Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:44:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331398 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #250 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 10:04:26 pm »

Quả thật tôi chưa bao giờ nghe chuyện cây trực tiếp tiết ra dầu hỏa. Nhiều loại cây, hạt, rễ, lá giàu dầu, có thể thủy phân, chiết tách, qua nhiều công đoạn để được dầu các loại, gọi chung là dầu sinh học. Nhưng tự nó chảy ra dầu, xài được ngay thì ... lần đầu nghe thấy. Liệu có đúng là Thảo Cầm Viên SG cũng có loại cây này không? Bác nào gần gần, tiện đi nhậu ghé qua làm kiểu, pọt lên cho 6971 tôi thỏa chí tò mò mang tính nghề nghiệp được không?

Tôi chỉ nhớ có lần ở NhaTrang, tôi bảo một cậu học sinh, có gì rất đặc biệt thì dẫn đi coi. Bạn ấy lấy xe máy đèo tôi đi xa xa, đâu Diên Khánh hay gì đó, và dừng lại chỉ cho tôi xem Cây Dầu, di tích lịch sử cấp quốc gia, sừng sững giữa đường nhựa. Đúng ra là con đường nhựa thênh thang đến đó chợt tách thành 2 nhánh, vòng quanh gốc cây Dầu. Bạn ấy kể sự tích và ý nghĩa, khá dài và hấp dẫn. Hình như là ngày xưa ở quãng này có rất nhiều cây Dầu to lớn, trồng thành dãy dài dọc theo đường. Trong thời kháng chiến (hình như chống Pháp), ta quyết định hạ hết rặng cây để ngăn cản xe tăng địch lên chiến khu, chỉ còn sót lại mỗi một cây... Không biết Cây Dầu này có phải là loại cây Dầu các bác K nói không? Nếu thế thì nó to lắm. Cổ thụ ấy.      
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2010, 10:12:40 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #251 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 10:22:12 pm »

 Để mình tả thêm trái dầu cho các bạn dể xác định hơn nữa .
 trái dầu to bằng đầu ngón chân cái có 4 đường gân dọc theo trái , trên có hai cánh giống như chong chóng , khi trái già rụng xuống nhờ hai cái cánh chong chóng nầy mà nó quay xoay tít nhờ đó mà hạt phát tán ra xa theo chiều gió , lúc trước kia ở gần sân vận động thống nhất cũng rát nhiều gần khu ký túc xá ĐH BK . Theo đường NGÔ gIA tỰ vẫn còn nhiều cây , cây to đường khính gần một mét . Dầu của nó tiết ra không phải trong như dầu hỏa đâu mà nó sền sệt , đục trắng  , ngày xưa người ta nung cho đặc lại làm dầu chai dùng để trét ghe , xuồng  .
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #252 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 10:43:01 pm »

   Còn 1 loại nhiên liệu làm ra ánh sáng nữa là dầu xoa chống muỗi , chống côn trùng của Mỹ để lại sau 1975 . Đã được đem phát cho lính ta dùng ở K , cùng với thuốc DEP bôi ghẻ , xua muỗi cũng được mang ra nhúng gạc vào làm bấc thắp sáng . Tuy mùi khét lẹt khó ngửi , nhưng không sao , miễn có ánh sáng là tốt lắm rồi .
   Tối mịt mùng không có ánh lửa đèn , đời u uất lắm .
   Chỗ chúng tôi , dân làm Chằm lo ( đuốc ) bằng cách lấy thân cây Kh_na chẻ ra thành từng thanh to như nửa ngón tay , dài 4-50 cm , phơi khô đi , nó sẽ xốp như miếng mút . Tẩm đẫm nhựa cây dầu vào ( lấy nhựa cây như các bác mô tả ) rồi dùng từng rẻ lá Thốt nốt phơi tái , ép phẳng , bọc kín bên ngoài như gói cọc đuòng Th-nốt vậy . Dùng dây buộc từng vòng rời xung quanh như buộc đòn Bánh tét , nhưng chỉ to = bắp tay thôi . Khi dùng mang ra đốt 1 đầu , lửa bập bùng cháy rất tốt , lâu lâu dùng que gạt bớt tàn than đi , là cả đêm Rom-vuông uốn lượn cũng chỉ hết chừng 1 cây là cùng . Chỉ tội khói hơi nhiều , đen sì hốc mũi . Nhưng mùi thì hăng hăng thơm , dễ ngửi lắm . Gió to , mưa vừa vừa , thì khó mà dập tắt được nó .
   Lính mình bên đó : Sống chằm-lo , Chết bó tăng võng . Chứ chẳng mấy khi có dầu đèn ,và càng không khi nào có  Kèn Trống !

  Cây dầu là cây thân mộc , lưu niên cổ thụ hàng trăm năm , đường kính cả mét ,cây to thì cỡ 2-3 m , cao 3-40 m là thường .
Thân tròn ,thẳng tắp , ít cành . Những cây to , cách mặt đất 10-15 m mới có cành ngang . Gỗ màu nâu sậm như gỗ lim , thớ thẳng . Rất ít bị co ngót cong vênh nứt vỡ  dù mưa tạt nắng xiên . Không bao giờ bị mối mọt .
Có những ngôi nhà hằng trăm năm tuổi mà ván gỗ dầu chỉ dày 2 phân , đóng bưng xung quanh như tường nhà cũng vẫn chưa mục ải , nó chỉ bị bạc màu đi mà thôi .
 Tất cả chỉ vì loại cây này có thứ nhựa quí báu đó trong từng thớ gỗ .
  Những cây dầu đã đục hốc , đốt lấy nhựa thì không bao giờ được đốn hạ để dùng làm nhà hay đóng đồ vì gỗ không còn tốt nữa . Nó chỉ chuyên dùng để lấy dầu thắp sáng Chằm lo
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2010, 11:32:26 pm gửi bởi svailo » Logged
ongbom_f2
Thành viên
*
Bài viết: 912


« Trả lời #253 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 10:51:08 pm »

Để mình tả thêm trái dầu cho các bạn dể xác định hơn nữa .
 trái dầu to bằng đầu ngón chân cái có 4 đường gân dọc theo trái , trên có hai cánh giống như chong chóng , khi trái già rụng xuống nhờ hai cái cánh chong chóng nầy mà nó quay xoay tít nhờ đó mà hạt phát tán ra xa theo chiều gió , lúc trước kia ở gần sân vận động thống nhất cũng rát nhiều gần khu ký túc xá ĐH BK . Theo đường NGÔ gIA tỰ vẫn còn nhiều cây , cây to đường khính gần một mét . Dầu của nó tiết ra không phải trong như dầu hỏa đâu mà nó sền sệt , đục trắng  , ngày xưa người ta nung cho đặc lại làm dầu chai dùng để trét ghe , xuồng  .

Em bổ sung thêm cho bài giảng của bác Hai "rừng" thêm phong phú nhá  Grin
Mời các bác ngâm cứu 1 tý chút
http://dof.mard.gov.vn/default.aspx?com=AuflaNews&page=article&aid=122&mtid=7

Còn đây là cảnh lấy dầu ở quê của T54b  Grin
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #254 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 02:05:16 pm »

Thêm một chuyện về Cây Dầu

Bắt đầu từ câu hỏi của tôi về ánh sáng dưới hầm, trong đêm, đã có rất nhiều câu trả lời thú vị, bất ngờ, trong đó có chuyện cây Dầu. Bây giờ thì đã khá rõ mọi chuyện, nhất là chuyện cây Dầu Rái, nhưng theo mạch cây Dầu, Google lại dẫn tôi đến một câu chuyện với những câu hỏi mới!

Tôi biết trên QSVN có nhiều bác là dân trường Trỗi. Lọc theo chuyện của các bác, tôi biết trường Trỗi gắn với một địa danh ớ Phú Thọ, rồi một địa danh bên Tàu (Quế Lâm), vào khoảng thời gian 6X-7X, và rất nhiều bác trường Trỗi là con em của cán bộ miền nam tập kết, trên mạng còn có hẳn một góc Bạn Trỗi nữa, ...  

Nhưng ở http://vietbao.vn/Phong-su/Chuyen-cay-dau-mang-ten-CHI/40042854/263/, tôi đọc thấy một câu chuyện cảm động và thú vị về mộ chí cô giáo Dương Lệ Chi, khắc trên thân cây Dầu gần 40 năm trước, liên quan tới trường Trỗi do trung ương cục miền Nam thành lập trong giai đoạn 1965-1972, dành cho con em các cán bộ trung-cao đang chiến đấu tại miền Nam. Câu chuyện mộ chí trên cây Dầu của trường Trỗi này lại gắn với Tà Săng, Soài Riêng, bên Cămphuchia. Thế là cùng thời đó ở 2 miền có 2 trường Trỗi à? Mà 2 trường Trỗi này có họ hàng gì với nhau không nhỉ?
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2010, 11:02:24 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
trung-truc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 424



« Trả lời #255 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 02:39:08 pm »

Về khoản lấy lon thịt hộp đục lỗ cho cái tim (bấc) vào để đốt mỡ làm đèn cũng thông dụng chỗ tui nữa! Nhưng tui nói rõ hơn chút là phải lựa cái lon nào lắc mà không nghe tiếng ọc ạch thì bên trong có nhiều mỡ mà đốt, lon nào lắc nghe ọc ạch thì bên trong có thịt nạc và nước thôi không đốt được! Thịt hộp lúc đó đích thị là của Việt Nam nhà mình sản xuất (mấy ông Hậu cần nói), cái lon to cỡ lon "heo ba lát" bây giờ trong siêu thị bán, nhưng chiều cao gấp đôi. Không có nhãn hiệu chi hết, khui ra nhiều lúc miếng da heo cạo ẩu còn lông tua tủa nữa đó!
Logged

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #256 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 09:28:27 pm »

 
... Với bộ binh, tiểu đội đúng là gia đình. A8 ở đại đội trinh sát f325 những năm ấy đúng là một gia đình chứ không chỉ là ví von nữa. Tôi như ông bố trẻ, Lạp như bà mẹ già. Tôi ào ào, qua loa, thoang thoáng, bao quát, Lạp tất tả, săn se, lặn lội, bù trì. Lũ "trẻ con" nhà tôi, đứa hiền thảo, đứa nghịch ngợm, thương lắm. Người già nhất trong nhà 21 tuổi, đứa con nít nhất là 17.


Lính ta, ai ai cũng biết: Tiểu đội bộ binh được chia nhỏ thành các nhóm 3 người, gọi là tổ Tam Tam, có 1 tổ trưởng, còn lại là 2 tổ viên, không có tổ phó. Tiểu đội đầy đủ, 12 lính, thì chia được thành 4 tổ Tam Tam. Trong chiến đấu, ít khi tiểu đội đủ 12, do vậy tiểu đội có khi chỉ có 2-3 tổ Tam Tam, mà tổ có khi cũng không đủ Tam mà chỉ là Nhị. Tôi cũng không rõ tại sao tên tổ lại có tới 2 chữ Tam?

Một nét đặc thù của cánh trinh sát chúng tôi là sự hình thành các nhóm trinh sát nhỏ để thực thi một nhiệm vụ nào đó. Các nhóm này được lựa chọn trong phạm vi trung đội, nhưng thường là phạm vi đại đội. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể, chỉ huy đơn vị lựa chọn và chỉ định danh sách. Vì thế trong một nhóm chỉ gồm vài người nhưng có khi không ai cùng tiểu đội, vì một tiểu đội không thể đủ hết các "chuyên môn, nghiệp vụ" để tự thành một nhóm công tác. Thường thì các nhóm lớn bao giờ cũng phải có 1 anh thông tin trinh sát để liên lạc về hậu cứ, một anh binh địa để mò đường. Tuy cùng tiểu đội nhưng cũng chỉ thi thoảng mới có dịp đi công tác cùng nhau. Do vậy, nói chung lính trinh sát dễ chơi, kiểu nào cũng chơi, không kén bạn lắm.

Cũng chính vì thế, tổ Tam Tam của cánh trinh sát chúng tôi thường chỉ có ý nghĩa khi về hậu cứ, hoặc giai đoạn nào có vẻ bình bình một chút, còn bình thường, tiểu độ bị xé lẻ, tổ Tam Tam cũng bị xé lẻ, đi theo các nhóm.

Mùa hè Bảy Hai, tiểu đội tôi mất 3 người. Kể từ đó, lúc thêm, lúc bớt, nhưng tiểu đội Tám của tôi chưa bao giờ vượt con số Tám, chỉ đủ hai tổ Tam Tam đầy, còn một tổ vơi. Anh Độ, a trưởng, mất ở Như Lệ, tôi lên a trưởng thay anh, Lạp lên a phó thay tôi. Cái cảm giác thay thế vị trí một ai đó, rồi đây còn lặp lại trong đời nhiều lần, nhưng cảm giác lên thay một người chỉ huy mới ngã xuống, sao mà chống chếnh, bơ vơ, còn hơn cả cảm giác người con trai cả còn non nớt mà phải miễn cưỡng thành "huynh thế phụ".

A trưởng, a phó thường cũng kiêm luôn tổ trưởng tổ Tam Tam. Tổ của tôi chỉ có 2 người, tổ của Lạp có Ghi và Quế.

(còn nữa ...)
          

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 09:37:33 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #257 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 12:07:23 am »


Một nét đặc thù của cánh trinh sát chúng tôi là sự hình thành các nhóm trinh sát nhỏ để thực thi một nhiệm vụ nào đó. Các nhóm này được lựa chọn trong phạm vi trung đội, nhưng thường là phạm vi đại đội.


     Bác 6971 !   Tôi chỉ được một lần duy nhất đi trinh sát cùng vài anh em trong tiểu đội. Đó là lần trinh sát Nhơn Trạch 29/4/1975. Tất cả các lần khác đều không đi với ai trong tiểu đội chứ không nói gì đến tổ tam tam.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2010, 09:16:52 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #258 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 04:25:36 pm »

Thế là cùng thời đó ở 2 miền có 2 trường Trỗi à? Mà 2 trường Trỗi này có họ hàng gì với nhau không nhỉ?
Vâng, chúng tôi không biết nhau nhưng có thể hình dung được.
Trường NVT ngoài Bắc chính là bộ khung và giáo viên của Trường Văn hóa Quân đội ở Lạng Sơn. Trong khoảng chiến tranh ác liệt 1965-1970, dồn người cho chiến trường thì không có bộ đội học văn hóa. Đám trẻ chúng tôi được thế vào đó để giữ được khung cho Trường (gọi là Trường VHQĐ NVT, phiên hiệu Tiểu đoàn 126 TCCT) sẵn sàng đón lại bộ đội và cũng giữ được đám trẻ cho cha chúng tham gia kháng chiến chống Mỹ trên nhiều chiến trường.
Năm 70 chúng tôi trở về gia đình để Trường đón lại bộ đội từ các chiến trường ra.
29 liệt sĩ, trong đó có 1 AHLLVT đã từng là HS (27)/GV(2) trường chúng tôi trong những năm đó và sau đó.

Tham khảo: Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Độ năm 1955 học văn hóa ở Tiểu đoàn 126 (khi ấy hình như ở Hải Phòng).
và một giấy khen của trường VHQĐ Nguyễn Văn Trỗi năm 1969
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười, 2010, 08:42:24 pm gửi bởi vitính » Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #259 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2010, 09:33:33 pm »


 Thế là cùng thời đó ở 2 miền có 2 trường Trỗi à? Mà 2 trường Trỗi này có họ hàng gì với nhau không nhỉ?

     Tôi đã đọc bài qua đường link mà bác 6971 cho. Vậy là có hai trường Trỗi. Hai trường này có "bà con" gì với nhau không ?

     Ta nhớ lại, anh Trỗi hy sinh năm 1964. Hai trường Trỗi đều thành lập năm 1965, không rõ trường nào có trước ? Thực ra trường Trỗi ở miền Bắc cũng có rất nhiều con em của các cán bộ Trung Ương Cục Miền Nam. Ví dụ là Võ Dũng, con bác Võ Văn Kiệt chẳng hạn. Không biết, nhưng có thể đoán rằng việc lập trường cho các con em cán bộ quân đội đang tham gia chống Mỹ để các bác các chú yên tâm đánh giặc là xuất phát từ một ý tưởng, từ một chỗ mà ra thôi. Gọi là Trung Ương Cục Miền Nam nhưng nhiều bác vẫn đi ra đi vào liên tục. Các bác không thuộc trung ương cục thì cũng đi vào đi ra liên tục.

     Vậy hai trường Trỗi này không phải họ hàng mà là anh em ruột được sinh ra từ cùng bố mẹ, cho dù anh em không biết mặt nhau.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM