Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 07:00:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang - Chiến thắng ĐắK Pơ 24/6/1954  (Đọc 100810 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #40 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 06:00:53 am »

- Pháp tố ta bỏ mặc thương binh Pháp chết (tất lẽ dĩ ngẫu là ta bác bỏ). Tuy nhiên nhìn vào con số thương vong của e96 thì e rằng ngay chính thương binh ta cũng chưa chắc đã được cứu chữa hết.

Vụ này chính xác là Fall viết chỉ huy Việt Minh ở chiến trường (field commanders) cư xử rất mã thượng, thậm chí băng bó cho thương bình rồi để lại cho Pháp đón, tuy nhiên một bác sỹ quân y Pháp, tên tuổi đầy đủ, tình nguyện đi cùng số bị bắt, được ta lấy xe tải chiến lợi phẩm chở về đến bệnh viện dã chiến của Pháp đã bị quân ta chiếm ở An Khê, ông này xin phép được làm phẫu thuật cho cả binh sỹ Pháp và Việt Minh nhưng một chính uỷ ta không cho, nói rằng quân VM không có ai cứu chữa nên quân Pháp cũng không được cứu chữa, cấm ông này hành nghề. Ông này thúc thủ nhìn đồng đội chết trong khi dụng cụ thuốc men xung quanh khá đầy đủ.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2008, 06:14:23 am gửi bởi altus » Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #41 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 06:34:44 pm »

Thế sau này có ai đem chuyện viên Chính ủy ra rút kinh nghiệm 0?Theo tôi là phải kỷ luật thật nặng thậm chí tước quân tịch đuổi về quê cắm câu luôn.Ai đời Chính ủy lại làm mất mặt Đảng và Quân đội nhân dân VN như thế.Bác sỹ Pháp đã xin cứu chữa cho cả quân ta và quân Pháp cơ mà hay là anh ta sợ vì 0 kiểm soát được BS Pháp?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #42 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 06:46:20 pm »

Đâu có nhỉ???
Ông Fall viết như vậy?
Tướng Nguyễn Minh CHâu phản ứng rất dữ dội chuyện B. Fall viết rằng:
- Quan năm Barrou không phải bị thương và bị bắt ngay từ đầu trận đánh, bị thẩm vấn ngay tại địa đoạn phục kích và
- Đả kích vào những ủy viên chính trị Việt Minh, vu khống họ có thái độ hẹp hòi thiển cận với tù binh bị thương.

Trong cuốn "Chiến thắng đường 19 An Khê - Đakpơ Liên khu 5 trong chiến dịch ĐÔng xuân 1953 - 1954" có hồi ký của Đại tá - BS Nguyễn Công Nghiêm, nguyên Quân y trưởng Trung đoàn 96, có mô tả công tác cứu chữa thương binh Pháp, do các quân y sỹ Việt Minh và tù binh là quân y sỹ Phát thực hiện.
Logged
altus
Moderator
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #43 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2008, 07:06:54 pm »

Đâu có nhỉ???
Ông Fall viết như vậy?

Street Without Joy, Stackpole Books, 1994, tr. 219, "End of A Task Force". Thiếu tá bác sỹ Varme-Janville, sau này được trao trả.

http://books.google.com/books?id=GkHH8OoCTtAC&printsec=frontcover&dq=street+without+joy#PPA218,M1

Trích dẫn
Trong cuốn "Chiến thắng đường 19 An Khê - Đakpơ Liên khu 5 trong chiến dịch ĐÔng xuân 1953 - 1954" có hồi ký của Đại tá - BS Nguyễn Công Nghiêm, nguyên Quân y trưởng Trung đoàn 96, có mô tả công tác cứu chữa thương binh Pháp, do các quân y sỹ Việt Minh và tù binh là quân y sỹ Phát thực hiện.

Sách của Fall chép một số sự kiện quân ta (Fall hồi đó chép là TĐ 803) cứu chữa, cho phép Pháp lấy thương binh nặng, nhiều chỗ miêu tả sỹ quan Pháp bàn nhau thôi thì cứ để tạm thương binh lại mặt đường, chắc không sao đâu, vì TĐ này đã có tiền lệ cư xử nhân đạo với thương binh v.v. nói chung là khá khách quan, tuy nhiên xen vào thì có vụ miêu tả ở trên tại An Khê. Số thương binh nặng chết dần trong vòng vài ngày vì không được phép cứu chữa Fall chép là khoảng hơn hai chục người.

Nói chung những vụ thế này thì khó cãi đến nơi đến chốn thật hay bịa. Đọc thế biết thế thôi. Có thể có cả những trường hợp được cứu chữa như ông Nghiêm kể lại, có cả những vụ như vụ kia.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2008, 07:17:55 pm gửi bởi altus » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2009, 06:22:27 pm »

Hôm nay đúng tròn 55 năm chiến thắng Đắk Pơ:

http://baogialai.vn/channel/1622/2009/06/1711263/

Hồi ức về một trận đánh hay

55 năm sau ngày Chiến thắng Đak Pơ, chúng tôi tìm gặp một nhân chứng sống quan trọng của trận chiến này để nghe kể về một trận đánh được cho là có sự phối hợp hiệu quả với chiến thắng Điện Biên Phủ, góp phần kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Ông là Nguyễn Tự- nguyên cán bộ tham mưu tác chiến của Tiểu đoàn 40- Trung đoàn 96 Anh hùng và hiện là Trưởng ban Liên lạc của Trung đoàn 96 tại Bình Định.
 

Ông Nguyễn Tự.

Thành phố Quy Nhơn những ngày giữa hè oi ả. Ở một góc sân nhỏ trong căn nhà số 79 trên đường Trần Cao Vân, ông Tự nhanh nhẹn lấy ra những tập tài liệu liên quan đến trận chiến năm xưa, và trong cuộc chuyện trò về quá khứ, không ít lần mắt ông rơm rớm.
 
Trận giao thông chiến lớn nhất trong chiến tranh Việt Nam
 
Để câu chuyện dễ hiểu và sinh động hơn, ông Tự lấy ra một mảnh giấy và cây bút, phác lên đó những đường nét rắn rỏi về sơ đồ chiến thuật trận đánh và bắt đầu kể lại diễn biến bằng giọng điệu thật hào hứng. 55 năm đã trôi qua, nhưng trong ký ức của ông, từng chi tiết nhỏ nhất của cuộc chiến đấu vẫn được lưu giữ.
 
...Đông Xuân 1953-1954, thực hiện kế hoạch Na-va, địch mở chiến dịch Atlante ở miền Trung hòng chiếm toàn bộ vùng tự do Liên khu V. Ngày 20-01-1954, 4 Binh đoàn Cơ động (BĐCĐ) của địch gồm Binh đoàn số 10, 100, 41 và 42 với lực lượng nòng cốt là BĐCĐ 100 (thuộc loại mạnh nhất từng tham chiến ở Triều Tiên) tiến đánh Phú Yên. Lúc này, nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do được giao lại cho lực lượng địa phương, toàn bộ quân chủ lực tiến lên đánh địch trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên. Đêm 27-01-1954, ta tấn công tiêu diệt cụm cứ điểm Măng Đen, Măng Bút, Kon Rẫy, mở toang cửa ngõ Bắc Tây Nguyên, khiến địch hoảng hốt bỏ Kon Tum tháo chạy.
 
Trước tình thế Pleiku và quốc lộ 19 bị uy hiếp nặng, địch buộc phải điều BĐCĐ 100 từ Phú Yên lên chống đỡ. Thua đau tại 3 mũi tấn công: Từ Quy Nhơn đánh lên, An Khê đánh xuống và Phú Yên đánh ra, địch buộc phải hủy cuộc tấn công và rút quân, chỉ để BĐCĐ 100 ở lại cố thủ tập đoàn cứ điểm An Khê. Ngày 1-5-1954, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh của chiến trường, Trung đoàn 96- bộ đội chủ lực Liên khu V ra đời (gồm Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 79) ngay trên tuyến lửa và được lệnh cấp tốc hành quân lên phối hợp với đơn vị bạn cắt quốc lộ 19, triệt đường tiếp tế buộc địch phải rút bỏ An Khê, đồng thời lên kế hoạch đánh tiêu diệt khi chúng rút chạy.
 

Nhà bia tưởng niệm liệt sĩ Đak Pơ. Ảnh: Lê Anh

Hơn 2 tháng bị bao vây cô lập, máy bay không đủ sức tiếp tế, ngày 24-6-1954 toàn bộ lực lượng địch ở An Khê rút về Pleiku. 12 giờ 30 phút, địch vừa đến Đak Pơ thì lọt ngay vào trận địa phục kích của ta. Ta phục kích tại một khúc cua tay áo gần đỉnh dốc Đak Pơ, quyết chiến điểm được xác định tại cây số 95. Đây là một đoạn đường hẹp, hai bên cỏ cây và vách đá dựng đứng, nếu chiếc xe đầu tiên “chết” ở đoạn này thì đoàn xe phía sau không thể tiến lên được và địch hết đường thoát. Để chuẩn bị, trước đó, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu chỉ thị cho Tiểu đoàn 40 dùng chiếc đồng hồ duy nhất của cả Tiểu đoàn (chiếc đồng hồ này chính là của ông Tự, hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng tỉnh) xác định thời gian một cách chuẩn xác nhất để tính thời điểm hạ lệnh tiến công, sao cho khi chiếc xe đầu tiên của địch tới quyết chiến điểm thì ta cũng từ bên sườn theo hướng vuông góc kịp đến nơi và nổ súng đúng lúc tiêu diệt gọn chiếc xe này. “Đây là một chi tiết rất quan trọng, vì nếu xuất kích sớm thì xung kích của ta bị phi pháo, thương vong nhiều trước khi nổ súng; nếu xuất kích chậm, nhiều xe và bộ binh của địch đã vượt qua khỏi quyết chiến điểm và sẽ quay lại đánh tạt sườn”- ông Tự phân tích.
 
Sau khi địch lọt vào trận địa phục kích, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu hạ lệnh cho toàn Trung đoàn xuất kích. Trung đội ĐKZ trong đội hình Tiểu đoàn 40 mở hết tốc lực xuyên qua lực lượng bảo vệ sườn của địch, đến nơi kịp lúc và bắn gục chiếc xe công binh đầu tiên đang chạm quyết chiến điểm ở đỉnh dốc. Ngay sau đó, mấy trăm chiếc xe bị ùn lại, dồn sít vào nhau như một con rắn khổng lồ dài hơn 5 km! Cùng với ĐKZ, các mũi xung kích cũng đồng loạt ào ạt xông lên, đánh tan lực lượng bảo vệ sườn và tràn xuống mặt đường. Chỉ sau 10 phút, tất cả chỉ huy BĐCĐ 100 đều bị loại khỏi vòng chiến. Mất chỉ huy, lại bị đánh phủ đầu, đội hình của chúng lớp chết lớp bị thương, số còn sống bỏ chạy thục mạng. Sau cơn hoảng loạn, địch củng cố đội ngũ, phản kích ác liệt, tuy nhiên, đợt phản kích cuối cùng của địch đã bị đập tan. 19 giờ cùng ngày, ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Ông Tự vẫn còn nguyên niềm tự hào, hồ hởi khi nói về kết quả trận thắng này: “Trung đoàn 96 lúc đó vừa mới thành lập được 55 ngày là đã vào trận đánh này, chỉ có 700 chiến sĩ “đầu trần chân đất” nhưng đã đánh tan Binh đoàn Cơ động 100 của địch và lực lượng chiếm đóng An Khê với quân số lên đến 3.900 tên! Lúc đó chúng tôi không còn quan tâm đến cái chết nữa dù biết tương quan lực lượng hết sức chênh lệch”.
 
Đặc biệt, có một điều ít được biết đến, đó là:  Chính Trung đội du kích của Anh hùng Núp đã phối hợp với Trung đoàn 96 trong trận đánh vang dội này. Ông Tự sôi nổi kể lại: “Hồi đó, khi chúng tôi phổ biến kế hoạch tác chiến trên sa bàn thì ông Núp cũng có mặt ở ngay bên cạnh mà”. Cùng với Trung đoàn 96, bằng tinh thần chiến đấu cao độ, Trung đội du kích gồm các chiến sĩ người Bahnar dưới sự chỉ huy trực tiếp của Anh hùng Núp đã tích cực tham gia tải đạn, cõng thương binh, chôn cất liệt sĩ... Có thể nói, Chiến thắng Đak Pơ có một phần không nhỏ sự hỗ trợ tác chiến của lực lượng du kích địa phương.
 
Được tin thắng trận Đak Pơ, Bác Hồ đã gửi thư khen: “Các chú hoạt động có thành tích khá. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú và thưởng đoàn vừa thắng khá ở An Khê Huân chương Kháng chiến hạng nhất... Bác chờ nhiều tin thắng lợi của các chú và thân ái hỏi thăm đồng bào trong đó”. Trong cuốn sách “Đại tướng Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Điện Biên Phủ”-NXB Quân đội Nhân dân, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đánh giá rất cao chiến thắng này: “...Đây là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề...”.
 
Chiến thắng đã được tôn vinh đúng tầm vóc?
 
Những ngày này, bên cạnh việc bận rộn chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đak Pơ, Ban Liên lạc Trung đoàn 96 tại Bình Định cũng đang làm đơn thỉnh nguyện gửi các cấp cao nhất của Nhà nước để đề nghị xem xét, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu vì thành tích xuất sắc không chỉ trong trận Đak Pơ mà còn những chiến công trước và sau đó. Hiện Bộ Tư lệnh Quân khu 5 cũng đã có công văn đề nghị lập hồ sơ, thủ tục gửi về Quân khu 5 để thẩm định và hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ Quốc phòng xét đề nghị truy tặng danh hiệu này cho Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu, đã mất năm 1999.
 

Những kỷ lục của chiến thắng Đak Pơ:
Riêng về đánh giao thông, trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chưa có trận vận động phục kích nào lớn hơn trận Đak Pơ.
Cụ thể:
Kỷ lục về tiêu diệt sinh lực địch: Địch chết và bị thương 700 tên, bị bắt sống 1.200 tên.
Kỷ lục về chiến lợi phẩm: Thu 229 xe cơ giới, 20 đại bác và hàng ngàn súng các loại.
Kỷ lục về hiệu quả chiến đấu: Lực lượng của ta ít hơn địch trên 5 lần nhưng chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ đã xóa sổ cả một Binh đoàn Cơ động, loại khỏi vòng chiến 3.900 tên địch.
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Gia Lai

Có thể thấy, Đak Pơ là một trận đánh được báo chí quốc tế ca ngợi là một trận đánh hay, là chiến công lớn nhất Liên khu V, và chỉ khi tin BĐCĐ 100 bị tiêu diệt bay tới Genève, địch mới chịu đưa ra điều kiện đàm phán và ký kết Hiệp định Genève. Thế nhưng, cho đến nay, dường như chiến thắng Đak Pơ vẫn chưa được tôn vinh xứng tầm, dù rằng Trung đoàn 96 đã được tuyên dương Anh hùng và địa điểm Chiến thắng Đak Pơ được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia. Suốt nhiều năm qua, ông Tự không ngừng băn khoăn: “Không biết vì sao cho đến nay Chiến thắng Đak Pơ không được sử sách ghi chép đầy đủ, báo đài không nói, không viết gì nhiều, trừ một vài tờ báo địa phương và mấy quyển sách lưu hành nội bộ”.
 
Ông Nguyễn Tự cho biết thêm, hiện phần mộ của 147 liệt sĩ trong trận đánh này (trong đó có 87 người là bộ đội, còn lại là dân quân du kích và thanh niên xung phong) đều chưa được tìm thấy, mặc cho những nỗ lực tìm kiếm không ngừng của địa phương và của Ban Liên lạc Trung đoàn 96. Đã 6 lần ông cùng chính quyền An Khê tìm lại dấu tích những nơi chôn cất cũ nhưng đào lên chỉ thấy đất đen. “Về chuyện này chúng tôi thấy quá day dứt nhưng chưa biết cách sao?”- ông Tự lặng đi. Bình Định, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên, Quảng Nam... quê hương của những liệt sĩ này vẫn còn biết bao người thân mong ngóng nhưng chưa biết bao giờ mới được đón con, em, cha, chú mình trở về. Cùng với Đài tưởng niệm Chiến thắng Đak Pơ, hiện chỉ còn một chứng nhân câm lặng bên vệ đường phía Nam quốc lộ 19 tại cây số 94. Đó là tấm bia tưởng niệm những người lính chết trận trong trận này. Những dòng chữ (bằng tiếng Pháp) cuối cùng trên bia còn ghi: “Nơi đây, ngày 24 tháng 6 năm 1954, những người lính Pháp và Việt Nam đã hy sinh vì Tổ quốc của họ...”.
 
Phương Duyên
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Que huong
Thành viên
*
Bài viết: 24


« Trả lời #45 vào lúc: 03 Tháng Mười, 2009, 11:39:59 am »

Ông già nhà em có tham gia trận đánh hào hùng đó:
- Binh đoàn 100 này rất thiện chiến và kinh nghiệm bên chiến trường Triều Tiên
- Thành phần gồm lính Pháp, Ma rốc và có cả lính da đen (ông cụ tham gia phỏng vấn tù binh)
- Người chỉ huy trận đánh: Bác Năm Ngà
-  Khi ông già nhà em dẫn đoàn tiếp vận (gần 300 người) từ Bình Định lên thì trận đánh vừa kết thúc. Pháp chết thì không thể đếm xuể, nhiều thằng chết trong rừng, bụi rậm..., thương binh, tù binh thì vô số
- Chuyện linh tinh như báo chí nước ngoài đưa là hoàn toàn không có. Ông già nhà em kể bọn tù binh chưa bị thẩm vấn thì đã khóc sụt sùi rồi, có muốn "hét" cũng không nỡ.
- Riêng tỉnh Bình Định đã có hàng chục đoàn tiếp vận cho mặt trận, vui như đi hội. Dùng sức người là chính, không có xe đạp thồ như chiến dịch Điện Biên Phủ
- Võ trang của đoàn tiếp vận "mạnh lắm", 01 súng ngắn và và vài khẩu súng Mút cơ tông Grin
Logged
vovanha
Thành viên
*
Bài viết: 1575

Một thời để nhớ !


« Trả lời #46 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2009, 06:49:48 pm »

Nhà mình bác nào chỉ huy trận này vậy?
, tham mưu phó trung đoàn Khiếu Anh Lân làm quyền tham mưu trưởng trong trận đánh. d trưởng d40 là cụ Huỳnh Hữu Anh....
Khiếu Anh Lân nguyên Tư lệnh MT 479.
Huỳnh Hữu Anh nguyên Tư lệnh MT579 ( 1981 ) quê Phù Cát Bình Định ?
Banzua giải thích hộ đi .
Logged

Quy Nhơn ! Thành phố nhỏ hơn những gì nó có.Thơ bốn câu không quá hai mươi chữ. Rung chân trời một cánh yến mảnh mai. Con đường nghiêng em hát bên tôi. Gió và tóc...nắng và nước mía .
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #47 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2009, 10:20:46 pm »

Em xin đặt gạch trước: Chiến lệ trận tiêu diệt GM 100 trên Ql19
-------
Trận phục kích Dakpo (Đường 19)
của Trung đoàn bộ binh 96/ Liên khu 5
Ngày 24/6/1954

Trong chiến dịch Bắc Tây nguyên (xuân hè 1954) trên chiến trường Liên khu 5 địch bị thất bại liên tiếp. ĐƯờng 19 từ Quy Nhơn lên An Khê bị cắt đứt, An Khê bị bao vây cô lập.

Trong thế bị động và trước sức ép của ta, ngày 24/6/1954 quân địch buộc phải rút khỏi An Khê.

Lực lượng địch gồm binh đoàn cơ động 100 (GM100); 1 tiểu đoàn khinh quân ngụy, 1 tiểu đoàn địa phương chiếm đóng An Khê và 1 tiểu đoàn pháo binh 105 ly.
Logged
chientruong_k
Thành viên
*
Bài viết: 22


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2010, 03:59:02 pm »

Vậy mà nguồn tư liệu ít quá ! Undecided
Một trận đánh đáng đi vào huyền thoại của quân đội Việt Nam.
Mong rằng với tinh thần xây dựng của tập thể ta sẽ tìm và gìn giữ những nguồn tư liệu quý để mãi mãi còn lữu giữ sử xanh .
Logged
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #49 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2010, 10:29:48 pm »


[/quote]:Đây là một trận đánh xuất sắc của bộ đội ta và các lực lượng tham gia phối hợp.Nhiều bài học quý báu chắc đã được rút ra trong trận đánh này.Tôi nghe nói đã có một số lượng lớn xe pháo là chiến lợi phẩm trong trận đánh này được mang ra ngoài bắc để phục vụ cho lễ duyệt binh mừng chiến thắng thưc dân pháp. Tuy nhiên cũng phải công bằng mà nói rằng trận này ta đánh địch trong thế chủ động phục kích còn địch trong thế rút chạy nên cũng dễ thắng hơn nhiều so với thế trận tấn công giằng co với quân pháp ở Điện biên phủ.Hơn nữa có vẻ như công tác thương binh tử sỹ trận này làm chưa tốt hay sao mà trong một trận thắng như vậy mà cho đến bây giờ vẫn chưa tìm thấy mộ phần các liệt sỹ.Hy vọng sớm tìm thấy để đưa các liệt sỹ vào nghĩa trang
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM