (chết rồi) có ông anh làm cán bộ xã, được cử sang Đông Đức học, chẳng rõ thế nào lại lạc sang Tây Đức. Thế là chỉ còn con đường ước ao duy nhất để ra khỏi làng quê là Đi bộ đội. Một người bạn khác có bố mẹ là viên chức hẳn hoi, nhưng thấy gọi là "viên chức lưu dung", cũng oải. Theo nghĩa hán việt, lưu dung là giữ lại để dùng, chắc ngày xưa là viên chức thời Pháp thuộc.  

Ỏ thành phố cái thành phần theo quy định lúc bấy giờ là TS, tiểu tư sản, công nhân và dân nghèo thành thị. Nhưng để hiểu cái từ tạch tè sè không phải đã hiểu hết nhưng những người làm công tác tổ chức cố tình hiểu sai đó là bọn tư sản bé. Họ không hiểu hay cố tình không hiểu đó là 1 lớp người rất rộng: những trí thức, công chức, viên chức làm công ăn lương (thực ra cũng là làm thuê) có (hoặc không) một chút tài sản để duy trì cuộc sống, những người buôn bán nhỏ. Còn dân nghèo thành thị là những người làm thuê, làm mướn công việc bấp bênh, không ổn định.

Lớp lãnh đạo tiền bối của CMVN hầu hết là xuất thân từ lớp người TTS, họ có kiến thức, được tôi luyện và mang tư tưởng của g/c CN, đặt quyền lợi của g/c sau quyền lợi của dân tộc. Chính vì thế họ mới thành công trong sự nghiệp giải phóng. Những lúc khó khăn nhất lại là lúc các g/c trong xã hội đều đặt quyền lợi của dân tộc, của đất nước lên trên hết. Người lãnh đạo lúc đó đã phát huy được ý chí của cả 1 dân tộc. "Dụng nhân như dụng mộc" câu châm ngôn đó muôn đời có bao giờ sai.

Ông cụ thân sinh ra tôi xuất thân từ tầng lớp TTS, công chức của Tây ngày xưa. Ông đã từng là Chánh thư ký Tòa sứ Lạng Sơn. CM tháng 8 thành công, ông cũng như bao trí thức bấy giờ hồ hởi đón cuộc sống mới. Ông và gia đình tôi đã từ bỏ tài sản để tham gia KC. Ông là đảng viên Đản LĐVN từ năm 1946. Là lớp người đầu tiên của ngành giáo dục CM, ông say mê công việc và không 1 chút lợi riêng tư. Năm 1960, khi chính sách quản lý nhà đất ban hành, mặc dù khu nhà mà gia đình tôi đang ở là tài sản của các cụ để lại nhưng chỉ nhận đủ phần ở cho gia đình (chưa đầy 40 m2), phần lớn diện tích còn lại do nhà nước quản lý.

Mấy chục năm sau khi anh chị em tôi trưởng thành, nhu cầu ở rất bí bách có đặt vấn đề với cha tôi xin lại nhưng ông chỉ nói rằng nhiều thứ quý giá hơn thế còn chẳng tiếc. Lớp người như cha tôi đáng quý vô cùng, họ luôn đặt cái danh (dự) và nghĩa tình lên hàng đầu. Tiền bạc, danh vọng, quyền lực chỉ là của phù vân mà thôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #372 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2011, 08:20:12 pm »

Hai bác 6971 &LXT cứ nói chuyện "ngày xưa".em cũng xin góp vui một câu chuyện" Ngày xưa"
Khi đó học giảng văn Thầy giáo dậy văn là Thầy TRần Kiêm ( người dịch tác phẩm AIVANHÔ) khi bình luận Bài Ca Xuân 61 Bác Tố Hữu viết:
       .." Trái tim Anh đó rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
         Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều
         Phần cho thơ và phần để em yêu
          Em nói đùa thế cũng nhiều Anh nhỉ"...
Thầy nói đó là "lãng mạn cách mạng"
Nhưng ngày nay nó có những thực tế của Kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước XHCN
Lớp thanh niên chưa có gia đình ( là những đứa tử tế) nói :
.." Tiền lương Anh đó rất chân thật chia ba phần tươi đỏ
     Anh dành riêng đưa mẹ một phần
     Phần cho em ,phần nhiều để anh tiêu"..
Còn đối với CCB chúng ta thì phải làm khác:
..." Tiền lương Anh đó rất chân thật chia nhiều phần tươi đỏ
     Anh dành riêng cho vợ "phần nhiều"
     Phần cho con, và phần để anh tiêu
     PHẦN CHIẾN HỮU LÀ PHẦN PHẢI CÓ
     Còn một phần để đó tính sau".
 Hai bác thấy thế nào ạ ? Cho biết ý kiến
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #373 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 10:02:09 pm »

Những nghịch lý của thời gian (2)

Tôi còn giữ được tờ: Giấy báo nhập ngũ, đánh máy trên tờ giấy rất đen, trường ĐHTH gửi cho gia đình, trong đó ghi “Anh ……trong đợt tuyển quân vừa qua đã trúng tuyển và lên đường nhập ngũ vào ngày 6 tháng 9 năm 1971”. Như vậy thì việc nhập ngũ nghe có vẻ nhẹ nhàng, tự nhiên, vinh dự.

Dù vậy, hình như ngay từ thời ấy cũng đã có cụm từ “nghĩa vụ quân sự”, nghe hơi nặng nề, bắt buộc. Tất nhiên, bình thường ít ai muốn xông ra nơi bom đạn, sống chết, nhưng “kẻ thù buộc ta ôm cây súng”.
Tôi có nghe kể có những người tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nhưng ngược lại cũng nghe kể có những người tình nguyện, năn nỉ, khai man tuổi, giấu bệnh, viết thư bằng máu để xin đi bộ đội. Chỉ có điều 2 “thái cực” ngược chiều nhau ấy không phải là phổ biến, chỉ là số ít, còn phần lớn, trong đó có tôi, “tổ quốc gọi là đi”. 

Cái số ít nói tới ở trên, tôi chỉ nghe kể, và tin là có, chứ chưa thực mắt thấy lần nào. Chỉ có 1 trường hợp mà tôi biết và kể dưới đây, về một người bạn tôi, nhưng không biết có thể xếp vào cái số ít nói trên không.

Bạn ấy là con trai cả của một cán bộ cao cấp. Thời phổ thông, bạn ấy theo học trường Trỗi, nơi phần lớn là con em các cán bộ miền Nam và cán bộ cao cấp. Bạn ấy cũng như tôi: “trong đợt tuyển quân vừa qua đã trúng tuyển và lên đường nhập ngũ vào ngày 6 tháng 9 năm 1971”, mặc dù người cha thừa sức can thiệp. Bạn ấy cũng đi cùng chúng tôi vào Quảng Trị 72, nơi vào dễ ra khó, chứ không mặc áo lính rồi ẩn vào một “hầm trú ẩn” an toàn nào đó nơi hậu phương. Năm 73, khi Quảng Trị còn đang nóng bỏng, người cha tiện đường công tác đã ghé comangca vào thăm con ngay tại chiến hào, cách địch vài cây số để động viên con. Cuối 74 tôi trút áo lính, chứ bạn ấy còn vào sinh ra tử nhiều lần, tuốt tuột từ Quảng Trị cho đến tận Sài gòn. 
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #374 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 10:19:27 pm »

     Mặc dù người cha thừa sức can thiệp. Bạn ấy cũng đi cùng chúng tôi vào Quảng Trị 72.

     6971 kể chuyện thằng bạn đó thì tôi cũng biết. Nó kể với tôi như thế này: Nó bảo nó cũng đi bình thường, khi xuất ngũ bố nó mới nói với nó là, trước khi nó đi, ông bí thư đảng ủy nhà trường (Tuấn) đến nhà nó hỏi xem có cho nó đi bộ đội không. Bố nó bảo cứ cho nó đi. Rồi hai cụ nói chuyện với nhau, chuyện thời đánh Pháp. Sau khi thấy bố kể như vậy, nó bảo "bình thường !".

     Tôi lại biết một câu chuyện khác, cũng có bố có thể can thiệp được nhưng mà ông cứ để nó đi. Bây giờ nó vẫn còn oán cụ đã đẩy nó vào nơi ác liệt. 

    "Muôn mặt đời thường" mà !
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #375 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2011, 10:34:15 pm »

Những nghịch lý của thời gian (2)

Tôi còn giữ được tờ: Giấy báo nhập ngũ, đánh máy trên tờ giấy rất đen, trường ĐHTH gửi cho gia đình, trong đó ghi “Anh ……trong đợt tuyển quân vừa qua đã trúng tuyển và lên đường nhập ngũ vào ngày 6 tháng 9 năm 1971”. Như vậy thì việc nhập ngũ nghe có vẻ nhẹ nhàng, tự nhiên, vinh dự.



@6971 : 1 vài hôm tới ta scan rồi post cái "Giấy báo vinh dự tòng quân" của Tỉnh đoàn và " Giấy báo nhập ngũ" của UBND huyện lên coi cho vui bác ?
Logged
nguyenhuuluanc17
Thành viên
*
Bài viết: 312


« Trả lời #376 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 12:20:32 am »

Những nghịch lý của thời gian 

Tôi có nghe kể có những người tìm mọi cách để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, nhưng ngược lại cũng nghe kể có những người tình nguyện, năn nỉ, khai man tuổi, giấu bệnh, viết thư bằng máu để xin đi bộ đội. Chỉ có điều 2 “thái cực” ngược chiều nhau ấy không phải là phổ biến, chỉ là số ít, còn phần lớn, trong đó có tôi, “tổ quốc gọi là đi”. 

   Tôi thì muốn thêm bắt đầu từ tiêu đề : NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỜI GIAN VỚI NGHỊCH LÝ BỞI SỐ MỆNH
 
Năm Hà nội đang bị ném bom, tôi theo cơ quan bố tôi sơ tán lên vùng bãi sông Cà lồ - huyện Yên lạc.
Nhà chúng tôi đươc bố trí ở nhà dân, chủ nhà là một ông già,  có người con trai duy nhất,  đã có vợ và 3 con.
Chú ấy chăm chỉ -lo công việc, được tín nhiệm là đội trưởng sản xuất trong hợp tác xã. Qua câu chuyện mà ông chủ nhà kể tôi biết thêm là ngày trước Ông đi buôn bè, sống cũng giang hồ và có một ít của nên bị gán "thành phần" vì thế mà chú ấy dù có cố gắng nhưng không được kết nạp Đảng. Nếu chỉ thế thì  cũng không ảnh hưởng gì  cho dù cho lúc đó  chiến tranh, khó khăn thì vẫn còn gắng được. Một lần chú ấy phê bình cán bộ HTX ( chú ấy thẳng tính),  cuộc hop căng thẳng đến khuya.
 Bẵng đi tháng sau, đi học về tôi thấy ông cụ ngồi suy tư, hút thuốc lào nhiều. Hỏi thì được biết chú " bị " goi đi bộ đội  ( đi nghĩa vụ như ta đấy). Bố tôi ngồi cả đêm tâm sự với ông cụ và chú ấy, thấy chú ấy chỉ thở dài còn ông cụ thì lo 5 miệng ăn dựa vào  lao động chính ấy giờ thì phải làm sao? Tôi  cứ nghĩ vẩn vơ "  Còn thanh niên Sao lại gọi  ông có 3 con vào bộ đội cho khổ cả nhà "? - chưa hiểu được ông già chú đã bị thành kiến nay chú giám phê bình lãnh đạo thì " đáng ghét" - cho đi bộ đội. Tôi cảm thấy thương thương
 Chú ấy đi, tôi cũng chuyển theo cơ quan bố tôi sang Hà tây. Một năm sau,  có người qua thăm Yên lạc về kể lại cho bố tôi, chú ấy đi chiến trường được 6 tháng thì hy sinh - đã có giấy báo tử. Chú ấy  không muốn đi lính và cũng không muốn là liệt sỹ - nhưng được cả hai- Rõ là nghịch lý
 So với các Bác thì " Chú ấy "  hơn  Huh, có cả hai loại giấy_ giấy gọi đi và giấy báo về - Shocked.
 May là các Bác mới có 1 loại giấy nên  khoe với nhau  ghê nhỉ? Huh Grin. Và tôi cũng thế Wink
Logged
thaiminhhung
Thành viên
*
Bài viết: 760


CHÀO NHÉ MÁI TRƯỜNG ƠI !


« Trả lời #377 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 10:29:27 am »

Tôi xin góp một câu chuyện về chuyên đề này :

          Khi nằm an dưỡng ở Đoàn 869 mặc dù là thương binh nhưng đơn vị thấy anh em nhàn quá, bèn tìm kiếm " công ăn việc làm" cho anh em lúc đó bộ đội  thương binh làm được cái gì? Và họ quyết định sản xuất gạch, và huy động anh em ra làm gạch, mặc dù vất vả nhưng với tinh thần của Đảng viên và Đoàn viên nên anh em vẫn làm. Nhưng có hôm anh em đang làm thì một số dân chúng đi qua bảo rằng :" đây là bọn đảo ngũ, "B quay" đang cải tạo lao động . Anh em tức quá bảo không làm nữa và vào báo cáo chỉ huy, :' Các Thủ trưởng bắt chúng tôi đóng gạch, dân bảo chúng tôi là bọn đảo ngũ, B quay ảnh hưởng đến danh dự của đơn vị và cá nhân chúng tôi, chúng tôi không làm nữa".

       Sau thời gian đó chúng tôi lần lượt ra quân, người trở về trường tiếp tục học tập, người về cơ quan cũ... riêng mình tôi được thủ trưởng gọi lên bảo: "Có đợt đi học nghề ở bên Đức cậu có đi không". Đây là một đòn cân não đối với tôi lúc đó, tôi nói :" Báo cáo thủ trưởng cho em về suy nghĩ đã ".Sau đó tôi về tham khảo ý kiến anh em trong đơn vị và họ cho ý kiến :" Nếu mày làm ở VN đến đời nào mày mua được cái xe đạp Diamant và cái xe máy mokic"; về hỏi bố mẹ thì bố mẹ bảo tùy con quyết định Hỏi bạn bè thì bảo mày đang học đại học thì tội gì đi học nghề để về làm công nhân à. Sau một tuần suy nghĩ ( khi đi bộ đội vào đến chiến trường QT ác liệt như vậy mà nhiều đêm nằm mơ thấy mình đang trở về trường học, thế thì mình phải QĐ về trường thôi; mặc dù lúc đó trường DHXD đang đóng tận trên Hương Canh, Bình Xuyên Vĩnh Phú) và báo cáo các thủ trưởng cho em về cơ quan cũ là trường DHXD tiếp tục học. Bây giờ nghĩ lại mình đã quyết định đúng có như vậy hôm nay mới ngồi đây tán chuyện được với các bác chứ./.
Logged

Bừng bừng cháy, lửa nhiệt tình đầy niềm tin mơ ước bao la
Ta về đây vui ca vang, bài ca đi dựng xây nước nhà....
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #378 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 11:15:22 am »

Tôi cũng trao đổi thêm các bác về Những nghịch lý của thời gian hay Thân phận của con người hoặc Sự chớ trêu của số phận cũng đều được.

Ông bố chồng bà chị gái tôi gốc người Hà Tĩnh, ông cụ thân sinh là quan thượng thư trong triều đình Huế, gia sản chỉ cơ ngơi nhà cửa, vườn tược ở quê. Ông bố chồng bà chị gái tôi là lớp người thành lập nên nhóm Tâm Tâm Xã những năm 20 của thế kỷ trước. Ông cũng là lớp người làm nên Xô-viết Nghệ Tĩnh năm 1930, rồi làm Chủ tịch đầu tiên của Hà Tĩnh sau CM tháng 8. Khi thành lập Ngân hàng nhà nước năm 1951, ông được vời ra Việt Bắc làm Chánh văn phòng. Ông có kể lại trong thời kỳ XVNT tại 1 số làng quê có xuất hiện những nhóm người cùng quẫn vì nghèo đói đã tụ tập nhau lại để cướp bóc (nhưng không phải là lấy của người giầu chia cho người nghèo). Ông thay mặt chính quyền XV lúc ấy có giáo dục, răn đe họ để làm ăn lương thiện. Không ngờ hơn 20 năm sau khi cải cách ruộng đất một số người này lại là các bần cố nông cốt cán của CM. Họ dùng áp lực của Đội CCRĐ triệu hồi ông từ Việt Bắc về để đấu tố. Ông không có ruộng đất để cho thuê nên không thể quy là địa chủ được, họ đành quy kết ông là Quốc dân đảng. Thấy bặt tin ông, ông NLB (lúc đó là TGD NHNN VN) cho người về cứu ông ra. Tôi đã được ông cho xem tấm ảnh chụp sau khi được cứu và bảo:miềng bị đánh gãy răng, cho nên phải nhe răng để chụp ảnh làm kỷ niệm. Quả là ông già có đầy sự hóm hỉnh và thâm thúy của người xứ Nghệ Undecided Undecided Undecided  
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #379 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2011, 11:19:53 am »

... " đây là bọn đảo ngũ, "B quay" đang cải tạo lao động ...
..." Nếu mày làm ở VN đến đời nào mày mua được cái xe đạp Diamant và cái xe máy mokic";
...Bây giờ nghĩ lại mình đã quyết định đúng có như vậy hôm nay mới ngồi đây tán chuyện được với các bác chứ./.

Chuyện của bác Thaiminhhung thực sự là một nghịch lý thú vị. Nhưng xin được "cãi" với bác 2 điều:

1. Xe máy của CHDC Đức (Đông Đức) mang về VN ban đầu là Start rồi đến Star, Habit, cuối cùng, khoảng 1980 hoặc muộn hơn mới xuất hiện Mokic (dân ta hay gọi tắt là Kic), đều do 1 nhà máy sản xuất ra. Thời điểm bác kể, đoán là 1975, thì Kic còn chưa có trong bụng Mẹ.

2. Tất nhiên, ngày xưa bác quyết định thế này mà không là thế kia thì hôm nay cuộc đời sẽ thế này chứ không là thế kia. Đúng hay sai là do mình cảm nhận. Nhưng nếu không là thế này mà là thế kia thì bây giờ bác vẫn là CCB, vẫn là bạn của Mõ LXT, ... và bọn tôi, vẫn có thể ngồi tán dóc được chứ, có khi lại tán nhiều hơn, hăng hơn nữa ấy chứ, sao lại bảo là Không.  
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM