Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:23:47 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331698 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #330 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2011, 11:31:55 pm »

Những chuyện ngày xưa

Chuyện kể dưới đây là vào khoảng năm Sáu Tám, tức là đã hơn 40 năm rồi. Gọi là xưa sợ hơi non. Một vùng ký ức đã nham nhở bỗng lờ mờ hiện về khi đọc mấy tin tức ồn ào về Biển Đông. 

Khi ấy tôi đang học đầu cấp III. Miền Nam lúc đó đang hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, hết chiến thắng này đến chiến thắng khác: Ấp Bắc, Núi Thành, Gian-xơn-si-ty, ... Chịu không nhớ nổi thứ tự. Năm ấy còn có Mậu Thân, tưởng như suýt Giải phóng. Sở dĩ không còn đọng lại rành rẽ chiến sự miền Nam khi ấy, phần vì đang là trẻ con, sau nữa là vì khi ấy chiến tranh đánh phá ở miền Bắc cũng ác liệt, trực tiếp chứng kiến, nên dễ nhớ hơn.

Năm ấy có một đơn vị GPQ Trung quốc đến đóng ở quê tôi. Chỉ khoảng hơn một trung đội. Họ không ở trong dân mà ở mấy khu nhà vốn là công sở cấp huyện, nhưng cơ quan đã sơ tán. Một nhóm ở khu nhà vốn của là cửa hàng Thực phẩm huyện, một nhóm khác ở khu nhà của bệnh xá huyện. Ai nấy đều luôn cầm trên tay hay đút túi ngực những chiếc sổ bìa nilon màu đỏ, đủ các kích cỡ, dày mỏng khác nhau, có ảnh Mao Chủ Tịch và rất nhiều chữ TQ, gọi là Mao Tuyển, còn trên ngực áo đeo huy hiệu rất to, có hình nổi của Mao Chủ Tịch, cũng đỏ rực.

Tình cờ năm ấy tôi học Trung Văn. Vốn tiếng Tàu chưa phong phú, nhưng cũng đủ để lân la làm quen với Bát Lộ Quân, vừa vì trăm thứ tò mò, vừa để xin Mao Tuyển và huy hiệu Mao chủ tịch. Huy hiệu thì để chơi, còn Mao tuyển thì bóc lấy bìa nilon làm ví chứ đâu có đọc được. Một tò mò nữa là: người ta truyền nhau rằng quân TQ giết lợn chỉ ăn thịt, lòng gan đem chôn. Tôi lẽo đẽo theo họ cả tuần để do thám nhưng không sơ múi được gì. Chiều nào tôi cũng đứng chầu rìa xem anh nuôi Tàu cán bánh gối để có dịp ti toe mấy câu lơ lớ Tàu.

Bộ phận quân TQ đóng ở làng tôi không nhiều, lại chẳng thấy tập tành hay làm gì, chỉ thấy họp hành và quanh mấy bữa ăn. Nhưng cách làng tôi không xa là 2 đơn vị đông hơn. Có vẻ như bộ phận chỉ huy đóng ở làng tôi, còn 2 đơn vị "chiến đấu" thì đóng ở 2 xã bên cạnh.

Đơn vị ở Sơn Lôi, cách làng tôi khoảng 6-7km, đóng quân trên đồi. Họ thành lập một trận địa pháo phòng không, nhưng cũng chỉ có mấy khẩu 12 ly 7 thôi, chịu trách nhiệm bảo vệ cầu đường sắt Thịnh Kỷ. Mỗi lần có máy bay Mỹ bay qua, dù không nhăm nhe gì cầu Thịnh Kỷ thì họ cũng bắn như điên. Hồi ấy bọn tôi thán phục lắm. Chẳng biết có trúng chiếc nào không. Có trúng thì cũng tính cho thành tích dân quân Sơn Lôi. Và rồi một lần nào đó cây cầu Thịnh Kỷ cũng vẫn bị bom Mỹ đánh sập, chẳng biết quân TQ có bị thương vong gì không. Cầu đổ, những người lính TQ quay ra giúp ta làm một đoạn đường sắt "tăng-bo", chạy vòng xuống cánh đồng, bắc một cây cầu tạm.

Đơn vị TQ khác đóng ở Hương Sơn, cũng cách xã tôi 6-7km. Họ đóng quân trong sườn núi Trống, tách biệt hẳn khỏi dân, quân dân ta không được bén mảng. Thấy họ đào sâu vào lòng núi. Sự úp mở ấy dấy lên nhiều tin đồn rất khác nhau: Họ đào hầm chứa vũ khí, chứa máy bay, chứa xe tăng, hay họ đào kho báu giấu từ thời Triệu Đà, hay họ khai thác vàng trong lòng núi mang về nước, ... Bây giờ căn hầm ấy thuộc trang trại của một người bạn tôi. Nó bị bỏ không. Tôi vào xem thấy đó là một căn hầm rất to, đổ thành bê tông chắc chắn, đủ chứa quân cho cả một trung đoàn. Cũng vẫn chưa rõ căn hầm để làm gì.         
 
Logged

Nhật ký Viết lại
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #331 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 12:06:19 am »

Chào bạn 6971, chuyện ngày xưa của bạn gợi cho tôi nhớ hồi ấy tôi cũng đang học cấp 3, cũng học Trung văn, gần quê tôi cũng có bộ đội TQ họ làm đường xá giup mình gì đó ở mạn Miếu Môn gần Xuân Mai ( nay thuộc Hà Nội), cũng nghe nói họ cũng khoét hầm trong núi đá, tìm vàng hay kho báu gì đó hay mục đích gì bí hiểm, cứ nghe dân nói truyền miệng vậy.

Trong NKVL bạn có nói d10 ở phố Thắng, tôi ngờ ngợ không phải vậy. Phố Thắng ở mãi trên huyện Hiệp Hòa cơ mà. Vì D10 gom ae 6971 còn lại chờ đợi ở gần Quán Rãnh, huyện Việt Yên. Hay là có 2 D chờ đợi ? Bạn có nhắc đến Sông Thương. Có phải bạn nhớ đến thời gian Xê 20 ở xóm cạnh Sông Thương không, bếp ăn Xê ở sân kho hợp tác. Bạn còn nhớ xóm đó tên gì không ? -Xóm Song Phượng ?
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2011, 12:12:07 am gửi bởi TANVINHprc25 » Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #332 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 12:41:09 am »

Trong NKVL bạn có nói d10 ở phố Thắng, tôi ngờ ngợ không phải vậy. Phố Thắng ở mãi trên huyện Hiệp Hòa cơ mà. Vì D10 gom ae 6971 còn lại chờ đợi ở gần Quán Rãnh, huyện Việt Yên. Hay là có 2 D chờ đợi ? Bạn có nhắc đến Sông Thương. Có phải bạn nhớ đến thời gian Xê 20 ở xóm cạnh Sông Thương không, bếp ăn Xê ở sân kho hợp tác. Bạn còn nhớ xóm đó tên gì không ? -Xóm Song Phượng ?

     Bác 6971 lúc nào cũng có tôi đi theo ở bên cạnh. Chính xác D10 ở quán Rãnh. Nhưng anh em cũng thường đi chơi ngược lên phố Thắng và xuôi xuống phố Tràng. Bác TANVINHprc25 chuyên lên đài ở cao điểm 58 Tân Vĩnh để nghe trộm. Hôm nay mới thấy bác xuống núi chơi với anh em. Bác kể nhiều chuyện vào nhé, nhất là chuyện nghe trộm. Anh em ngóng lắm !
Logged

TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #333 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 01:52:14 am »

TTNL, 6971 : Bọ biết các chú kể chuyện ngày xưa nhưng bọ mần thinh theo dõi đấy ! Dạo này bọ nảy nòi hay lọ mọ lang thang, hay thúc khuya lướt mạng nên có thóc mách gì 2 chú đừng ném đá nhé.

          6971 kể có dạo được làm chuyên gia về tù binh lam tôi nhớ tới 3 chuyện liên quan tới tù binh.

Chuyện 1, xảy ra ở Quảng Trị :
           Ngày ấy làm lính thối tai chai đít nên ngoài việc chuyên môn cũng bị thối tai với các chuyên linh tinh của đối tác bên VNCH, có lần nghe được 2 thằng chúng nó hết việc, khuya rồi nên chúng nó lang thang nói chuyên tào lao cho khuây khỏa. Một thằng kể cho thằng kia nghe:
" Có đơn vị bộ đội Việt Cộng đóng quân trong rừng, bếp ăn đặt gần suối. Anh nuôi làm nhiệm vụ nấu ăn rất chăm chỉ  hàng ngày. Một thời  gian anh thấy buồn chán vì thấy đồng đội được ra trận chiến đấu lập công còn anh thì chỉ quanh quẩn với nồi niêu và con suối. Anh trình bày nguyên vọng được ra trận và hứa quyết tâm diệt được nhiều địch và bắt được cả tù binh. Cán bộ động viên anh tiếp tục làm anh nuôi ít  ngày nữa, sắp tới có thay quân sẽ giải quyết nguyện vọng của anh. Anh phấn khởi lắm. Bỗng một hôm, mọi người trên khu vực bếp ăn nghe tiếng anh vọng lên rất to từ dưới suối:
- Các đồng chí ơi, tôi bắt được tù binh, bắt được tham báo địch.
+ Giải nó lên đây.
- Tôi giải nó không đi mà chúng nó còn đang lôi tôi đi, các đồng chí ơơiii
+......

Chuyên 2, xảy ra ở Đà Nẵng và chuyện 3 xảy ra ở Long Khánh Bà Ria kể sau nhé.

 
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #334 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 10:00:18 am »

  Hớ hớ! Phàm cái gì mà vụng trộm thì đều khoái cả. Em thích nghe lắm. Bác mau kể tiếp đi.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #335 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 10:48:01 am »


Trong NKVL bạn có nói d10 ở phố Thắng, tôi ngờ ngợ không phải vậy. Phố Thắng ở mãi trên huyện Hiệp Hòa cơ mà. Vì D10 gom ae 6971 còn lại chờ đợi ở gần Quán Rãnh, huyện Việt Yên. Hay là có 2 D chờ đợi ? Bạn có nhắc đến Sông Thương. Có phải bạn nhớ đến thời gian Xê 20 ở xóm cạnh Sông Thương không, bếp ăn Xê ở sân kho hợp tác. Bạn còn nhớ xóm đó tên gì không ? -Xóm Song Phượng ?


Chào bác Ba Vinh,

Trước nhất, cám ơn bác đã đọc NKVL để dịu dàng thì chia sẻ, nặng lời thì tranh cãi.

Thực ra 6971 viết NKVL từ 2006. Khi đó nhớ mang máng là D10 ở phố Thắng. Sau rồi nhớ lại thấy đúng ra là phố Tràng. Nhưng trí nhớ của TTNL mới là chính xác: Quán Rãnh. Vừa rồi (9/2010), nhân việc tìm quê Đại trưởng Hiền, quê ở Hiệp Hòa, mới tình cờ quay lại đúng vùng Thắng - Tràng - Rãnh. Hóa ra cũng có lý cả. QL 37 (có thể chỉ là tỉnh lộ), một đầu cắt QL 1, đầu kia cắt QL3, chạy xuyên 2 huyện Việt Yên và Hiệp Hòa. Từ phía QL1, cách khoảng 3km là Quán Rãnh. Tiếp khoảng 2-3 km là phố Tràng. Tiếp 4-5km nữa là phố Thắng.

Còn cái làng bên bờ sông Thương, theo NK của 6971 thì chỉ thấy ghi là Xóm Đồng, xóm Bùi, nơi B3 đóng quân. Có thể là các xóm của làng Song Phượng chăng? Chỉ nhớ, xóm ấy rất nhiều nhà họ Thân. Vẫn rất nhớ những bữa ăn ở sân kho Hợp tác. Và buổi chia thịt lợn ồn ào, măng miến hối hả ngay trước tết ở sân kho để hôm sau kéo quân vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh. 
Logged

Nhật ký Viết lại
hoangson1960
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 476


« Trả lời #336 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 11:05:49 am »

.

Đơn vị TQ khác đóng ở Hương Sơn, cũng cách xã tôi 6-7km. Họ đóng quân trong sườn núi Trống, tách biệt hẳn khỏi dân, quân dân ta không được bén mảng. Thấy họ đào sâu vào lòng núi. Sự úp mở ấy dấy lên nhiều tin đồn rất khác nhau: Họ đào hầm chứa vũ khí, chứa máy bay, chứa xe tăng, hay họ đào kho báu giấu từ thời Triệu Đà, hay họ khai thác vàng trong lòng núi mang về nước, ... Bây giờ căn hầm ấy thuộc trang trại của một người bạn tôi. Nó bị bỏ không. Tôi vào xem thấy đó là một căn hầm rất to, đổ thành bê tông chắc chắn, đủ chứa quân cho cả một trung đoàn. Cũng vẫn chưa rõ căn hầm để làm gì.        
 
}
Năm 1972 em sơ tán ở Liêm Cần gần Phủ Lí cũng có 1 cái hầm của lính TQ đào vào núi .Cái hầm này dài khoảng 80m có 5 cửa thông ra ngoài bằng sắt dầy 10cm .Trong đó có bể chứa nước .chỗ để lương thực .Lúc ầy tụi này khoảng 12-13 hay vào đó chơi vì  quân TQ đã về nước rồi ,trong hầm rất mát.Cái hầm này nằm trên núi Cõi xã Liêm Cần huyện Thanh Liêm Hà Nam cách QL 10 khoảng 5km .mấy năm trước từ TP/HCM ra bắc chơi tôi có ghé vào đây chơi với bạn cũ.Hỏi thì mấy người ở đây nói hầm vẫn còn.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2011, 11:54:52 am gửi bởi hoangson1960 » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #337 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 01:13:40 pm »


Trong NKVL bạn có nói d10 ở phố Thắng, tôi ngờ ngợ không phải vậy. Phố Thắng ở mãi trên huyện Hiệp Hòa cơ mà. Vì D10 gom ae 6971 còn lại chờ đợi ở gần Quán Rãnh, huyện Việt Yên. Hay là có 2 D chờ đợi ? Bạn có nhắc đến Sông Thương. Có phải bạn nhớ đến thời gian Xê 20 ở xóm cạnh Sông Thương không, bếp ăn Xê ở sân kho hợp tác. Bạn còn nhớ xóm đó tên gì không ? -Xóm Song Phượng ?


Chào bác Ba Vinh,

Trước nhất, cám ơn bác đã đọc NKVL để dịu dàng thì chia sẻ, nặng lời thì tranh cãi.

Thực ra 6971 viết NKVL từ 2006. Khi đó nhớ mang máng là D10 ở phố Thắng. Sau rồi nhớ lại thấy đúng ra là phố Tràng. Nhưng trí nhớ của TTNL mới là chính xác: Quán Rãnh. Vừa rồi (9/2010), nhân việc tìm quê Đại trưởng Hiền, quê ở Hiệp Hòa, mới tình cờ quay lại đúng vùng Thắng - Tràng - Rãnh. Hóa ra cũng có lý cả. QL 37 (có thể chỉ là tỉnh lộ), một đầu cắt QL 1, đầu kia cắt QL3, chạy xuyên 2 huyện Việt Yên và Hiệp Hòa. Từ phía QL1, cách khoảng 3km là Quán Rãnh. Tiếp khoảng 2-3 km là phố Tràng. Tiếp 4-5km nữa là phố Thắng.

Còn cái làng bên bờ sông Thương, theo NK của 6971 thì chỉ thấy ghi là Xóm Đồng, xóm Bùi, nơi B3 đóng quân. Có thể là các xóm của làng Song Phượng chăng? Chỉ nhớ, xóm ấy rất nhiều nhà họ Thân. Vẫn rất nhớ những bữa ăn ở sân kho Hợp tác. Và buổi chia thịt lợn ồn ào, măng miến hối hả ngay trước tết ở sân kho để hôm sau kéo quân vào Kỳ Anh, Hà Tĩnh.  
Từ đầu cầu Bắc Giang theo đê ngược dòng Thương chừng hơn 2km là xóm Đồng thuộc xã Song Mai thuộc huyện Viêt Yên, Bắc Giang.. Đây chính là nơi đầu năm 1973 bộ phận thu dung của sư 325 tập kết các TBB ở các quân y viện và từ các đoàn an dưỡng ở các tỉnh phía Bắc kể cả quân đảo lạc ngũ để đưa trở lại Quảng Trị mà tôi đã kể trong Ngược dòng ký ức. Khu vực này chính là nơi hậu cứ của sư bộ 325 đóng quân khi toàn bộ sư đoàn đã vào QT. Không rõ đây có phải là xóm Đồng mà bác 6971 nói trong NKVL không ? Từ xóm Đồng nhìn sang bên kia sông Thương chếch về bên phải là NM phân đạm Hà Bắc với cái miệng cống xả ngầu bọt. Ngày ấy chúng tôi thường ra sông tắm chưa có khái niệm ô nhiễm vì nước thải của NM này.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Sáu, 2011, 01:19:55 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TANVINHprc25
Thành viên
*
Bài viết: 539


« Trả lời #338 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 02:50:49 pm »

TTNL, 6971:

Chuyện 2, xảy ra ở Đà Nẵng

Sau khi  cánh quân đánh biên từ tây Thừa Thiên, những điểm cao 847, 660 ào xuống giải phóng Phú Lộc, chặn địch rút theo đường bộ vào Đà Nẵng và chặn rút đường biển qua cửa Tư Hiền, Đầm Hai, chúng tôi vượt đèo Hải Vân vào Đà Nẵng. Đơn vị nhỏ chúng tôi dừng chân tại thôn Liên Chiểu, ngay dưới chân đèo, có đường sắt chạy từ trong hầm núi ra.

Ít ngày nghỉ quân, dưỡng sức ở ĐN để tiếp tục hành tiến qua mấy tỉnh miền Trung đã giải phóng. Từ đây cánh quân 325 cứ thẳng đường 1 mà tiến, đánh trung lộ từ Phan Rang đi...

Một hôm, ngày 2/4/75, buổi sáng cắt tóc rồi mấy thằng đi tắm giặt tại bể nước trong kho xăng Liên Chiểu gần nhà. Khi gần xong thì nhìn thấy 4 thằng tàn quân ngụy tay không đang thất thểu từ phía hầm đường tàu đi đến. Chúng tôi giữ lại hỏi và áp giải về đơn vị. Chúng là lính d2 E54 Sư 1 ngụy. Mấy ngày trước bọn này tháo chạy từ La Sơn vào đây, đã 4 ngày ẩn nấp trên núi, nay đói quá và thấy hết hi vọng nên phải mò ra đầu hàng. 4 thằng quê Quảng Ngãi, Huế và Quảng Trị, có 1 thằng cấp thiếu úy. Bốn thằng tóc bờm xờm, mặt mày hốc hác, quần áo rách bươm, có 1 thằng mặc quần đùi, thằng thì còn giày, thằng thì chân đất trông thật thảm hại. Thấy chúng tội nghiệp, bọn tôi cho chúng lương khô.

Giải về đơn vị thì các thủ trưởng bảo giải chúng đến trại tù binh của Sư đoàn. Thế có dại mua việc vào nguời không chứ ! Thủ trưởng giao tôi và Hùng côn giải đi. Hai thằng dẫn chúng đến bên kia cầu Nam Ô nhưng không tìm thấy trại của Sư nên phải quay lại giao cho trại của E101. Loanh quanh mất gần hết cả buổi chiều.

Trong 4 thằng, tôi thấy có 1 thằng trông tội nghiệp nhất, người hom hem. Hắn nói 35 tuổi, tên là Phong ở 11 Võ Tánh, Huế, có 5 con. Hắn hỏi tên mình, nói là để biết khi gặp lại, mời mình sau này có dịp qua Huế thì tạt chơi.

Bẵng đi với đêm ngày cuốn theo cuộc chiến ai mà nhớ những lời xã giao như thế. Ấy thế mà khi trên đường ra Bắc trở lại trường đại học, khi dừng lại ở Huế tôi bỗng nhiên nhớ tới lời mời của anh chàng này. Chẳng là đoàn lính SV chúng tôi dừng lại Trạm ở xã Thủy Tân, Hương Thủy cách TP Huế vài ba chục cây số gì đó. Chúng tôi chờ xe của Tram để đi tiếp nên tranh thủ lần lượt từng tốp đi chơi Huế.

Hôm đấy là ngày 6/7/75 tôi và Tich Tường Như Lệ đi, mang theo máy ảnh của Duyên, TSKT ảnh, còn 8 pô cánh đi trước để giành cho 2 thằng. Hai thằng không 1 xu dính túi nhưng cũng vào đến Huế vì đi nhờ xe đò của dân. Nhớ tới lời mời của thằng hàng binh Huế tôi ngĩ nếu tiện thì tạt đến gặp nó cũng hay. Tôi rủ TTNL đi, nhưng khi tìm đến phố ấy thì không thấy số nhà ấy. Hai thằng nhìn nhau cười : “ hay là nó nói sạo “ ! Cũng chẳng thấy cáu bực gì vì cũng là đi dạo chơi ấy mà. Hai thằng đi loanh quanh, chụp ảnh tại cột cờ Phú Văn Lâu, vào thành nội có chụp kỉ niệm với các cháu trường cấp 1 Trần Cao Vân và Trần Quốc Toản; rồi lang thang chup ảnh cả ở cầu Tràng Tiền và chợ Đông Ba. Nhớ mãi là dến giữa trưa thì hai thằng ở trong chợ Đông Ba, chẳng có xu nào nên hai thằng lên gác 2 ngồi nghỉ. Trên tầng 2 bỏ không, chợ chỉ họp tầng dưới. Hai thằng đói meo bụng mà chẳng có gì ăn. Đã thế lại có mấy cháu bán hàng rong đến mời hai chú mua hàng. Hai thằng bảo các chú không có tiền, chúng nó không tin và vẫn quanh quẩn ở đấy chơi và nói chuyện. Chắc chúng nó cũng muốn nghỉ giải lao cùng 2 chú bộ đội.Thấy mấy cháu ngoan, hai thằng lục lọi trong người được cái huy hiệu gì ấy ( hay là phù hiệu quân giải phóng thì phải, TTNL ? ) rồi tặng các cháu. Chúng nó thích lắm, cảm ơn rất lễ phép.

Nghỉ ngơi đỡ mệt và vui vì mấy đứa trẻ nghèo nhưng ngoan, xế chiều hai thằng ôm cái bụng lép kẹp lững thững ra  ngoài đường đi nhờ xe dân từng chặng để về Trạm.

Không gặp lại thằng hàng binh Huế có khi lại hay, vì có gặp -  nó 35 tuổi mà đã 5 con thì dễ gia cảnh nheo nhóc lại chẳng cám cảnh thương cảm lắm sao ?

Hai thằng lính trinh sát Sư đoàn mấy tháng trước từ trên rừng cùng cánh quân đánh xuống giải phóng Huế trưa nay bị đói giữa chợ Đông Ba. Một kỉ niệm vui của lính – 36 năm đã trôi qua !


Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #339 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2011, 10:36:38 pm »


Chào bác Ba Vinh,

Trước nhất, cám ơn bác đã đọc NKVL để dịu dàng thì chia sẻ, nặng lời thì tranh cãi.


     Bác 6971 nhầm người rồi. Bác TanVinhprc25 khong phải là Ba Vinh đâu mà là N V Th đấy. Nghe như có vẻ là anh Nguyễn Văn Thạc thì phải.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM