Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:48:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Làm cỏ vườn...báo chí (Phần 2)  (Đọc 323931 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #480 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 10:05:39 am »

Trích dẫn
Khói bốc lên từ ven rừng phía nam vùng LZ X RAY (tia X) khi các máy bay của Mỹ dội bom Napal và bom 500 bảng Anh xuống vị trí các đơn vị bộ đội Bắc Việt Nam.

 Cheesy Cheesy Cheesy Cheesy

http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Pleime--cuoc-do-suc-lich-su-ky-2/201110/173429.datviet

Mình nghĩ cách phiên âm này cũng là thông thường thôi chứ nhỉ? Trước các cụ đâu có dùng pound hay pao?
Logged
QuangHieu
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #481 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 12:41:40 pm »

Các cụ hay gọi là "cân Anh" là chuẩn nhất đấy bác ạ. Grin
Logged
danviet
Thành viên
*
Bài viết: 234


« Trả lời #482 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 07:33:52 pm »

Các cụ hay gọi là "cân Anh" là chuẩn nhất đấy bác ạ. Grin
Chuẩn nhất hay chuẩn nhì thì còn chưa biết được. Nhưng cứ cho là như thế đi nữa thì cũng đâu có nói lên rằng dùng "bảng Anh" là sai?
Logged
QuangHieu
Thành viên
*
Bài viết: 47


« Trả lời #483 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 09:00:26 pm »

Thì em có nói là sai đâu Grin. Em chỉ nói là nó dễ gây hiểu nhầm thôi, vì từ trước đến giờ đơn vị "bảng" hay được biết đến như là đơn vị tiền tệ của Anh, còn cái "pound" thì em thấy các cụ dịch là "cân Anh" cho đỡ nhầm mà Grin
Logged
selene0802
Moderator
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #484 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2011, 10:25:07 pm »

Tớ thấy cũng đúng đấy chứ, trước giờ vẫn thấy có người dịch bom 500 bảng, 250 bảng Smiley
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #485 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2011, 04:39:58 pm »

http://vtc.vn/2-307573/xa-hoi/viet-nam-xep-thu-3-ve-mua-vu-khi-tu-nga.htm

Các bác xem hình và chú thích:

Máy bay Mig, một trong những vũ khí lợi hại của Việt Nam.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #486 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 10:37:37 am »

http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Chien-tranh-khong-phai-tro-dua/42173

Chiến tranh không phải trò đùa

Thứ hai 31/10/2011 23:57
ANTĐ - Giữa thời bình, hàng triệu trái tim người Việt lại rung lên khi những thước phim kinh điển làm về chiến tranh của điện ảnh Xô Viết ngày nào được chiếu trên màn ảnh nhỏ. “Khi đàn sếu bay qua” và “Bài ca người lính” là hai trong số những bộ phim như thế, khiến người xem dù ở thế hệ nào cũng không khỏi                      xúc động…


Cảnh trong phim “Khi đàn sếu bay qua”

Cái giá đắt của chiến tranh!

Được chọn chiếu mở màn cho loạt phim kinh điển sẽ lên sóng kênh VTV1 đều đặn vào mỗi tối Chủ nhật hàng tuần, “Khi đàn sếu bay qua” của đạo diễn Mikhail Kalatozov và “Bài ca người lính” của đạo diễn Grigori Chukhrai đều là những tác phẩm điện ảnh làm về chiến tranh. Song điều đáng nói là xuyên suốt từ đầu đến cuối phim, hình ảnh khốc liệt về cuộc chiến không xuất hiện nhiều, thay vào đó là những nỗi đau không gì bù lấp nổi mà chiến tranh gây ra cho con người. Mà chỉ chừng ấy thôi, cũng đủ làm người ta phải khóc, phải đau đến quặn lòng. Chỉ chừng ấy thôi, cũng đủ tố cáo tội lỗi không gì bôi xóa nổi của chiến tranh. Có lẽ bởi vậy mà từ bấy đến nay, ngay cả các nhà phê bình điện ảnh hàng đầu Hollywood vốn không mấy khi dành lời “có cánh” cho phim ngoài châu lục cũng phải ngợi ca đây là hai bộ phim chống chiến tranh vươn lên tầm biểu tượng của điện ảnh thế giới.

Không hẹn mà gặp, cả hai phim đều chọn cách làm rất khác so với các bộ phim chiến tranh cùng thời khi phác họa chiến tranh bằng những câu chuyện tình rất lãng mạn, những góc quay rất đẹp, chỉ có điều cùng chung kết cục buồn. Nếu như ở “Bài ca người lính” là nỗi lòng thầm kín chưa kịp thổ lộ của hai người trẻ tuổi thì “Khi đàn sếu bay qua” lại là mối tình sâu đậm nhưng dang dở của hai người yêu nhau. Nỗi đau mà chiến tranh để lại còn là sự tan tác phân ly của hạnh phúc gia đình khi căn nhà ấm cúng bỗng chốc biến thành đống đổ nát hoang tàn, khi người thân mới đây thôi còn cười nói thoắt trở thành người thiên cổ, khi ánh mắt người mẹ hoang hoải ném vào khoảng không tít tắp nỗi mong chờ tuyệt vọng sự trở về của đứa con yêu dấu…Chiến tranh đã biến hạnh phúc trở thành món quà xa vời và xa xỉ trong cuộc sống.

Và kinh khủng hơn bởi dù nhân danh sứ mệnh gì chăng nữa thì chiến tranh cũng tiếp tay cho hoàn cảnh chà đạp lên số phận và quyền sống của con người, thậm chí khiến con người ta không còn giữ nổi giá trị cao đẹp của bản thân mình. Với cô gái trong “Khi đàn sếu bay qua”, đó là nỗi đau của một tâm hồn lương thiện một mực thủy chung với người yêu nơi chiến trận nhưng phải gánh chịu nỗi ê chề mà cuộc chiến đưa lại và cắn răng chịu tiếng phản bội người yêu. Ở một góc độ khác, tình cảm thủy chung của người lính Hồng quân trong “Bài ca người lính” lại bị chiến  tranh ném trả bằng sự phản bội của người vợ chốn quê nhà. Hẳn nếu không có chiến tranh, con người ta sẽ không phải gánh chịu tủi cực, đau thương và mất mát nhiều đến thế!

Chinh phục nhiều thế hệ

Đây là hai trong số không nhiều bộ phim của điện ảnh Xô Viết nổi tiếng trên trường quốc tế mà nhắc đến, không nhà làm phim nước ngoài nào không biết. “Khi đàn sếu bay qua” của đạo diễn Kalatozov từng đoạt giải “Cành cọ vàng” tại LHP Cannes lần thứ XI trong khi “Bài ca người lính” cũng vượt qua rất nhiều bộ phim “bom tấn” lừng lẫy thế giới để giành giải thưởng lớn của Ban giám khảo LHP Cannes năm 1960, rồi giải “Sói Vàng” tại LHP Bucharest (Rumani), giải BAFTA (Anh), giải David Donatello (Ý)…Đặc biệt hơn khi “Bài ca người lính” là bộ phim Liên Xô đầu tiên “vượt” vào biên giới Mỹ trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”. Ngày đó, chính đạo diễn Chukhrai cũng không ngờ rằng khán giả của một sân chơi tầm cỡ như LHP Cannes lại quan tâm đến câu chuyện bà mẹ Nga mất đứa con trai trong chiến tranh. Nhưng điều đó đã xảy ra.

Phim được chiếu lại trên sóng VTV, nhiều khán giả đã rơi nước mắt dù đã xem lại không biết bao lần. Trong đó có đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh. Người nghệ sĩ cao niên của điện ảnh Việt vẫn chưa quên cảm xúc khi lần đầu tiên xem “Khi đàn sếu bay qua” và “Bài ca người lính”. Ông có lẽ là một trong số những khán giả đầu tiên ở Việt Nam được xem hai bộ phim này. Hóa ra ngày đó NSND Đặng Nhật Minh còn làm phiên dịch ở phát hành phim Trung ương và được giao nhiệm vụ chuyển thể hai bộ phim trên sang tiếng Việt. Ông đã khóc khi ngồi xem phim một mình trong phòng chiếu. Phim chiếu xong cũng là lúc ông hoàn thiện xong bản dịch và đưa sang bộ phận thuyết minh đánh máy đi đọc ở tất cả các rạp. Ông bảo mình mê điện ảnh cũng từ hai bộ phim này. Cho đến giờ xem lại, cảm xúc vẫn vẹn nguyên như lần đầu tiên đó. Cách đây một năm, trong một đêm mất ngủ, ông tỉnh dậy bật tivi xem, bật sang đúng kênh truyền hình Nga đang chiếu lại “Khi đàn sếu bay qua”. Ông ngồi xem lại một mình giữa đêm vắng tĩnh mịch, nước mắt vẫn lưng tròng.

Với nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, khi gặp lại những hình ảnh quen thuộc của “Bài ca người lính”, bà đã lặng người đi, bao cảm xúc của thời tuổi trẻ trong sáng và nhiệt huyết ùa về trong sự bùi ngùi xúc động. Bà bảo những bộ phim như thế đã gắn liền với thế hệ mình, đã truyền lửa đến những người bạn, những người thân thêm vững bước ra mặt trận, thêm vững tin vào sự chiến thắng của công lý, sự tất thắng của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Hơn thế, những thước phim ấy còn khơi dậy trong bà tình yêu với đất nước Nga vĩ đại, một dân tộc anh hùng và hồn hậu. Phim được chiếu chỉ có hai màu đen trắng nhưng lại chuyên chở bức thông điệp nặng tình người về sự hy sinh của người lính. Đến giờ khi xem lại, bà vẫn thấy vẹn nguyên giá trị nhân văn, ý nghĩa tốt đẹp và tin rằng, thế hệ trẻ của ngày hôm nay khi ngồi trước màn hình cũng sẽ cảm nhận được điều giản dị ấy.

Hướng đến tính giáo dục và thẩm mỹ cao

Kỷ niệm 70 năm cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của Nga, 2 bộ phim kinh điển của điện ảnh Xô Viết là “Khi đàn sếu bay qua”  (phát sóng tối 30-10) và “Bài ca người lính”- (phát sóng 21h00 tối chủ nhật 6-11) được lựa chọn, giới thiệu đến khán giả Việt Nam trong chương trình Phim cuối tuần trên VTV1-Đài Truyền hình Việt Nam.


Báo An ninh thủ đô hôm nay 1/11/2011 tại trang 10 có bài Phim kinh điển Điện ảnh Xô Viết trên VTV1 CHIẾN TRANH KHÔNG PHẢI TRÒ ĐÙA có tấm ảnh minh họa cảnh trong phim "Khi đàn sếu bay qua", thực ra người viết bài này đã nhầm lẫn 1 cách tai hại, đây là cảnh trong phim:" Bài ca người lính "

Ở trang 1 của báo này có tấm ảnh minh họa đây mới thực trong phim :" Khi đàn sếu bay qua "
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2011, 11:15:25 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #487 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 10:41:32 am »

Đường link không vào được bác ơi Huh
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #488 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 10:51:29 am »

Đường link không vào được bác ơi Huh
http://www.anninhthudo.vn/Giai-tri/Chien-tranh-khong-phai-tro-dua/421737.antd
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #489 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2011, 11:19:57 am »


@tuaans: Cám ơn bác đã chỉnh lại đường link. Tại sao của tôi lại không được nhỉ 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM