Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:23:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331335 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 08:40:18 am »


3. Chuyện Lớp dự khoá bay

Chuyện bên lề NKVL

Ai biết gì hơn về bộ phim đang ấp ủ này không?

Về bộ phim Mùi cỏ cháy cũng đã khởi thủy khi HTV dựng bộ phim tài liệu Có tuổi 20 thành sóng nước hồi tháng 8/2005. Anh em CCB-SV rất hào hứng khi bộ phim được dựng. Trong đợt gặp gỡ 6/9/2006, hôm đó có đạo diễn Trần Vịnh rất nhiều ý kiến về các bộ phim chiến tranh đã được dựng nói chung phim về chiến tranh về người lính mà các CCB xem cứ như là nói về ai ví dụ: bộ đội những năm chống Mỹ làm gì có áo lót đông xuân trắng mà mặc, chuyển thương binh tại mặt trận chỉ có cõng và dùng võng chứ có ai dùng băng ca đâu (cái này chỉ ở các BV tuyến sau hay ở hậu phương); trong phim Ăn mày dĩ vãng hình ảnh người lính giải phóng với dải băng buộc trên đầu như Ram-bô, măc áo giáp chống đạn của địch là điều không thể chấp nhận được (theo tôi đó là 1 sự sỉ nhục đối với người chiến sĩ giải phóng), phimĐừng đốt dựng về bối cảnh chiến tranh có thể chấp nhận được nhưng những chi tiết về thương binh ở căn nhà âm của bệnh xá phải vọt ra ngoài để chui vào hầm trú ẩn là không đúng (đây có phải là dụng ý của đạo diễn không) vì những căn nhà âm đều phải được đào hào dẫn ra hầm trú ẩn, đây là điều bắt buộc cho các công sự trong chiến tranh.

Đầu tháng 8 vừa qua tôi được Hoàng Nhuận Cầm hẹn gặp với đạo diễn HM về bộ phim Mùi cỏ cháy. Trong câu chuyện tôi cũng nêu 1 số ý kiến như trên về làm phim chiến tranh và giới thiệu với HM lên trang QSVN để tìm hiểu thêm 1 số bài viết của các cựu SV-CS đã từng sống, chiến đấu và trưởng thành từ chiến trường QT. Mình nói với HM phải chú ý chi tiết dòng sông TH bị pháo địch băm nát trên sông như thế nào, nơi bến vượt phía Nhan Biều là bờ bồi, bên TX là bờ lở, bờ sông dựng đứng, công sự của ta bám vào bờ sông.  Mình cũng đã tặng HNC và HM các bài viết của mình về QT. Tầm vóc của QT và của những người lính SV ở chiến trường này thật là lớn lao, nó là đề tài luôn cháy bỏng của một thời Máu và Hoa.    
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Chín, 2010, 01:11:03 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 05:20:22 pm »



. . . trinh sát trẻ Ngạc, trường hợp hy sinh duy nhất kể từ sau hiệp định Bảy Ba.


       Bác 6971 à ! Ngạc không phải là trường hợp hy sinh duy nhất của c20 sau hiệp định bảy ba đâu.

       Sau đó, tính đến 30/4/75, còn 5 trường hợp nữa là :  Điển, Sơn, Tư, Dân, Nhật.
Logged

tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:15:17 pm »

---
Ấy vậy mà suốt một thời bom bay đạn thổi ấy, bác hình như không phải bắn viên nào thì phải?
---

(Bạn PQ đã trả lời rồi. Tôi xin thêm vài lời muộn.)

Đúng vậy các bạn ạ. Lính trinh sát súng ống đạn dược ít lắm.
Tất cả chỉ có 2 băng đạn AK, 2 quả lựu đạn và 1 con dao găm.
Khi đi làm nhiệm vụ thì tùy vụ mà mang vũ khí theo. Thường thì có con dao, 1 băng đạn và 1-2 quả lựu đạn. Lần tôi đi mang ít nhất là chỉ 1 quả lựu đạn, 1 con dao găm và quần đùi. Thường trinh sát đi chỉ 1-2 người, lại ở phía bên đối phương, nên nếu phải nổ súng thì thường là bị lộ và rất bất lợi.

Vì thế đời lính của tôi ở Quảng Trị một năm rưỡi (7.1972- 1.1974) cũng chỉ nổ súng có hai lần. Một lần đi đường rừng bên ta, chính trị viên trưởng dừng lại cho bắn thử hai phát súng lục K54, lần nữa sau hiệp định ở đài quan sát Ái Tử phía bên ta, nhặt được khẩu AR16 cả tụi bắn thử mỗi đứa mấy phát xem nó ra sao.

Trong ba đứa dự khóa bay hụt rồi về trinh sát sư đoàn (6971, TTNL va TLT), chỉ có TTNL đi đến cuối cuộc chiến và được bắn súng thật.

Tuy nổ súng nhiều ít khác nhau
Nhưng thương binh thì đều thành cả  Cheesy
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #143 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:45:15 pm »

Xin đổi lại một chút

Tuy nổ súng nhiều ít khác nhau
Nhưng vết thương đứa nào cũng có  Roll Eyes Roll Eyes
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #144 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 08:54:31 pm »

Vẫn là về buổi gặp mặt 6971 cách đây đúng 1 tuần.

Dù gần như tất cả các thành viên đều là các 6971 cả (trừ Lê Xuân Tường, em Sơn của BDC, và vài người yêu lính khác), nhưng không phải ai cũng biết nhau cả. Rất tự nhiên, các "mâm" cũng là các nhóm chung một cái gì đó. Mâm Bách khoa, mâm e95, mâm lính tăng, mâm trường y, ...

Ban đầu, 6971 ngồi mâm c20, cũng khá đông (Tỉnh, Vinh, Thân, Duyên, Minh, ...). Thế rồi quanh quanh lại thấy bên cạnh là Trần Huy Tốn, cùng lớp Lý 1 với TTNL và 6971, cùng nhập ngũ, coi như cùng mâm c23, e101. Lại quanh quanh, thấy bên cạnh là Hưng, cùng mâm Dự khóa bay Bạch Mai với TTNL và 6971. Lại quanh quanh, nâng cốc với Dân, gốc lính tăng, cùng ở lớp dự bị DHKTQS ở Tam Lộng, hiện còn đang tại ngũ (ĐHKTQS). Kỷ niệm cứ lẫn lộn lung tung cả lên. Vui thật

   
Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #145 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 09:46:18 pm »

Lại quanh quanh, nâng cốc với Dân, gốc lính tăng, cùng ở lớp dự bị DHKTQS ở Tam Lộng, hiện còn đang tại ngũ (ĐHKTQS).   
Anh Dân này cùng lớp mà tôi đã đưa ảnh ở "lính sinh viên". Anh ta nhận là đi đợt năm 72? Hai đợt cách nhau mấy tháng, chắc các bác gộp làm một?
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #146 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 10:08:30 pm »

Lại quanh quanh, nâng cốc với Dân, gốc lính tăng, cùng ở lớp dự bị DHKTQS ở Tam Lộng, hiện còn đang tại ngũ (ĐHKTQS).   
Anh Dân này cùng lớp mà tôi đã đưa ảnh ở "lính sinh viên". Anh ta nhận là đi đợt năm 72? Hai đợt cách nhau mấy tháng, chắc các bác gộp làm một?

... Dân, chắc chắn nhập ngũ 6.9.71, cùng đại đội c23 mà. Thêm thông tin thế này: trước khi nhập ngũ Dân là SV Lý 2. Sau huấn luyện hình như là về Tăng. Hè 1974 về lớp dự bị ĐH KTQS. Học xong cử đi đâu đó ít lâu, rồi quay về ĐHKTQS, hiện là 4s/2g, nhà ở đâu đó gần Bưởi. Không phải lính 72 đâu.
Logged

Nhật ký Viết lại
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #147 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 11:55:27 pm »

     Trích: Tralientay.
"Trong ba đứa dự khóa bay hụt rồi về trinh sát sư đoàn (6971, TTNL va TLT), chỉ có TTNL đi đến cuối cuộc chiến và được bắn súng thật.

Tuy nổ súng nhiều ít khác nhau
Nhưng thương binh thì đều thành cả"

     Vâng, em cũng hiểu làm lính trinh sát mà cứ bắn tứ tung cả có mà hỏng bét. Nhưng mà đi vào lòng địch, thấy nó lù lù ngay trước mũi, theo lẽ là cho một phát vào đầu mới đúng, đàng này lại phải theo kiểu "túm được cổ chân" thằng nào đấy rồi mới được về thì cáu thật. Ngay bác TTNL đây cũng mãi đến khi dẫn xe tăng đánh Phan Rang mới có cơ hội bắn tóe loe như thế chứ.

     Nếu lính trinh sát không phải nổ súng mới là hoàn thành nhiệm vụ thì cả 3 bác trinh sát f 325 đều hoàn thành nhiệm vụ một cách suất sắc.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #148 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 07:26:42 am »

17. Gót chân Asin - Khúc riêng tư thứ nhất


Thế hệ trẻ những năm chống Pháp rồi chống Mỹ rất quen với cụm từ “Theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc”. Từ ruộng đồng, nhà máy, mái trường, mỗi người từ mỗi ngả, theo lối đi chung dẫn vào quân ngũ. Điệp điệp, trùng trùng.

Thầy Mợ tôi được 4 người con trai và một con gái út. Bốn anh em trai tình cờ đều theo một con đường giống nhau, gác bút nghiên, nhập ngũ. Trong gian nhà chính treo trịnh trọng một “Bảng Vàng danh dự”, có chữ ký chủ tịch Hồ Chí Minh, ghi tên Nguyễn Chiển, chú tôi, và Nguyễn Phẩm Bình, Nguyễn Phong, là anh cả và anh hai của tôi, tham gia kháng chiến chống Pháp, bên dưới là 2 “Bảng Gia đình vẻ vang”, có chữ ký thủ tướng Phạm Văn Đồng, ghi tên Nguyễn Mạnh Thức, anh trên tôi, và tôi, là bộ đội chống Mỹ.

Chỉ trong khoảng 20 năm, tản cư, tòng quân thời chống Pháp thành sơ tán, nhập ngũ thời chống Mỹ, chỉ khác về ngôn từ nhưng cùng là kháng chiến, hai cuộc kháng chiến, cuộc này nối cuộc kia, thế hệ trước đến thế hệ sau, không chút tỵ nạnh, thản nhiên như sinh ra là để như vậy, chung cho mọi gia đình.
    
Với sinh viên gốc “nhà quê” như bọn tôi, trước đó đã một lần phải hoà nhập “đổi đời”, rời làng quê lên thành phố. Đang tuổi mới lớn, học ăn, học nói, không ít ngỡ ngàng. Nhiều trong số đó không dễ gì để quen ngay với cuộc sống tập thể, cuộc sống sinh viên, nơi phố phường, đô thị.

Tôi lớn lên ở một làng quê trung du, dưới chân Tam Đảo. Chục năm phổ thông, trường làng, nhàng nhàng quãng nửa trên của lớp. Lớp 7, học với Nguyễn Quý Nam, lớp 10 học với Thái Huy Chí, những học sinh rất giỏi của Hà Nội sơ tán về, thì mới thấy mình chỉ là nhỉnh nhỉnh trong luỹ tre làng, chứ thấm tháp gì với mênh mông đại ngàn.

Khoá Bảy Mươi chúng tôi là khoá đầu tiên phải thi tuyển vào đại học, những khoá trước chỉ xét học bạ, điểm tốt nghiệp hoặc kiểm tra vào trường. Tôi ghi 3 nguyện vọng đại học, theo thứ tự ưu tiên là: Tổng hợp văn, Tổng hợp toán và Bách khoa điện! Một theo lời khuyên của cô Chi, dạy văn, một theo thầy Thiết, dạy toán, còn nguyện vọng cuối cùng là theo lời khuyên của các anh tôi.

Năm ấy, thí sinh được chia làm 2 khối A và B. Khối A thi Toán Lý Hóa, khối B thi Toán Văn Địa. Quyết định cuối cùng về nguyện vọng không phải là thí sinh hay gia đình mà là nhà trường, chủ yếu dựa vào ý kiến của giáo viên chủ nhiệm lớp. Thầy Ngô Huy Thiết, chủ nhiệm lớp tôi, dạy toán, xếp tôi vào khối A, hướng vào Tổng hợp toán. Giá như cô Chi, dạy văn, mà là chủ nhiệm lớp, chắc cô sẽ xếp tôi vào khối B, và có thể con tàu tôi đã lăn theo những đường ray khác.

Kỳ thi tuyển sinh năm ấy nổi tiếng với 5 bài toán khó, sau này nghe đồn là do chính giáo sư bộ trưởng Tạ Quang Bửu ra đề. Cho đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ 2 trong số 5 bài toán đó. Bài 1: Giải phương trình 3x + 4x = 5x, và bài thứ 5: Chứng minh rằng không tồn tại đa diện có số lẻ mặt mà mỗi mặt là một đa giác có số lẻ góc. Riêng bài 1 ai cũng biết nghiệm là 2, thế mà sau này nghe nói cả miền Bắc chỉ có một người giải được, dù không đúng đáp án. Bạn ấy giải bằng biện luận đồ thị, trong khi đáp án phải là khẳng định 2 đúng là nghiệm rồi chứng minh không tồn tại nghiệm khác lớn hay nhỏ hơn 2. Bây giờ thì dễ chứ trình độ phổ thông những năm Sáu Mươi, Bảy Mươi, toán thế là khó lắm rồi.

Tôi đỗ Đại học Tổng hợp Hà Nội, không Văn, không Toán mà là Vật Lý! Chẳng đúng nguyện vọng nào trong số 3 nguyện vọng mình đăng ký.

Rời lưng trâu và lũy tre, tôi mang theo lời Thầy Mợ tôi dặn: Gắng cho bằng chúng bạn. Sao lại bằng mà không hơn. Lên Hà Nội học, cũng ngỡ ngàng, ngô ngọng, vụng dại, va vấp đến xấu hổ. Bắt đầu được lưng lưng tự tin, bớt quê mùa thì lại từ biệt ký túc xá, nhập ngũ. Hai anh trai tôi, những người đã gác bút, cầm súng trước tôi, từ thời Biên Giới, Điện Biên, khuyên thật cô đọng: “Quân đội không có chỗ cho lối sống tiểu tư sản như sinh viên được đâu!” Tôi nhớ, Thầy tôi nói thành phần gia đình nhà mình nhớ khai là “Tiểu tư sản viên chức”. Đã Tiểu tư sản lại còn Viên chức. Rắc rối. Sao không là bần nông, cố nông, trung nông như bạn bè quanh tôi? Thầy tôi có giải thích cặn kẽ nhưng tôi chỉ lơ mơ hiểu, Tiểu tư sản viên chức là không tốt, không xấu, tương đương như trung nông. Thì cũng như cả làng gọi Bố Mẹ, riêng anh em tôi lại gọi Thầy Mợ, đều là người sinh ra mình. Bây giờ là lúc phải “gột” hay ít ra là giấu kín cái chất tiểu tư sản, chất thư sinh đi. Quân đội là trường học lớn nhất để học thành người– Như Thầy tôi luôn nhắc.

11.9/71
Có biết bao nhiêu là suy nghĩ sâu sắc khi mặc bộ quần áo bộ đội vào người. Hôm qua còn là sinh viên, hôm nay đã là anh lính.


Tuổi 19, rời giảng đường, ra trận. Tâm trạng của tôi khi đó chắc là đồng cảm với Grinhop, nhân vật chính trong truyện ngắn “Con gái viên đại uý” của Puskin, vì còn thấy ngay trang đầu cuốn nhật ký thứ 2 là một đoạn trích viết bằng bút chì, nguyên văn bằng tiếng Nga cổ, như một lời đề tựa, một lời thú nhận chân thực.

“Con gái viên đại úy” ... Tôi đắm mình trong những ý nghĩ miên man, nặng về u sầu. Cuộc sống nơi biên đồn chẳng có gì hấp dẫn tôi. Tôi cố hình dung về đại úy Mirônốp, thủ trưởng tương lai của tôi. Chắc đó là một ông già quàu quạu, không biết gì hơn ngoài bổn phận của mình và sẵn sàng phạt tôi ăn bánh mỳ chay với nước lã dù chỉ mắc một lỗi chẳng đáng gì. - A.C. Puskin.


Những ngày đầu tân binh, toàn lính sinh viên sống với nhau, chỉ huy đơn vị phần lớn văn hoá chỉ hết cấp II, nhưng cảm thông nhau, hiểu nhau nên ào ào, vui vẻ. Sau này, khi đã “ra ràng, chia tổ”, lính gốc sinh viên như tôi cũng hoà nhập nhanh với anh em trong đơn vị, thường là từ làng quê hay khu phố đi, nhưng chúng tôi vẫn giữ một góc kín đáo cho riêng mình và đã có không ít rắc rối với cái gót chân Asin ấy. Ba-lô vốn đã chật cứng quân trang còn cộm thêm mấy cuốn sách, lẵng nhẵng cây đàn ghi-ta, nắn nót dòng chữ Nga “Rô-đi-na” trên vành mũ cứng, phút mơ màng tư lự bên suối, mấy câu thơ vô đề uỷ mị, ... Quân đội không cấm, nhưng vẫn gợn.

Bọn tôi còn có một kỷ niệm lãng mạn, đặc “tiểu tư sản”. Đó là ngày 6/9/1973, kỷ niệm tròn 2 năm đời lính. Khi ấy c20 đang ở Trà Liên Tây, một làng nhỏ trải dài theo bờ bắc Thạch Hãn, cách thị xã Quảng Trị dăm ba cây số. Sau Hiệp định nên cũng dễ thở hơn. “Nhóm Sáu Chín Bảy Mốt” ở c20 vẫn đủ 5 người như hồi đầu ở Việt Yên: 3 phi công hụt Minh-Bảo-Tài và 2 y tá Việt-Tất. Trong cùng đại đội, nhưng các “nhóm viên” không ở cùng nhau nên phải thu xếp mãi mới bí mật họp bàn, thống nhất được phương án, quy mô tổ chức kỷ niệm 2 năm ngày nhập ngũ. Các quyết định cuối cùng được cả nhóm thống nhất là:

1. Tổ chức lễ kỷ niệm thật thân mật và long trọng, mang đậm dấu ấn “sinh viên”, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối “kín đáo và tế nhị”, nhất là với cán bộ đại đội và anh em trong đơn vị vì họ đều không phải là sinh viên.

2. Ngoài 4 thành viên của Nhóm Sáu Chín, có mời cả các lính sinh viên ở c20, gọi là “Bạn của Nhóm”, gồm Thắng quản lý và An “còi”, ngoài ra còn có Hùng “xây dựng”, vốn ở c20 nay đã chuyển lên a12. Nhóm giao cho Hồ Bảo lo chuyện mời.

3. Vật chất cho buổi lễ dựa vào nguồn “khô” tích trong ba-lô các thành viên, đi chợ Đại Hào bổ sung thêm chút “tươi”, có thể trông chờ thêm ở kho “nhu yếu phẩm” của Thắng quản lý. Hai y tá Tất và Việt cùng sinh hoạt Xê-bộ với Thắng quản lý, lo vụ “Thắng vận”.

4. Nơi tổ chức là một con thuyền mượn của một nhà dân ven sông. Nhớ mượn con thuyền có mui để đề phòng mưa. Rất may đang là tuần trăng. Dự định sẽ thả thuyền lênh đênh trên dòng Thạch Hãn. Việc này giao cho Lê Minh và tôi.  

5. Về thời gian: ngay sau khi tan buổi sinh hoạt tối của đại đội về, khoảng 9 giờ tối, tổ chức đúng Sáu-Chín, tối thứ năm.

Đêm đó trăng mờ, trước trung thu vài hôm. Mọi chuyện đã diễn ra như kế hoạch, nhưng cũng đã xảy ra 2 trục trặc nhỏ nhưng hay hay và đáng nhớ.

Trục trặc thứ nhất liên quan tới nhiệm vụ Bảo nhận mời Hùng a12. Có ai lên a12 thì nhắn một câu là xong, nhưng Hồ Bảo, vốn dân chuyên toán Đại học sư phạm, lại đa tài hội hoạ, văn thơ, đã thảo một tờ thiếp mời trang trọng, bìa trang trí tao nhã, xanh đỏ, chim cò, vẽ màu nước hẳn hoi, đặt trong chiếc phong bì tự cắt, nhỏ như quân bài tú-lơ-khơ xinh xinh, “như thật”, trong đó khách mời được yêu cầu giải 1 bài toán mà đáp số chính là thời gian (giờ G, ngày X, tháng Y) đêm hội. Tôi và Bảo đều không ngờ, Hùng vẫn giữ được tờ thiếp đó đến tận bây giờ.
 
Bạn Hùng thân mến!

Nhân kỷ niệm ngày “Hai năm đi bộ đội”, chúng tôi thân ái mời bạn tới dự buổi họp mặt thân mật với chúng tôi vào giờ G ngày X tháng Y năm 1973 tại thôn Trà Liên Tây.

Chúng tôi rất mong bạn có mặt.

Ghi chú: 4x-y=15; G trong khoảng 19 đến 22h.

Chào thân ái!



Gọi là toán vui vui thôi, chứ đáp số “SáuChín” thì ai chả biết, ngày Sáu, tháng Chín, cần gì giải. Thế mà rồi loay hoay thế nào, ngày tháng không nhầm, nhưng Hùng lại nhầm giờ, 19 giờ thành 9 giờ và lọ mọ, sốt sắng đến từ sáng sớm. Nhỡ nhàng, chờ thì lâu, ở lại đợi thì phải điện về Ban, xin phép.  

Phong bì và thiếp mời dự lễ kỷ niệm 6.9.71, tổ chức tối 6.9.1973 trên sông Thạch Hãn, sát ngay chốt địch

Trục trặc thứ 2 trầm trọng hơn. Khi chủ khách đã xuống thuyền đông đủ, việc đầu tiên cần quyết định là để thuyền tự trôi xuôi Thạch Hãn về phía Cửa Việt, nửa thời gian sau thì chèo ngược về bến làng Trà, hay là ngược lại, đầu buổi sung sức chèo ngược dòng về phía thị xã Quảng Trị để nửa sau thả cho thuyền trôi về bến, bế mạc. Phương án sau nghe hợp lý hơn.

Cả nhóm và khách vừa chuyện trò (thì thào thôi), vừa liên hoan, vui vẻ. Mọi người lân nhau chèo nhẹ nhàng, gọi là đưa đẩy nhịp chèo thôi, cốt sao cho “du thuyền” ra khỏi khu đóng quân của đại đội. Không ngờ, sau khoảng 2 tiếng vui tay chèo, lênh đênh, khoảng hơn 11 giờ, ai đó chợt nhìn lên bờ Nam, thấy đã sát Nại Cửu, An Tiêm, Chợ Sải, trên bờ đông lô nhô bóng cờ in trên nền trời, có vẻ cờ tam tài của địch. Hút chết. Chỉ cần vui tay mấy nhịp chèo nữa không ăn đạn cối cá nhân M79 của địch thì cũng ăn B40 của lính chốt hay thuỷ lôi của đặc công nước K5 bên mình. Vội vã quay mũi thuyền, quá nửa đêm trôi về đến bến làng Trà.

6.9.1973
Đêm “thứ hai năm” của đời lính. Khó mà tả được chính xác tâm trạng lúc này. Mọi việc đều nặng nghĩa lí cả. Hồi tưởng vẫn là việc làm có ý nghĩa tế nhị hơn cả. Đêm này, năm trước đang ở đất Thanh, qua Phà Giát.

Tối kỷ niệm được tổ chức với qui mô lớn mà lại êm đềm và cả tế nhị nữa. Các thân hữu lênh đênh trên thuyền giữa dòng Thạch Hãn từ 9 giờ đêm đến tận 1:30 của ngày hôm tiếp.

Những ngày này bao giờ cũng đầy ắp nhớ nhung. -Trà Liên.


(Còn nữa ...)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Chín, 2010, 07:41:13 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #149 vào lúc: 14 Tháng Chín, 2010, 09:45:53 am »

... Dân, chắc chắn nhập ngũ 6.9.71, cùng đại đội c23 mà. Thêm thông tin thế này: trước khi nhập ngũ Dân là SV Lý 2. Sau huấn luyện hình như là về Tăng. Hè 1974 về lớp dự bị ĐH KTQS. Học xong cử đi đâu đó ít lâu, rồi quay về ĐHKTQS, hiện là 4s/2g, nhà ở đâu đó gần Bưởi. Không phải lính 72 đâu.
Thế thì hoặc là hắn khai báo với tôi sai, hoặc là tôi nghe lộn  Huh
Nhưng đi năm 71 thì hợp lý hơn vì mấy anh sang xe tăng còn đi học trưởng xe (Dân, Việt) rồi 72 mới đi B kịp chứ.
Có thể anh 6971 chưa xem ảnh tôi đưa lên bên "lính sinh viên", xin đưa lại vào đây để anh nhìn những người đồng ngũ từ lớp Lý 2. Trong số này có 3 anh không trở về.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM