Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 07:12:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331684 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #90 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:06:09 am »

2. Ấn tượng Miền Tây

Sau đợt công tác thị sát toàn bộ chiến tuyến Miền Đông thật sự hấp dẫn hồi tháng Ba, bẵng đi mãi tới tận tháng 8, sau khi bế mạc Lớp binh địa, tôi mới nhận được lệnh đi thị sát và hoàn thành sơ đồ phần tiếp theo của chiến tuyến: Miền Tây. Nhiệm vụ của tôi lần này cũng gần giống như lần đi miền Đông hồi tháng 3, vẽ sơ đồ và tìm hiểu tình hình bố phòng cả 2 bên trên toàn bộ chiến tuyến Miền Tây. Khác với miền Đông, toàn bộ chiến tuyến Miền Tây chỉ do e95 và e18 của sư đoàn chúng tôi chốt giữ, không có các sư đoàn bạn, nên không phải liên hệ phiền phức, nhưng Miền Tây luôn nóng bỏng, nhất là giai đoạn đầu sau ngày ký Hiệp định, chẳng có ngày nào ngưng tiếng súng. Chốt của ta và địch trên miền Tây thường rất xa nhau, hầu như 2 bên không tiếp xúc với nhau.
 
Nhóm công tác chỉ có 2 trinh sát, tôi và Thìn, lính bổ sung từ e95, rất thông thuộc miền Tây. Tên Thìn thì chắc chắn là sinh Nhâm Thìn, Năm Hai, cùng tuổi với tôi rồi. Con trai Khâm Thiên mà hiền như bột, vạm vỡ như lực điền.

Lần này đơn giản hơn lần đi miền Đông hồi tháng Ba vì chỉ đi trong phạm vi sư đoàn. Tôi lại có dịp trở lại khu vực phục bắt thám báo với lần chết hụt đêm 15/1. Mới 8 tháng mà quang cảnh đã thay đổi quá nhiều. Cuối hạ, đầu thu, bom đạn ngưng chưa lâu nhưng cây cối đã kịp mướt xanh trên những giao thông hào, nhà âm, hầm chữ A, bếp Hoàng Cầm. Quân ta chủ yếu dồn lên cắm chốt sát chiến tuyến.

Tôi quyết định không đi tiếp từ hướng Chợ Sải, qua Nhan Biều lên Miền Tây mà đi theo hướng ngược lại, lên hẳn cực tây, rồi xuôi theo chiều chảy của Thạch Hãn hướng xuống thị xã. Phần chiến tuyến “cực Tây” của f325 bắt đầu từ các chốt ở khu vực cao điểm 52 và 59. Xa hơn lên miền Tây là động Ông Do rồi vào Khe Trai, Thừa Thiên là thuộc các sư đoàn bạn, f324 và f304.  

10.8
Miền Tây. Trở lại với mảnh đất “Phương Thuý, 15-1”. Một sự đổi thay quá lớn lao. Một màu xanh sòng phẳng, thanh bình.

Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình. Địch cho nữ lên chốt với lính (có thể là vợ con).

Lại ở rừng. Thấy nao nao nhớ một cuộc sống đã qua rồi, có thể là Ái Tử, khu B, khu A, 108 hay trên đường giao liên. Đời bộ đội là vậy đấy. -Cao điểm 52.



Đối diện với e95, ngay sau 81 ngày đêm thị xã là sư đoàn Dù, sau Hiệp định thay dần bằng sư đoàn bộ binh số 1. Nhìn tổng thể, địa hình và bố phòng vùng e95 phần bên bờ nam sông Thạch Hãn gồm 2 phần nối với nhau bằng một dải chốt hẹp, giống như một quả tạ. Vùng chốt phía xa thị xã gồm các cao điểm 52, 59, 15, 29, trong đó quan trọng nhất, ta địch giành đi giật lại từng căn hầm, là cao điểm 29. Như Lệ, nghe tên tưởng như yếu đuối, mỏng mảnh, lại chính là phần tay cầm của quả tạ, chốt ta phải nép sát bờ sông, một dải rất hẹp để nối sang Đồi Chè. Bắt đầu từ Như Lệ, qua Thị xã cho về tận mép biển Thanh Hội, phía địch là sư đoàn Thuỷ quân lục chiến. Qua Đồi Chè, chốt ta lại nới rộng ra trên bãi mít của làng Tích Tường. Hết Tích Tường là phần thị xã, phía ta là e18 nhưng chỉ bên bờ bắc, phía địch là Thuỷ quân lục chiến bên bờ nam sông Thạch Hãn.

Sơ đồ chiến tuyến Miền Tây sau Hiệp định Bảy Ba (Xin phép dùng minh họa của ttnl)

Như Lệ còn có một ý nghĩa đặc biệt với riêng tôi. Đây là nơi yên nghỉ của anh Độ. Nao nao buồn.  

11.8
Đi túc tắc một mình quanh những dải đồi tranh vô tư của vùng chiến tuyến. Cách đây không lâu, vùng này còn là nơi máu xương. Đất dưới hố bom nứt ra như mai rùa, rồi khô và bửng lên như mảnh to của bom.
Chốt ở vùng cao điểm 15 khá quan trọng. Sau khi quá sơ hở mất đi 4 mỏm lân cận, cao điểm 15 trở thành vị trí xung yếu nhất của cả vùng này.

Ở rừng, ngủ võng, muỗi, ... Một sự cảm thông thật sự sâu sắc với bộ binh. Hãy lấy họ làm chuẩn để an ủi mình. –CĐ 15.

11.8.1973
Như Lệ là nơi yên nghỉ của Anh Độ. Tôi vẫn luôn coi anh là một “Tấm lòng vàng”. “Một tấm lòng vàng bất hạnh”. Có thể nguyên nhân cái chết của anh như Tuấn Anh kể, có thể như Hội kể hoặc như Đọ kể. Nhưng dẫu sao chăng nữa cũng không thể vớt vát được. Có những sự sai sót trả nợ được và cả những sự sai sót không tính thành giá để trả được. -Cao điểm 15.


Tháng Ba, miền Đông, đầy ắp háo hức, mới mẻ, hấp dẫn, còn tháng Tám, miền Tây, nghiêng mình khâm phục, kính nể những người lính e95 trên chốt. Ai đã ở Quảng Trị những ngày tháng sau Hiệp định Bảy Ba đều nhắc tới cao điểm 29, bến vượt Như Lệ, bãi mít Tích Tường như là một “Thành Cổ thứ 2”, đầy kính phục. Trong các giấy tờ gửi sư đoàn 325 liên quan tới việc thực hiện Hiệp định, phía địch đều hằn học viết: “Gửi sư đoàn Bắc sông Thạch Hãn”, như muốn thể hiện quyết tâm đánh bật các chốt của ta sang bờ Bắc. Nếu miền Đông, Bích La Nam, chợ Sải có “Chốt Một” của trung đoàn Sông Lô anh hùng, thì miền Tây có cả một dải “Chốt Một” của e95 kiên cường.

12.8
Vùng cao điểm 29 quả là đúng với tiếng tăm nổi tiếng của nó. Bám lấy sườn đồi mà chốt. Mặc dù vậy, thế của ta vẫn rất vững. Mãi trung tuần 7/73, ở đây vẫn đánh nhau.

Như Lệ và Tân Mỹ đã xanh rì. Nói chung cả vùng này chịu ảnh hưởng lớn của cao điểm 29 và Khu Làng An. Chuối và tre là một bình phong tốt. Cuối Như Lệ có chốt ta phải đi men bờ sông. Từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế. Quanh khu này, quân hai bên đều đông. -Chân Đồi Chè.

13.8
Bãi Mít của Tích Tường làm cho ý nghĩ của mình quặn lại, tê tái. Mỗi thân cây nham nhở sẹo là một trang nhật ký chiến tranh.

Vùng Tích Tường rất khó phát hiện bố phòng của địch. Vị trí chốt tạo thành cụm đối nhau, xen giữa những khoảng trống bí hiểm. Từ sườn đông-bắc Đồi Chè trở về Thành Cổ là địa phận của Thủy quân lục chiến (có lẽ là d9, lữ đoàn 369), còn về hướng Khe Trai là của e51 Bộ binh. Bọn thuỷ quân lục chiến tỏ rõ tính chất kiêu binh của chúng. Lười, chơi bời, ít chú ýý đến nhà cửa, hầm hào. Bọn này đã đau đòn ở Nam Cửa Việt hồi 31/1/73. -Trà Liên.


Tích Tường là làng mít, bạt ngàn là mít. Nếu không có chiến tranh chắc phải là một địa danh nổi tiếng về mít. Nhưng tội nghiệp thay, cây to, cây nhỏ, cây nào cũng què cụt, thân cây nham nhở sẹo, mảnh pháo vẫn ghim đầy trên thân gỗ. Không còn một cây nào lành lặn. Vẫn còn ác liệt, dưới gốc cây vẫn là họng súng, bãi mìn 2 bên, nhưng đã ngơi ngơi bom pháo, mít đã xoè chồi xanh, gai mít non nây nẩy, đã nghe tiếng chim hót mỏng mảnh. Tôi chỉ có 5 ngày ở miền Tây, đủ để đi không nghỉ dọc chiến tuyến từ cực Tây về đến Xuân An, đối diện thị xã. Đã 1 năm kể từ “Mùa hè đỏ lửa”, nhìn qua sông Thạch Hãn sang Cổ thành Quảng Trị, cây cỏ đã làm dịu bớt cảnh tiêu điều, đổ nát nhưng tôi vẫn phải buông một dấu chấm than:  

14.8:  Thành  Quảng Trị! -Xuân An.


Đoạn tiếp theo, chiến tuyến là chính con sông Thạch Hãn, không có gì đáng nói và cũng đã quá quen thuộc với tôi, từ hồi cuối Bảy Hai, khi tôi còn ở Ái Tử. Ghép với chiến tuyến miền Đông hồi tháng 3, coi như tôi đã hoàn thành trọn vẹn sơ đồ bố phòng toàn bộ chiến tuyến Quảng Trị.

Tháng Ba – Miền Đông, tháng Tám – Miền Tây, tháng Chín, tháng Mười lại Miền Đông để rồi cuối năm lại lên Miền Tây. Trinh sát cầm tinh con ngựa, trinh sát binh địa còn hơn, lúc nào cũng như ngựa cuồng chân.

16.9
Ngày này năm trước ta mất thành QTrị. Một cuộc rút lui để đảm bảo cho thắng lợi chiến lược.

Thật là đau lòng, một sự đau lòng thật sự khi nghe tin ông Angenđê đã bị giết. Một tổn thất lớn lao.
Bờ Sông Thạch Hãn.

30.9
Đã gần 2 năm rồi mới lại tắm biển. Trước biển ta quá bé bỏng, nhỏ nhoi. Có lẽ lúc nào ta tự thấy mình “đủ rồi” thì hãy nghĩ đến Biển.

Cửa Việt là Panama của miền giải phóng. Dân miền này sắt son với cách mạng. Họ không chạy vào không phải vì họ không vào được mà vì họ không thể rời bỏ cuộc sống như hơn một năm qua đã sống. Họ khác hẳn những người dân theo đạo ở miền Bích La, An Lộng. Biển cả còn hơn cả tôn giáo. Chặt chẽ nhưng thoải mái, rộng rãi. Những cuộc đời như chị Lý chẳng trong sáng đó sao ?

Miền Cửa Việt dễ làm ăn cho trinh sát nhưng khó nói chuyện tấn công với quy mô nhỏ và chính diện. -Cửa Việt.
Ngồi trên bãi cát rộng triền miên này mà ghi những ý nghĩ lủng củng. Mặt cát nhăn lên những gợn sâu. Một ngày không xa nó sẽ hằn lên trán mình. Cát phẳng, dễ dãi nhưng cũng vô vàn điều bí ẩn. - Long Quang.

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 11:15:17 am gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #91 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:32:25 am »

2. Ấn tượng Miền Tây

Nhóm công tác chỉ có 2 trinh sát, tôi và Thìn, lính bổ sung từ e95, rất thông thuộc miền Tây. Tên Thìn thì chắc chắn là sinh Nhâm Thìn, Năm Hai, cùng tuổi với tôi rồi. Con trai Khâm Thiên mà hiền như bột, vạm vỡ như lực điền.


       Bác SauChinBayMot à !  Nguyễn Đình Thìn là xạ thủ 12 ly 7 của trung đoàn 101 đấy, không phải 95 đâu. Thìn được bổ sung về c20 cuối 11/1972
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 04:28:47 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #92 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:33:40 am »

2. Ấn tượng Miền Tây

Ở vùng 52-59, mình ở cao hơn địch. Hai bên có thể nhìn rõ từng chiếc răng vàng của nhau. Đồi Đại liên, đồi Xe đổ, Xe cháy, .. là của mình. Địch cho nữ lên chốt với lính (có thể là vợ con).

Lại ở rừng. Thấy nao nao nhớ một cuộc sống đã qua rồi, có thể là Ái Tử, khu B, khu A, 108 hay trên đường giao liên. Đời bộ đội là vậy đấy. -Cao điểm 52.


Sơ đồ chiến tuyến Miền Tây sau Hiệp định Bảy Ba (Xin phép dùng minh họa của ttnl)

11.8
Đi túc tắc một mình quanh những dải đồi tranh vô tư của vùng chiến tuyến. Cách đây không lâu, vùng này còn là nơi máu xương. Đất dưới hố bom nứt ra như mai rùa, rồi khô và bửng lên như mảnh to của bom.
Chốt ở vùng cao điểm 15 khá quan trọng. Sau khi quá sơ hở mất đi 4 mỏm lân cận, cao điểm 15 trở thành vị trí xung yếu nhất của cả vùng này.

Ở rừng, ngủ võng, muỗi, ... Một sự cảm thông thật sự sâu sắc với bộ binh. Hãy lấy họ làm chuẩn để an ủi mình. –CĐ 15.


12.8
Vùng cao điểm 29 quả là đúng với tiếng tăm nổi tiếng của nó. Bám lấy sườn đồi mà chốt. Mặc dù vậy, thế của ta vẫn rất vững. Mãi trung tuần 7/73, ở đây vẫn đánh nhau.

Như Lệ và Tân Mỹ đã xanh rì. Nói chung cả vùng này chịu ảnh hưởng lớn của cao điểm 29 và Khu Làng An. Chuối và tre là một bình phong tốt. Cuối Như Lệ có chốt ta phải đi men bờ sông. Từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế. Quanh khu này, quân hai bên đều đông. -Chân Đồi Chè.

13.8
Bãi Mít của Tích Tường làm cho ý nghĩ của mình quặn lại, tê tái. Mỗi thân cây nham nhở sẹo là một trang nhật ký chiến tranh.

Vùng Tích Tường rất khó phát hiện bố phòng của địch. Vị trí chốt tạo thành cụm đối nhau, xen giữa những khoảng trống bí hiểm. Từ sườn đông-bắc Đồi Chè trở về Thành Cổ là địa phận của Thủy quân lục chiến (có lẽ là d9, lữ đoàn 369), còn về hướng Khe Trai là của e51 Bộ binh. Bọn thuỷ quân lục chiến tỏ rõ tính chất kiêu binh của chúng. Lười, chơi bời, ít chú ýý đến nhà cửa, hầm hào. Bọn này đã đau đòn ở Nam Cửa Việt hồi 31/1/73. -Trà Liên.


14.8:  Thành  Quảng Trị! -Xuân An.


Bác TTNL và các CCB e95-f325 ơi, giúp kiểm tra xem:

Theo NK (Chỉ Nhật ký thôi chứ không phải phần Viết lại), thì dọc theo chiến tuyến hồi 8/1973 thứ tự là: CĐ 52, 59, đồi Đại Liên, đồi xe đổ, đồi xe cháy, CĐ 15, CĐ 29, Như Lệ, Tân Mỹ, Đồi Chè, Tích tường.

Theo bản đồ thì Đồi Chè lại ở sâu bên địch?
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #93 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:46:48 am »


Bác TTNL và các CCB e95-f325 ơi, giúp kiểm tra xem:

Theo NK (Chỉ Nhật ký thôi chứ không phải phần Viết lại), thì dọc theo chiến tuyến hồi 8/1973 thứ tự là: CĐ 52, 59, đồi Đại Liên, đồi xe đổ, đồi xe cháy, CĐ 15, CĐ 29, Như Lệ, Tân Mỹ, Đồi Chè, Tích tường.

Theo bản đồ thì Đồi Chè lại ở sâu bên địch?

       Thực ra Đồi Chè cũng nằm không xa bờ sông Thạch Hãn là mấy nhưng do địch chốt. Từ chỗ Đồi Chè xuống đến bờ sông ta không có chốt nào. Muốn đi từ chốt ở Như Lệ sang Tích Tường phải đi dưới bờ sông. may mà bờ này là bờ lở, vách rất cao mình đi ở dưới địch không thấy mà cũng không bắn được. Thế nên gọi là Đồi Chè ở sâu bên địch thì không được.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Chín, 2010, 11:59:30 am gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #94 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:58:19 am »


Bác TTNL và các CCB e95-f325 ơi, giúp kiểm tra xem:

Theo NK (Chỉ Nhật ký thôi chứ không phải phần Viết lại), thì dọc theo chiến tuyến hồi 8/1973 thứ tự là: CĐ 52, 59, đồi Đại Liên, đồi xe đổ, đồi xe cháy, CĐ 15, CĐ 29, Như Lệ, Tân Mỹ, Đồi Chè, Tích tường.

Theo bản đồ thì Đồi Chè lại ở sâu bên địch?

       Thực ra Đồi Chè cũng nằm không xa bờ sông Thạch hãn là mấy. Nhưng nó nằm án ngữ giữa các chốt của ta ở Như Lệ và Tích Tường. Địch chốt ở Đồi chè và khống chế các chốt của ta ở cả Như Lệ và Tích Tường. Từ Đồi Chè xuống đến bờ sông, ta không có chốt nào. Muốn đi từ Như Lệ sang Tích Tường phải đi dưới mép nước bờ sông. may mà chỗ này là bờ lở, vách rất cao, có chỗ tới 4 mét. Đi ở đây địch không nhìn thấy mà cúng không bắn được. Bắn pháo thì cũng vọt qua rất xa. Chỉ có bắn cối thì mới được. Nhưng mà vách sông chỗ nào cũng sẵn hầm ếch, khoét từ bờ vào, rồi rẽ ngang, rất an toàn.
     Nếu nói là Đồi Chè ở sâu bên địch thì không phải mà phải nói là nó ở ngay phía trên đầu của các chốt của ta.
Logged

sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #95 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:07:59 pm »

2. Ấn tượng Miền Tây

12.8
Vùng cao điểm 29 quả là đúng với tiếng tăm nổi tiếng của nó. Bám lấy sườn đồi mà chốt. Mặc dù vậy, thế của ta vẫn rất vững. Mãi trung tuần 7/73, ở đây vẫn đánh nhau.

Như Lệ và Tân Mỹ đã xanh rì. Nói chung cả vùng này chịu ảnh hưởng lớn của cao điểm 29 và Khu Làng An. Chuối và tre là một bình phong tốt. Cuối Như Lệ có chốt ta phải đi men bờ sông. Từ chỗ đó đến Đồi Chè là cả một khu chốt bất lợi, yếu thế. Quanh khu này, quân hai bên đều đông. -Chân Đồi Chè.




Cám ơn Tích tường Như lệ giải thích về TTNL. Thế 12/8/73 mà 6971 ngồi viết NK ở "Chân đồi chè" thì có vô lý không? Chắc Đồi chè thì của nó, chứ chân đồi chè là của ta?

Giá mà có Bác Dũng, cựu TS C20-e95, thì chắc là thạo khu này lắm.
Logged

Nhật ký Viết lại
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #96 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 04:28:04 pm »


Cám ơn Tích tường Như lệ giải thích về TTNL. Thế 12/8/73 mà 6971 ngồi viết NK ở "Chân đồi chè" thì có vô lý không? Chắc Đồi chè thì của nó, chứ chân đồi chè là của ta?

Giá mà có Bác Dũng, cựu TS C20-e95, thì chắc là thạo khu này lắm.

       Không vô lý tý nào cả. Lúc đánh nhau thì không ai ra chân Đồi Chè làm gì trừ có hai lần ta tấn công Đồi Chè. Lúc đã ngừng bắn hẳn, thì chân đồi là của mình đỉnh đồi là của địch. 6971 cứ ngồi ở chân đồi mà viết nhật ký hay làm việc gì khác thì tùy !
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #97 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 10:48:29 pm »

Bác TTNL ơi ! Cái đồi hôm mấy anh em mình đến thắp hương cho Y Hòa f312 có phải đồi che không ? Em vẫn nhớ trong Topic của bác có nhắc tới U13 toàn anh em dân tộc là đúng đấy. Ký hiệp định Pa ri xong họ lại vào Thừa Thiên trong đội hình trung đoàn 4 QKTT, bọn em vẫn gọi là K13 hay là tiểu đoàn 3 đều đúng cả.
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #98 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 10:56:29 pm »

Bác TTNL ơi ! Cái đồi hôm mấy anh em mình đến thắp hương cho Y Hòa f312 có phải đồi che không ? Em vẫn nhớ trong Topic của bác có nhắc tới U13 toàn anh em dân tộc là đúng đấy. Ký hiệp định Pa ri xong họ lại vào Thừa Thiên trong đội hình trung đoàn 4 QKTT, bọn em vẫn gọi là K13 hay là tiểu đoàn 3 đều đúng cả.

     Đồi Chè thì đúng rồi. Nhưng thú thật, hôm đó tôi không thấy cái Đồi Chè mà tôi biết năm 72. Lúc đó làm gì có cây cối làng mạc. Đồi Chè thì đỏ trọc nhìn nó xừng xững, án ngữ giữa các chốt của mình. Nhức mắt lắm! Bây giờ Đồi Chè ẩn khuất giữa cây cối của làng mạc và trông nó thấp bé đi rất nhiều.
Logged

Phong Quảng
Thành viên
*
Bài viết: 620


« Trả lời #99 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 11:06:50 pm »

Hơn 30 năm rồi, mọi cái đều biến đổi. Cứ điểm Phổ lại ở Phong sơn ngày trước lừng lững, đỏ ối cao nhất vùng  thế mà em quay lại không dưới 4 lần vẫn không thấy nó đâu. Cây mọc nhiều hơn, cảm giác những ngọn đồi lùn xuống, đẹp hơn, nên thơ hơn Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM