Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:41 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331366 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #280 vào lúc: 27 Tháng Mười Hai, 2010, 07:55:30 pm »


Thằng Ghi . . .

 Kỳ Sơn, Kỳ Thượng, Kỳ Lâm, Kỳ Lạc, ... Kỳ thật!

Mấy đoạn lòng trâu và cả một mảng da trâu to gần bằng cái mặt bàn. Quái lạ, làm sao mà chúng nó qua mắt được "Thắng quản lý", tinh như cú ấy, để "du kích" . . .


     Bác 6971 lại làm tôi ngứa rồi. Ngày Xê Hai Mươi ở Kỳ Sơn, thằng Ghi với thằng Quế ở tiểu đội tôi. Bấy giờ tiểu đội trưởng tiểu đội tôi là anh Ương. Bọn tôi thường gọi rất nhanh: "Ễnh Ương ơi !" thành ra nghe vấn như là "Anh Ương ơi !". Tiểu đội tôi cũng có món lòng trâu "tăng gia" được. Còn những lúc thịt lợn thì tiểu đội tôi còn có thịt lợn ăn thoải mái. Thằng Ghi khoe nó mổ lợn lệch một bên rồi xẻo dọc lấy một dải ở giữa suốt từ cổ lợn xuống đến đuôi,. Khi cắt riêng thủ lợn, nó làm thêm một khoanh cổ nữa. Lòng liếc là không thèm lấy. Giao nộp cho bếp, anh Thắng quản thấy vẫn không thiếu tí gì. Tôi nể nghệ thuật 'tăng gia" của nó từ bấy giờ. Nó còn biết cả thiến và hoạn lợn nữa đấy bác ạ ! 
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #281 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2010, 08:39:35 am »

Xin rẽ ngang với một câu hỏi chợt nảy ra khi nghe một CCB kể về kỷ niệm ngày nhập ngũ trong buổi giao lưu nhân ngày QPTD hôm vừa rồi ở trường Đại học quốc gia, sợ để lâu lại quên mất:

Khi nhập ngũ, tân binh thường mang theo những gì, và đặc biệt không nhớ là đồ đạc được đựng vào cái gì nhỉ? Túi xách, túi dết, balô, bọc nylon, ... Và chắc là mỗi thời lính có một kiểu cách riêng?

Theo trí nhớ nghèo nàn của tôi thì thời gian chờ được cấp quân trang cũng phải cỡ 1-2 tuần, không biết có đúng không?   

Đúng là thời ấy khi nhập ngũ không phải đợt quân nào cũng được trang bị đầy đủ ngay đâu. Đợt quân mình cũng thế, khi tập trung ở Đạo Đức chỉ có 1 bộ quần áo dài , 1 màn, 1 đôi dép đúc TQ và 1 tấm vải mưa. Mãi đến gần 1 tuần sau mỗi trang bị đầy đủ.

Thời kỳ ấy ở các của hàng mậu dịch hay HTX mua bán có bán những túi xách bằng nhựa hay vải giả da, mỗi bên mặt túi có hai nẹp trắng chạy song song với miệng túi. Tất tần tật mọi người từ người lớn đi làm đến trẻ con đi học đều dùng loại túi này, kể cả các cô gái cũng vậy. Tôi nhớ là bố mẹ tôi mua ở khu sơ tán mỗi người 1 cái túi như thế nhưng chất liệu tốt hơn được bằng vải mưa của bộ đội. Nó như trang phục của một thời: nam mặc áo xanh sĩ lâm, sang một chút là áo trắng hay xanh trứng sáo; quần là vải chéo Nam Định, sang hơn là ka-ki 8/3 hơn nữa là si-mi-li của tiêu chuẩn phiếu 5 mét. Chị em phụ nữ là quần đen (ỏ TP là lụa, ở nông thôn là phíp).

Chính vì thế khi nhập ngũ chúng mình thằng nào cũng toòng teng cái túi ấy đi từ trường cho đến khi được trang bị đầy đủ. Trong túi ấy có gì đâu ngoài bàn chải đánh răng, khăn mặt, bánh xà phòng giặt 72% của LX, một ít phong bì , giấy viết thư, một cuốn sổ ghi chép (có thể coi là nhật ký). Hành trang chỉ giản dị thế thôi, nhắc lại chuyện này thì quá khứ lại dội về...

 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #282 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2010, 09:52:22 pm »


... cũng là điều dễ tha thứ, nhất là khi mới ở tuổi 17-18...


Cũng như bao đồng đội những thế hệ cầm súng khác nhau, rất nhiều người sau chiến tranh phải nhờ "Như chưa hề có cuộc chia ly" của Thu Uyên để tìm lại nhau, tôi cũng thế. Mãi gần đây tôi mới gặp lại Tuấn Anh và Ghi, và mới biết tin về Quế, nghe lơ mơ tin về Loan, về Cá, gặp em trai liệt sỹ Hiếu, rồi cách đây 1-2 tháng mới nhận được tin của Lạp. Vẫn còn mấy đứa nữa của A8 chưa biết tin.

Gặp lại Tuấn Anh và Ghi trong buổi gặp mặt CCB Xê 20 ở HN (13/9/2009). Em Tuấn Anh gầy gò khi xưa, giờ mập mạp, đã lên Ông. Em vẫn rất nhớ tôi, quý tôi, nhắc nhiều kỷ niệm về thời ấy. Nhà em vẫn ở Hưng Yên, nhưng đôi khi em lên Hòa Bình sống và làm nương rẫy trên "trang trại bất đắc dỹ" với con trai, con dâu.

Chỉ lạ, Ghi nó không nhận ra tôi. Nhắc tên, nhắc tiểu đội, nhắc kỷ niệm Quảng Trị, chuyện ong, chuyện lòng trâu, lưới quét... chẳng thấy nó nói gì. Mặt lạnh như người dưng, trong khi tôi vẫn kè kè, khư khư một núi kỷ niệm sâu sắc, kể cả nhật ký về nó. Sao thế nhỉ?

Gặp mặt CCB Xê 20 (Ghi ở giữa).      


Quế không lên dự buổi gặp mặt. Nó vẫn sống ở quê, nhưng sa vào rượu, nghe nói cuộc sống cả vật chất và tinh thần lụn đụn lắm. CCB Xê 20 họp mặt ở quê cũng không ai báo nó. Lên HN lại càng không, nó lên rồi bê tha nhếch nhác thì xấu hổ chung cả lính Hưng Yên. Nghe nói thế tôi cứ thấy nghèn nghẹn. Giận thì ít mà thương thì nhiều. Bụng bảo dạ, sang năm tôi sẽ tự mò về nhà nó. Bỏ nó thế sao đang...      
 
Có quanh năm bận thì phút này, phút VTV1 đang chương trình "Nối vòng tay lớn", cũng thấy vơi vơi việc, ngồi nhân nha nhớ đến những chuyện xa, chuyện gần đã qua. Có để bụng chuyện gì mấy mươi năm thì đến khi gần một giáp tuổi, cũng thấy nó teo đi và để lại khoảng rộng bao dung mênh mang trong lòng người lính già.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2011, 09:15:53 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #283 vào lúc: 01 Tháng Giêng, 2011, 12:04:09 am »


Chỉ lạ, Ghi nó không nhận ra tôi. Nhắc tên, nhắc tiểu đội, nhắc kỷ niệm, chuyện ong, chuyện lòng trâu, lưới quét... chẳng thấy nó nói gì. Mặt lạnh như người dưng. Trong khi tôi kè kè, khư khư một núi kỷ niệm sâu sắc, kể cả nhật ký về nó. Sao thế nhỉ?

Gặp mặt CCB Xê 20 (Ghi ở giữa).      


      Tong ảnh trên là 3 lính c20/f325. Từ trái qua, số một là thằng Tiến ở a2 tiểu đội chúng tôi. Thằng Tiến bị thương ở tay. Nó đi buôn xu hào bắp cải và vào nhà tôi chơi như tôi đã kể trong topic "những chuyện không thể quên - Cười ra nước mắt". Số 2 là thằng Ghi, trước nó ở a2, sau chuyển sang a8 của bác 6971. Cuối cùng là 6971. Tay này đã có lúc tôi nghĩ hắn là "Ruồi Trâu" đấy !

     Xin lỗi 6971 nhé ! Lộng ngôn một chút, chia xẻ với anh em.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #284 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2011, 11:37:19 pm »

Những chuyện ngày xưa, ...

Theo những gì tôi được chứng kiến thì đất nước mình liên miên chiến tranh. Đa phần những ký ức sâu đậm là dính với chiến tranh. Tưởng như không có chiến tranh thì không có gì để nhớ, để kể!

Không tính chuyện cổ tích, hay những chuyện đã được viết thành sách, thì những chuyện xưa nhất mà tôi được nghe kể là về thời Giặc Cờ Đen - Lưu Vĩnh Phúc, tức là trước cả Kháng chiến chống Pháp. Làng tôi, Hương Canh, theo triều đình, kiên cường chống lại giặc, nhưng không đặng, bị Giặc Cờ Đen tràn vào làng, đâu đó vào năm Giáp Thân (1884). Đàn ông trong làng bị tàn sát. Dấu tích còn lại là ngày Giỗ trận, gần như cả làng Hương Canh dính Giỗ Trận, trong đó có Cụ sinh ra Ông Nội tôi.

Nơi diễn ra cuộc tàn sát là một quãng đường làng ngắn và rộng, nối giữa 2 ngôi đình (Đình Hương Canh và đình Ngọc Canh). Lưu truyền lại là sau vụ thảm sát của Giặc Cờ Đen, máu người ở quãng đường này lội đến bắp chân! Và kể từ đó, hàng năm làng xảy ra rất nhiều vụ hỏa hoạn quanh quãng đường này. Sau này, có một thầy địa lý phán rằng: Vì máu thấm xuống đất quá nhiều, nên hàng năm Con Hỏa phát lên. Dân làng muốn yên lành, phải làm gì đó để yểm Con Hỏa xuống. Từ đó hàng năm, cứ vào dịp sau Tết, làng Hương Canh có tục Đánh Đòn. Trai tráng 2 làng vác 2 chiếc Đòn làm bằng 2 cây tre dài, đầu mỗi cây tre còn buộc thêm một khoảng tre ngắn bằng chiếc đòn gánh. Chọn vài trai tráng khỏe mạnh, vác Đòn đánh nhau, dân làng đứng hai bên đường làng hò hét cổ vũ. Đòn tre rất nặng và khó vác, khó nâng, khó đập. Chủ yếu là đập xuống đường làng chứ cả người chơi cũng như người xem chưa có ai bị dính Đòn bao giờ.

Tục Đánh Đòn ở Hương Canh không còn nữa, nhưng quãng đường làng khoảng gần vài trăm mét nơi tương truyền có Con Hỏa ấy thì ngày nay vẫn gọi là Dãy Đánh Đòn.   

(Còn nữa...)     
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #285 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 02:40:19 pm »

Những chuyện ngày xưa ...

Khi chắp nhặt những mảnh rời ít ỏi của ký ức ngày xưa còn đọng lại, tôi mới phát hiện ra những khoảng trống kiến thức mà sách vở hay google cũng chưa chắc gì giúp được. Đấy là đoạn lịch sử Bắc Bộ, hay nói sát hơn là lịch sử Trung du Bắc Bộ sau khi Tổng đốc Hoàng Diệu thất thủ Hà Thành. Sau khi chiếm được Hà Nội, giặc Pháp có đánh chiếm các tỉnh khác như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, ... không? Chúng có gặp sự kháng cự nào không? Ai kháng cự lại Pháp? Cuộc chiến có kéo dài không? Thiếu những tư liệu tổng thể về giai đoạn ấy, rất khó để xâu chuỗi hợp lý và chính xác những giai thoại và di tích còn lại của vùng Trung du quê tôi: "Quê em miền trung du - Chiều nay vắng bóng cờ - Giặc tràn lên cướp phá - ..."

Hương Canh (làng tôi) được xem là một điểm "chốt" lợi hại từ thời nhà Trần chống quân Nguyên. Đến Thời chống Pháp cũng vậy. Chỉ khác nhau là thời chống Nguyên thì quân ta chốt cản một cánh quân Nguyên từ Vân Nam xuống, còn thời chống Pháp thì quân Pháp chốt cản quân ta từ Việt Bắc, Tây Bắc về.

Khi tôi còn nhỏ, làng có 2 bốt, gọi là bốt Đen và bốt Đỏ. Không thấy biểu hiện gì bề ngoài liên quan tới Đen hay Đỏ. Chỉ thấy người lớn bảo bốt Đen là của lính Khố Đen (?), bốt Đỏ là của lính khố Đỏ (?). Bốt Đỏ ngày ấy chỉ còn là một khoảng tường hào, bỏ hoang, còn Bốt Đen thì vẫn nhà ngang, nhà dọc, chòi gác 2 tầng, hầm hào, lô cốt, nhà xe, ụ súng, ... Bốt Đỏ ở xóm tôi, ngay sát nhà tôi. Bọn trẻ chúng tôi thường "lên Bốt Đỏ" bới si-nhan (chẳng biết từ đâu ra cái tên này!). Đấy là những viên thuốc phóng, màu đen, nhỉnh hơn viên đá lửa một chút, không hiểu từ loại đạn gì. Cho si-nhan đầy vào trong ống tiêm rỗng, thường là ống Philatốp, rồi đốt. Khi sinhan cháy, khói phụt ra phía sau, ống tiêm vụt vòng vèo lên phía trước. Nếu khéo kê, ống tiêm còn bay vút lên như tên lửa. Tệ hại nhất là khi ống tiêm phụt khói bay vào cây rơm, cả bọn cuống cuồng hô nhau dập. Những năm 6X, có thời bốt Đen trở thành trường cấp I của làng. Tôi cũng đã học năm lớp 4 ở đấy. Sau gần 50 năm, bây giờ bốt Đỏ không còn dấu tích gì, nó nằm lọt vào khu vườn của một nhà dân, nhưng bốt Đen thì không biết vô tình hay cố ý vẫn còn giữ lại được chòi gác 2 tầng cũ kỹ. Chỉ có điều, ngày xưa nó là tầng 2 duy nhất và cao nhất làng thì nay nó lọt thỏm giữa vô vàn nhà 3-4 tầng, mái tum.

Khi tôi lớn lên, trong lứa bạn bè ở làng có 2 người con lai "da đen", người con trai tên Na, con gái tên Hảo. Cả 2 bạn đều to khỏe khác thường, và mẹ của 2 người đều không lấy "Tây". Không biết đấy là sản phẩm của tình yêu không biên giới, không màu da hay là một sự cưỡng bức. Ngược lại, trong làng cũng có một người lấy Tây hẳn hoi, tên là Kim, sau gọi là cụ Kim Tây, nhưng lại không có con. Dù vậy dấu tích của mối tình "thực dân" này là một căn nhà đặc kiểu Pháp. Căn nhà này kề tường với Bốt Đỏ. Trên cổng căn nhà có tượng một con sư tử, nhà cao, lợp ngói tây (ngói Hưng Ký), phía trước có đắp con số 1935, chắc là năm xây xong, phía dưới có hầm để rượu, phía trước có tiền sảnh và 2 lối lên. Căn nhà này sau đó qua tay một vài chủ và tình cờ bây giờ lại thuộc sở hữu của gia đình tôi, nay chị dâu và các cháu tôi ở.


 
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Hai, 2011, 11:06:45 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #286 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2011, 09:24:24 pm »

Làng là đơn vị xã hội cơ bản của Việt Nam. Đến giờ vẫn thế, kể cả là Hà Nội-thủ đô to nhất quả đất từ cổ chí kim. Vậy nên đề tài bác 6971 đề cập sẽ hứa hẹn nhiều điều thú vị. Bác có hỏi các cụ cao niên xem tên Hương Canh có trong lịch sử Việt Nam từ đời nào ? Ai là ông tổ nghề gốm ở Hương Canh và từ thời nào, Lý, Trần, Lê?
Vĩnh Phúc có mấy làng nổi tiếng, ngoài Hương Canh của bác 6971 còn Thổ Tang, Thạch Đà... Có lẽ Hương Canh nổi nhất là nghề gốm, gạch ngói. Nhưng bây giờ đất là của hiếm rồi, vậy thì nguyên liệu lấy đâu hở bác 6971?
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #287 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 02:00:39 pm »

Những chuyện ngày xưa ...
Dãy Đánh Đòn, đứng từ cổng Đình Ngọc Canh nhìn xuống Đình Hương Canh, ngày 1 Têt Tân Mão, 117 năm sau trận thảm sát Giáp Thân của Giặc Cờ Đen.



Ngói lợp ngôi nhà xây từ năm 1935. Trên mỗi viên ngói có khắc chữ: Hưng Ký - Venue Bichot Hanoi. Chắc là chữ Pháp. Ai thạo tiếng Pháp xin chỉ giáo.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2011, 02:05:52 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #288 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 02:54:50 pm »

 Cái chốt(bốt) Hương canh nhà bác 6971 chỉ là 1 trong vô số đồn bốt mà thực dân Pháp nó đóng dọc theo Quốc lộ 2 nhằm ngăn chặn Việt minh từ Tây bắc, Việt bắc tiến về đồng bằng. Tàn bạo nhất là đồn Phù lỗ(hay Phủ lỗ nhỉ),nếu bị bắt, 90% bị tra tấn đến chết trước khi bị quăng xác xuống sông Cà lồ, 10% mất tích.

Cái làng quê nhà em ngày ấy suốt ngày phải đánh nhau với lính Tây(Pháp)từ Phủ lỗ, Phúc yên nó tràn vào làng, nhưng đánh nhau với bọn này không sợ bằng đánh nhau với bọn ở bốt Mỹ nội, bốt chợ Yên, nó chỉ cách làng khoảng 2-3 km, có thể bất ngờ nó đánh vào làng(có bọn Việt gian dẫn đường), hoặc không đánh được là chúng gọi "Ca nông vanh" nó dập vào làng.

9 năm kháng chiến, hơn 100 thanh niên làng hy sinh+gần chục anh lính chủ lực chưa biết tên nằm tại NTLS xã, nghe các bô lão kể thì họ là lính chủ lực Việt bắc, đêm về phối hợp với du kích làng chống càn, chưa kịp hỏi thăm tên tuổi, quê quán nhau, thì đã đụng trận rồi hy sinh. Cũng không biết có bao nhiêu tên...thực dân được cắm cọc chữ "Thập" tại Nghĩa trang Thanh tước nữa?
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #289 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2011, 05:08:45 pm »

Ngói lợp ngôi nhà xây từ năm 1935. Trên mỗi viên ngói có khắc chữ: Hưng Ký - Venue Bichot Hanoi. [/center]

@bác sauchinbaymot:
Em xem kỹ lại bức ảnh thì thấy từ đầu tiên không phải là "Venue" mà là "Avenue" (đường, đại lộ).
Ta có thể nhìn thấy dấu vết của chữ A mờ mờ, em có đánh dấu lại vị trí các ký tự trong bức ảnh phía dưới.
Em tìm thêm trên mạng thì thấy rằng hồi pháp thuộc, ở Hà Nội có "Avenue du Général Bichot" (đường Tướng Bichot), nay là phố Cửa Đông:

Trích từ : http://diendan.nguoihanoi.net/viewtopic.php?t=8153
"4. Avenue Général Bichot, tên cũ phố Cửa Đông
Bichot Justin (1835-1908) tướng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ những năm 1883-1886"


Có lẽ trước đây ở đường Tướng Bichot có cửa hàng giao dịch hoặc cơ sở sản xuất của ông Trần Văn Thành (Hưng Ký).

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Hai, 2011, 09:18:47 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM