Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:36:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331362 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #150 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 11:26:23 am »

Cám ơn bác Vitinh đã cung cấp thêm thông tin để trinh sát đến cùng.

Ít nhất thì 6971 cũng máng máng nhận diện được 6 đồng đội thời tân binh ở c23, d6, e101.

Từ trái:
Hàng đứng: 1-Thái (Lớp lý 2, nhà phố Nam Ngư, bây giờ làm ở Viện K), 2-Thống (lớp Lý 2, bây giờ ở gần trường NAQ).
Hàng ngồi:1-Nhã (lớp Lý 2), 2-XYZ, 3-Dân (lớp Lý 2, bây giờ là 4s/3g, ĐHKTQS), 6-ABC.

Bác TTNL không bị thương sọ não và mắt, giúp bổ sung với.  

Vậy thì Dân bác vitinh nói tới và Dân 6971 nói tới là 1 đấy. Hắn khai lính 72 cho trẻ hơn đấy mà.
 
Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #151 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 11:36:59 am »

    Trích: Tralientay.
     Nếu lính trinh sát không phải nổ súng mới là hoàn thành nhiệm vụ thì cả 3 bác trinh sát f 325 đều hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.

Không dám, không dám. Bây giờ cả 3 đứa đều là thương binh, thì không thể tính là Suất sắc được.
Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #152 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 02:55:10 pm »

Cám ơn bác Vitinh đã cung cấp thêm thông tin để trinh sát đến cùng.
Vâng, rất vui vì cung cấp thêm được thông tin cho bác. Chuyện về các bạn ấy, ảnh đầu năm nay ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,7216.160.html bác có thể xem thêm và nhận mặt một số bạn trong số đó.
Logged
hamduthu
Thành viên
*
Bài viết: 53


« Trả lời #153 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 04:41:35 pm »

Kỳ thi tuyển sinh năm ấy nổi tiếng với 5 bài toán khó, sau này nghe đồn là do chính giáo sư bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra đề. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ 2 trong số 5 bài toán đó. Bài 1: Giải phương trình 3x + 4x = 5x, và bài thứ 5: Chứng minh rằng không tồn tại đa diện có số lẻ mặt mà mỗi mặt là một đa giác có số lẻ góc. Riêng bài 1 ai cũng biết nghiệm là 2, thế mà sau này nghe nói cả miền Bắc chỉ có một người giải được, dù không đúng đáp án. Bạn ấy giải bằng biện luận đồ thị, trong khi đáp án phải là khẳng định 2 đúng là nghiệm rồi chứng minh không tồn tại nghiệm khác lớn hay nhỏ hơn 2. Bây giờ thì dễ chứ trình độ phổ thông những năm Sáu Mươi, Bảy Mươi, toán thế là khó lắm rồi.


  Đề thi của bác 6971 khó thế Undecided, hoá ra bác Tạ Quang Bửu bắt các bác phải chứng minh định lý lớn Fermat (định lý đến giờ GS Ngô Bảo Châu mới chứng minh được bổ đề cơ bản để chứng minh nó): Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #154 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 05:09:53 pm »

Kỳ thi tuyển sinh năm ấy nổi tiếng với 5 bài toán khó, sau này nghe đồn là do chính giáo sư bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra đề. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ 2 trong số 5 bài toán đó. Bài 1: Giải phương trình 3x + 4x = 5x, và bài thứ 5: Chứng minh rằng không tồn tại đa diện có số lẻ mặt mà mỗi mặt là một đa giác có số lẻ góc. Riêng bài 1 ai cũng biết nghiệm là 2, thế mà sau này nghe nói cả miền Bắc chỉ có một người giải được, dù không đúng đáp án. Bạn ấy giải bằng biện luận đồ thị, trong khi đáp án phải là khẳng định 2 đúng là nghiệm rồi chứng minh không tồn tại nghiệm khác lớn hay nhỏ hơn 2. Bây giờ thì dễ chứ trình độ phổ thông những năm Sáu Mươi, Bảy Mươi, toán thế là khó lắm rồi.


  Đề thi của bác 6971 khó thế Undecided, hoá ra bác Tạ Quang Bửu bắt các bác phải chứng minh định lý lớn Fermat (định lý đến giờ GS Ngô Bảo Châu mới chứng minh được bổ đề cơ bản để chứng minh nó): Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.

Có lẽ phải sửa là: "Đề thi của cố GS TQB ra cho khóa của bác 6971 khó thế". Còn phần chứng minh định lý lớn Fermat thì hình như Andrew Wils (Anh) đã giải ra khoảng năm 1993. Ghi nhận điều đó, tại Đại hội toán học quốc tế 1998, người ta đã trao giải bạc cho Wils, khi ông đã quá tuổi nhận giải Fields (43 tuổi).  
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2010, 07:54:01 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #155 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 05:17:17 pm »

Cám ơn bác Vitinh đã cung cấp thêm thông tin để trinh sát đến cùng.
Vâng, rất vui vì cung cấp thêm được thông tin cho bác. Chuyện về các bạn ấy, ảnh đầu năm nay ở đây http://www.quansuvn.net/index.php/topic,7216.160.html bác có thể xem thêm và nhận mặt một số bạn trong số đó.

Cám ơn bác Vitinh đã cho một link thú vị. Biết thêm nhiều thông tin về Nguyễn Trọng Dân. Chỉ buồn về mấy đồng đội, có thể là c23 cũ, đã ra đi.


Chỉ nhận ra Thái và Dân của c23 trong ảnh màu
Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #156 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 06:05:49 pm »

Chỉ nhận ra Thái và Dân của c23 trong ảnh màu
Còn Thuần nữa, cậu ngồi bìa phải. Trong ảnh mầu là người thứ 6 hàng sau trái sang phải (rồi đến cậu áo mầu sáng). Bây giờ cậu ấy là giảng viên Học viện QS không biết về môn gì. Trong số này còn có CCB Lý 2 đi các đợt khác nữa.
Còn cái ảnh ở trang này http://www.quansuvn.net/index.php/topic,7216.90.html là bọn tôi đến thăm các cậu ấy. Tôi thứ 2 từ phải sang (mũ cối), cậu 4// Cục phó TCĐT hôm nọ gặp là thứ 2 bên trái sang (đầu trần).
À, cái ảnh 13 người ấy thì tên như sau (tôi không nhớ hết, Trọng Dân điểm danh), từ phải sang:
Hàng ngồi: Nguyễn Tiến Thuần, Nguyễn Minh Cương, Chí Dũng, Đinh Quang Việt, Nguyễn Trọng Dân, Doãn Thế Sận, Nghiêm Viết Nhã
Hàng đứng: Lâm, Bá Hùng, Thẩm Mạnh Tiến, Hà Minh, Nguyễn Văn Thống, Lê Minh Thái.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #157 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 08:17:21 pm »

Chỉ nhận ra Thái và Dân của c23 trong ảnh màu
Còn Thuần nữa, cậu ngồi bìa phải. Trong ảnh mầu là người thứ 6 hàng sau trái sang phải (rồi đến cậu áo mầu sáng). Bây giờ cậu ấy là giảng viên Học viện QS không biết về môn gì. Trong số này còn có CCB Lý 2 đi các đợt khác nữa.
Còn cái ảnh ở trang này http://www.quansuvn.net/index.php/topic,7216.90.html là bọn tôi đến thăm các cậu ấy. Tôi thứ 2 từ phải sang (mũ cối), cậu 4// Cục phó TCĐT hôm nọ gặp là thứ 2 bên trái sang (đầu trần).
À, cái ảnh 13 người ấy thì tên như sau (tôi không nhớ hết, Trọng Dân điểm danh), từ phải sang:
Hàng ngồi: Nguyễn Tiến Thuần, Nguyễn Minh Cương, Chí Dũng, Đinh Quang Việt, Nguyễn Trọng Dân, Doãn Thế Sận, Nghiêm Viết Nhã
Hàng đứng: Lâm, Bá Hùng, Thẩm Mạnh Tiến, Hà Minh, Nguyễn Văn Thống, Lê Minh Thái.

Thêm về bức ảnh 13 chiến sỹ năm xưa: Có vẻ nhiều trong số đó đi từ Khoa Vật Lý ĐHTH HN, đợt 6971, cùng vào c23, d6, e101, f325. Cương, Dân, Nhã, Tiến, Thống, Thái thì chắc chắn rồi. Sau này, Tiến và Thái về học cùng lớp Lý 3 với 6971 mà. Việt và Minh hồi ở c23 rất thân với Thái, ở đơn vị cứ quen gọi Thái Việt Minh, lúc đầu 6971 tưởng là họ Thái, tên Minh.
Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #158 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 08:24:31 pm »

Thêm về bức ảnh 13 chiến sỹ năm xưa: Có vẻ nhiều trong số đó đi từ Khoa Vật Lý ĐHTH HN, đợt 6971
Tất cả họ đều là Lý 2 đi cùng một đợt bác 6971 ạ. 3 anh gạch dưới tên là LS.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #159 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 09:00:27 pm »

17. Gót chân Asin - Khúc riêng tư thứ nhất


Khoá Bảy Mươi chúng tôi là khoá đầu tiên phải thi tuyển vào đại học, những khoá trước chỉ xét học bạ, điểm tốt nghiệp hoặc kiểm tra vào trường. Tôi ghi 3 nguyện vọng đại học, theo thứ tự ưu tiên là: Tổng hợp văn, Tổng hợp toán và Bách khoa điện! Một theo lời khuyên của cô Chi, dạy văn, một theo thầy Thiết, dạy toán, còn nguyện vọng cuối cùng là theo lời khuyên của các anh tôi.

Năm ấy, thí sinh được chia làm 2 khối A và B. Khối A thi Toán Lý Hóa, khối B thi Toán Văn Địa. Quyết định cuối cùng về nguyện vọng không phải là thí sinh hay gia đình mà là nhà trường, chủ yếu dựa vào ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thầy Ngô Huy Thiết, chủ nhiệm lớp tôi, dạy toán, xếp tôi vào khối A, hướng vào Tổng hợp toán. Giá như cô Chi, dạy văn, mà là chủ nhiệm lớp, chắc cô sẽ xếp tôi vào khối B, và có thể con tàu tôi đã lăn theo những đường ray khác.


Xin được rẽ ngang một chút để nói về một người Thầy mà tôi vô cùng kính trọng và yêu quý: Thầy Ngô Huy Thiết.

Vỡ lòng rồi cấp 1, cấp 2, sauchinbaymot đều học trường làng, giáo làng. Lên cấp 3, học trường C3 Bến Tre, ở thị xã Phúc Yên, xa nhà 10km, hàng ngày đi bộ. Gần hết thầy cô trường BTre là người Hà Nội, trong đó có thầy giáo trẻ Ngô Huy Thiết, dạy môn toán.


Thầy Ngô Huy Thiết trên lớp - Lớp học vách đất, tại thôn Mộ Đạo, xã Đạo Đức, Bình xuyên, V. Phúc

Buổi học đầu tiên, thầy kiểm tra nhanh bằng một bài toán "khó" (thời ấy): Hãy chứng minh rằng tổng 3 số nguyên liên tiếp chia hết cho 3. Tôi xung phong. Giải xong, thầy hỏi tên. Thưa thầy, em tên Nguyễn Tiến Tài. Thật thế à, trùng tên với một người bạn thân của tôi, bây giờ dạy ở trường Sư phạm. Không biết rồi em có giỏi như thầy Tài, bạn tôi không?

Thầy cùng nhóm học sinh yêu toán tổ chức quay sổ số. Quay bằng bánh xe đạp. Giải nhất là cuốn "Thép đã tôi thế đấy", giải nhì, ba không nhớ, nhưng giải khuyến khích là 1 chiếc bút chì HB. Tiền thu được thầy trò tổ chức "Ngày hội toán học". Vui lắm. Làm sao mà không nhớ suốt đời!

Hết cấp 3, vào đại học, đi bộ đội, về trường học, ra trường, ra công tác, đi nước ngoài ,... Đến 1986, khi từ Liên xô về phép, tôi đến thăm thầy cô ở ngay trong nhà Bưu điện Gia Lâm. Thầy đã chuyển về Bộ Đại học. Không ngờ, chỉ sau đó ít lâu, thầy bị tai biến não.

Sau này, ngày 20.11 năm nào tôi cũng đến thăm thầy. Thầy chỉ nằm, người rất gầy, không nói được, chỉ ơ ớ, mình cô hiểu được, nhưng đầu óc minh mẫn và tỉnh táo. Thầy ra hiệu cho tôi. Cô giải thích: Thầy bảo Tài xem trên giá sách có cuốn nào dùng được thì mang về dùng kẻo phí. Cô mang ra một chồng thư đã úa màu. Toàn thư của học sinh cũ, gửi từ các nẻo đường chiến trường về cho thầy. Vài anh trong số ấy đã hy sinh. Tôi bảo với cô, những tư liệu này quý đấy cô ạ. Có một lần tôi nói với thầy: Em gặp thầy NTTài ở ĐHSP rồi, thầy ạ. Thầy gật gật đầu. Cô lấy khăn thấm nước mắt cho thầy.

Viết những dòng hơi riêng tư này, tôi thành tâm kính chúc Thầy khỏe mạnh.      
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2010, 07:58:21 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM