Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 03:06:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331681 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #310 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 07:50:56 pm »

                   
Hết hạn 3 năm, ông cụ chuyển về xuôi. Thế rồi cách mạng - 1945. Ông cụ bảo: Cách mạng  hay không cách mạng thì người thày vẫn là người thày. Chắc Cách mạng rồi thì cũng phải có nhiều thay đổi chứ, nhưng tôi quên không hỏi kỹ, chỉ có ấn tượng cụ cấm con cái, học sinh cũ không bao giờ được nói tiếng Pháp trước mặt cụ.


      Bác 6971 làm tôi nhớ ra chuyện bác chủ nhà mình ở nhờ những này huấn luyện tân binh ở Hà Bắc. Xưa, ông đi cu ly hay đi lính khố đỏ. Trong lúc đang làm việc ông thường báo cáo với quan tây "Cặp bà đoàn xếp, moa ca bi nê !" (nguyên văn là như thế). Câu ấy dịch ra là "tôi thạo tiếng Pháp đấy các cậu ạ !". Rồi ông còn kể chuyện sau này đi bộ đội và đã được lên chức to rồi mới về. Chức gì thì không nhớ, nhưng mà ông luôn tự hào vì chức đó gắn với hình ảnh "Tôi được đội mũ cứng, sao vành". Tình thực, bây giờ tôi vẫn không biết mũ cứng, sao vành có nghĩa gì. Âu cũng là, mọi nhà, không nhà nào là không có người bị dính líu đến chiến tranh hay giặc giã. Mỗi người một cách. 
He..he..cụ chủ nhà bác TTNL vui tính quá. Hồi nhỏ bọn trẻ con bọn em được một thằng nghịch ngợm học ê côn đờ me mà ông nó biết tiếng tây dạy rằng đi ca bi nê nghĩa là đi ...bĩnh. Thế có nghĩa là anh khố xanh khố đỏ báo cáo quan tây (cặp bà đoàn xếp) lý do vắng mặt khi quan gọi là thưa quan em đi bĩnh.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #311 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2011, 09:37:41 pm »

                   
Trích dẫn
...     Bác 6971 làm tôi nhớ ra chuyện bác chủ nhà mình ở nhờ những này huấn luyện tân binh ở Hà Bắc. Xưa, ông đi cu ly hay đi lính khố đỏ.
 

TTNL ơi, cái ông chủ nhà ở Nhã Nam ấy à? Có phải tên ông ấy có vần Th không? Đúng là ông ấy hay kể thời Vệ quốc túm, nhưng không nghĩ là ông ấy lại còn đi cả culi hay lính khố đỏ. Chỉ nhớ gia tài quý giá nhất của ông ấy là một chiếc xe đạp và một cái túi dết. Cho là ông ấy thào tiếng Pháp đi nữa thì cũng ghét cái thói hay chửi bới và đánh đập vợ với 5 đứa con.

À mà này, hồi ấy bộ đội ở nhà dân có gọi là "ở nhờ" không nhỉ? Nghe có vẻ không xuôi. Hình như gọi là "đóng" hay "đóng quân" ở nhà dân, chứ không nhờ vả gì cả. Cá đâu có ở nhờ nước.

Năm 69-70, sauchinbaymot đi trọ học. Đến xin trọ một nhà chẳng hề quen biết gì. Hỏi cái được ngay. Chủ nhà cho 2 thằng ngủ ngay gian giữa và hiển nhiên thời ấy là chẳng mất xu nào.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Tư, 2011, 09:45:09 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #312 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2011, 08:59:20 am »

 Bạn 6971@ ơi cái thời chiến tranh chống Mỹ ấy ,khi vào ở nhà dân được gọi là đóng quân tại nhà dân.Thường hai ba người một nhà,một tiểu đội ở khoảng ba đến bốn nhà,một trung đội thì ở khoảng một xóm liền nhau.  Cả đại đội đóng quân tại một  làng .Chưa có khái niệm doanh trại.Mãi đến năm 1969 mới bắt đầu được ở doanh trại hoặc sau này làm nhà lá trong vườn của dân.
 Thường là dân nhường cho bộ đội ở gian ngoài kể cả bộ đội nữ.Tiểu đội mình có ba tên nữ thì ở một nhà và ngủ tại một cái giường to hoặc chõng tre to.Quét sân,gánh nước,đun nước gặt lúa phơi lúa giúp dân bọn mình làm cả.Hồi đó bộ đội đánh Mỹ,được cho bộ đội ở là niềm tự  hào,vì những nhà có "vấn đề" còn không được đón bộ đội ấy chứ.Ngày đó làm gì cũng vô tư.Không có khái niệm trả tiền  trả công gì cả.Bộ đội giúp dân,dân cho bộ đội thật vô tư.Mà anh nào léng phéng với các cô gái làng hay vợ bộ đội đi B còn bị kiểm điểm lên bờ xuống ruộng (Tất nhiên là những anh bị lộ).
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #313 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2011, 09:48:57 pm »

Đi theo Cách mạng

Năm Bốn Nhăm với quá nhiều biến cố lớn: Vỡ đê sông Hồng, nạn đói khùng khiếp và  Cách mạng thành công. Cờ đỏ sao vàng mới lật phật bay ở sân trường được 3-4 năm, trò còn chưa nguôi háo hức, thầy chưa kịp định thần xem Cách mạng vuông hay tròn thì đã thấy quân Pháp trở lại. Cách mạng khi ấy mới là những ngày đầu non trẻ nên hầu như chẳng có đánh nhau. Súng mooc-chiê (chắc là cối mấy mươi đấy) của Pháp bắn đến gần làng nào thì dân làng ấy dáo dác chạy ngược lên núi. Cũng chỉ đì đùng vài quả, dọa là chính, chẳng ai trúng đạn. Ngày ấy người ta không gọi những người lính xì-xồ bố- cu là Pháp mà gọi là là Tây. Tây đen, tây trắng, lính lê dương, lính khố xanh, khố đỏ, gọi chung là giặc. Vài người liều gan hay già cả ở lì lại trong làng hay chỉ chạy ra đến rìa làng hay sang làng bên cạnh. Khoảng 1/3 làng chạy xa hẳn lên các xã, huyện miền núi, gọi là tản cư ra vùng Tự do. Làng nào bị giặc chiếm gọi là làng tề.

Khi nghe đạn mooc-chiê nổ ngoài quốc lộ 2, cụ giáo cùng vợ con gồng gánh theo dân làng chạy giặc. Cũng chưa định tâm, định hướng chạy bao lâu, bao xa. Đêm đến, nghe im ắng, nhiều người lại liều quay về làng, có người vì tiếc của, có người về ở với giặc, gọi là về tề.

Trí thức vốn không liều gan bằng nông dân, lại thêm tính cẩn thận, suy xét nên cứ phải nghe ngóng đã. Thế rồi mooc-chiê lại nới xa hơn. Lại chạy xa hơn, xa hơn nữa. Đến tận vùng có chính quyền cách mạng khá mạnh, gọi là chiến khu. Đến đây thì chẳng nghĩ đến chuyền về tề làm gì nữa. Mọi người đều thế. Thế là tự nhiên mà thành “Đi theo cách mạng”.

(còn nữa)
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #314 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2011, 07:26:01 pm »

Hưng yên ký sự

Đầu năm 1972, Tichtuongnhule, Tralientay và tôi được điều về Xê20, tưởng cũng như ở những đơn vị bộ đội đã từng qua, 9 người thì 10 làng, nhưng hóa ra 80-90% lính trong đơn vị đều là Hưng Yên. Những địa danh lúc đầu nghe rất lạ, rồi nghe quân mình nhắc mãi mà thành quen: Khoái Châu, Ân Thi, Yên Mỹ, Kim Động, Văn Giang, ...

Sau chiến tranh, tôi cũng chưa có dịp nào tìm về Hưng Yên. Có chăng thì là ngồi trên xe, trên tàu, theo đường về Hải Phòng, Đồ Sơn, thấy eo éo Tương Bần, Phố Nối đây. Kể thế cũng là tệ, đâu có xa xôi, cách trở gì, mà để đến gần 40 năm mới về quê nhau. Thế rồi năm ngoái, dịp 30/4, anh em Xê 20 quê Văn Giang họp mặt thường niên, alô, mời mấy anh trên Hà Nội về quê chia chén rượu nhạt với anh em. Tralientay mới ở Nhật bổn về, TTNL và tôi ở Hà Nội, thêm một thằng em ở Sài gòn ra, ngày lễ, đường tắc lê tắc lệt, mới sang khỏi cầu Thanh Trì, hỏi thăm một người đi xe máy, đèo 2 sọt hàng rỗng, chắc chở rau lên Hà Nội bán. Anh chàng tận tình hỏi: thế về Văn Giang thì các bác về xã nào? Nói xã rồi thì lại hỏi thôn, nói thôn rồi thì hỏi luôn các bác hỏi về nhà ai. Về nhà ông Dõi (cựu tiếp phẩm Xê 20). Ối giời, thế thì các bác theo em, Ông Dõi là anh rể em. May quá, đỡ hẳn 30 cây số mò mẫm.

Hóa ra anh em Xê-20 ở Văn Giang tổ chức gặp mặt truyền thống đều đặn đã 14-15 năm rồi. Thế thì cánh Xê 20 Hà nội cứ mà xách dép. Văn Giang về Xê-20 có 9 người, thì sau chiến tranh về được 8. Quảng Trị mà thế là hên lắm rồi. Gặp mặt còn có cả em trai của liệt sỹ Hiếu, dù ở huyện khác nhưng cứ chỗ nào nghe nói có gặp mặt các anh Xê 20 là lại đến để dò hỏi tin tức về mộ anh mình.

Ở Văn Giang mọi người uống thứ rượu màu vàng xanh, tưởng rượu chanh nên hơi ngại ngại. Hóa ra đấy là đặc sản, càng uống, càng ngấm, càng nhớ được nhiều những chuyện thời mới 18-20 tuổi, xa vời vợi, hỏi được nhiều tin tức, về người này, người kia. 


(Còn nữa)    
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Tư, 2011, 09:24:55 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #315 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 09:36:19 pm »

Hưng Yên ký sự

Lại gần đến 30/4 rồi. Đầu tuần, lại nghe anh em Văn Giang alô, mời mấy anh trên Hà Nội về với bọn em. Có chứ, chắc chắn sẽ về. Hôm nào, ở nhà ai? Cứ đến nhà Dõi sẽ có người đón à?

Lần này chỉ có TichTuongNhuLe và tôi. Sáng chủ nhật, 24/4, hai đứa hẹn nhau rồi cùng ngồi ăn sáng trên đường Xã Đàn. Nhà hàng bún đông khách, 2 đứa phải chờ khá lâu. Trong lúc chờ, TichTuongNhuLe kể  lại cho tôi nghe chuyện hôm đầu tuần đi làm ảnh truyền thần cho liệt sỹ Lê Xuân Sự để đưa về bàn thờ ở nhà Sự.

Liệt sỹ Sự để lại trên đời này duy nhất một bức ảnh, nhưng là ảnh chung trong bức ảnh gần 100 người của Xê 20 ở làng Trà Liên Tây năm 1973. Người trong cuộc thì nhìn bức ảnh mờ tịt cũng nhận ra nhau ngay, không thể nhầm, nhưng người dưng thì nom ảnh thấy lờ mờ, ai cũng như ai.

TTNL tận tụy, kỳ công tìm cho được hàng truyền thần có mác có mỏ ở phố Hàng Đường, HN, rồi phải năn nỉ, nói khó họ mới nhận làm. Hôm đến nhận ảnh để mang về Hưng Yên, TTNL thấy thất vọng vì bức ảnh chẳng được giống lắm. Giống làm sao được. Mình là đồng đội sống chết với nhau, hình ảnh đã ăn sâu trong ký ức, chẳng cần ảnh cũng vẽ lại được nếu có chút năng khiếu hội họa chứ trách gì ông họa sỹ người dưng, vô hồn với bức ảnh đen trắng đã 37 năm, độ phân giải chắc chỉ vài trăm picxel.

Khi nghe TTNL nói về người trong ảnh (liệt sỹ Sự), bà vợ ông họa sỹ tỏ ra cảm động về tấm lòng của những người đồng đội đối với nhau. Bà ngập ngừng, xúc động: "Các bác đúng là ... các bác", rồi gọi ông chồng ra sửa lại đôi nét theo yêu cầu của TTNL. Một chút ở gò má, một chút ở khóe miệng, ở lông mày.

Nom cũng khá hơn. Thôi thế cũng được rồi. TTNL hỏi tiền công để trả. Người vợ ông họa sỹ truyền thần nói: "Thôi người ta thì nhà em vẫn lấy 800 (ngàn) một ảnh, chứ của bác thì ..." Bà ấy dừng một chút như để cân nhắc trước khi chốt.

(còn nữa)      
  
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #316 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2011, 09:55:30 pm »

  Bao nhiêu ạ ? Gớm! Vừa phàn nàn với bác TTNL xong, giờ đến bác.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #317 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2011, 10:55:54 pm »

Hưng Yên ký sự

Lại nói chuyện truyền thần. “Trường hợp của các bác thì đúng ra là nhà em không lấy tiền các bác, nhưng thôi chúng em xin các bác 500 ngàn gọi là tiền giấy, tiền chì” - Tôi trả lời như vậy khi TTNL hóm hỉnh hỏi tôi: “Thế T đoán là bà ấy chốt bao nhiêu?”

Sau câu trả lời ngây thơ của tôi, TTNL buông một câu: “Chín trăm”. Tôi cười, không phải cười phá lên mà cũng không phải cười gượng. Ngẫm thấy cũng phải: Cái ảnh thường, có ảnh gốc rõ ràng, có khi lại kèm thêm cả nguyên mẫu comple caravat sống sờ sờ ngồi bên mà còn 800 thì ảnh người đã khuất 37 năm về trước phải vô giá mới phải. Dù sao thì từ nay đã có ảnh liệt sỹ Lê Xuân Sự bên cạnh ảnh anh trai Lê Xuân Công trên bàn thờ gia đình.

Lần này hai đứa về  Văn Giang theo cầu Vĩnh Tuy. Năm trước 4 đứa về Văn Giang, đi trên cầu Thanh Trì nhìn sang thấy cầu Vĩnh Tuy đang còn dang dở, hối hả hoàn thiện trước 1.000 năm TL. Đến thẳng nhà Dõi gần như không phải hỏi thăm. Mọi người ngồi tạm trong căn phòng nửa nhà, nửa xưởng, vải, bạt ngổn ngang. Mấy cô cậu, chẳng biết thợ hay con cháu trong nhà, đang lạch xạch cắt cắt, may may, không rõ may túi hay ba lô.

Tôi vỗ vai Dõi: “Này, cậu vẫn mặc cái áo năm ngoái à?”. Dõi cười cởi mở: “Bác nom giống thế thôi”. Tôi liền rút trong túi ra chiếc ảnh năm trước chụp ở nhà Dõi. Vợ chồng Dõi đứng cạnh nhau. Đúng là vẫn cái áo màu nhờ nhợ tím năm trước. Dõi phân trần: “Bác nói đúng mà lại là sai. Là vì từ khi ra quân tới giờ, gần 40 năm, em mới mua áo 2 hay 3 lần. Cứ hơn chục năm mua một lần, mỗi lần mua hơn chục cái giống nhau”. Tôi trợn tròn mắt.

(Còn nữa)
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #318 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2011, 06:59:40 pm »

Hưng Yên ký sự

Dõi mộc mạc kể: “Em rất kỹ về ăn mặc. Cái áo cái quần mặc vào người phải thật sự vừa ý. Có khi đi lùng cả chục lần chẳng gặp được cái áo vừa hợp màu, lại vừa người. Vì thế, thấy được là bao nhiêu tiền em cũng không tiếc, mà đã mua là cả chục luôn. Được cái mấy chục năm nay em chẳng béo lên hay gầy đi, mặc hết chục áo là gần chục năm mà vẫn thấy vừa như in”. Thì ra thế. Năm sau, vài năm sau nữa có về Văn Giang thì Dõi vẫn diện cái áo màu nhờ nhợ tím như năm ngoái, nhưng thực ra là áo mới đấy. Tôi bảo Dõi: “Thắng quản lý không chọn cậu làm tiếp phẩm cho đại đội thì còn chọn ai nữa?”
 
Năm nay mọi người gặp nhau ở nhà Tuế, cách làng Dõi khoảng 2-3km. Ngoài số anh em Văn Giang năm trước gặp ở nhà Dõi có thêm mấy người nữa, trong đó có anh Sơn. Anh là cán bộ khung của Xê 20 ngay từ những ngày thành lập đơn vị ở Hà Bắc cho đến thời kỳ Bảy Ba ở Trà Liên Tây thì chuyển đi đơn vị khác. Khi ở Xê 20, A Sơn là Bê trưởng b3, là thủ trưởng trực tiếp của tôi, vì thế mặc dù đã gần 40 năm chưa gặp lại, nhưng gặp là nhận ra ngay. Ngày ấy, A Sơn thường được phân công dạy võ thuật cho lính trinh sát.

Suốt buổi gặp mặt, A Sơn vẫn giữ thói quen “cầm trịch” của thủ trưởng nhưng lại nói đi nói lại đến 4-5 lần: “Có gì thời ấy không phải thì các đồng chí bỏ qua nhé”. Ai đấy “phạm thượng” cắt lời A Sơn với giọng rượu nhè nhè: “Không đồng chí nữa”. Cả bọn cười. Không đồng chí thì “Anh em”. Nhưng A Sơn lại cứ liên tục nhầm: “Anh em sư 320 chúng mình …”, phải “bập, bập” xin lỗi liên tục. Tôi mách anh: “Bác hay nhầm tên sư 325 của mình thành tên sư khác. Em bảo tốt nhất bác đừng gọi tên 320 hay 325 mà gọi là Sư mình, thì không bao giờ sợ sai”. A Sơn cười khà khà, lấy ngón tay xỉa xỉa về phía tôi.    

Vẫn như lần trước, chủ nhà đãi bọn tôi thứ rượu màu vàng xanh nom như rượu chanh nhưng uống rất lịm. Và cũng như năm trước, Đăng (a9) vẫn to mồm nhất: “Nào, chuẩn bị, tớ hô nhé”. Mọi người đưa chén, cốc, ly lên chuẩn bị pháo giàn “zô – zô – zô” thì bỗng thấy một ai đấy ra hiệu “bé mồm thôi”và bỗng thấy Đăng chuyển sang thì thầm tắc cú “zô” mỗi một lần thôi và thấy mọi người thấp giọng hẳn đi. Hình như có chuyện gì đấy. 

(còn nữa)  

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Năm, 2011, 08:59:48 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
dangpmc
Thành viên
*
Bài viết: 26


« Trả lời #319 vào lúc: 04 Tháng Năm, 2011, 02:30:13 pm »

....Chính vì thế mà tôi tin điều khó tin ấy. Nhưng cũng vì thế mà tôi cứ băn khoăn: Thế thì nạn đói Bốn Nhăm là do vỡ đê chứ đâu do Nhật, ít nhất là đối với làng tôi. Lụt thế thì đay hay lúa cũng trắng tay thôi.
Bác 6971 nghi ngờ trật rồi ạ. Nạn đói 1945 tàn phá nặng nhất là vùng đồng bằng sông Hồng nhất là ờ Thái Bình rồi mới tới Hưng yên, hải dương, hà nam, nam định. Ở TB thì tụi nó bắt nhổ lúa trồng đay từ trước cơ nên đến mùa giáp hạt là đói rồi cộng thêm lụt nó chơi cú nữa kể như các loại cây ăn được đều tiêu. TB là vựa lúa của MB nên nó đói thì các nơi khác cũng đói. Thêm nữa trong Nam đầy lúa mà nó không cho chở ra thì tội rõ ràng rồi ạ. Quê em TB nên vụ này các cụ kể lại suốt. Dòng họ nhà em may còn sót lại 20% ạ là do đi làm công nhân và đi phu còn ai ở làng thì chết hết và mồ mả chả biết ở đâu vì chôn chung mà.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM