Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:21:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331379 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #220 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 11:58:48 am »

Mình cứ đọc tin các CCB tìm được nhau sau nhiều năm ,nước mắt lại cứ rưng rưng,cổ nghẹn lại.
 Chúc mừng nhé,những người lính năm xưa không quên được nhau và không quên được những kỷ niệm thời lính.Chẳng quen gì nhau mà mừng quá .Thật lạ.

Ý mình là :chưa một lần gặp mặt ,chẳng biết thời đó tính nết ra sao ,may ra chỉ gặp nhau qua ảnh,qua trang WEB QSVN .net ,thế mà  lại cứ xúc động muốn khóc mới lạ chứ.Cái ông bạn 6971@  hay thật bắt noọn nhau ghê quá hì...hì...hì .Làm mình cứ sững sờ,thôi thông cảm đi cho mụ CCB già tàn tật này    Wink Wink Wink
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2010, 02:49:38 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #221 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 02:38:53 pm »

---
Sáng nay, A Khâm nhắn tin, đã tìm được, cho luôn số điện thoại.

Ngay sau đó Cộng đồng Xê 20 ở Hà Nội xếp hàng gọi điện thoại vào Quế Sơn. Nghẽn mạng. Anh Thời phải trả lời liên tục các câu hỏi như nhau, kể các câu chuyện như nhau.
---

Bác 6971 gửi số điện thoại của anh Thời cho tôi với, qua email.
Tối nay cày cuốc về tôi gọi điện thăm anh ấy.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #222 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 09:27:21 pm »

Chuyện ae đại đội trinh sát sư đoàn 325 thời kỳ Quảng Trị tìm lại được người đại đội phó thân yêu thủa ấy thì còn nóng hổi, mới một vài ngày. Cũng chưa thật rõ anh Võ Văn Thời, một người con Tam Kỳ, bỏ nhà lên cứ, dũng sỹ diệt Mỹ, rồi ra Bắc, để rồi cùng Xê 20 trở lại chiến đấu ở Quảng Trị, ..., sau chiến tranh đã đi những đâu, làm những gì, êm đềm, ngọt ngào hay gập ghềnh, cay đắng.

Nhưng bất giác tôi nhớ lại cuộc đi tìm trước đây vài năm, tìm được anh Ánh, CV phó, cùng thời với A Thời, cũng rời quê nhà Bình Định lên cứ, cũng dũng sỹ, rồi cũng về Xê 20, ... Đoạn sau chiến tranh của anh Ánh thì đã rõ ràng, nhưng cứ đọng lại như một câu hỏi chưa có lời giải với tôi

Khi "chiến trường không còn tiếng súng vang hờn oán", anh Ánh về quê xưa Bình Định, lấy vợ sinh con (như bao người lính bình thường khác). Rồi cuộc sống đưa đẩy, anh rời quê lên vùng kinh tế mới Ninh Sơn (Ninh Thuận), một vùng rừng thiêng nước độc. Gặp anh 2-3 năm trước, một chiều hè Ninh Chữ, tôi bùi ngùi nghe anh kể, giọng Quảng Nôm của người móm, nghe câu được câu chăng:

"T ơi, gần bốn chục năm, tao không tìm được ai là đồng đội cũ thời trinh sát. Tao kể chuyện trinh sát, hàng xóm không tin, kêu tao sạo. Con tao cũng không tin. Sao ba kể trinh sát, trinh sát hoài mà hổng có căn cứ chi. Ba đừng nói trinh sát, trinh sát, bộ đội, bộ đội nữa, làng xóm họ nhìn kỳ lắm. Cực quá. Cứ ngày ngày âm thầm cắp chai rượu, rông mấy con bò lên rẫy, tối về ngủ cho quên đi. Nghe bay nói vào Ninh Chữ, tao kêu con đưa xuống gặp ngay. Từ nay tau sống lại rồi".

Rời quân ngũ, tôi sinh sống ở Hà Nội, có kể nhiều chuyện thời chinh chiến, đạn bom chỉ sợ mang tiếng công thần, hay khoe, chứ đâu có thể có chuyện nghi ngờ được. Sao kỳ thế nhỉ?  
      
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #223 vào lúc: 14 Tháng Mười, 2010, 10:17:56 pm »


Gặp anh 2-3 năm trước, một chiều hè Ninh Chữ, tôi bùi ngùi nghe anh kể, giọng Quảng Nôm của người móm


       Bác 6971 ! Anh Ánh không nói giọng "Quang nôm" "khó kheeng khéc phục" đâu. Anh Ánh nói giọng "Bừn Đựn" của đất võ Tây Sơn đó nghe ! Năm sau, gặp nhau kêu ảnh hô bài chòi Bình Định để nghe nhé !
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #224 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 11:06:50 am »

Tối qua, tôi lạc vào một hội CCB ở Cốc Lếu. Chuyện tào lao không sao, nhưng đến một topic phải định lượng, nhất là lúc Sán-Lùng đã ngấm đến quãng quai mũ rồi, thì không ai chịu ai. Câu hỏi mang tính Quân sự thường thức thôi. Tôi hứa sẽ hỏi ae trên quân sử, mọi người mới chịu. Câu hỏi thế này:

Các loại súng AK, CKC, K44, đại liên, K54, K59, ... súng nào dùng chung đạn với súng nào? Thêm nữa, súng ta và địch có loại nào dùng chung đạn được không? Có ý kiến bảo rằng, có loại súng nào đó của ta dùng được đạn địch, hơi kích hay hơi non một tý, nhưng súng tương ứng của địch lại không dùng được đạn ta!

Bác nào thông tỏ, xin chỉ mấy đường.

Logged

Nhật ký Viết lại
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #225 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 11:50:41 am »

Tối qua, tôi lạc vào một hội CCB ở Cốc Lếu. Chuyện tào lao không sao, nhưng đến một topic phải định lượng, nhất là lúc Sán-Lùng đã ngấm đến quãng quai mũ rồi, thì không ai chịu ai. Câu hỏi mang tính Quân sự thường thức thôi. Tôi hứa sẽ hỏi ae trên quân sử, mọi người mới chịu. Câu hỏi thế này:

Các loại súng AK, CKC, K44, đại liên, K54, K59, ... súng nào dùng chung đạn với súng nào? Thêm nữa, súng ta và địch có loại nào dùng chung đạn được không? Có ý kiến bảo rằng, có loại súng nào đó của ta dùng được đạn địch, hơi kích hay hơi non một tý, nhưng súng tương ứng của địch lại không dùng được đạn ta!

Bác nào thông tỏ, xin chỉ mấy đường.


Chỉ giới hạn trong các loại súng mà bác đã nêu, thì "dư lày":
-Dùng chung đạn AK gồm: AK, CKC, đại liên Cô rô li ốp
-Dùng chung đạn K44 gồm: K44, trung liên K53 (loại đĩa tròn phía trên)
-Dùng chung đạn K54: Tiểu liên K50
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #226 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 03:42:52 pm »

Đại liên dùng chung đạn K44 bác ạ
 trung liên Rpđ  dùng chung đạn K56  ( AK )
K59 dùng đạn riêng
 Súng ta  có thể dùng chung đạn với mỹ là DK57, cối 60 ( mỹ cối 61) cối 82 (mỹ cối 81 )
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #227 vào lúc: 18 Tháng Mười, 2010, 05:12:31 pm »

Cám ơn các bác trả lời sớm.

Cái vụ cối ta dùng đạn nó thế là ít nhiều đã rõ.

Nhưng cái vụ súng cá nhân thì chưa ngã ngũ. Giải thích "chim chíc là chị bồ nông, bồ nông là ông bồ các, bồ các là  ...", thì đọc một lúc là tàu hỏa nhập ma. Có lẽ phải hệ thống theo cỡ đạn cho dễ nắm: Đạn dùng cho súng cá nhân có loại n ly, loại m ly. Loại n ly dùng cho súng này, súng kia, loại m ly thì ... Thế thì mới mong dân Sán-lùng ở Cốc lếu tâm phục được.
Logged

Nhật ký Viết lại
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #228 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 07:41:05 am »

Đúng là nên nói thêm cỡ đạn  Grin
-Đạn AK: cỡ đạn 7,62 x 39, dùng cho súng AK, CKC, RPD, RPK, đại liên Cô rô li ốp
-Đạn K44: cỡ đạn 7,62 x 54 dùng cho súng K44, trung liên K53 (đĩa đạn tròn, phía trên)
-Đạn K54: cỡ đạn 7,62 x 25 dùng cho súng K 54, tiểu liên K 50
-Đạn K59: cỡ đạn 9 x 18

 Wink Grin Wink
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười, 2010, 09:19:55 am gửi bởi baoleo » Logged
Hungnt_E1F2
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1072


« Trả lời #229 vào lúc: 19 Tháng Mười, 2010, 10:01:05 am »

Đúng là nên nói thêm cỡ đạn  Grin
-Đạn AK: cỡ đạn 7,62 x 39, dùng cho súng AK, CKC, RPD, RPK, đại liên Cô rô li ốp
-Đạn K44: cỡ đạn 7,62 x 54 dùng cho súng K44, trung liên K53 (đĩa đạn tròn, phía trên)
-Đạn K54: cỡ đạn 7,62 x 25 dùng cho súng K 54, tiểu liên K 50
-Đạn K59: cỡ đạn 9 x 18

 Wink Grin Wink

Súng "đại liên Cô rô li ốp" dùng đạn 7,62x54 bác baoleo ạ (chính là đại liên K53/K57)
Bác sauchinbaymot vào đây tham khảo, có các kích cỡ súng đạn cần tìm: http://www.quansuvn.net/index.php/topic,4908.0.html
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM