Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:05:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331785 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tran van thanh
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #210 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2010, 10:05:57 pm »

 Bác 6971 ơi ! Anh em ở HH ra  hôm 1-10 rồi. Đêm đó được xem Lễ hội ánh sáng ở Hồ Gươm ! Thật là đẹp bác ạ!Em quay luôn mấy đoạn videoclip, đưa lên hiephoa.net, bà con quê em rất thích!  Còn quà tặng của bác em rất cảm ơn và xin được nhận vào dịp khác bác nhé! Cảm ơn bác nhiều !
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #211 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2010, 10:20:51 pm »

Bác 6971 ơi ! Anh em ở HH ra  hôm 1-10 rồi. Đêm đó được xem Lễ hội ánh sáng ở Hồ Gươm ! Thật là đẹp bác ạ!Em quay luôn mấy đoạn videoclip, đưa lên hiephoa.net, bà con quê em rất thích!  Còn quà tặng của bác em rất cảm ơn và xin được nhận vào dịp khác bác nhé! Cảm ơn bác nhiều !

Giời ạ, gì mà vội và bí mật thế. Làm ae tôi cứ thấp thỏm chờ ngô nếp HH. Mà Lễ hội chính là ngày 10.10 cơ, bác TVThanh ạ. Pháo hoa hôm 1.10 mới là bắn bằng súng lục thôi, đến 10.10. lễ hội chính mới có pháo hoa bắn bằng đại bác. Ra nữa nhé.
Logged

Nhật ký Viết lại
tran van thanh
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #212 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 11:27:39 am »

ngày 6-10 em ra xem thả diều. Gió nhẹ quá, lại có mưa lất phất. Diều mà không gặp gió thì buồn! Nên bọn em ra  Lăng Bác...Đi được một lúc thì " oành", nổ pháo hoa, ghê quá...Chút nữa thì !!!!Ra vội,lại muốn đi nhiều nên không thưa với các bác được! Thông cảm nhé Anh!
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #213 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 02:13:53 pm »


... Đi được một lúc thì " oành", nổ pháo hoa, ghê quá...Chút nữa thì !!!!


Hú vía, ...

Nói thì phải tội linh hồn 4 bác đã chẳng may vì vụ này, và cả những người liên đới, xin lỗi, nhưng cột pháo có lẽ ấn tượng hơn nhiều lần so với pháo hoa hôm tới. Nó gợi 6971 nhớ tới vụ nổ cũng ngoài ý muốn, năm nào ở Ái Tử  trong "11. Chuyện lớp binh địa làng Trà". Được bức ảnh này để minh họa cho vụ nổ do Chinh lốp gây ra ấy thì vừa vặn.

Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #214 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:10:46 am »

     Bác 6971 ơi, cái cột khói đó xuất phát từ vụ pháo hoa ở Mỹ Đình phải không ạ? Nhang nhác như cột khói ở Hiroshima ấy nhỉ.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #215 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 03:53:04 pm »

Được bức ảnh này để minh họa cho vụ nổ do Chinh lốp gây ra ấy thì vừa vặn.

      Vụ nổ đạn pháo ở Ái Tử 1973 tôi nghĩ lớn hơn vụ này. Khói của nó sẽ đen vì toàn là thuốc đạn. Bãi pháo ấy là của địch bỏ lại, rất nhiều đầu đạn 105 và 155 lại còn bao nhiêu catut giấy chưa bắn, đầy thuốc. Hôm ấy tôi vừa về đến Trà Liên, nhà cửa rung bần bật. Nghe nói ở Đông Hà còn vỡ kính cửa ?! Khi nói đến vụ này tôi vãn gọi là bom nguyên tử. May mắn không có chết người như vụ pháo hoa.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #216 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 05:30:38 pm »

(Tiếp theo)

Tôi ở Quảng Trị tính theo năm là 3, nhưng tính theo mùa thì thực ra chỉ có 1 mùa hè, trọn một mùa hè Bảy Ba, thời kỳ lớp binh địa. Mùa hè ấy, “Mùa hè đỏ lửa + 1”, Quảng Trị, cái “thắt lưng” miền Trung này hết mưa tràn lại nắng gắt. Ngưng ngưng bom đạn, lũ xối xả miền Trung và nắng nóng với gió Lào rát rạt trên đất Quảng Trị đang còn hoang tàn, sơ sài cũng trở nên dữ dội, ác liệt, nhất là với những người vốn sinh ra và lớn lên trên đất Bắc. Lũ Thạch Hãn như điên khùng. Nắng Ái Tử như nung đốt làm bốc lên mùi hăng hắc của hắc ín và nhựa thông từ những cây cột điện cháy dở. Gió miền cát như cuồng loạn. Những căn nhà thì lụp xụp, nửa nhà, nửa lều, be bằng tôn gỉ.

Có lẽ hè Bảy Ba là mùa hè dữ dội nhất mà tôi được nếm trải trong đời, nóng cả không gian, nóng cả những số phận éo le, những cuộc đời mới hồi sinh, liêu xiêu, vật vã như vừa chui ở đám cháy ra. Đến câu hát ru xứ này cũng không thấy chao chao cánh cò mà chỉ nghe như xiên xiết nước chảy, da diết tình mẫu tử, phu thê. Có phải vì vậy không mà những dòng nhật ký hè Bảy Ba, hè Trà Liên Tây như mang một hơi thở riêng. Hối hả cơn lũ tháng Bảy, tuần nắng, tuần gió, nhọc nhằn mái lều tôn của ba mẹ con, mẩu chuyện ở bãi chiếu phim làng Trà, những thiếu phụ cô đơn,... Không biết rồi đây có ai tình cờ đọc và nhận ra mình trong những dòng nhật ký đau đến thắt ruột của chú bộ đội giải phóng hai mươi mốt tuổi ngày xưa không.        

7 và 8.7.1973:
“Nước cả mênh mông ngập Hạ Bì” -Tam quốc.
Mưa hối hả mà lại lâu. Lâu mà hối hả là nhiều nước lắm. Nước xối xả rồi lại lặng, lặng một ít lấy hơi để rồi lại xối xả. Xối xả, lặng, xối xả, ..., xối xả mãi không thôi. Nước dồn về hạ lưu. Dưới ấy cũng mưa, không dồn kịp ra biển. Nước ùa ngang vào một khoảng đồng, một xóm trũng được be bởi một đoạn bờ mỏng manh, hờ hững. Mưa, vẫn mưa. Những xóm trũng, mảng đồng đã no nê rồi. Nước từ mây xuống, nước chảy xuôi, chảy ngang rồi chảy ngược. Ngớt mưa là gió. Gió táp xuống mặt nước thành sóng nên không còn nhận ra nước có chảy hay không. Chỉ thấy nước cứ dềnh lên. Lên nhanh hơn cả khi có mưa và nhìn thấy nước chảy. Nước như đùn từ dưới lên, từ giữa ra. Nước nở ra, trương lên. Nước liếm dần cây cối, đất đai.
Bây giờ mặt nước rộng rãi và sòng phẳng. Cửa nhà, xóm làng rúm lại, sẻn so, co cúm.

Nước ngầu lên màu nâu sánh. Như máu của đất.


Trưa nay, thời sự VTV1 đưa một đoạn tin khá dài và cảnh báo về chuyện người dân đôi bờ Thạch Hãn coi thường mạng sống, bơi ra sông vớt gỗ, vớt củi.

Tôi nằm trên xichdu xem, người như ngơ ngẩn, mất hồn, phiêu diêu về 36-37 năm trước. Mọi thứ đã khác hết, nhưng con sông Thạch Hãn quãng làng Trà như vẫn thế, lũ như vẫn thế, hung dữ, vô cảm, vẫn những gộc cây khô bồng bềnh, giãy giụa trên sóng nước mênh mang, những ngọn tre ngắc ngoải, ... Nhớ, nhớ quá.

Thời ấy, 2 năm liền Thạch Hãn đều dâng lũ lớn. Năm trước, đầu tháng 9.72, khi ta sắp rút khỏi thành. Năm sau, như đã tả trong đoạn nhật ký trên. Đâu đó, bên topic Cười ra nước mắt của bác TTNL có mô tả rất sinh động về chuyện lính Xê 20 bơi ra sông vớt củi. Hồi đó chưa có VTV1, nên không ai cảnh báo nguy hiểm.

Bác nào có chút đồng cảm, nhớ đón xem thời sự tối nay, VTV1, cùng với tôi.  
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười, 2010, 07:48:11 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #217 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 08:55:02 am »

4. Xê Hai Mươi


Đại đội trinh sát sư đoàn 325 được thành lập ngay khi sư đoàn chuyển từ huấn luyện sang cơ động. Cán bộ đại đội đủ bộ theo biên chế, trưởng phó 4 người. Đại đội trưởng là trung uý Nguyễn Đức Hiền, người cao, gầy, quê Hà Bắc. Nghe anh em kháo nhau anh là một trinh sát dù kỳ cựu, được học hành bài bản về trinh sát, có rất nhiều tài lẻ. Ba người còn lại đều gốc miền Nam. Chính trị viên trưởng là anh Khâm, quê Phú Yên, nét thư sinh, trí thức, hiểu biết rộng và tỏ ra dễ gần với bọn tôi. Chính trị viên phó là anh Ánh, đại đội phó là anh Thời, cả 2 nghe nói đều gốc biệt động Quảng Nam, Bình Định, nhưng sao thấy chân chất, mộc mạc, thẳng thắn đến lạ kỳ.


Tin vui

Trong topic này, đâu đó đã kể về quãng đường ae Xê 20 lặn lội gian nan đi tìm "trưởng phó 4 người". Cũng nhờ Internet, sự đồng cảm của thầy giáo Thanh và một chút linh thiêng mà mới tìm được thông tin về Bác Hiền hồi 2/9 vừa rồi. Người cuối cùng "mất tích" là đại đội phó Dương Văn Thời, quê gốc Tam Kỳ, Quảng Nôm, người gầy. Tôi đã đăng tin tìm đồng đội trên nhiều trang web, nhờ cả nhiều người quen tìm anh, nhưng chưa thấy có phản hồi mong muốn.

Và, như tôi hay nói: Tìm là thấy. Sáng nay, tôi đã nghe được giọng nói của anh Thời, như xưa, khỏe lắm. Hiện nay anh và gia đình sinh sống ở Quế Sơn.

- Mập lên không anh?
- Gầy hơn, chưa đầy 40 ký.
- Nhưng khỏe chứ anh?
- Vẫn đi làm ruộng được!
- Chỗ anh là thị trấn hay làng xóm.
- Làng xóm, đồi núi thôi.
- Thế có giống Quất Xá không?
- Đúng rồi, như Quất xá, như Quất Xá. ...

 (Điện thoại nóng giãy)

Hãy tạm dừng. Điện thoại gọi có việc ở cơ quan rồi.
      
Logged

Nhật ký Viết lại
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #218 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 11:14:42 am »

Trong topic này, đâu đó đã kể về quãng đường ae Xê 20 lặn lội gian nan đi tìm "trưởng phó 4 người". Cũng nhờ Internet, sự đồng cảm của thầy giáo Thanh và một chút linh thiêng mà mới tìm được thông tin về Bác Hiền hồi 2/9 vừa rồi. Người cuối cùng "mất tích" là đại đội phó Dương Văn Thời, quê gốc Tam Kỳ, Quảng Nôm, người gầy. Tôi đã đăng tin tìm đồng đội trên nhiều trang web, nhờ cả nhiều người quen tìm anh, nhưng chưa thấy có phản hồi mong muốn.

Và, như tôi hay nói: Tìm là thấy. Sáng nay, tôi đã nghe được giọng nói của anh Thời, như xưa, khỏe lắm. Hiện nay anh và gia đình sinh sống ở Quế Sơn.

- Mập lên không anh?
- Gầy hơn, chưa đầy 40 ký.
- Nhưng khỏe chứ anh?
- Vẫn đi làm ruộng được!
- Chỗ anh là thị trấn hay làng xóm.
- Làng xóm, đồi núi thôi.
- Thế có giống Quất Xá không?
- Đúng rồi, như Quất xá, như Quất Xá. ...

 (Điện thoại nóng giãy)

Hãy tạm dừng. Điện thoại gọi có việc ở cơ quan rồi.

----------

Hoan hô 6971.
Kể chuyện làm sao tìm được đi cho anh em mừng.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #219 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 11:35:02 am »


... Kể chuyện làm sao tìm được đi cho anh em mừng.


Cách đây khoảng 2 tháng, 6971 có đưa tin nhắn tìm anh Thời lên trang web của phòng giáo dục Tam Kỳ. Cuối tuần trước, tình cờ, một cậu nghiên cứu sinh ở cơ quan 6971 chính là giáo viên Tam Kỳ, thổ dân Tam Kỳ, đến gặp 6971 tại phòng làm việc. Hai người chuyện trò về chuyện anh Thời. 6971 nhờ bạn đó khi nào về thúc đẩy giúp. Khi hỏi thông tin cụ thể, 6971 rất lơ mơ: Tam kỳ gì đó, người rất gầy, khoảng 68-70 tuổi gì đó. Để thêm thông tin, 6971 gọi điện luôn cho A Khâm ở Nha Trang. Hai người chuyện trò gì đó bằng "thổ ngữ" về các địa danh Quảng Nôm. Sau đó, A Khâm nói lại với 6971 là cũng đang xúc tiến ráo riết, đã có triển vọng, sẽ tiếp tục đến cùng.

Sáng nay, A Khâm nhắn tin, đã tìm được, cho luôn số điện thoại.

Ngay sau đó Cộng đồng Xê 20 ở Hà Nội xếp hàng gọi điện thoại vào Quế Sơn. Nghẽn mạng. Anh Thời phải trả lời liên tục các câu hỏi như nhau, kể các câu chuyện như nhau.

A Thời nhắc lại: đến nhà (TL Tây) lần cuối vào 1974, rồi mất tin. Mỗi lần con cái ra Hà Nội, đều nói đi tìm chú B. Chắc hỏi quanh quanh ga Hàng Cỏ, không ai biết.

Cuộc sống A Thời khá ổn định, hơn Bọ Ánh nhiều. Ba con, đã trưởng thành, đã có cháu. Lương hưu 2 vợ chồng khoảng 5M, đủ sống. Chỉ cô đơn và bơ vơ không biết bọn chúng (mình) sống chết ra sao.  
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM