Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:29:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331330 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #110 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 09:17:03 am »


Đến lúc họ bỏ hết quần để xử chỗ rách ở háng, đau nhưng vẫn láng máng nhớ lời mấy cô y tá: "Vẫn còn nguyên không sao đâu anh, trông cũng được đấy" ...


       Bác TraLienTay ! Tò mò một tí, cái chỗ mấy cô y tá bảo "trông cũng được đấy" sau này có được không ?
Logged

trevn
Thành viên
*
Bài viết: 43


« Trả lời #111 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 09:26:54 am »

"Đến lúc họ bỏ hết quần để xử chỗ rách ở háng, đau nhưng vẫn láng máng nhớ lời mấy cô y tá: "Vẫn còn nguyên không sao đâu anh, trông cũng được đấy" ..."
tralientay@: cháu đọc đến đoạn này mà không nhịn được cười- rất thật và dí dỏm/ chúc chú luôn mạnh khỏe và viết nhiều ạ !
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #112 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:26:10 am »

--
Tò mò một tí, cái chỗ mấy cô y tá bảo "trông cũng được đấy" sau này có được không ?
--

Vẫn hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
...

Sau đó tôi được chuyển đến một bệnh viện nào đó phía sau.
Quãng chục ngày sau đó rất đau, đau quằn quại suốt ngày. Chập tối cô y tá đếm tiêm cho một phát, thế là cơn đau mất đi, người nhè nhẹ chìm vào giấc ngủ. Đến khi tỉnh lại và cơn đau lại đến thì đang trong đêm đành nằm chịu trận. Quãng 3-4 ngày như vậy. Rồi một chiều không thấy cô y tá đến tiêm đành cắn răng đau chịu đau. Hôm sau hỏi chỉ thấy cười (sau này bà chị bác sĩ của tôi bảo các bác sĩ đã tiêm cho morphine, nhưng chỉ vậy thôi vì nếu không sẽ nằm tiếp trong trại cai nghiện).

Ít hôm sau tôi được chuyển ra Bắc. Vì đúng dịp Tết nên phải nằm lại 2 tuần ở một bệnh viện quân đội nào đó ở Quảng Bình. Sau đó được chuyển tới 108, vào khoa phẫu thuật chỉnh hình (PTCH). Bà chị tôi cũng là bác sĩ 108 nên gia đình được biết tin.

Dài một chút vì lúc đó trưởng khoa PTCH 108 là GS Nguyễn Huy Phan, một người rất nổi tiếng. Đây là tuyến cuối của bv quân đội, nên các bệnh nhân đều hết sức nặng. Hầu hết đều kiểu mất toàn bộ hàm dưới, mất nửa mặt bên, mất mũi và mồm, ... Việc làm lại mặt, mũi, ... cần đến hàng năm trời.

B/s Phan tuy chỉnh hình mặt là chính, nhưng cũng có dịp chữa cho đâu đó gần hai chuc ca bị mảnh pháo ... làm mất cái TTNL vừa hỏi. B/s Phan làm luận án TSKH về đề tài này, và có nhiều phát kiến nghe nói rất hay. Có lẽ chẳng ở đâu các bác sĩ trên thế giới có cơ hội làm nghiên cứu mấy thứu này.

Khi tôi ở đấy hơn một tháng thì không có ai đang điều trị các vụ này. Chỉ một anh ở Phú Thọ, đã được tạo máy mới, cho về nhà với lời dặn tuyệt đối không được làm gì khác ngoài việc đi giải. Không may đ/c này không tuân thủ, nên bị hỏng phải quay lai 108.
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #113 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 11:59:05 am »

--
Tò mò một tí, cái chỗ mấy cô y tá bảo "trông cũng được đấy" sau này có được không ?
--

Xin báo cáo lại:

Hoàn thành nhiệm vụ trên bảo.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #114 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 12:11:31 pm »

--
Tò mò một tí, cái chỗ mấy cô y tá bảo "trông cũng được đấy" sau này có được không ?
--

Xin báo cáo lại:

Hoàn thành nhiệm vụ trên bảo.
hehe mấy cô y tá tâm lý quá , thấy thương binh đau nên khen hàng họ của thương binh trông cũng được đấy , nếu là em được khen thế thì em sẽ hết đau ngay  Grin
Hỏi nhỏ bác tralientay : các cô ấy khen thật hay chỉ là động viên  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #115 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 01:15:43 pm »

--

Dài một chút vì lúc đó trưởng khoa PTCH 108 là GS Nguyễn Huy Phan, một người rất nổi tiếng. Đây là tuyến cuối của bv quân đội, nên các bệnh nhân đều hết sức nặng. Hầu hết đều kiểu mất toàn bộ hàm dưới, mất nửa mặt bên, mất mũi và mồm, ... Việc làm lại mặt, mũi, ... cần đến hàng năm trời.

B/s Phan tuy chỉnh hình mặt là chính, nhưng cũng có dịp chữa cho đâu đó gần hai chuc ca bị mảnh pháo ... làm mất cái TTNL vừa hỏi. B/s Phan làm luận án TSKH về đề tài này, và có nhiều phát kiến nghe nói rất hay. Có lẽ chẳng ở đâu các bác sĩ trên thế giới có cơ hội làm nghiên cứu mấy thứu này.

Khi tôi ở đấy hơn một tháng thì không có ai đang điều trị các vụ này. Chỉ một anh ở Phú Thọ, đã được tạo máy mới, cho về nhà với lời dặn tuyệt đối không được làm gì khác ngoài việc đi giải. Không may đ/c này không tuân thủ, nên bị hỏng phải quay lai 108.


GS Nguyễn Huy Phan một nhà PTCH nổi tiếng với bàn tay vàng lại chính là người mở màn cho mối quan hệ Việt Mỹ sau chiến tranh. Ông được chính 4///LĐA giao nhiệm vụ này. Nhưng việc đại sự quốc gia lúc ấy phải bí mật nên ông đã bị cơ quan hiểu nhầm cách chức và tước mọi danh hiệu được trao tặng. Ông mất đi nhưng trong lòng vẫn không được bầy tỏ cùng ai. Mãi sau này ông mới được minh oan và khôi phục lại những quyền lợi chính trị bị tước bỏ, nhưnhg lúc ấy ông có còn trên đời này đâu.

Cách đây trên dưới 20 năm mình đã đọc được 1 bài báo nói về cuộc gặp gỡ của những TB đã được GS trả lại cho thiên chức làm đàn ông của mình. Kèm theo bài báo đó có 1 bức ảnh chụp GS cùng vợ chồng người TB và đứa con gái.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 01:57:13 pm »

Bác NH Phan từ hồi chống Pháp ở Việt Bắc đã được gọi là Phan Tây vì cao to, trắng trẻo đẹp trai.
Khi tôi nằm ở Khoa PTCH, nhóm 3 người gồm thủ trưởng Phan, hai bác sĩ Minh gái và Minh trai ngày nào cũng mổ từ 9 giờ sáng đến 4-5 giờ chiều, hết sức vất vả nhưng là một ê-kíp lừng lẫy. Anh Minh là bạn cùng lớp bà chị tôi khoá của chị Đặng Thùy Trâm (ông anh rể tôi cũng đi đợt mấy chục bác sĩ đó nhưng vào tít tận B2), khi đi bộ đội cân chỉ nặng 37 kg. Chị Minh học sau một khóa thì xinh cực kỳ, là bác sĩ trông coi phòng tôi. Sau khi tôi ra viện còn cho mượn một dụng cụ nhỏ để tập banh hai cái hàm ra (nhưng không thành).

Chị Minh anh Minh do làm cùng với tt Phan nên tay nghề chắc lên rất nhanh.

GS Phan sau khi lên tướng và lo hợp tác phẫu thuật nụ cười, được chuyển từ tập thể quân y viện 108 (một khu rất chật và khổ ở sau bệnh viện) đến 34 Hoàng Diệu, chỗ bác Tạ Quang Bửu xưa, để tiện tiếp khách. Gần đây tôi mới biết các chuyện trục trặc về sau.

Nhớ mãi khi ấy sau khi chụp phim đến cả chục lần, tt Phan quyết định không mổ gì cho tôi và bảo: "Mổ để làm lại cái khớp hàm, kéo cái hàm dưới ra về chỗ cũ, chưa chắc gì đã tốt hơn cho cháu. Thôi để thế, cháu coi như một cái tật vậy".

Vài dòng nhớ lại người xưa.
--

Nhân tiện, tôi xin được "khoe" một chút. Sau sự kiện Ngô Bảo Châu mọi người nói nhiều về toán. Nhiều người băn khoăn liệu toán có ích không hay chỉ của mấy ông "tự sướng". Báo Tia Sáng nhờ vài người giới thiệu về ích lợi của Toán học và tôi có tham gia nói về toán học trong nghiên cứu y học và sinh học, viết một cách nôm na. Tôi xin để cái link ở đây, vừa để quảng bá cho giá trị của toán học vừa như lời cám ơn đến những người đồng đội quân y đã cứu mình. Và xin lỗi nếu bác nào thấy nó không hợp trên QSVN (khi hết giặc ta lại về với cuốc cày mà). Cám ơn nhiều.

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=111&CategoryID=2&News=3434


Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 03:04:42 pm »

Chào các bọ,

Tôi là lính mới nhập quân sử. Nghe các bọ kể chuyện QT rất hay, cảm động lắm, nước mắt hay ứa ra.

Tôi nghĩ nếu có một cuốn sách về sinh viên đi lính và tham chiến ở QT sẽ là vô giá. Để nhớ lại những ngày không thể quên, để cho người đã ngã xuống, để những người trẻ hơn và con cháu biết thêm hồi ấy lính sinh viên đã làm cái phận "trai thời trận mạc" thế nào.

Một cuốn sách như vậy không ai khác ngoài các bọ có thể viết. Theo tôi, chắc cũng khó nếu ai viết một mình. Nhưng nếu một số người cùng viết thì có thể, và dễ hơn.

Sau khi đọc một số hồi ký, một số sách viết về thời chiến, và tiếp theo ý hồi 1973 của bọ lexuantuong1972, tôi hình dung một phương án làm cuốn sách này như sau:

1. Tham gia viết là một số lính sinh viên, hoặc vừa xong cấp 3, đã tham gia chiến dịch QT 1972, và nói chung chỉ viết quanh giai đoạn này cho tập trung. Nếu có chừng 10 người trở lên tham gia thì tuyệt. Nếu người tham gia đi lính từ nhiều trường, ở nhiều đơn vị ... thì càng hay.

2. Sách có chung một cấu trúc, mỗi người viết nói chung gồm 3 phần: (1) khi đi lính rồi vào QT (2) tham chiến ở QT, (3) sau QT. Có thể lấy các phần (1), (2), (3) của từng bài viết để làm 3 phần của sách, hoặc sách chỉ đơn giản gồm bài viết của từng người.

Các bài viết có thể trước hết đưa lên QSVN (các bọ lexuantuong1972, 6971, TTNL, ... chỉ sửa lại chút là xong Grin). Người chưa viết, nếu cố trong vài tháng cũng có thể được 20-30 trang (?). Bài đăng trên QSVN nếu thấy được sẽ được chọn vào sách. Sách có thể do một nhóm vài người tuyển chọn và hiệu đính.

Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT


TLT khi nào bạn về chúng ta bố trí một buổi gặp nhau nhé. Việc này đúng là cần phải làm đấy
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:59:11 pm »

--
B/s Phan tuy chỉnh hình mặt là chính, nhưng cũng có dịp chữa cho đâu đó gần hai chuc ca bị mảnh pháo ... làm mất cái TTNL vừa hỏi. B/s Phan làm luận án TSKH về đề tài này, và có nhiều phát kiến nghe nói rất hay. Có lẽ chẳng ở đâu các bác sĩ trên thế giới có cơ hội làm nghiên cứu mấy thứ này.
--

Tối nay có thời gian tìm trên net một vài bài về GS NH Phan.
Tôi xin đính chính lại chi tiết đã viết sai ở trên (do chỉ được nghe kể lại).
Bài viết dưới đây

http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=44C0

chỉ rõ bs NH Phan đã làm luận án TSKH về đề tài

"Tạo hình phức hợp trong điều trị các dị chứng vết thương hoả khí lớn vùng hàm mặt"

và các công trình về tạo dương vật của ông là thành tựu lớn và đặc sắc.

Khi tôi nằm ở khoa PTCH tháng 3-4/1974, bà chị nói tt Phan đã hoàn thành luận án TSKH, nhưng ông có quá nhiều bệnh nhân (phải chữa dài hạn với nhiều lần mổ) và quyết định không rời bệnh nhân đi bảo vệ. Bài báo cho biết đến 1983 ông mới làm việc này. Có thể nhiều năm sau chiến tranh, khi những bệnh nhân chiến sĩ của ông đã giảm (sau chiến tranh ở Cămpuchia nữa), ông mới đi làm việc riêng của mình.

Thật đáng kính phục biết bao nhiêu.

Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 07:13:47 pm »


--
GS Nguyễn Huy Phan một nhà PTCH nổi tiếng với bàn tay vàng lại chính là người mở màn cho mối quan hệ Việt Mỹ sau chiến tranh. Ông được chính 4///LĐA giao nhiệm vụ này. Nhưng việc đại sự quốc gia lúc ấy phải bí mật nên ông đã bị cơ quan hiểu nhầm cách chức và tước mọi danh hiệu được trao tặng. Ông mất đi nhưng trong lòng vẫn không được bầy tỏ cùng ai. Mãi sau này ông mới được minh oan và khôi phục lại những quyền lợi chính trị bị tước bỏ, nhưnhg lúc ấy ông có còn trên đời này đâu.
--

Đ/c LeXuanTuong thân mến,

Mình nghĩ thông tin Tường nêu có thể chưa chính xác.
Theo bài viết này

http://tuanvietnam.net/dai-tuong-le-duc-anh-voi-nhip-cau-quan-he-viet-my

thì việc nghi ngờ đã được giải quyết sau khi ĐT LĐA khỏi bệnh, và GS NHPhan được bầu làm chủ tịch hội Việt-Mỹ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM