Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:16:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhật Ký Viết Lại  (Đọc 331396 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #20 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2010, 09:35:44 pm »

"Ý tưởng viết 1 cuốn sách về những người lính SV với tôi vẫn còn đó nhưng quả thực khó vô cùng. Tôi rất muốn các bạn như TTNL, 6971, tau khong sô .... nhưng người có khả năng văn chương hãy viết đi, viết về thế hệ chúng ta để tri ân những ngươi đồng đội của chúng ta trước khi hy sinh vẫn ấp ủ một ngày mai trở về tiếp tục cầm bút."

   Các quê LXT, TTNL, TKS, 6971 thân mến!
   Tôi nghĩ rằng chính các quê chứ không nhà văn nào hoặc bất cứ ai khác có đủ vốn sống cũng như thực tế đã trải qua để viết nên khúc tráng ca về những người lính sinh viên trên chiến trường QT này. Tất nhiên sẽ vất vả và rất công phu nhưng đọc qua những hồi ức của các quê trên QS này- theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy rằng- các quê đủ sức viết.
   Có năng khiếu văn chương, có vốn sống thực tế, có nhiệt tình với đồng đội, có độ lùi thời gian cần thiết và các phương tiện tìm kiếm dữ liệu... tôi tin các quê sẽ thành công.
Logged
tralientay
Thành viên
*
Bài viết: 301


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 01:40:29 am »

Chào các bọ,

Tôi là lính mới nhập quân sử. Nghe các bọ kể chuyện QT rất hay, cảm động lắm, nước mắt hay ứa ra.

Tôi nghĩ nếu có một cuốn sách về sinh viên đi lính và tham chiến ở QT sẽ là vô giá. Để nhớ lại những ngày không thể quên, để cho người đã ngã xuống, để những người trẻ hơn và con cháu biết thêm hồi ấy lính sinh viên đã làm cái phận "trai thời trận mạc" thế nào.

Một cuốn sách như vậy không ai khác ngoài các bọ có thể viết. Theo tôi, chắc cũng khó nếu ai viết một mình. Nhưng nếu một số người cùng viết thì có thể, và dễ hơn.

Sau khi đọc một số hồi ký, một số sách viết về thời chiến, và tiếp theo ý hồi 1973 của bọ lexuantuong1972, tôi hình dung một phương án làm cuốn sách này như sau:

1. Tham gia viết là một số lính sinh viên, hoặc vừa xong cấp 3, đã tham gia chiến dịch QT 1972, và nói chung chỉ viết quanh giai đoạn này cho tập trung. Nếu có chừng 10 người trở lên tham gia thì tuyệt. Nếu người tham gia đi lính từ nhiều trường, ở nhiều đơn vị ... thì càng hay.

2. Sách có chung một cấu trúc, mỗi người viết nói chung gồm 3 phần: (1) khi đi lính rồi vào QT (2) tham chiến ở QT, (3) sau QT. Có thể lấy các phần (1), (2), (3) của từng bài viết để làm 3 phần của sách, hoặc sách chỉ đơn giản gồm bài viết của từng người.

Các bài viết có thể trước hết đưa lên QSVN (các bọ lexuantuong1972, 6971, TTNL, ... chỉ sửa lại chút là xong Grin). Người chưa viết, nếu cố trong vài tháng cũng có thể được 20-30 trang (?). Bài đăng trên QSVN nếu thấy được sẽ được chọn vào sách. Sách có thể do một nhóm vài người tuyển chọn và hiệu đính.

Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 01:55:36 am »

em rất hoan nghênh ý kiến của các bác,thật là hay.
Nhà em cũng có 03 ba người đã từng tham gia đánh trận thời đó,01 là 2/,01 là 3/ và chú 4/ từng làm chủ tịch lâm thời thị xã Đông Hà,người đã hướng dẫn Phidel cartro xem cái thùng tôn phơi nắng nhốt tù binh trên cát trắng " trực tiếp xem truyền hình 1973",hồi đó chú có về qua Hà nội,kể lại một chú cũng trong họ bị thương cụt tay trong trường hợp nó bên kia đường mình bên này ném lựu đạn,nên bị thương.Chú bị thương là trung úy,cụt ngang tay sau khi ra viện cũng có về qua Hà nội được vài ngày rồi tiếp tục trở vào khu 4.Lúc đó,13 tuổi nghe chuyện người lớn thì cứ nghe,biết vậy thôi.Chưa đến lượt để hỏi,chú 4/ mất rồi,chú ấy bị đột quị khi làm đại sứ tại Nga.Còn 2 chú kia,chưa có điều kiện để gặp lại.
Khánh Huyền rất mong có những mẩu chuyện về một thời như thế của các anh,để có điều kiện hiểu hơn về những người lính như các chú của KH.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 04:52:01 am »

Cháu đoán chú SauChinBayMot chắc cũng có làm thơ. Nhiều đoạn chú viết xuôi thôi mà cháu thấy đã rất chi là ...nhịp điệu Cheesy
Logged
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 07:23:48 am »


Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT

       Trà Liên Tây thân mến !

       Chắc bạn tham gia quân sử lâu rồi nhưng bây giờ mới chịu xuất hiện. Mong bạn giới thiệu qua về mình để "làm quen" nhau.

       Năm ngoái, 6971 và tôi có về thăm Trà Liên Tây. Làng xóm vẫn như xưa, chỉ có cây cối mọc um tùm hơn thôi. Nhà cửa ở đây chưa được chú ý xây dựng như ở tất cả các nơi khác. Có vẻ như cuộc sống ở đây không "tiến lên", vẫn nhà mái tôn nho nhỏ như ngày nào. Được cái đường làng tuy vẫn nhỏ nhưng được bê tông hóa rồi. Từ đường 1, qua cầu Lai phước, rẽ trái là một con đường mới trải nhựa, qua một quãng "phố", rồi một quãng đồng thì rẽ vào làng chỗ Hói Bái. Nếu đi theo đường qua Tả Kiên thì vẫn đường đất như năm 72 thôi, ngoằn nghoèo, quanh co.

       Dân ở đây chỉ biết có duy nhất một đơn vị bộ đội. Đó là "đơn vị hai mươi". Bọ Trà Liên Tây có ở đơn vị 20 không ?
Logged

hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 08:14:22 am »

Ký ức của bạn,nhật ký của  bạn thật hay,thật xúc động bạn  Sauchinbaymot ạ,từng dòng từng dòng mình đọc,mà hình ảnh nó cứ hiển hiện,ký ức cũng từng dòng từng dòng mà ùa về với mình,những vùng  đất,tên làng,tên sông chỉ có điều hồi đó các bạn đang học DH rồi nhập ngũ.Còn mình lúc đó  đang học năm cuối của DHQS.
Cái lớp lính sinh viên nói riêng,lớp lính thời đó nói chung đều có những suy nghĩ như bạn,như Đặng thùy Trâm,như Thạc,rất vô tư,rất đẹp
rất thật chứ không lên gân cốt,không làm màu để CB CT xem.Được hy sinh cho đất nước là niềm tự hào.Thời lính  năm 1967 của mình còn tranh nhau lên đường nhập ngũ,sợ mình không  kịp được tham gia Giải Phóng Miền Nam _ Lúc đó là chuẩn bị Mậu Thân 68 _ Bác Hồ còn sống,ai ai cũng muốn Bác được chứng kiến Miền nam được giải phóng. Cái lớp 10 trường Đình Bảng năm ấy của bọn mình đi bô đội rất nhiều và không ít bạn đã nằm lại chiến trường
 Rất cám ơn bạn.Mong được đọc những dòng  nhật ký viết lại của bạn.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 08:15:30 am »

Chào các bọ,

Tôi là lính mới nhập quân sử. Nghe các bọ kể chuyện QT rất hay, cảm động lắm, nước mắt hay ứa ra.

Tôi nghĩ nếu có một cuốn sách về sinh viên đi lính và tham chiến ở QT sẽ là vô giá. Để nhớ lại những ngày không thể quên, để cho người đã ngã xuống, để những người trẻ hơn và con cháu biết thêm hồi ấy lính sinh viên đã làm cái phận "trai thời trận mạc" thế nào.

Một cuốn sách như vậy không ai khác ngoài các bọ có thể viết. Theo tôi, chắc cũng khó nếu ai viết một mình. Nhưng nếu một số người cùng viết thì có thể, và dễ hơn.

Sau khi đọc một số hồi ký, một số sách viết về thời chiến, và tiếp theo ý hồi 1973 của bọ lexuantuong1972, tôi hình dung một phương án làm cuốn sách này như sau:

1. Tham gia viết là một số lính sinh viên, hoặc vừa xong cấp 3, đã tham gia chiến dịch QT 1972, và nói chung chỉ viết quanh giai đoạn này cho tập trung. Nếu có chừng 10 người trở lên tham gia thì tuyệt. Nếu người tham gia đi lính từ nhiều trường, ở nhiều đơn vị ... thì càng hay.

2. Sách có chung một cấu trúc, mỗi người viết nói chung gồm 3 phần: (1) khi đi lính rồi vào QT (2) tham chiến ở QT, (3) sau QT. Có thể lấy các phần (1), (2), (3) của từng bài viết để làm 3 phần của sách, hoặc sách chỉ đơn giản gồm bài viết của từng người.

Các bài viết có thể trước hết đưa lên QSVN (các bọ lexuantuong1972, 6971, TTNL, ... chỉ sửa lại chút là xong Grin). Người chưa viết, nếu cố trong vài tháng cũng có thể được 20-30 trang (?). Bài đăng trên QSVN nếu thấy được sẽ được chọn vào sách. Sách có thể do một nhóm vài người tuyển chọn và hiệu đính.

Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT

Bọ tralientay! Đọc lời của bọ mà tôi khoái quá, cảm nghĩ của tôi bọ như là một nhà tổ chức có lẽ bọ nên đứng ra tập hợp anh em lại để bàn bạc và tập hợp tài liệu và viết. Tôi nghĩ với ý tưởng này một khi được triển khai thì sẽ thành công. Mục đích theo tôi viết lại đâu có để KD mà là để tri ân những người đã nằm xuống của thế hệ chúng ta. Cuốn Khúc tráng ca thành cổ của anh em CCB QT ra đời cũng là như thế nhưng nó cũng chỉ là tập hợp các câu chuyện của từng cá nhân mà thôi.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:15:21 am »

Chào các bọ,

Tôi là lính mới nhập quân sử. Nghe các bọ kể chuyện QT rất hay, cảm động lắm, nước mắt hay ứa ra.

Tôi nghĩ nếu có một cuốn sách về sinh viên đi lính và tham chiến ở QT sẽ là vô giá. Để nhớ lại những ngày không thể quên, để cho người đã ngã xuống, để những người trẻ hơn và con cháu biết thêm hồi ấy lính sinh viên đã làm cái phận "trai thời trận mạc" thế nào.

Một cuốn sách như vậy không ai khác ngoài các bọ có thể viết. Theo tôi, chắc cũng khó nếu ai viết một mình. Nhưng nếu một số người cùng viết thì có thể, và dễ hơn.

Sau khi đọc một số hồi ký, một số sách viết về thời chiến, và tiếp theo ý hồi 1973 của bọ lexuantuong1972, tôi hình dung một phương án làm cuốn sách này như sau:

1. Tham gia viết là một số lính sinh viên, hoặc vừa xong cấp 3, đã tham gia chiến dịch QT 1972, và nói chung chỉ viết quanh giai đoạn này cho tập trung. Nếu có chừng 10 người trở lên tham gia thì tuyệt. Nếu người tham gia đi lính từ nhiều trường, ở nhiều đơn vị ... thì càng hay.

2. Sách có chung một cấu trúc, mỗi người viết nói chung gồm 3 phần: (1) khi đi lính rồi vào QT (2) tham chiến ở QT, (3) sau QT. Có thể lấy các phần (1), (2), (3) của từng bài viết để làm 3 phần của sách, hoặc sách chỉ đơn giản gồm bài viết của từng người.

Các bài viết có thể trước hết đưa lên QSVN (các bọ lexuantuong1972, 6971, TTNL, ... chỉ sửa lại chút là xong Grin). Người chưa viết, nếu cố trong vài tháng cũng có thể được 20-30 trang (?). Bài đăng trên QSVN nếu thấy được sẽ được chọn vào sách. Sách có thể do một nhóm vài người tuyển chọn và hiệu đính.

Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Chào đồng đội! Có lẽ Bác Tralientay cũng mang mệnh thủy như tôi nên khi đọc những dòng hồi ký của các Bác nước mắt  cứ trào ra. Tôi rất tâm đắc với ý tưởng của các Bác về việc viết sách về CCB thành cổ Quảng Trị. Tôi càng khâm phục hơn khi biết Bác Tường đã có ý tưởng này từ năm 1973. Chẳng phải tìm ở đâu xa xôi, bản anh hùng ca về sự gian khổ hy sinh, về tình yêu cuộc sống, về niềm tin chiến thắng ... ở ngay trong các Bác. Tại thời điểm đó ai dám chắc sẽ sống hay chết, ai biết được ngày nào mới giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc, trong cái sống xen lồng cái chết Bác đã có đề cương viết về lính QT nói chung và lính SV nói riêng mà không chỉ có phần hiện tại mà còn có cả phần về tương lai nữa. Thật khâm phục các Bác. Đúng là
                             "  Đất nước của những người con gái con trai
                                 Đẹp như hoa hồng rắn như sắt thép
                                 Xa nhau không hề rơi nước mắt
                                 Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp lại "

Tôi xin có ý kiến thế này :
1. Để cuốn sách hòa quện tính chiến đấu với tính lãng mạn phải chăng nên sưu tầm chuyện tình của CCB thành cổ QT để đưa vào ( Như chuyện về liệt sỹ Lê Binh Chủng chẳng hạn hoặc chuyện tình của chính các Bác - cánh chúng ta thì thiếu gì thiên tình sử phải không các bác)
2. Đề nghị Bác Tường đứng ra cầm chịch, tổ chức gặp mặt các Bác có điều kiện, khả năng viết để thống nhất nội dung, phân công nhiệm vụ.
Chúc các Bác thành công.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:15:56 am »

Hồi ở Nhã Nam, chúng tôi ở mấy xóm thôn vùng đồi, heo hút, trước đó chưa hề có bộ đội đóng quân. Nhưng về Quế Võ, chúng tôi ở đúng nơi có một đơn vị vừa xong huấn luyện, mới lên đường vào B. Chúng tôi đổi hòm thư mới (hòm thư là địa chỉ theo cách gọi của quân đội, gồm một dãy số), thực ra là lấy ngay hòm thư của đơn vị trước, vừa đi. Tôi viết thư báo ngay hòm thư mới về nhà và tuần sau đã nhận được thư nhà, anh tôi gửi, và một thư nữa, gửi tên tôi, nhưng viết sai họ, Trần Tài, không thấy tên và địa chỉ người gửi. Tôi hồi hộp bóc xem. Thì ra không phải thư cho tôi. Những dòng thư của một người vợ trẻ, ở quê, viết cho chồng.

Phần đầu thư chị khoe chuyện quan hệ mẹ chồng nàng dâu đã càng ngày càng êm thấm, không còn như khi anh vẫn ở nhà, còn phần sau bức thư là những dòng nồng nàn, đặc sánh tình vợ chồng mà tôi chưa trải qua nên không hiểu hết, nhưng nhớ mang máng là mộc mạc, trong sáng, cao thượng và hy sinh lắm. Tình cảm điển hình của các cặp vợ chồng thời chiến xa cách nhau. Người vợ ao ước có giọt máu của chồng để lại, trước khi anh đi B. Cuối thư người vợ nhắn, chị đã tính lịch kỹ càng, hẹn thứ bảy, 11/12, gần trưa, anh ra đón chị ở Đông Du. Chắc anh Trần Tài thuộc đơn vị đã đóng quân ở Ngọc Kim Long ngay trước khi chúng tôi đến thế chân. Thư không có địa chỉ người gửi, tôi chẳng có cách nào báo cho chị biết, chồng chị, người trùng tên  với tôi, đã vào chiến trường rồi. Tôi ấp ủ kế hoạch thứ bảy, 11/12, sẽ tìm cách trốn ra Đông Du gặp chị, dù chưa biết mặt, ít nhất cũng tránh cho chị cảnh bơ vơ, mỏi mắt chờ chồng đón.

... Cầu cho anh Trần Tài đã trở về bình yên sau chiến tranh và anh chị đã con đàn cháu đống




Ai tình cờ biết thông tin gì về A. Trần Tài, lấy vợ khoảng 1970, cuối năm 1971 đóng quân ở Ngọc Kim Long - Quế Võ, xin nhắn tin về QS
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Tám, 2010, 09:54:09 am »

Chào các bọ,

Tôi là lính mới nhập quân sử. Nghe các bọ kể chuyện QT rất hay, cảm động lắm, nước mắt hay ứa ra.

Tôi nghĩ nếu có một cuốn sách về sinh viên đi lính và tham chiến ở QT sẽ là vô giá. Để nhớ lại những ngày không thể quên, để cho người đã ngã xuống, để những người trẻ hơn và con cháu biết thêm hồi ấy lính sinh viên đã làm cái phận "trai thời trận mạc" thế nào.

Một cuốn sách như vậy không ai khác ngoài các bọ có thể viết. Theo tôi, chắc cũng khó nếu ai viết một mình. Nhưng nếu một số người cùng viết thì có thể, và dễ hơn.

Sau khi đọc một số hồi ký, một số sách viết về thời chiến, và tiếp theo ý hồi 1973 của bọ lexuantuong1972, tôi hình dung một phương án làm cuốn sách này như sau:

1. Tham gia viết là một số lính sinh viên, hoặc vừa xong cấp 3, đã tham gia chiến dịch QT 1972, và nói chung chỉ viết quanh giai đoạn này cho tập trung. Nếu có chừng 10 người trở lên tham gia thì tuyệt. Nếu người tham gia đi lính từ nhiều trường, ở nhiều đơn vị ... thì càng hay.

2. Sách có chung một cấu trúc, mỗi người viết nói chung gồm 3 phần: (1) khi đi lính rồi vào QT (2) tham chiến ở QT, (3) sau QT. Có thể lấy các phần (1), (2), (3) của từng bài viết để làm 3 phần của sách, hoặc sách chỉ đơn giản gồm bài viết của từng người.

Các bài viết có thể trước hết đưa lên QSVN (các bọ lexuantuong1972, 6971, TTNL, ... chỉ sửa lại chút là xong Grin). Người chưa viết, nếu cố trong vài tháng cũng có thể được 20-30 trang (?). Bài đăng trên QSVN nếu thấy được sẽ được chọn vào sách. Sách có thể do một nhóm vài người tuyển chọn và hiệu đính.

Cách đây hai tuần tôi gặp một bọ cùng tiểu đội hồi mới đi lính, mất liên lạc từ hồi cuối 1971. Hắn là lính cối 82 của e95, f325, đánh nhau trong thị xã từ cuối tháng 7 đến đêm 15/9 thì bị thương, đưa được ra ngoài. Tôi sẽ thử mời bọ này tham gia xem sao.

Thân mến, TLT

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------  Chào đồng đội! Có lẽ Bác Tralientay cũng mang mệnh thủy như tôi nên khi đọc những dòng hồi ký của các Bác nước mắt  cứ trào ra. Tôi rất tâm đắc với ý tưởng của các Bác về việc viết sách về CCB thành cổ Quảng Trị. Tôi càng khâm phục hơn khi biết Bác Tường đã có ý tưởng này từ năm 1973. Chẳng phải tìm ở đâu xa xôi, bản anh hùng ca về sự gian khổ hy sinh, về tình yêu cuộc sống, về niềm tin chiến thắng ... ở ngay trong các Bác. Tại thời điểm đó ai dám chắc sẽ sống hay chết, ai biết được ngày nào mới giải phóng miền nam thống nhất tổ quốc, trong cái sống xen lồng cái chết Bác đã có đề cương viết về lính QT nói chung và lính SV nói riêng mà không chỉ có phần hiện tại mà còn có cả phần về tương lai nữa. Thật khâm phục các Bác. Đúng là
                             "  Đất nước của những người con gái con trai
                                 Đẹp như hoa hồng rắn như sắt thép
                                 Xa nhau không hề rơi nước mắt
                                 Nước mắt chỉ dành cho ngày gặp lại "

Tôi xin có ý kiến thế này :
1. Để cuốn sách hòa quện tính chiến đấu với tính lãng mạn phải chăng nên sưu tầm chuyện tình của CCB thành cổ QT để đưa vào ( Như chuyện về liệt sỹ Lê Binh Chủng chẳng hạn hoặc chuyện tình của chính các Bác - cánh chúng ta thì thiếu gì thiên tình sử phải không các bác)
2. Đề nghị Bác Tường đứng ra cầm chịch, tổ chức gặp mặt các Bác có điều kiện, khả năng viết để thống nhất nội dung, phân công nhiệm vụ.
Chúc các Bác thành công.

Bác taukhongso ơi!
Rất hoan nghênh ý kiến của bác, Tường tôi không dám cầm chịch bởi vì mình không thể làm tổ chức được chỉ là lính thôi chả thế khi ra quân cũng chỉ là hai hột may mà không bị hạ xuống một hột. Tôi xin mạnh dạn đề nghị bac tralientay và 6971 cầm chịch đi . Mình xin chân cung cấp nhân vật để lấy tư liệu. Có lẽ như thế có được không các bác?
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Tám, 2010, 10:26:51 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM