Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:34:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331344 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #190 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 07:02:28 pm »

20. Hoài cổ hay Khúc kết

Anh Hiển là một học viên lớp viết văn, người Tày, quê Cao Bằng, dáng người đậm, tóc xoăn tít, được phân ở với gia đình tôi, cuối xóm Giữa, giữa làng.  

Tôi bị anh nhà văn người Tày “bỏ bùa văn” khi nào không hay. Tuổi “hồng vệ binh” ấy dễ “bắt lửa” thật. Bắt đầu là tỷ tê ngấm những câu chuyện Cao Bằng, những giai thoại Tày Nùng huyền ảo của anh Hiển. Cao Bằng là trên cao nhưng bằng phẳng (!), Thin Tốc, tiếng Tày là đá rơi, đọc thành Tĩnh Túc, ...

Tôi viết những dòng nhật ký đầu tiên trong đời vào cuốn sổ mà trang đầu là 2 câu thơ lưu niệm của anh Hiển viết cho tôi khi lớp lớp viết văn bế mạc: “Một tháng trôi qua đà mấy chốc/ Người cày Ba Xá, kẻ về Cao”.

“Về Cao” là anh về Cao Bằng, quê anh, chắc thế. Nhưng còn “Ba Xá” có phải là Tam Canh, tên xã tôi hồi đó, nơi sáng sáng tôi “cày” ở lớp, ở trường, chiều về lẽo đẽo dong trâu cày vỡ, cày ải trên đồng Mong, đồng Mả không? Giá như bây giờ thì tôi chẳng ngượng ngùng, giấu dốt làm gì mà cứ hỏi thẳng anh: “Anh Hiển ơi, thế “Cày Ba Xá” nghĩa là thế nào, hả anh?”


Kỷ niệm về Anh Hiển xa lắc xa lơ rồi. Có thể coi anh là thầy giáo văn đầu tiên của đời tôi. Với những thông tin ít ỏi trên, có ai giúp được tôi một chút thông tin về anh Hiển. Biết có bạn Mr.Ngan bên topic Hồi ức của người CCB già quê gốc gác Cao Bằng, chẳng biết có giúp được 6971 không. Hình như, anh công tác ở trường Đảng Cao Bằng và khi viết văn, anh lấy bút danh ... Hùng (nhớ là chỉ hình như thôi).

Chỉ buồn, tôi là đứa trò hư, đã chẳng theo tận nghiệp văn mà rẽ sang nghiệp "võ" mất rồi.  
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2010, 07:07:57 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #191 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 09:12:18 pm »


Còn ở khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, các trường quân sự, xây dựng, kiến trúc, cơ điện, sư phạm 2 cũng vậy. Tràn đầy sắc áo lính sinh viên CCB, bộ đội gửi học trường ngoài, trên những chuyến tàu từ Vĩnh Yên, Hương Canh về Hà Nội qua các "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" trước khi vào ga Hàng Cỏ. Thời đó là thời khổ cực, vật chất thiếu thốn mà rất vui vì hòa bình đã đến. Nhưng cũng là thời một thế hệ đàn em của các bác lên tàu vào Nam, bước vào cuộc chiến tranh mới phía tây nam đất nước vừa thống nhất.

       Bác qtdc nói hay lắm. Đúng là "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" (Điện Biên Phủ, Sinh Từ) là ga của sinh viên. Xuống các ga này khi tàu đang chạy.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #192 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2010, 09:26:04 pm »

Dây cà ra dây muống. Trước đây vài tuần, nhân bác Mr.Ngan chép chuyện thời chống Pháp, có nói đến cái túi dết thời Ông Cụ, 6971 đã hỏi ae về lịch sử chặng đường túi dết-balô gập - Balô cóc. Và đã được nhiều ae giải thích khá tường tận.

Nhân chuyện cái "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" của các bác, tôi lại nhớ, những người "nhảy ga" (không phải xuống ga mà là nhảy ga) thường mang balô lộn. Thế thì lịch sử ba-lô phải có thêm ba-lô lộn nữa. Ai tìm được ra người phát minh ba-lô lộn không?   
Logged

Nhật ký Viết lại
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #193 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 12:24:14 am »

Dây cà ra dây muống. Trước đây vài tuần, nhân bác Mr.Ngan chép chuyện thời chống Pháp, có nói đến cái túi dết thời Ông Cụ, 6971 đã hỏi ae về lịch sử chặng đường túi dết-balô gập - Balô cóc. Và đã được nhiều ae giải thích khá tường tận.

Nhân chuyện cái "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" của các bác, tôi lại nhớ, những người "nhảy ga" (không phải xuống ga mà là nhảy ga) thường mang balô lộn. Thế thì lịch sử ba-lô phải có thêm ba-lô lộn nữa. Ai tìm được ra người phát minh ba-lô lộn không?    
Bác 6971 kính mến: câu hỏi khó, người ra đề trả lời thôi. Cũng như bây giờ hỏi tiền bối của em-bác CCB SV ĐHXD Lexuantuong1972: ai là người phát minh ra cái cù dìa dắt túi sau ? Qua nhiều lần hội trường, có đầy đủ đàn anh, đàn em các khoa, các khóa: không có câu trả lời thống nhất. Nhưng mà em nhớ một câu: "....ba lô lộn ngược nhảy tàu bắc-nam". Câu này liên quan đến một anh thiếu úy. Tạm thời kết luận: thiếu úy là người phát minh ra ba-lô lộn. Đàn em trả lời vậy được không, bác 6971? Grin Grin Grin
Nguồn:http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3284.0
p/s: thiếu úy tên là Tiến Thiều, có anh là Tiến Tùng. Grin Grin Grin
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2010, 01:57:19 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #194 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 02:50:54 am »


Còn ở khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, các trường quân sự, xây dựng, kiến trúc, cơ điện, sư phạm 2 cũng vậy. Tràn đầy sắc áo lính sinh viên CCB, bộ đội gửi học trường ngoài, trên những chuyến tàu từ Vĩnh Yên, Hương Canh về Hà Nội qua các "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" trước khi vào ga Hàng Cỏ. Thời đó là thời khổ cực, vật chất thiếu thốn mà rất vui vì hòa bình đã đến. Nhưng cũng là thời một thế hệ đàn em của các bác lên tàu vào Nam, bước vào cuộc chiến tranh mới phía tây nam đất nước vừa thống nhất.

       Bác qtdc nói hay lắm. Đúng là "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" (Điện Biên Phủ, Sinh Từ) là ga của sinh viên. Xuống các ga này khi tàu đang chạy.
Đúng rồi, bác TTNL, các "thiên thần mũ đỏ" xuống tàu bằng cách "bay". Trong đám các "cánh bay" hồi đó, có rất nhiều nữ kiến trúc sư Xuân Hòa, Hương Canh. Năm nay, gặp lại một thằng bạn thưở ấy ở Sài gòn, em hỏi thì biết nó đã là đại tá 4 sao đến 4 năm nay rồi, hoặc là lên tướng, hoặc về hưu thôi, ảnh của nó đã từng có trên trang này rồi-trong cảnh tiếp tân ở ĐSQ TQ mà bác hatuyenha đã post lên năm ngoái. Nhớ lại cái ngày nó quăng ba lô lộn cho thằng cha đường sắt rình bắt bọn sv nhảy tàu ở "ga Trần Phú": đấy, về giặt hộ bộ quần áo bẩn cho ông. Ôi, còn cả các ông anh CCB lớp trưởng, lớp phó nữa. Một thời không dễ quên.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #195 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 08:03:40 am »


Còn ở khu vực Vĩnh Yên, Phúc Yên, Thái Nguyên, các trường quân sự, xây dựng, kiến trúc, cơ điện, sư phạm 2 cũng vậy. Tràn đầy sắc áo lính sinh viên CCB, bộ đội gửi học trường ngoài, trên những chuyến tàu từ Vĩnh Yên, Hương Canh về Hà Nội qua các "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" trước khi vào ga Hàng Cỏ. Thời đó là thời khổ cực, vật chất thiếu thốn mà rất vui vì hòa bình đã đến. Nhưng cũng là thời một thế hệ đàn em của các bác lên tàu vào Nam, bước vào cuộc chiến tranh mới phía tây nam đất nước vừa thống nhất.

       Bác qtdc nói hay lắm. Đúng là "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" (Điện Biên Phủ, Sinh Từ) là ga của sinh viên. Xuống các ga này khi tàu đang chạy.
Đúng rồi, bác TTNL, các "thiên thần mũ đỏ" xuống tàu bằng cách "bay". Trong đám các "cánh bay" hồi đó, có rất nhiều nữ kiến trúc sư Xuân Hòa, Hương Canh. Năm nay, gặp lại một thằng bạn thưở ấy ở Sài gòn, em hỏi thì biết nó đã là đại tá 4 sao đến 4 năm nay rồi, hoặc là lên tướng, hoặc về hưu thôi, ảnh của nó đã từng có trên trang này rồi-trong cảnh tiếp tân ở ĐSQ TQ mà bác hatuyenha đã post lên năm ngoái. Nhớ lại cái ngày nó quăng ba lô lộn cho thằng cha đường sắt rình bắt bọn sv nhảy tàu ở "ga Trần Phú": đấy, về giặt hộ bộ quần áo bẩn cho ông. Ôi, còn cả các ông anh CCB lớp trưởng, lớp phó nữa. Một thời không dễ quên.
Úi giời ! Các bác lại động vào ký ức xa xăm của một thời sống không được để bụng mà phải chia sẻ cho đồng đội khỏi bị báng bụng và nếu có chết dẫu có phải mang theo nhưng cũng không ân hận vì đã truyền lại lửa cho những người đi sau.

Nhớ lại khi lần đầu tiên đi tầu lên Hương Canh nhập trường, buổi đầu tiên ở lớp học giở bao thuốc ra hút không ngờ rơi ra cái vé tầu HN-HC, cô bé ngồi bàn trước tinh nghịch chộp được cái vé và rêu rao trước cả lớp: 1 chiến binh dũng mãnh đã làm 1 việc đáng xấu hổ tới niềm tự hào của SV ĐHXD là đi tầu phải mua vé.[/i].. Mình buổi đầu còn lạ lẫm chỉ còn biết ngồi cười trừ.

Cũng trong thời gian đó 1 lần từ HC về HN xuống ga Trần Phú, cả bọn bổ tầu không sao riêng An đen cùng c20 với TTNL và 6971 bị xòe ngay trên đường làm cho cái đồng hồ Timex mang từ chiến trường ra bị vỡ mặt. An vừa đau vừa tiếc của lại vừa tức vì bị anh em trêu là mua phải đồng hồ cốp mới bị vỡ, còn của xịn có lấy búa đập cũng không vỡ.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Chín, 2010, 12:11:35 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Mr.Ngan
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 540



« Trả lời #196 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 09:02:24 am »

[quote author=sauchinbaymot link=topic=17873.msg258747#msg258747 date=128524334

Kỷ niệm về Anh Hiển xa lắc xa lơ rồi. Có thể coi anh là thầy giáo văn đầu tiên của đời tôi. Với những thông tin ít ỏi trên, có ai giúp được tôi một chút thông tin về anh Hiển. Biết có bạn Mr.Ngan bên topic Hồi ức của người CCB già quê gốc gác Cao Bằng, chẳng biết có giúp được 6971 không. Hình như, anh công tác ở trường Đảng Cao Bằng và khi viết văn, anh lấy bút danh ... Hùng (nhớ là chỉ hình như thôi).

Chỉ buồn, tôi là đứa trò hư, đã chẳng theo tận nghiệp văn mà rẽ sang nghiệp "võ" mất rồi.  
[/quote]

Có nhà Em đây bác 6971 ơi, Kể mà Bác nhớ được đầy đủ cả họ tên của Anh Hiển thì Em dám chắc là sẽ tìm được cho Bác ngay, nhưng sẽ rất khó khi chỉ có thông tin về tên và nơi làm việc ( hình như..) của Bác đấy. Tuy nhiên Em sẽ nhờ bạn bè hiện đang công tác ở Cao BẰng tìm giúp. Chắc Anh Hiển bây giờ đã nghỉ hưu rồi vì 1968 Anh Hiển đã là sinh viên ( khoảng 20 tuổi ) giờ thì đã trên 60 rồi...Nhưng nhà Em sẽ cố gắng.
Logged

HOA SIM BIÊN GIỚI
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #197 vào lúc: 24 Tháng Chín, 2010, 01:15:31 pm »

[quote author=sauchinbaymot link=topic=17873.msg258747#msg258747 date=128524334

Có nhà Em đây bác 6971 ơi, Kể mà Bác nhớ được đầy đủ cả họ tên của Anh Hiển thì Em dám chắc là sẽ tìm được cho Bác ngay, nhưng sẽ rất khó khi chỉ có thông tin về tên và nơi làm việc ( hình như..) của Bác đấy. Tuy nhiên Em sẽ nhờ bạn bè hiện đang công tác ở Cao BẰng tìm giúp. Chắc Anh Hiển bây giờ đã nghỉ hưu rồi vì 1968 Anh Hiển đã là sinh viên ( khoảng 20 tuổi ) giờ thì đã trên 60 rồi...Nhưng nhà Em sẽ cố gắng.


Chỉ có ít thông tin thêm: Đấy là khóa III, lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà Văn VN. Thực ra năm 1968, AHiển không phải sinh viên, không phải 20 tuổi, mà đã khoảng 30-32, đã là cây bút ít nhiều có danh rồi.

 Bạn mà muốn tìm ai ở quê 6971, Hương Canh, thì dù không có thông tin gì trinh sát này vẫn tìm được. Tục ngữ phương Tây nói rằng: "Tìm là thấy" ấy mà, cố. Cám ơn Mr. Ngan.
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #198 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 02:25:10 pm »

Dây cà ra dây muống. Trước đây vài tuần, nhân bác Mr.Ngan chép chuyện thời chống Pháp, có nói đến cái túi dết thời Ông Cụ, 6971 đã hỏi ae về lịch sử chặng đường túi dết-balô gập - Balô cóc. Và đã được nhiều ae giải thích khá tường tận.

Nhân chuyện cái "ga Trần Phú", "ga Cửa Nam" của các bác, tôi lại nhớ, những người "nhảy ga" (không phải xuống ga mà là nhảy ga) thường mang balô lộn. Thế thì lịch sử ba-lô phải có thêm ba-lô lộn nữa. Ai tìm được ra người phát minh ba-lô lộn không?    
Bác 6971 kính mến: câu hỏi khó, người ra đề trả lời thôi. Cũng như bây giờ hỏi tiền bối của em-bác CCB SV ĐHXD Lexuantuong1972: ai là người phát minh ra cái cù dìa dắt túi sau ? Qua nhiều lần hội trường, có đầy đủ đàn anh, đàn em các khoa, các khóa: không có câu trả lời thống nhất. Nhưng mà em nhớ một câu: "....ba lô lộn ngược nhảy tàu bắc-nam". Câu này liên quan đến một anh thiếu úy. Tạm thời kết luận: thiếu úy là người phát minh ra ba-lô lộn. Đàn em trả lời vậy được không, bác 6971? Grin Grin Grin
Nguồn:http://www.quansuvn.net/index.php?topic=3284.0
p/s: thiếu úy tên là Tiến Thiều, có anh là Tiến Tùng. Grin Grin Grin

Khi mình về đoàn 869 cuối 1972 thì ba-lô lộn trái đã là trang phục của lính 869 rồi. Mình cũng không rõ ai đã nghĩ ra cách dùng ba-lô như vậy và từ bao giờ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #199 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 07:05:43 pm »

(Tiếp theo)

... Cũng để lại chút bâng khuâng, ngẩn ngơ. Sau tôi đốt cuốn tạp chí đó đi, vì nói vậy chứ dẫu sao cũng là sách của ngụy, nhưng chiếc ba-lô dù của Tám Hiếu còn theo tôi ra Bắc và chiếc bàn cạo râu thì sau đó cả chục năm tôi mới dùng đến và đôi khi tôi vẫn tò mò tự hỏi, không biết số phận Tám Hiếu cũng như đoạn kết truyện cô giáo Sài Gòn và người lính Cộng Hòa, tên Nhơn, ra sao.


Tán thêm về balo lộn. Những năm sinh viên sau chiến tranh, tôi cũng thường dùng balo lộn, nhưng là chiếc balo dù "chiến lợi phẩm" từ trận Nhan Biều 11.72, với dòng chữ bằng máu" Tám Hiếu - Thủy quân lục chiến sát cộng". Dùng theo phong trào, theo mốt. Lộn chiếc balo dù có phức tạp hơn, vì phía trên của nó có mấy băng dù xanh, dày, to, quai đeo có hẳn 2 miếng đệm xốp dày, nom hầm hố lắm. Bản thân chiếc balo cũng to, rộng hơn balo cóc VC. Khi cải biên thành balo lộn, tôi phải hy sinh các dải băng dù và mấy tấm đệm quai đeo.

Thực ra, cái lý của sự lộn balo có thể hiểu là cho nó gọn, cho nó thêm an toàn, đỡ rơi, đỡ mất các thứ ở túi cóc, chứ về mặt tiện dụng và hiệu suất thì giảm đi rõ rệt. Mà nom anh lính balo lộn, ngược xuôi tàu Bắc-nam như bác qtdc nói, nom cũng "lãng tử" hơn so với "balo con cóc, anh đi em khóc".    
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2010, 07:10:44 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM