Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:02:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang - Chiến thắng ĐắK Pơ 24/6/1954  (Đọc 100623 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:33:56 am »

Barrou đối phó lại nhanh chóng. Cầm ngay súng các-bin trong xe jeep của mình, đi theo đại úy Fievet cùng vài người của đại đội chỉ huy (CCS), tiến hành phản kích vào mỏm cao đang khống chế sở chỉ huy. Hành động của họ vô hiệu. Lúc 14 giờ 35 phút bị bắn ở đùi bằng một viên đạn súng liên thanh, gần ông ta đại úy Fievet sắp chết như vài phút trước trung sĩ Li-som nhận một loạt đạn đại liên ở giữa ngực.

Về phần mình, trung tá Lajouanie tập họp vài người trên đường cái và lao theo Barrou. Lúc 14 giờ 40 phút, hình như trong chốc lát những bộ phận của đại đội chỉ huy (CCS) vừa mới chiếm được mỏm cao tạo nên một điểm nhô ra nằm giữa vị trí đối phương và làm câm họng các khẩu súng đích đặt ở phía nam đường cái. Họ không phải ở trong tình trạng như thế lâu. Lúc 14 giờ 15 phút Lajounanie bị thương nặng ngã xuống, Barrou trao cho anh ta huân chương Bắc đẩu bội tinh. Dĩ nhiên người sĩ quan trẻ không còn nghe được nữa lời nói của người chỉ huy của mình. Xung quanh họ quân lính của đại đội chỉ huy những ai còn lại lần lượt ngã xuống, xạ thủ của ôtô gắn đại liên chết, đại bác câm. Trong lúc tình thế của đại đội chỉ huy trở nên thất vọng, Barrou lăn xuống đất ở gờ đường và mặc dầu bí thương, ráng leo lên tháp xe để thay thế xạ thủ nhưng quân Việt đã theo dõi cấp hiệu của ông ta. Bị thương tiếp, nhưng lần này là một viên đạn tiểu liên, Barrou lăn trong đám bụi. Giờ của ông ta đã điểm. Chỉ còn một nhiệm vụ cuối cùng phải làm: không cho kẻ thù chiếm giấy tờ, đừng để họ khoái trá biết rằng đã giết được người chỉ huy đoàn công-voa. Một cách có phương pháp, ông ta xé giấy tờ và dấu các mảnh vụn dưới hòn đá cạnh đường, sau đó lột cấp hiệu ra. Một hạ sĩ quân y đang đi gấp đến đầu đoàn xe, thấy ông ta nhưng không nhận ra là ai.

- Tôi không thể làm gì được đối với anh, ông bạn ơi? Anh ta hổn hển nói, không có cáng, không có gì cả, nhưng tôi sẽ băng bó.

Với bàn tay thành thạo, anh ta băng bó vết thương cho viện đại tá rồi tiếp tục đi về phía đầu cánh quân.
Bộ phận còn lại của xe chỉ huy cũng không còn tồn tại nữa. Tham mưu trưởng trung đoàn Triều Tiên, thiếu tá Hippolite, bị giết gần Lajounaie và lúc 14 giờ 25 phút, xe điện đài của GM 100 bị trúng nhiều đạn pháo và bị phá hủy. Sau 10 phút từ lúc trận đánh bắt đầu, GM 100 đã mất tất cả những người chỉ huy và đứt liên lạc với bên ngoài.

Sự hỗn độn lan đi nhanh chóng, những toán quân kém thiện chiến là những người đầu tiên đào ngũ. Những lái xe công binh An Khê bỏ phương tiện làm nghẽn tắc đoàn xe, còn đơn vị 520 tiểu đoàn khinh quân thì bốc hơi hoàn toàn, bỏ mặc số phận những người còn lại của đại đội chỉ huy của đại tá Barrou và những pháo thủ của IOcRAC.

Lúc 15 giờ một tiếng nổ lớn dội vang các điểm cao gần đó làm run sợ đoàn quân, những ngọn lửa vàng và trắng bùng thẳng lên trời, những mảnh vụn, khí cụ, những mảnh xác người bay tứ tung. Bị trúng đạn cối, những xe công binh chở đạn nhảy tưng lên, tiếp tục nổ và cháy cho đến 17 giờ 30 phút. Cùng lúc các khối thứ ba thứ tư tức là tiểu đoàn 1, 2 Triều Tiên và pháo binh tháp tùng đã đến cây số 15, kịp thời cứu những gì còn lại của đại đội chỉ huy. Cũng như đơn vị 43cRIC, họ cũng tự biết là phải “biến” đi, nhưng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ mình theo điều lệnh tiểu đoàn không ngừng giây phút nào, hai đại đội đi đầu của tiểu đoàn 1 Triều Tiên tự khai thông lối đi theo dọc đường cái, nơi bị tắc nghẽn bởi những xe hỏng và bắt liên lạc với bộ phận chủ yếu của tiểu đoàn bộ bính trung đoàn 43 mới được tập trung lại một ít, được tách ra từ đơn vị công bình lúc xe đang nổ. Họ cùng nhau tìm cách tránh đường cái để nhường lối đi cho những xe chưa hỏng.

Dưới làn đạn tử thần đào thành những lỗ hổng khổng lồ trong đoàn quân, tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn 43 cũng đã cho được 22 xe lên đường, đột phá mở lối đi, nhưng những đợt phản xung phong ác liệt của quân Việt nhanh chóng bịt kín nơi đột phá đó. Chỉ có những xe này phá được vòng vây và đến được cây số 22. Ở giữa cái lờ đó sự xuất hiện những tiểu đoàn của trung đoàn Triều Tiên đã tạo được phần nào ổn định tình thế. Tiểu đoàn 1 Triều Tiên và những tàn quân đơn vị khác núp trong vòng vây chật ních, tìm cách giãn ra theo hướng bụi rậm và các lùm cây mà từ đó quân thù bắn ra.

Lúc 15 giờ 20 phút, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 2 Triều Tiên, thiếu tá Kbínmann, sĩ quan kỳ cựu, tạm quyền chỉ huy GM 100 thiết lập liên lạc với tổng hành dinh (QG) của tướng Beaufort.

Thám sát không quân đã tiến hành chu đáo trong quá trình trận đánh, đã báo cho sân bay Nha Trang về tai họa này, người ta hứa sẽ tung ra chiến trường nhiều phi vụ máy bay B.26.

Ngoài ra pháo binh đoàn xe cũng tỏ sự kỳ diệu của chủ nghĩa anh hùng: hai khẩu đội chưa bị quân thù phá hủy từ đầu trận đánh, khẩu đội 4 và khẩu đội 6, đặt trước các khẩu pháo ở đường cái, chịu đựng trực tiếp hỏa lực của địch cách đó không đầy 100 mét. Khẩu đội 4 lúc 14 giờ còn bắn được nơi tập trung cua địch ở Kon Barr. Thật là vất vả mới móc ráp được các bộ phận pháo để lên đường, thì lại có lệnh phải bắn đều đặn tối đa vào trung tâm đoàn xe. Tại địa điểm này địch đang tìm cách tràn ngập vào “túi” của tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Khẩu đội 4 bắt đầu bắn lúc 14 giờ 35 phút, sau đó thì khẩu đội 6 bắn.

Lúc 18 giờ, khi mà những khẩu pháo cuối cùng bị địch phá hủy, đã có 600 đạn pháo 105 được bắn. Trong quá trình trận đánh, các khẩu pháo đã di chuyển hai lần. Thường thường các pháo thủ bị giết chưa kịp chôn các bộ phận súng, hạ sĩ quan và sĩ quan thay thế họ để tiếp tục bắn, thước ngắm để con số 0, ngòi đạn điều chỉnh tối thiểu để bắn vào đám đông dày đặc của những làn sóng xung phong của địch. Thiếu tá pháo binh, cụm trưởng Arvienx bị giết trên khẩu pháo của khẩu đội 4 lúc 16 giờ 30 phút.

Lúc 16 giờ 20 phút Abinmann và Guinan, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1 Triều Tiên hội ý ngắn gọn trong cái túi, của tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Vắng mặt Muller của BM 43cRIC, do ông ta bị kẹt ở đầu đoàn xe nên không thể đến được sở chỉ huy. Họ quyết định rằng những bộ phận còn nguyên của binh đoàn có thể giúp họ giữ chu vi phòng ngự cũng như chuẩn bị bãi để nhận đạn thả dù, đạn dược bắt đầu thiếu hụt vì xe đạn bị hất tung.

Sự xuất hiện của máy bay B.26 trên bầu trời đã làm chựng tình thế nhưng với một cách bất ngờ: trong nhiều chỗ người ta đã xung phong, máy bay thả bom ghìm quân Pháp và Việt Minh sát đất, làm đứt đoạn chốc lát trận đánh. Những loạt đạn liên thanh bắn rà sát đất làm quân lính nằm im, đôi khi cách nhau vài mét giữa người này người kia. Những loạt đạn phóng ra từ các máy bay cánh thon và ánh bạc làm bắn tung bùn lên. Đạn đại liên, đạn đại bác... chết chóc, gợi lên sự hãi hùng, sự hận thù ở người này, người kia, cái chết mù quáng không chừa ai. Bị ghìm xuống đất như những người khác, nhân viên điện đài của đại đội chỉ huy thuộc tiểu đoàn 1 Triều Tiên đưa ra một nhận xét, việc yểm trợ của không quân vừa là giúp đỡ, vừa là phá hoại.

Trong khi đó hoàng hôn đến gần, rõ ràng không thể giữ vững được trận địa. Nếu những đợt tấn công của bộ binh Việt giảm mật độ thì ngược lại hỏa lực súng cối không suy giảm. Pháo binh Pháp chỉ bắn lác đác phần do pháo thủ phần do đạn dược. Đầu cùng vị trí chiếm lĩnh của đoàn xe, trên 100 thương binh đang rên rỉ trong trạm xá tạm thời được tổ chức giữa vài xe cứu thương bị lật đổ. Thiếu tá quân y Varme Janville, những bác sĩ y tá, hành nghề trong điều kiện không thể tưởng tượng được, họ làm hết sức mình trong quá trình trận đánh, đôi lần phải trả giá bằng sinh mạng mình khi cấp cứu thương binh, những thương binh này lại tiếp tục bị thương dù đã qua sự chăm sóc đầu tiên.

Để bảo vệ họ chắc chắn, người ta đưa thương binh nặng vào dưới xe, nhưng dưới đó cũng có nhiều người nên phải phân tán ra ngoài trời, có khi chưa đầy 20 mét cách tuyến lửa. Hiển nhiên những thương binh nặng không thể sống đến ngày mai, nếu người ta không đưa sớm ra khỏi chiến trường.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:34:16 am »

Dĩ đào vi thượng sách, nhưng…

Lúc 17 giờ 15 phút, tổng hành dinh của khu chuyển cho Kbinmann lệnh bỏ xe và khí cụ về hợp điểm với bộ binh ở cây số 22 đem theo tất cả thương binh có thể chuyển được. Khinmann báo đã được lệnh và trao đổi tình hình với Guinar. Lúc đó tiểu đoàn sơn chiến - tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn 43 đã tự giải vây được và thoát ra khỏi cái lờ không có sự yểm trợ.

Đối với các thiếu tá tiểu đoàn 1, 2 Triều Tiên thương bính là một vấn đề lớn, không thể bỏ họ lại, nhưng thật là điên rồ phải chuyên chở họ. Ở giữa rừng thẳm phải tính rằng tám người một cáng, hai toán hộ tống có vũ khí và còn phải lệ thuộc vào đường mòn của một vùng không dễ tồn tại, hoặc sẽ bị địch bắt, tất nhiên thương binh sẽ bị bỏ rơi người này đến người khác.

Hai thiếu tá nhất trí quyết định để lại thương binh ở đường cái, cấp cho họ những gì cần thiết của người sống và thuốc men. Những bác sĩ và y tá tình nguyện ở lại với họ để cùng chia sẻ số phận.

Dù sao Trung đoàn 803 lúc ấy, cũng đã tỏ ra nhân đạo đối với những thương binh. Thiếu tá bác sĩ Varme Janville được gọi đến, đó là người vùng Bắc nước Pháp, người đầy máu me, kiệt sức, anh ta nhìn hai người đối thoại, và biết rõ tình thế hơn ai hết.

- Janville, chúng tôi vừa mới. nhận được lệnh rời đường lúc 19 giờ 00.

- Còn những thương binh?

- Để họ lại ở đây. Các anh thừa biết chúng tôi không thể làm gì được đối với họ một khi chúng tôi quay lại rừng.

- Có thể chăng, chúng ta đề nghị tạm đình chiến để di tản thương binh? Quân Việt trên mảnh đất này rất nghĩa hiệp đối với thương binh trong những lần trước.

- Chúng tôi không có quyền, không có lệnh tạm đình chiến, ngay cả ở Điện Biên Phủ cũng chẳng có tạm đình chiến…

Bác sĩ thiếu tá Janville nhấp nháy mắt, nhìn đường cái la liệt những sườn xe đang bốc khói của thiết giáp và pháo. Anh ta nhìn ngắm họ, những con người không có một giọt nước để uống, đã chiến đấu sáu giờ liền dưới nắng hừng hực trên con đường có nhiều cao điểm khống chế tạo cho đối phương xạ trường tốt. Anh ta biết rằng sự chia tay lệ thuộc vào sự lui quân nhanh để cho rừng che chở khi việc đề nghị tạm đình chiến bị từ chối. Những thương binh chắc sẽ giao chiến trận cuối cùng, không còn cách nào khác, nhiệm vụ anh ta là quay về với thương binh.

- Thưa các ông, tôi nghĩ rằng tôi không thể làm gì có ích hơn. Có bác sĩ giỏi ở Plây Ku và thương binh cần tôi, tôi sẽ ở lại với họ.

Không phải lúc của những diễn văn tình cảm, thiếu tá bác sĩ Jarme Janville bắt chặt tay hai người bạn, quay nửa vòng và đến với thương binh đang hấp hối ở đường cái, dưới các xe rỗng bụng, xe cứu thương bị đạn pháo lật nhào. Ông ta là nhà khoa học nhưng hành động như người lính và trên hết là con người có lương tâm.

Sự hy sinh của Varme Janville không đạt hiệu quả, chắc là quân Việt không tàn sát thương binh ở chiến trường. Họ đã dùng những xe ôtô còn chạy được chở thương binh về bệnh viện trống rỗng ở An Khê. Janville năn nỉ trại trưởng tù binh cho phép chữa người của mình và của cả đối phương…

Varme Janville thoát chết trong cuộc phiêu lưu hãi hùng và được giải ngũ sau chiến tranh, kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác.

Lúc 19 giờ tàn quân của binh đoàn cơ động 100 được tổ chức lại thành một đơn vị gọn để đánh trận cuối cùng nhằm thoát khỏi cái bẫy ở cây số 15 mà qua sáu giờ đã nghiền nát dần dần GM-100.

Đêm tối đã bao trùm cách đây gần một giờ (ở vùng nhiệt đới mặc dầu tháng 6, đêm đến sớm) một loạt ánh chớp lóa mắt báo hiệu sự chuẩn bị, người ta nhét lựu đạn cháy vào nòng đại bác, tưới xăng lên khí cụ và châm lửa, người ta lôi ra những viên đạn cuối cùng của những đại bác không giật cuối cùng còn nguyên vẹn và đốt những băng đạn trọng liên sau khi đã đập nát súng và quăng bộ khóa nòng.

Chính tiểu đoàn 1 Triều Tiên mở đường hành quân, theo sau là tiểu đoàn 2 Triều Tiên và pháo thủ, còn nhúm lính thê thảm sống sót của 520e tiểu đoàn khinh quân thì lê thê đi sau cùng có đêm tối trợ giúp cho quân Pháp.

Mặc dầu bắn dữ dội, Việt Minh cũng không cản được sự đột phá của quân Pháp, lẽ ra phải chọn đột phá hướng tây là hướng cây số 22, thì đơn vị lại đi về hướng chính nam và dấn sâu vào rừng. Rời rừng thưa ở cây số 15, quân thoát nạn của GM 100 nhìn thấy những thương binh còn sức cầm súng đang chiến đấu một cách vô vọng dưới ánh sáng của đại bác đang cháy.

Sau đó tiếng súng thưa dần, Việt Minh đập tan dần những kháng cự cuối cùng và lo thu nhặt đoàn xe những gì có thể dùng dược. Họ không cần ở lâu tại chiến trường để đợi bom dội, mặc dầu sự có mặt tù binh Pháp bảo đảm sự che chở chốc lát cho họ.

Hôm sau, tảng sáng, khu vực đánh nhau vắng teo, trên đường cái chỉ còn những đại bác và xe hỏng, những xác chết, một số thương binh Pháp để lại sắp chết. Đại tá Barrou cũng ở trong số các thương bình này. Trong hai ngày ông ta trốn trong bụi và nuôi hy vọng sẽ có đội tuần tra Pháp đến chiến trường. Mỗi đêm ông ta lê đến xe cứu thương Dodge đã bị lật nhào, cạnh đường trong đó có hai người Cam-pu-chia đang thoi thóp, để hớp ngụm nước sạch cho đỡ khát.

Ngày 26 tháng 6 ông ta thấy xuất hiện toán lính Pháp. ông đã bị què và bị thương khi chạy thoát trong đợt truy quét đầu tiên của địch, lúc tìm cách chạy về Plây Ku, xa 70 ki-lô-mét. Họ cáng Barrou và lên đường. Ba giờ sau đó khi vượt qua ba ki-lô-mét một cách mệt nhọc mất nhiều máu, thương binh đuối sức vì đã nhịn ăn ba ngày. Đạn lại đang vèo vèo trên đầu. Một bộ phận Việt Minh tổ chức “Nhét nút” giữa Mang Yang và An Khê đánh chặn. Họ quay về hướng đông và bị bao vây chặt bởi chủ lực Việt Minh. Đại tá Barrou và những người sống sót của GM-100 được trả tự do sáu tuần sau đó, sau hiệp định đình chiến được ký ở Giơ-ne-vơ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:34:47 am »

Bị truy kích sát gót

Từ khi bị lún sâu trong rừng, đoàn quân dồn đống lại rất khó chỉ huy. Quân Việt nhanh chóng thấy rằng đây là một bộ phận chiến lợi phẩm sống ngon lành đang trốn chạy và khống chế, đẩy họ về cây số 22, không cho họ liên lạc với binh đoàn của Sockel.

Lúc 19 giờ 30, hai thiếu tá quyết định phân chia đội ngũ thành những bộ phận nhỏ cỡ phân đội dưới sự chỉ huy của sĩ quan hoặc thượng sĩ.

Đối với hầu hết các đơn vị và ngay cả tiểu đoàn sơn chiến - tiểu đoàn bộ binh, trung đoàn 43 khi tiến quân riêng lẻ, dù có tiến nhích lên kẻ khác một ít thì đêm ấy quả thật là một cơn ác mộng thật sự. Họ đi thành từng toán nhỏ hoặc riêng lẻ, phá rừng bằng lưỡi lê, rựa, để mở lối đi bị gai cứa lòng bàn tay và cào rách nát quần áo. Đây đó sự mệt nhọc chôn vùi con người, họ ngã xuống chẳng có một lời, thỉnh thoảng người dân miền núi rình rập phát hiện và cắt cổ chẳng kịp kêu. Cuộc hành quân càng khó khăn hơn khi đến gần cây số 22 vì quân Việt thừa biết rằng không sớm thì muộn những người chạy trốn cũng phải ra đường cái nên bố trí “Nhét nút” chặn tất cả khu vực Mang Yang. Hằng trăm người mất mạng trong vài giờ lúc rạng đông. Tiểu đoàn 1 Triều Tiên dẫn dắt đội hình đang còn là một đơn vị có tổ chức. Từ 6 giờ 30 đến 8 giờ 30 ngày 25 tháng 6 cách khoảng 5 ki-lô-mét cây số 22, họ đã đẩy lùi ba đợt tấn công liên tục của địch. Lúc tám giờ đại đội 4 đi đầu rơi vào ổ phục kích, chiến đấu với tâm trạng thất vọng để mở đường cho tiểu đoàn và giết được 12 binh lính địch.

Lúc 1 1 giờ 30, một mảnh trời xanh xuất hiện trên đỉnh cây tán dày và làn gió nhẹ lay động lá

- Ai đi đó?

- Đừng bắn! Người Pháp đây!

Từ lùm cây cách đại đội 4 không xa lắm, ba bóng người quân phục rằn ri ló ra, ngón tay để ở cò súng tiểu liên: đó là quân nhảy dù của binh đoàn không vận tuần tra ở cây số 22. Quân của tiểu đoàn 1 Triều Tiên nhảy xô vào lính dù, ôm chặt họ và khóc vì kiệt sức, vì sợ hãi đã kìm chế, vì vui mừng được thoát nạn lành lặn và ra khỏi cuộc tàn sát. Hẳn là họ được sống sót từng người một song GM 100 thì đã chết trọn vẹn ở cây số 15 ngày 24 tháng 6 rồi.

Vị trí ở cây số 22 không thể giữ được và quân dù chỉ bám đó để làm chỗ đón tiếp GM 100. Các phân đội khác lần lượt kéo đến Mang Yang và đơn vị cuối cùng đến lúc 19 giờ, trải qua 40 giờ hành quân hoặc chiến đấu, quân lính không nghỉ ngơi, không ăn uống. Họ lại được đưa tiếp đến Mang Yang tại đây đại tá Sockel và binh đoàn cơ động GM 42 đón họ, tập trung tại và chuyển ngay thương binh về Plây Ku bằng ôtô.
Bị liệt vào loại mất tích và tưởng như đã chết rồi, xốc xếch mặc vỏn vẹn chỉ có áo sơ mi, quần rách nát vì gai cào, sự xuất hiện của đại úy Léoujon đi đầu những người sống sót của đại đội mình, gây nên sự kinh ngạc ở Mang Yang.

Về phía họ, Việt Minh tạm ngừng để thu dọn khí cụ bỏ lại của GM 100, chuyển thương binh của mình về An Khê và tiếp nhận lực lượng tăng viện khoảng một tiểu đoàn. Họ đã sẵn sàng chuyển qua giai đoạn hai đợt tấn công, nhằm tiêu diệt binh đoàn 42 và quân dù của binh đoàn không vận đang di chuyển chậm chạp do phương tiện chuyên chở và do tàn quân GM 100 làm nặng nề thêm.

Những đơn vị Pháp ra lại đường cái, lần này là để rút lui về căn cứ cố thủ Plây Ku nơi mà cách đây hai tháng GM 100 ra đi đầy tự tin. Tuy nhiên bài học cay đắng đã có rồi, rằng đội ngũ dân vệ miền núi, quân dù, những đơn vị của GM 100 tăng cường chiến xa của trung đoàn thiết giáp số 5 (“Hoàng gia Ba Lan”) chỉ tiến quân được trong sự thận trọng lớn và sự yểm trợ thường xuyên của bộ binh, ở hai bên.

Chiều ngày 26 GM 42 (chiếm Phú Yên) ở khoảng mười ki-lô-mét tây Mang Yang, những phân đội còn lại của đơn vị bắt đầu rút về vị trí mới này. Mục tiêu ngày mai là đến tây Phú Yên 12 ki-lô-mét, chỗ cầu Đak Va Ayun. Tiểu đoàn 1 Triều Tiên lại đi đầu đội hình bị rơi vào trận phục kích được chuẩn bị rất tốt của Việt Minh ở phía đông cầu. Nhưng đơn vị đã nhớ lại bài học ở cây số 15, trung đội chiến xa “Hoàng gia Ba Lan” đi trước bộ binh, kiên quyết xông vào đoạn chướng ngại vật của Việt Minh, trong khi đó quân dù, tiểu đoàn 1 Triều Tiên, tiểu đoàn 6 sơn cước bỏ đường cái, ráng chạy ngay thật xa vào rừng. Súng địch, như ở trận tấn công cây số 15, đã hiệu.chỉnh sẵn vào đường cái, không thấy mục tiêu nên phải hiệu chỉnh lại. Bộ binh Việt tưởng rằng như chiến đấu với đội quân mất tinh thần đã chạm trán cách đây ba ngày. Họ bị đẩy lùi bởi sự phản kích của quân Pháp với tinh thần tấn công đã chứng minh.

Trong giây lát việc đụng độ rất quyết liệt. Đại đội chỉ huy và ôm đội 1 tiểu đoàn 1 Triều Tiên bị tràn ngập bởi những đợt xung phong của Trung đoàn 803. Họ được cứu thoát nhờ sự phản kích của đại đội 2 tiểu đoàn Triều Tiên ở cây số 15 được gọi về, cấp xe đi tiếp viện. Khi quân địch ngừng đánh lúc 1 1 giờ 15 và lui vào rừng thì quân Pháp làm chủ trận địa, nhưng thắng lợi phải trả giá hàng trăm sinh mạng. Trung đoàn 1 Triều Tiên với quân số 834 người vào tháng 12 năm 1953 chỉ còn 452 vào tháng 5 năm 1954, riêng trận Đak Ya Ayun mất 59 người.

Ngày 28 tháng 6 đoàn quân đổ ra đồng nội rộng dần, thấy trân làng đây nó, cả những cánh đồng trồng trọt. Quân Pháp có cảm giác là đã an toàn. Plây Ku chỉ cách 30 ki-lô-mét.

Lúc 11 giờ 00 tiền vệ gồm hai đại đội của BM/43cRIC, làm quân của trung đoàn 1 Triều Tiên, cụm bơn pháo binh Việt Nam (GAVN) và một trung đội của phân đội 3/5 Cuir đến được địa điểm cách ba ki-lô-mét giao lộ 19 và 19 bis. Qua những dấu hiệu khác nhau như: chim chóc im lặng, cảnh vật tự nhiên, những đống đá rải trên đường cái… chắc hẳn sự phục kích, một lần nữa đang đợi quân Pháp.

Lần này quân Việt tung ra đơn vị anh em với Trung đoàn 803 là Trung đoàn 108 vừa mới được bổ sung một đơn vị tinh nhuệ, Tiểu đoàn 30 độc lập, vấn đề thắng bại cũng quan trọng như ngày 24 tháng 6 vì đánh tan hoàn toàn GM 42 thì quân Pháp không thể phòng thủ nổi vùng cao nguyên. Sự kiện ở Đak Ya Ayun đã nêu bài học. Ngay từ những tiếng súng đầu tiên quân của đoàn dã chiến và của trung đoàn 1 Triều Tiên đã triển khai vòng cung phòng ngự trên đường 19, trong khi đó thì những chiến xa bảo vệ đầu đoàn xe, còn các khẩu pháo của bốn GAVN thì bố trí ở giữa vòng cung. Đại tá Sockel cùng sở chỉ huy bố trí ở tung thâm “túi” và đại tá đích thân chỉ huy tác chiến.

Đoàn xe của GM 42 bị phá hủy bởi loạt bắn chết người khi xe còn ở bên ngoài trận địa phòng ngự. Trong tiếng ầm ầm kinh khủng của nhiều xe nhảy lên, một lần nữa, đã có bài học ở cây số 15, những lái xe Việt Nam chậm buông tay lái, mải miết theo đường cái nên hút vào những xe đang cháy tại chỗ vào lề đường và cán nát những người bị thương hoặc người chết. Lúc 12 giờ 8 phút đoàn xe ôtô đến được vùng an toàn, bỏ lại 10 xe cháy, 12 thương vong.

Lúc 12 giờ 15, bộ binh Việt xuất hiện từ các bụi rậm và tấn công. Lại một lần nữa những quân lính mệt lử của trung đoàn 1 Triều Tiên chịu đựng một quả đấm điếng người.

Mất tất cả trọng liên ngày 24 tháng 6, chứng kiến 20 đồng đội chết hoặc bị thương trong trận phục kích ở cầu Đak Va Ayun và vừa mới bổ sung đạn dược của vũ khí cá nhân, 50 lính của đại đội 1 không còn tí hy vọng gì thoát được Tuy vậy họ thực hiện nhiệm vụ đến cùng để giúp cho đại tá Sockel trong giây lát tổ chức phòng ngự. Lúc 12 giờ 35' đại đội 1 của tiểu đoàn 1 Triều Tiên không còn nguyên vẹn nữa, bị nghiền nát bởi làn sóng xung phong của địch tiến sâu vào trận đìa pháo Việt Nam. Pháo để thước ngắm số không, bắn các hướng để yểm trợ các đơn vị. Khí quân Cộng sản chiếm trận đỉa pháo, đại tá Sockel dùng ba trung đội của đại đội 2 trung đoàn 1 Triều Tiên lực lượng dự bị đang ở giữa “túi” đi cứu viện cho đồng đội. Lúc 13 giờ tiếng la ó “Triều Tiên” nổi lên từ đám cỏ cao, quân đại đội 2 chồm dậy và vượt qua đường 19 dưới hỏa lực để thọc sườn quân địch. Không giống cuộc tàn sát như ở cây số 15, lần này trong quân Pháp không có tân binh, không có đơn vị hậu cần ngờ nghệch, nên khỏi phí sức để chỉ huy. Còn pháo thủ Việt Nam (ngụy) thì có mặt tại khẩu đội và bắn trực tiếp loạt này đến loạt khác, hỏa lực tập trung, nên kiểm tra được hiệu quả bắn.

Từ Nha Trang, những máy bay đáng tin cậy B.26 có một lần, phát hiện quân Việt ở khoảng đất trống rất xa rừng nên các loạt đại liên và bom Napal tìm mục tiêu dễ dàng và thêm một lần nữa đối phương rời bỏ trận đánh để lại những xác bị thiêu do bom Napal (Na-pan) ném trúng.

- Trong mùi xăng khét lẹt mọi nơi, một trong những người thoát nạn của đại đội 1 nhận xét rằng cảm thấy rõ mùi heo quay.

Những đơn vị khác nhau của đoàn xe tập trung chậm chạp dọc đường 19, quân lính nhìn nhau ngạc nhiên thấy mình còn sống.

Tiểu đoàn 1 Triều Tiên lại một lần nữa, bị chạm trán khốc liệt, khoảng 60 phút chiến đấu, tiểu đoàn đã mất 42 người, hầu hết của đại đội 1, bị chết khi đối đầu với bộ phận chủ yếu của địch. Trong năm ngày đánh nhau trên đường 19, tiểu đoàn 1 Triều Tiên có quân số bị chết bằng hai năm ở chiến tranh Triều Tiên và không thể tham gia trận cuối cùng được.

Tuy nhiên sự đau khổ dai dẳng của quân lính GM 100 sắp kết thúc. Sau một đêm vô sự ở dã ngoại, chỗ giao lộ 19 và 19 bis cạnh cứ điểm Đak Đoa bị phá hủy, họ đến được Plây Ku ngày 30 tháng 6. Đại tá Masse, người chỉ huy mới của đơn vị, chờ thêm một vài phân đội để làm hạt nhân cho bộ tham mưu binh đoàn thành lập lại. Đây là lần đầu tiên sau một tuần và cũng là lần đầu tiên kể từ tháng chạp năm 1953, quân lính GM 100 mới được rảnh rang nhìn nhau. Cảnh tượng thật là khủng khiếp, râu ria xồm xoàm, áo quần rách nát, bị kiết lỵ nhiều tháng, ghẻ lở khắp người. Họ giống những người trốn trại tập trung hơn là binh lính của đơn vị chủ lực. Còn đơn vị thì cũng bị tổn thất kinh khủng: đại đội chỉ huy (CCS) chỉ còn lại 84 người/222, tiểu đoàn 1 và 2 Triều Tiên và tiểu đoàn dã chiến mỗi đơn vị có 834 người trước khi đánh nhau thì nay còn 452, 497 và 345. Cụm 2 của trung đoàn pháo binh thuộc địa bị diệt 215 người trong số 474, đơn vị này sau khỉ bị mất đại bác ở cây số 15 đã lập thành một đại đội bộ binh và chiến đấu tốt như những lính bộ binh trong ngày 26 và 28 tháng 6. Quân khí cũng thế, mất rất nhiều: 85 phần trăm xe, bao gồm một trung đội thiết giáp phải bỏ lại tất cả pháo; phương tiện thông tin mất 68 phần trăm; vũ khí tự động bộ binh, đại liên, bán tự động mất 50 phần trăm. Ngược lại, những người chạy thoát đem theo vũ khí cá nhân, họ được chỉ bảo rằng đánh nhau ở rừng, khi bị lẻ loi trong bụi bờ mà không có vũ khí là một người đã mất. Thỉnh thoảng trên đường cái thấy nhiều người mang hai vũ khí, của mình và của thương binh, để bắn trong trường hợp xâu xảy ra.

GM 100 đã trở nên vô dụng đối với một đơn vị cơ động, một mặt vì mất tất cả xe cộ, mặt khác vì quân lính kiệt quệ và mất tinh thần. Mặc dầu quân Pháp và Việt (ngụy) bị đe dọa tiêu diệt, nhưng họ vẫn đứng được đến bây giờ và sự phản ứng đã nổ ra.

Trong khi đó tình hình chung đã suy sụp nhiều, bộ chỉ huy phải giao việc chỉ huy phòng thủ quân khu Plây Ku cho lực lượng còn lại của GM 100. Tiềm lực phòng thủ quân khu này vừa bị giảm đi bởi sự chuyển ra Bắc Kỳ binh đoàn không vận 1 và chuyển tiểu đoàn sơn cước xuống duyên hải Trung Bộ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:34:59 am »

Làm sống lại một thây ma.

Lúc này tổng hành dinh vùng (QG) tập trung một số quân cụ để tổ chức lại binh đoàn cơ động 100 với lực lượng trích từ các đơn vị khác, mượn ba xe Jeep của Plây Ku, ba ôtô của GM 42 và cụm pháo 10e RAC nhận ba đại bác 105 ly. Một phân đội nhỏ dược tăng cường cho trung đoàn Triều Tiên. Quân lính của GM ngủ, ăn và làm công sai như những cái máy, nhưng ý chí của họ đã kiệt quệ. Đối với họ cuộc chiến tranh đã kết thúc. Xa xăm bên kia, ở Giơ-ne-vơ các chính khách đang đặt dấu chấm ở những dòng cuối cùng của hiệp định ngừng bắn. Pierre Mendes-France, thủ tướng nội các, ngày 20 tháng 6 cam kết ngừng bắn trong thời hạn 30 ngày, vì thiếu cái gì đó nên nội các từ chức và chiến tranh tiếp tục.

Tuy nhiên bộ chỉ huy vùng cao nguyên tiến hành kết thúc chiến tranh bằng một chiến dịch tấn công cuối cùng đặt tên thơ mộng “Hoa Myosotis”. Mục đích là tiêu diệt chủ lực Việt Minh thâm nhập vào phía nam và đang kiểm soát thật sự đường 14 giữa Plây Ku và Buôn Ma Thuột. Khu vực giữa hai thị trấn ở núi Chu Đrek, là một dãy núi nhỏ rừng bao phủ, quân Việt có thêm tiềm lực qua nguồn tin của bộ tộc Ê-đê ở cao nguyên Đắc Lắc. Các đoàn xe kế tiếp lên Buôn Ma Thuột đến các điểm tựa phía bắc đều phải có sự hộ tống của pháo binh, thiết giáp và không quân, mỗi lần mở đường đều là một cuộc chiến đấu thật sự.

Sớm hay muộn, cuộc càn quét ở Chu Đrek sẽ không tránh khỏi, nhưng thật là không sáng suốt. Khi nên để nhiệm vụ đó về sau, thì lại thực hiện bằng những đơn vị vừa mới thoát khỏi nanh vuốt tử thần. Trung tá Soc Kel, chỉ huy GM sơn cước số 42, là người phải chỉ huy chiến dịch, chống lại tổng hành dinh vùng (QG) trên nhiều vấn đề và cuộc tranh cãi kéo dài đến rạng đông của ngày bắt đầu càn quét. Tổng hành dinh vùng không nhượng bộ. Những đơn vị còn lại của tiểu đoàn dã chiến, trung đoàn 43 đến với trung đoàn họ và tiểu đoàn 2 Triều Tiên được chỉ định đảm nhiệm phòng thủ Plây Ku, còn nhiệm vụ khai thông đường một lần nữa, lại giao cho tiểu đoàn 1 Triều Tiên dũng cảm, với quân số hiện có bằng hai đại đội rưỡi bộ binh. Sau bảy tháng chiến đấu với khí hậu khắc nghiệt chỉ huy và đứng đầu hầu hết các trung đội là các trung sĩ bình thường và một vài thượng sĩ. Người ta hoài nghi khi được biết tin là tiểu đoàn sẽ đột phá mở đường như thế đó.

- Mẹ kiếp? Họ muốn lột da chúng ta đến cùng! - Hạ sĩ Cadiergue thốt lên - con người được tuyên dương hai lần ở chiến trường Triều Tiên - Như thế chưa đủ sao?

Ngày 14 tháng 7, ngày Quốc khánh, ba tiểu đoàn sơn cước của GM 42, cụm bốn pháo binh Việt Nam (GAVN), Tiểu đoàn 1 Triều Tiên và một trung đội tăng cường, chí cốt của phân đội 3 trung đoàn 5 thiết giáp “Hoàng gia Ba Lan”, lên đường về phía nam dọc theo đường 14, mục tiêu đầu tiên của đoàn quân đến là đồn Ea H'leo, cách Plây Ku 85 ki-lô-mét, một điểm tựa sơ sài do đại đội sơn cước đóng, được tăng cường ba chục dân vệ địa phương. Từ đây đoàn quân phải đến núi Chu Đrek để cô lập và đánh tan địch với sự hỗ trợ của các đồn bốt địa phương và máy bay B.26. Chiều ngày 16 tháng 7 các đơn vị khác nhau đến Ea H'leo. Ngày “G” được quyết định là rạng đông ngày mai.

Lúc 14 giờ 30 phút tiểu đoàn 1 bính đoàn 42 sơn cước rời đồn trại, sau đó nửa giờ là tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Hai đơn vị này gồm cựu binh đã chiến đấu ở đường 19 với tất cả các biện pháp được áp dụng để khỏi rơi vào cuộc phục kích bất ngờ. Đoàn quân tiến từng đoạn một dưới sự yểm trợ của pháo binh của bốn GAVN đến tận vị trí phòng ngự mới, còn pháo binh thì được chiến xa bảo vệ cũng tiến từng khẩu đội như cách trên. Đoàn quân đến làng Ban Ea Ten, bắc đèo Chu Đrek hai ki-lô-mét vào lúc tám giờ. Tại đây chả có dấu vết gì của địch.

Giai đoạn tiến quân này, thứ tự hành quân được thay đổi. Tiểu đoàn 1 Triều Tiên làm hậu vệ, dừng lại chốc lát với pháo binh cạnh làng Ban Ea Ten. Ba tiểu đoàn sơn cước bảo vệ đội hình trong quá trình tiến quân đoạn thứ hai, đoạn đường rất khó khăn qua đèo. Dần dần khung cảnh địa thế rộng ra, quanh đèo vách đứng cản trở tầm nhìn, vả lại có nhiều bụi bờ bên phải đường. Giữa Plây Ku và Buôn Ma Thuột, địch không thể chọn địa điểm nào tốt hơn để phục kích bất ngờ.

Trinh sát kỹ xung quanh, quân lính của tiểu đoàn 1, 5 và 18 sơn cước đến gần đội 'hình, tay lăm lăm cò súng, mắt cố phát hiện dấu hiệu sự có mặt của địch nhưng chẳng có gì khả nghi. Những xe thiết giáp và Half-Track chạy loanh quanh như chó bẹc-giê chầu giữ đàn súc vật.

Lúc 10 giờ 15 phút những bộ phận đi đầu nối dọc với đội hình phía sau không có gì trở ngại.

Lúc 10 giờ 30 phút cơ quan tham mưu của GM-42 rời Ban Ea Ten và 11 giờ 15 phút đơn vị hậu vệ - tiểu đoàn 1 Triều Trên cùng pháo bính được lệnh vận động. Năm phút sau có lệnh trái ngược, đồng thời có mật lệnh cho pháo binh bắt đầu bắn. Máy bay trinh sát báo có khả nghi ở phía nam và tây của đội hình. Lúc 11 giờ 15 phút, có lệnh ngừng bắn và pháo binh một lần nữa được lệnh móc pháo vào xe.

Giữa trưa, trung đội thiết giáp làm bốc một đám bụi lớn phía sau, nối được với pháo binh ở đoạn giữa Ban Ea Ten và chân đèo. Tiểu đoàn Triều Tiên thận trọng theo sau, thứ tự tiếp theo là đại đội 4, đại đội chỉ huy và đại đội 1.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:35:08 am »

Đòn tối hậu

Trận phục kích của quân Việt đã diễn ra ác liệt và được chuẩn bị chu đáo. Lúc 12 giờ 15 phút khi những bộ phận chủ yếu ra khỏi đội hình thì cối 81 và 60 ly, ĐKZ bắn.

Ngụy trang tài tình, toàn thể quân địch tấn công chính nhằm vào các xe không thiết giáp của đoàn xe như: Xe chở đại, xăng, xe Jeep. Phút chốc, cả tá xe bốc cháy như những ngọn đuốc, với những tiếng nổ đinh tai của các hòm đạn lẫn lộn với các thùng xăng lần lượt bị tung lên. Trong thế trống trải giữa đội hình, đại đội 4 của tiểu đoàn 1 Triều Tiên chỉ có chết mà thôi. Không có rãnh để núp, chẳng có cây con để ẩn. Súng tự động quân Việt bắn xuyên táo dọc đường, giống hoàn toàn như bắn bia ở trường bắn.

Việc tiêu diệt đại đội 4 giúp cho đại đội chỉ huy và đại đội 1 sự may mắn sống sót. Họ tạt vào bụi bờ bên phải đường chỗ chân đèo và tìm cách khai thông đường đến làng Ban Ea Ten, đem theo những thương binh, trong đó có Guinase, thiếu tá của tiểu đoàn và trung úy trẻ của đại đội 4.

Tiểu đoàn 1 Triều Tiên thấy giờ tận số đã đến. Những con người đã đánh bại quân Trung Quốc ở Triều Tiên tại Wonýu và Mont Chave, được sống sót trong cơn ác mộng An Khê và trong địa ngục ở cây số 15, đang ngã xuống, ba ngày trước khi kết thúc cuộc chiến tranh đã kéo dài tám năm.

Nhưng quân lính vẫn tiếp tục chiến đấu “theo điều lệnh”. Đại đội chỉ huy chiếm lĩnh vị trí ở chân đèo, bắn súng tự động để bảo vệ đại đội 1 rút lui đem theo tất cả thương binh thu nhặt được và cách yểm trợ nào cũng được áp dụng để bảo vệ đại đội chỉ huy rút lui, cứ như thế lập đi lập lại quá trình hành quân. Mỗi bước luân chuyển lại có thêm những người bị thương hoặc chết.

Ở đoạn cuối của đội hình, những tiểu đoàn của GM 42 được vô sự mặc dù địch phá hủy được 47 xe. Một lần nữa, máy bay B.26 bay đến sau tiếng gọi đầu tiên, nhưng thắng lợi của sự chi viện, tiếng rít của bom và tiếng ồn của các loạt đạn chỉ cản trở GM 42 báo cáo về sự hấp hối của tiểu đoàn 1 Triều Tiên; vì không những nó chết mà chết đơn độc tất cả các điện đài không hoạt động, không thể nghe được do rừng núi cản ngăn. Đến 13 giờ 35 phút chỉ huy trung đội thiết giáp, một trong những đồng minh trung thành của GM 100 mới báo cáo việc tiểu đoàn 1 không thoát ra được nơi mà pháo binh của GM 42 vừa vượt ra. Không do dự và không có bộ binh kèm theo, những xe thiết giáp và Half Track dũng cảm đã lao vào đội hình. Quân Việt không thèm bắn ba-dô-ka mà dùng bộ binh xung phong với hy vọng chiếm đại bác, nhất là điện đài quý giá. Trong vài phút bầy ong bộ binh mặc đồ đen nhảy xổ lên các xe thiết giáp và cuộc giáp chiến đẫm máu diễn ra, đặc biệt là ở thành xe Half Track mở trống.

Những kíp xe chiến đấu đến cùng, họ đẩy ra khỏi đường cái những xe do địch làm hỏng và làm câm họng vài khẩu đại liên địch - đang ghìm xuống đất tiểu đoàn 1 Triều Tiên, hành động này đã trả giá đắt, nhưng dù sao cũng cứu được những lực lượng còn lại của tiểu đoàn 1 Triều Tiên khỏi bị tiêu diệt. Lúc 14 giờ những người lính mặc đồ đen đột ngột ngừng tấn công biến mất vào rừng Chu Đrek.

Chừng mực nào đó tiểu đoàn 1 Triều Tiên đơn vị giương cao ngọn cờ Pháp trong đoàn quân Liên hiệp quốc ở Triều Tiên và là mũi nhọn của GM 100 không còn tồn tại nữa. Vài ngày sau đó người ta điểm danh những người thoát nạn, trong đó có trung sĩ Luttringer và hạ sĩ Cadiergue, Levet đến ngày 25 tháng 7 mới trở về, quân số còn lại chính xác là 44 người khỏe mạnh trong 834 người đầu chiến dịch, tiểu đoàn 1 Triều Tiên và GM 100 đã làm tròn nhiệm vụ đến cùng.

Quân Việt Minh đã tỏ thái độ nghĩa hiệp đối với tiểu đoàn 1 Triều Tiên. Ngày 19 tháng 7, người chỉ huy Quân đội nhân dân vùng Chu Đrek thông báo cho viên chỉ huy đồn Ea H'leo cho phép dùng xe y tế không mang theo vũ khí đến thu nhặt những thương binh trên đường, cách đồn 10 ki-lô-mét tại đây có 37 thương binh trong trận phục kích ngày 17 tháng 7. Dưới sự hướng dẫn của trung úy bác sĩ Patrouilleau cùng cha Pere Currien biết tiếng địa phương, đoàn xe rời Plây Ku độ vài giờ thì qua Ea H'leo, và mất hút trong bốn ngày. Toán 17 thương binh đi bộ về Plây Ku ngày 23 tháng 7 báo lại rằng nhân viên y tế bị quân Việt giữ lại ở bót gác tiền tiêu để đợi lệnh cấp trên. Họ được trở về Plây Ku với những thương binh ngày 23 tháng 7.

Lúc đó quân cố thủ đồn nhỏ Eo H'leo, nơi có quân thoát nạn của tiểu đoàn 1 Triều Tiên ẩn náu, đến lượt mình, bị kẻ địch bao vây. Đêm 19 rạng 20, hai mươi dân vệ miền núi đào ngũ mang theo vũ khí. Quân đồn trú gồm bảy cảnh sát Pháp, hai mươi dân vệ miền núi ít nhiều đáng ngờ về sự trung thành, vài quân nhân thoát nạn của tiểu đoàn 1 rất dao động vì những trận đánh ngày 17 làm tăng thêm quân số của vị trí này. Đồn trương quyết định chiều 20 tháng 7, ngày ký đình chiến ở Giơ-ne-vơ sẽ đưa quân ra các cao điểm để băng rừng đến một địa điểm ở bắc Buôn Ma Thuột, thay vì rút về Plây Ku nơi mà quân Việt phục kích sẵn dọc đường 14.

Ngày 24 đoàn quân đến Buôn Ma Thuột kiệt sức, nhưng bình yên và sự.

Đối với lực lượng Pháp ở miền nam cao nguyên, tình hình quân sự trong tháng, sau tuyên bố ngừng bắn, thật là thất vọng. Nhân việc liên lạc giữa các đơn vị bấp. bênh, thiếu đảm bảo (có phần nào đúng), quân Việt Minh tiếp tục tấn công và quân của các binh đoàn cơ động ở cao nguyên mặc dầu mệt mỏi và đình chiến đã ký vẫn phải tiếp tục chiến đấu. Lực lượng GM-100 phòng thủ Plây Ku bị tấn công ngày 27  tháng 7.

Ngừng bắn hoàn toàn kết thúc vào ngày 1 tháng 8 năm 1954 và 13 ngày sau lực lượng GM 100 còn lại: nửa tiểu đoàn 2 Triều Tiên, một ít quân sống sót của tiểu đoàn 1 Triều Tiên, khẩu đội cuối cùng của 2/10 RAC và đại đội chỉ huy bắt đầu hành quân vào Sài Gòn và Vũng Tàu.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:35:21 am »

Quyết định xóa sổ GM ở Việt Nam không phải ở Triều Tiên.

Ngày 1 tháng 9 năm 1954 bộ chỉ huy tối cao Pháp ở Đông Dương ra lệnh giải thể binh đoàn cơ động 100.

Như vậy đã mất đi một đơn vị, có nguồn gốc, có thể là một trong số đơn vị chiến đấu xuất sắc ở Đông Dương, gồm một phần ba quân lính còn sống sót hai năm ở Triều Tiên vẫn còn hăng hái, vì đa số là quân tình nguyện, được lựa chọn kỹ lưỡng và là những quân nhân nhà nghề. Rất đáng tin cậy trong binh đoàn GM 100 có tiểu đoàn ưu tú hỗn hợp là tiểu đoàn dã chiến của TĐBB-TĐ43 không làm phương hại tinh thần chung mà còn ngược lại nữa, chắc là việc bổ sung những thành phần bộ binh Nam Kỳ trong lúc bộ chỉ huy tách đôi tiểu đoàn 1 Triều Tiên gửi lên vài lo sợ, nhưng bị lãng quên ngay ở các chiến dịch tiếp theo. Trong thời kỳ sụp đổ to lớn của GM 100 và những đơn vỉ phối thuộc đã kéo theo sự rạn nứt tỉnh thần từ quân Việt Nam (ngụy) ở đồng bằng hoàn thành nhiệm vụ lừng lẫy tiếng tăm.

Nhắc lại rằng vùng cao nguyên là một vùng xa lạ thù địch đối với quân Nam Kỳ và bị ngăn cách lâu dài. Sáu tháng xa gia đình để bị phơi bày trước những cuộc tiến công của quân Việt Minh, tất nhiên sẽ đóng góp vào việc mất tinh thần của họ Nhưng sự bỏ ngũ của quân lính Nam Kỳ với số lượng khá lớn, chỉ nảy sinh sau đình chiến, khi những người lính bắt đầu đau khổ vì nỗi bất hạnh của xứ sở và những trận đánh ở cao nguyên không còn nghĩa lý gì nữa dưới mắt họ.

Một điều bất lợi khác về tâm lý không thể xem nhẹ: quân lính đã quen nếp ở Triều Tiên, trên phương diện rộng, trong cuộc chiến tranh được đáp ứng những phương tiện hậu cần một cách đầy đủ và xa hoa, mà những người chiến đấu ở Đông Dương chưa hề biết đến.

Trên chiến trường của GM 100 tham gia, có một việc trở nên khôi hài: một tiểu đoàn Triều Tiên có 20 thương binh yêu cầu trực thăng di tản, viên chỉ huy quân khu đến tận mi-crô và gầm lên:

- Trời ơi! Không phải chúng ta đang ở Triều Tiên. Các anh không thể cáng thương binh của mình như mọi người ư?

Đến tháng 4 năm 1954 số máy bay trực thăng dùng ở Đông Dương thường là dưới 10 chiếc, còn ở Triều Tiên trực thăng tha hồ dùng như dùng xe Jeep năm 1942-1945. Sự chi viện của không quân, pháo binh cũng thế, rất dồi dào Ở Triều Tiên, còn ở Đông Dương thì ít khi đủ và thường chậm. Hơn nữa, trừ giai đoạn ngắn của chiến dịch từ Ichon đến Yalu, chiến tranh Triều Tiên thuộc loại cổ điển, có chiến tuyến giới hạn giữa hai biên trường, được tổ chức có chiều sâu.

Phải nói thêm rằng chiến tuyến ở Triều Tiên chỉ có 280 ki-lô-mét chiều dài và mỗi đơn vị phụ trách một đoạn ngắn có ranh giới rõ ràng, còn binh đoàn GM 100 thường phải di chuyển từ 20-30 ki-lô-mét hàng ngày trong sáu tháng của quá trình chiến dịch, GM 100 lòng vòng trên 3.000 kỉ-lô-mét và thường chạm trán với địch.

Cuối cùng vì cơ giới hóa nên GM 100 buộc phải đi đường cái hiện có và không thể nào đi ngoài trục này được, tạo cho địch lợi thế lớn lao để kiểm soát hậu phương. Còn Trung đoàn 803 sau tấn công quyết liệt GM-100 ngày 14 tháng 3 trên quốc lộ 19 đã bám trụ lại sáu ngày sau đó ở Plây Ring với chiến công lừng lẫy.

Trong sáu ngày đi bộ hơn 80 ki-lô-mét xuyên qua rừng núi, quân địch đã đánh bại một cách dễ dàng tốc độ của binh đoàn cơ động vượt qua 150 ki-lô-mét phải đi mất bảy ngày.

Thiên nhiên của rừng núi vùng nam Đông Dương là thế, nên việc tăng cường những phương tiện khí cụ hiện đại như máy bay lên thẳng với chiến thuật “Bao vây thẳng đứng” chẳng những đơn vị du kích đã không làm thay đổi chút nào tình thế chung. Vì ít có trảng bằng đủ điều kiện để nhiều trực thăng lớn cùng một lúc hạ cánh. Việc hạ cánh từng chiếc hoặc tốp nhỏ chỉ dẫn đến sự mất mát chiếc này đến chiếc khác.

Hơn nữa bình diện vùng rừng núi lại cần xây dựng cơ sở hạ tầng với những sân bay trực thăng cùng với những đồn bót phòng thủ, có thể tạo nên những mục tiêu hấp dẫn thường xuyên đối với địch. Việc bất động của những lực lượng đó sẽ làm giảm bớt khá nhiều quân số cần dùng cho cuộc chiến tranh chống du kích.

… Một đại tá Anh đã nói vấn đề đó khi trung đoàn bị tiêu diệt ở Ma-lai-xi-a bởi quân Nhật:

“Chiến tranh rừng núi đòi hỏi sự khôn khéo hơn bất kỳ loại chiến tranh nào khác…

… Chiến tranh rừng núi là một cuộc chiến tranh chuyên viên, được huấn luyện đặc biệt cao hơn mà yếu tố con người và chiến thuật nhỏ của bộ binh là những yếu tố ưu thế”.

… GM 100 không còn nữa nhưng tinh thần của nó tiếp tục sống trong lòng của tiểu đoàn Triều Tiên, giống như phượng hoàng sống lại từ đám tro, được thành lập lại không có thành phần người Việt (ngụy) và trở thành một tiểu đoàn “cỡ bự” theo kiểu lê dương hải ngoại. Biểu tượng được gắn với đơn vị này là: tiểu đoàn vẫn là người bảo vệ truyền thống quân tình nguyện Pháp ở Triều Tiên.

Ngày 17 tháng 7 năm 1955 ngày giáp năm của trận đánh ở Chu Đrek, tiểu đoàn Triều Tiên rời Đông Dương tới An-giê-ri…

Một lần nữa những tên Đac To, Kon Brai, Kon Tum và Đak Đoa đã được nêu lên trên báo chí Sài Gòn bên cạnh danh sách những người Việt Nam đã chết và còn chờ một ngày mà tên tuổi những người Anglo - Xắc Xông (ám chỉ Mỹ) sẽ được ghi nối tiếp…

… Ngày 2 tháng 7 năm 1964 một đoàn xe đạn dược của quân Việt Nam (ngụy) được một trực thăng trinh sát Mỹ hộ tống đi từ Quảng Ngãi qua An Khê, để đến Plây Ku lúc 11 giờ 15 phút đoàn xe tiến vào thung lũng nhỏ trước lúc đến đèo Mang yang, xe đi đầu trúng mìn nhảy tung lên. Trong mươi phút những làn sóng của bộ binh Cộng sản tràn ngập đội hình xe ôm. Chỉ có những máy bay lên thẳng chiến đấu đến nhanh mới cứu được những người sống sót cuối cùng của đoàn xe bị tiến công, nhưng một phần khá lớn các kiện hàng trong đoàn xe đã rơi vào tay địch…
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:39:47 am »

LỜI BẠT CỦA NGƯỜI THAM GIA TRẬN ĐÁNH

Thượng tướng Nguyễn Minh Châu.

Đối với người lính, nhất là người chiến thắng, rất thú vị được nhìn từ hai phía, trận đánh mà mình đã cùng đồng đội lập công lớn. Càng thú vị hơn nhiều khi một trận đánh diễn ra khá lâu, nay được thấy tái hiện trong một bài tường thuật khá tường tận với cái nhìn ít nhiều khách quan có thể giúp cho những nhà viết sử ghi chép lại một sự kiện rất có ý nghĩa vào thời điểm cuối cuộc chiến tranh của Pháp, đang bắt đầu cuộc chiến tranh của Mỹ. Một đơn vị thuộc loại sừng sỏ nhất của Pháp mà nòng cốt xây dựng đơn vị này đã từng chiến đấu ở Triều Tiên trong đội hình của một sư đoàn Mỹ, được trang bị và cơ giới hóa đến độ cao nhất so với các đơn vị bạn của nó, đã bị tiêu diệt và vĩnh viễn xóa sổ. Điều ấy có thể báo hiệu một cách có sức thuyết phục về số phận của cuộc chiến tranh tiếp theo trên bán đảo Đông Dương.

Điều hiển nhiên là cuộc chiến tranh do Nhà Trắng chỉ huy đã thất bại. Nhưng nguyên nhân thất bại thì không phải dễ dàng thống nhất. Lửa và máu trên chiến trường đã chấm dứt từ lâu. Nhưng về mặt nghiên cứu lích sử, việc khai thác về sự thật không bao giờ chấm dứt. Đối với chúng ta việc phát huy truyền thống luôn luôn đòi hỏi sự nhớ lại và suy nghĩ để làm giàu thêm kho tàng chiến công với tất cả ý nghĩa và tầm vóc của nó,. để lưu lại cho các thế hệ mai sau.

Là những người đã cầm súng chiến đấu trong những điều kiện khó khăn gian khổ hàng chục năm trường, chúng ta không bao giờ xem thường người lính nhà nghề của Pháp đã từng được đào tạo trong những trường chính quy. Nhưng chúng ta có sự phân biệt rõ những người lính ở tập đoàn quân thứ 5 của tướng De Lat-tre Tassigny đã cùng quân Đồng Minh chiến thắng quân Đức phát xít, hay những đơn vị thiết giáp của tướng Leclerc đã đè bẹp những đơn vị chiến xa của tướng Rommel ở Bắc Phi. Đó là khi họ chiến đấu theo lời kêu gọi của nước Pháp. Nhưng họ đã bị đánh bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ở đây hình ảnh của đại tá Barrou đã được dựng lên và tô vẽ một cách sai sự thật. Có thể ông ta đã được nhiều Bắc đẩu bội tinh ở Triều Tiên hay ở một nơi nào đó. Nhưng trong trận đánh trên đường 19, trong đoàn quân rút chạy bị phục kích, sở chỉ huy của ông bị trận mưa đạn pháo của Trung đoàn 96, dội xuống làm tê liệt. Người chỉ huy binh đoàn đã bị thương và bị bắt ngay từ ngày đầu. Làm gì có chuyện đại tá cùng những người trong đại đội chỉ huy của ông ta, cầm tiểu liên phản kích lại những người xung phong. Càng không có chuyện ông ta lết đi gắn huân chương cho đồng đội đã chết hay bị thương, hủy hoại hết giấy tờ quan trọng, Ông ta đã bị thẩm vấn ngay tại địa đoạn phục kích.

Bài tường thuật khá hay có nhiều hình ảnh của B. Fall vẫn còn sót lại “Những hạt sạn” của một cách nhìn thiên kiến. Trong khi B. Fall nhiều lần ca ngợi tinh thần nhân đạo thượng võ của những người lính của Trung đoàn 108 và 803. Ông ta lại đả kích vào những ủy viên chính trị quân đội ta, vu khống họ có thái độ hẹp hòi thiển cận với tù binh bị thương. Đó chính là những người đã lãnh đạo và giáo dục chiến sĩ của mình thể hiện một trong những phẩm chất tốt đẹp của người quân nhân chiến đấu có lý tưởng, có mục đích chính trị. Tác giả đã tự mâu thuẫn với mình!

Tất nhiên mỗi một người có những nhận định khác nhau trước những sự kiện, trước thực tế khách quan. Người đứng bên này hay bên kia có những hạn chế nhất định trong tầm nhìn và cách nhìn. Nhưng như nhà chiến lược thiên tài của Trung Quốc cổ đại đã nói. “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, B. Fall đã nói đúng, với những phương tiện tối tân, nhưng binh đoàn cơ động 100 không thể di chuyển nhanh hơn Trung đoàn 803 chỉ hành quân bằng đôi chân. Trong những cuộc hành quân tìm kiếm đối phương, quân Pháp thường chỉ phát hiện ra những lán trại bỏ không mà không biết họ ở đâu. Tuy thế khi quân Pháp dừng lại hay trú quân dã ngoại thì lập tức nó bị tiến công ngay như ở Plây RING hay ở đèo Chư Đrek. Trong cuộc chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích, sự cơ động của lực lượng được tiến hành bằng những phương tiện thích hợp với mọi địa hình, địa vật. Sự cơ động đó phát huy được nhiều tác dụng khi chúng ta chủ động chọn ra trận địa tốt nhất, tạo ra yếu tố bất ngờ, tạo cả thế và lực để đánh địch vào thời điểm tốt nhất. Đến nỗi bộ chỉ huy Pháp thừa biết các đơn vị Việt Minh đang ở ven đường số 19, nhưng họ không biết rõ cự ly, dự đoán sai khả năng xuất phát của ta. Còn ta thì đã dự kiến cuộc rút lui tất yếu của họ, nắm được cả ngày giờ, đếm được từng khối hành quân, từng chiếc xe cơ giới. Nên ta đã đánh rất trúng, tập trung vào đội hình của địch. Trước hết là làm vô hiệu sở chỉ huy của Barrou, đập nát mọi phương tiện liên lạc của nó với bộ chỉ huy ở Plây Ku, với các đơn vị đi sau và cả với máy bay. Dù đã có được những tài liệu mật quý giá, B. Fall cũng không thể phát hiện ra được đơn vị tiến công vào GM 100 là một trung đoàn mới được thành lập ngay trên tuyến của đường 19, chứ không phải là Trung đoàn 803 đối thủ đáng sợ. Chắc cho đến lúc kết thúc chiến tranh Đông Dương, bộ chỉ huy quân đội Pháp cũng không hiểu được rằng đơn vị tiêu diệt GM 100 chỉ có hai tiểu đoàn thiếu một đại đội và hai đại đội trợ chiến mà diệt sáu tiểu đoàn của họ! Làm sao Pháp thắng được một kẻ địch mà mình không thấy rõ, trong khi kẻ địch thấy rất rõ mình?

Ngay về phía quân Pháp, B. Fall cũng chỉ mới phát hiện nguyên nhân thất bại của họ là chưa có phương pháp và tổ chức thích hợp, là vẫn dựng chiến tranh cổ điển chống lại chiến tranh du kích không có trận tuyến. Đứng trên quan điểm vũ khí luận đơn thuần, quân sự đơn thuần, nhà báo Pháp nổi tiếng cũng chỉ thấy được là những binh đoàn xe pháo nặng nề không thích hợp với cuộc chiến tranh ở vùng rừng núi nhiệt đới để chống lại quân du kích rất năng động. Vì vậy các lôgic của vấn đề là để chống lại cuộc chiến tranh đặc biệt phải có lực lượng đặc biệt. Pháp đã tổ chức những đơn vị sơn chiến, những đơn vị Com-măng-đô. Pháp đã thua. Người Mỹ cũng tổ chức lực lượng đặc biệt để chống lại những người Việt cộng, Mỹ cũng vẫn thua. Cuối cùng phải đưa quân đội viễn chinh với những sư đoàn cồng kềnh vẫn không làm gì được phải cuốn gói, để cho quân ngụy tay sai ở lại bị đánh tơi bời chịu thất bại hoàn toàn.

Họ không thể không thừa nhận sự thất bại đã hiển nhiên, nhưng không hiểu được hay không thể hiểu được nguyên nhân của sự thất bại trước lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Đó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân, sức mạnh của đất nước, của toàn dân được huy động với những chính sách đúng đắn. Đó là đường lối quân sự, chiến lược chiến thuật của chiến tranh nhân dân phát triển từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn kết hợp mọi hình thức... Tuy vượt xa hơn các bạn đồng nghiệp phương tây của mình, thấy rõ được tác dụng của chiến tranh du kích. Nhưng bao giờ thì B. Fall mới hiểu được cái yếu tố quyết định các yếu tố nói trên, bao trùm lên hết, đó là sự lãnh đạo của một Đảng chân chính: Đảng Cộng sản Việt Nam.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:08:05 am »

http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/56/57/57/118470/Default.aspx

Huyền thoại Đắk-pơ (bài 1)


LTS: Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên địa bàn Bắc Tây Nguyên diễn ra một trận đánh được thực hiện bởi Trung đoàn 96 Liên khu 5, đó là trận Đắk-pơ. Nếu không có chiến thắng Đắk-pơ, hội nghị Giơ-ne-vơ còn giậm chân tại chỗ, cuộc kháng chiến chống Pháp chưa thể dứt điểm, quân và dân ta còn phải hy sinh nhiều xương máu. Chiến thắng Đắk-pơ có quy mô, tầm vóc lịch sử, ý nghĩa chiến lược quan trọng nhưng bao năm qua ít được nói đến. Phóng viên Báo Quân đội nhân dân đã lần tìm những nhân chứng với hy vọng làm sống lại chiến thắng oai hùng, lừng lẫy một thời.

Bài 1: “Điệu hổ ly sơn”

Từ cuốn sổ nhỏ và chiếc bình tông

Hà Nội giữa những ngày hè nắng nóng cao điểm, trong căn hộ khiêm nhường nhưng gọn gàng, ngăn nắp ở ngõ 186, Ngọc Hà, Ba Đình, tôi đã gặp được cựu chiến binh Trương Quang Quyền sau nhiều lần lỡ hẹn. Minh mẫn, khỏe mạnh, nhanh nhẹn vẫn điều khiển xe gắn máy, đạp xe hoặc lên tàu Bắc - Nam đi thăm bạn bè, đồng đội ít ai nghĩ rằng người cựu chiến binh này đã bước sang tuổi 82. Ông rời quê hương Đức Chánh, Mộ Đức, Quảng Ngãi tham gia hoạt động cách mạng từ tháng 3-1945 vào hoạt động bí mật tại Tỉnh ủy Quảng Ngãi. Toàn quốc kháng chiến, ông gia nhập quân đội thuộc Tiểu đoàn Cảm tử quân Liên khu 5 và liên tục gắn bó với vùng đất Tây Nguyên lịch sử cho đến ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...


Trang đầu của cuốn sổ mà cựu chiến binh Trương Quang Quyền đang lưu giữ.  Ảnh: Kim Thanh.

Ông khẽ khàng mở tủ kính lấy ra tập giấy tờ dày cộp rồi lần lượt bày ra trước mặt tôi các tài liệu và cả những kỷ vật trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Những cử chỉ, động tác của ông như mách bảo tôi rằng, con người này rất trân trọng quá khứ.

Trong số những tài liệu, kỷ vật mà ông Quyền còn lưu giữ tôi đặc biệt chú ý tới cuốn sổ nhỏ in bằng tiếng Pháp đã ố màu thời gian và chiếc bình tông nham nhở những vết trầy xước do va đập. Theo lời kể của ông, năm 1954 ông là chính trị viên phó thuộc Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 96 – đơn vị chủ công làm nên chiến thắng Đắk-pơ. Cuốn sổ và chiếc bình tông này quân Pháp đã làm rơi khi tháo chạy trong trận chiến ấy, ông thu được và lưu giữ trong suốt 56 năm qua.

Khi nhắc đến chiến công ngày ấy nét mặt bỗng trở nên đăm chiêu, giọng bùi ngùi, ông Quyền nói:

- Anh em Cựu chiến binh Trung đoàn 96 rất buồn. Chẳng hiểu vì lý do gì mà Đắk-pơ, chiến thắng lớn nhất trên chiến trường Tây Nguyên trong thời kỳ chống Pháp lại bị rơi vào quên lãng. Anh em Ban liên lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 96 nghĩ, để làm sống lại Đắk-pơ huyền thoại trước tiên phải nhờ đến Báo Quân đội nhân dân.

Nghe ông nói tôi bỗng thấy mình cũng có lỗi trong chuyện này. Tôi đề xuất với ông nên trao hai kỷ vật kháng chiến cho bảo tàng, biết đâu trong số các cựu chiến binh Pháp trở lại Việt Nam có chủ nhân của cuốn sổ và chiếc bình tông ấy. Ông Quyền cho biết: "Bảo tàng lịch sử Quân sự Việt Nam đã liên hệ với tôi muốn xin hai kỷ vật này nhưng tôi chưa đồng ý".  Hỏi ra mới hay, người cựu chiến binh này vẫn hy vọng một ngày nào đó có một khuôn viên bảo tàng ngay tại Đắk-pơ và ông sẽ trao hai kỷ vật này cho chính bảo tàng đó.

 Từng trang tài liệu cứ lần lượt được ông Trương Quang Quyền mở ra và quá khứ cứ theo nhau hiện về. Nhìn bàn tay run rẩy và lời kể bồi hồi của người cựu chiến binh già tôi hiểu rằng trong con người này cảm xúc, niềm tự hào đã góp phần làm nên chiến thắng Đắk-pơ huyền thoại đang dâng trào.

Hành quân lên Tây Nguyên

Ông Quyền nói: "Muốn hiểu về Đắk-pơ trước hết phải hiểu về tình hình lúc bấy giờ” và ông bắt đầu câu chuyện. Cục diện chiến trường Liên khu 5 khi ấy phát triển mau lẹ theo chiều hướng có lợi cho ta nhờ sự tác động của những thắng lợi liên tiếp trên khắp cả nước. Nhiều vùng ở Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa… trước đây bị địch chiếm đóng trở thành vùng du kích. Ở Tây Nguyên, các căn cứ của du kích và bộ đội chủ lực Liên khu 5 ngày càng được mở rộng. Để đưa cách mạng phát triển lên giai đoạn mới, Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp và quyết định đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chính trị thành cao trào.

Trước nguy cơ ngày càng lún sâu vào bị động, nhằm gỡ thể diện, Pháp đã cử Na-va – viên đại tướng nổi tiếng sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh. Vừa đặt chân đến vùng đất “nóng” này Na-va đã cho ra đời kế hoạch mang chính tên ông ta – kế hoạch Na-va. Bước vào giai đoạn cuối của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, thực hiện kế hoạch Na-va, trên địa bàn Liên khu 5, thực dân Pháp mở Chiến dịch Át-lăng, hòng tìm mọi cách, tập trung một lực lượng cơ động lớn đánh chiến toàn bộ vùng tự do. Chúng chia Chiến dịch Át-lăng ra làm ba bước. Bước một chúng tập trung khoảng 25 tiểu đoàn đánh chiến thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên trên ba hướng từ đường biển đổ bộ đánh vào, từ Khánh Hòa đánh ra và từ Đắc Lắc đánh xuống. Bước hai chúng đánh chiếm Quy Nhơn và toàn tỉnh Bình Định cũng theo ba hướng từ Phú Yên đánh ra, từ An Khê đánh xuống và đổ bộ đường biển đánh vào. Bước thứ ba được chúng xem là bước quyết định nhất, đánh chiếm thị xã Quảng Ngãi - thủ đô kháng chiến của Liên khu 5 bằng bốn mũi từ Bình Định đánh ra, Quảng Nam đánh vào, Kon Tum đánh xuống và từ biển đổ bộ đánh vào.

Mưu toan là thế nhưng thực hiện đâu có dễ. Ý đồ và tham vọng của địch sớm bị ta phát hiện. Sau nhiều cuộc họp bàn ở các cấp, quân và dân Liên khu 5 xác định quyết tâm đánh địch, bảo vệ vùng tự do. Nhưng chặn đánh chúng như thế nào trong điều kiện ta còn nhiều khó khăn, đặc biệt là VKTB còn thiếu thốn, thô sơ, đây là việc phải tính toán rất thận trọng, kỹ lưỡng…
Về chuyện này ông Quyền cho tôi số địa chỉ để liên hệ với cựu chiến binh Nguyễn Tự, nguyên là cán bộ tác chiến thuộc Tiểu đoàn 40, Trung đoàn 96 trong trận Đắk-pơ, hiện là Trưởng ban liên lạc cựu chiến binh Trung đoàn 96.  Cựu chiến binh Nguyễn Tự kể: Có nhiều phương án được đưa ra nhưng nổi lên có hai phương án chính. Thứ nhất là tung lực lượng chủ lực xuống các tỉnh đồng bằng vừa làm nòng cốt vừa phối hợp với lực lượng tại chỗ để chặn địch, bảo vệ vùng tự do. Thứ hai là giao nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng tại chỗ của các địa phương, còn lực lượng chủ lực của Liên khu thì tấn công lên Tây Nguyên, đánh thẳng vào khu vực bàn đạp để buộc địch phải quay về giữ vùng chiến lược này…


Cựu chiến binh Trương Quang Quyền bên những kỷ vật thu được trong trận Đắk-pơ.

Phân tích kỹ tình hình, ta thấy nếu thực hiện phương án hai thì vừa bảo vệ được vùng tự do, vừa mở rộng được vùng du kích, vùng giải phóng mà vẫn tiêu hao, tiêu diệt được sinh lực địch. Do đó quân và dân Liên khu 5 thống nhất chọn phương án thứ hai. Mọi công tác chuẩn bị chiến trường, phát triển lực lượng được triển khai rất nhanh. Lực lượng tại chỗ sẵn sàng làm nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do, lực lượng chủ lực mở chiến dịch hành quân lên Tây Nguyên diệt giặc.

Trung đoàn 96 được tái lập

Thực hiện bước một của Chiến dịch Át-lăng, ngày 20-1-1954, quân Pháp sử dụng 4 binh đoàn cơ động (binh đoàn số 10, 100, 41 và 42) gồm 25 tiểu đoàn đánh lên Phú Yên. Lực lượng nòng cốt trực tiếp nhất trong cuộc hành binh này là Binh đoàn cơ động 100.

Mở màn chiến dịch, Trung đoàn 108 – chủ lực của Liên khu 5 được giao nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm Mang Đen – xương sống trong cụm phòng thủ phía Đông, tỉnh Kon Tum của Pháp. Đây là một cứ điểm được xây dựng hết sức kiên cố, VKTB hiện đại... Chẳng thế mà bọn địch ở đây thường huênh hoang rằng “Nước sông Re chảy ngược Mang Đen mới bị mất”.

Đêm 27-1-1954, sau khi hỏa lực chế áp, các mũi quân ta tiến vào mở cửa đột phá. Quân địch dựa vào boong ke chống trả quyết liệt, tình hình trở nên gay go. Vào thời khắc ấy, Tiểu đoàn 79 (Trung đoàn 108) đưa ra phương án tổ chức lực lượng tập kích đánh cả vào sau lưng địch. Sau khi cân nhắc, phương án của Tiểu đoàn 79 được phê duyệt. Bất ngờ bị đánh cả trước mặt và sau lưng nên quân địch ở Mang Đen không kịp trở tay... Chiến thắng Mang Đen tạo ra một phản ứng dây chuyền, bộ đội chủ lực và lực lượng tại chỗ của các địa phương lần lượt tấn công tiêu diệt thêm nhiều cứ điểm phá tung hệ thống phòng ngự của địch ở Bắc Tây Nguyên, khiến cho Chiến dịch Át-lăng bị sa lầy.

Theo thông tin mà ta nắm được thì Binh đoàn cơ động 100 (GM-groupement mobile) do tên Đại tá Ba-ru (Barrou) chỉ huy, với lực lượng rất mạnh vừa được địch kéo từ Triều Tiên sang, nó đã từng đụng đầu với liên quân Trung – Triều nhưng chẳng hề hấn gì. Biết rõ ý đồ của địch, sau khi giao lại nhiệm vụ bảo vệ vùng tự do cho lực lượng địa phương, toàn bộ quân chủ lực của ta được dồn lên đánh địch trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.

Tình hình chiến trường phát triển hết sức nhanh chóng. Để đáp ứng kịp yêu cầu, ngày 1 tháng 5 năm 1954, Trung đoàn 96 - chủ lực Liên khu 5 được tái lập ngay trên tuyến lửa với 3 tiểu đoàn gồm: Tiểu đoàn 30, 40, 79 và 2 đại đội hỏa lực... Nói là tái lập bởi theo cựu chiến binh Nguyễn Tự, Trung đoàn 96 được thành lập từ những ngày đầu chống Pháp ở Đà Nẵng nằm trong biên chế của Đại đoàn 31. Qua nhiều lần tổ chức biên chế lại, Trung đoàn 96 đã không còn.

Đồng chí Nguyễn Minh Châu được trên “chọn mặt gửi vàng” giao làm Trung đoàn trưởng (trước đó đồng chí Nguyễn Minh Châu là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 108). Đồng chí Nguyễn Hữu Thành làm Chính ủy. Trung đoàn 96 khẩn trương củng cố biên chế, tổ chức huấn luyện. Cựu chiến binh Nguyễn Tự nhớ lại: Trung đoàn lớn nhanh như Phù Đổng, chỉ sau chưa đầy 2 tháng đã đủ sức bước vào một trận đánh lớn. Khi tái lập Trung đoàn 96, Tiểu đoàn 30 vẫn đang làm nhiệm vụ đánh địch đổ bộ ở Quy Nhơn, còn Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 79 cùng toàn đơn vị cấp tốc hành quân làm nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn 108 tiếp tục cắt đứt quốc lộ 19. Thực hiện kế “Điệu hổ ly sơn” quân ta khống chế không cho địch từ Plei-cu tiếp tế xuống An Khê, tạo thế bao vây buộc quân địch phải rút ra khỏi An Khê. Đồng thời xây dựng kế hoạch tiêu diệt địch khi chúng rút chạy theo đường 19 về Plei-cu.

Kế “Điệu hổ ly sơn” này của quân ta đã phát huy hiệu quả rất rõ rệt. Do không được tiếp tế, chi viện kịp thời lại bị quân và dân Liên khu 5 quần cho "ăn không ngon, ngủ không yên" nên vào trung tuần tháng 6 năm 1954, tình hình quân Pháp ở An Khê hết sức nguy khốn. Bộ tư lệnh Mặt trận nhận định: Địch sẽ rút khỏi An Khê. Nhiệm vụ tiêu diệt quân địch rút chạy trên đường 19 được giao cho Trung đoàn 96.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:10 am »

Bài 2: Trận chiến không cân sức

“Đánh theo quyết tâm của người chỉ huy”

Sau khi nhận nhiệm vụ, đêm 17-6-1954, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 dẫn đoàn cán bộ đi khảo sát thực địa. Quyết chiến điểm được xác định tại Đắk-pơ trên quốc lộ 19 phía tây An Khê 15km, vì đây là đoạn có cầu Đắk-pơ, đường quanh co, khúc khuỷu, phía bắc là những núi đất, đá đan xen với những vách đứng ta luy cao 3-5m; phía nam là những hố sâu kéo dài đến tận thung lũng Song Ba… Tiểu đoàn 79 có nhiệm vụ phục kích trên hướng chủ yếu diệt địch từ cầu Đắk-pơ lùi về phía đông khoảng 800m. Tiểu đoàn 40 có nhiệm vụ chặn đầu, tiêu diệt địch từ cầu Đắk-pơ đến đỉnh dốc Đắk-pơ khoảng 400m.

Tính toán chính xác thời gian trừ hao để hạ lệnh xuất kích là một chi tiết rất quan trọng trong đánh vận động phục kích. Cựu chiến binh Nguyễn Tự giải thích: Nếu xuất kích sớm hơn, trên mặt đường chưa có địch, xung kích của ta sẽ dính phi pháo dọn đường, thương vong nhiều trước khi nổ súng; Ngược lại nếu xuất kích chậm hơn, một bộ phận quân địch sẽ vượt qua vị trí chặn đầu, ta nổ súng chúng sẽ quay lại đánh tạt sườn đơn vị chặn đầu khó hoàn thành nhiệm vụ. Vì thế, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 hết sức quan tâm đến việc này. Đồng chí chỉ thị các cơ quan tham mưu trung đoàn, tiểu đoàn đi vẽ thực địa sơ đồ trận đánh, sau đó đắp sa bàn phổ biến kế hoạch tác chiến đến tận chiến sĩ.


Quân Pháp đầu hàng trong trận Đắk-pơ. Ảnh tư liệu.

Ngày 24-6, Trung đoàn 96 được lệnh chiếm lĩnh trận địa trước khi trời sáng. Vào 8 giờ, tin từ đài quan sát báo về có nhiều xe quân sự từ An Khê lên, có cả xe tăng, xe thiết giáp... trinh sát đếm được gần 400 chiếc. Trên không, máy bay địch quần lượn trinh sát dọc theo quốc lộ 19, chỉ huy Trung đoàn 96 nhận định: “Hơn hai tháng bị bao vây cô lập, máy bay không đủ sức tiếp tế cho nên toàn bộ lực lượng của chúng ở An Khê buộc phải rút về Plei-cu”. Quyết tâm chung là chặn đánh cả đoàn xe. Nhưng đánh như thế nào thì cần phải bàn kỹ. Là cán bộ tác chiến của Tiểu đoàn 40 nên đồng chí Nguyễn Tự được tham gia bàn cách đánh. Ông nhớ lại: Tại hội nghị có nhiều ý kiến tranh luận gay gắt. Một số ý kiến cho rằng, do lực lượng của ta quá mỏng, vũ khí trang bị kém xa địch… chỉ nên cắt đánh tiêu diệt một bộ phận. Nhưng Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu thì trước sau vẫn bảo lưu ý kiến đánh cả đoàn. Đồng chí phân tích: Địch đông hơn nhưng ở thế rút chạy, tinh thần đang hoang mang dao động đến cực độ. Ta đánh cả đoàn xe nhưng phải bao vây, chia cắt rồi tiêu diệt lần lượt từng bộ phận. Mặt khác đoạn đường mà ta chặn đánh có cầu Đắk-pơ với nhiều khúc cua tay áo, địa hình hiểm trở… lực lượng ta tuy không đông nhưng ở thế mạnh hơn địch… Trước tình hình đó, Chính ủy Trung đoàn thay mặt Đảng ủy giao cho Trung đoàn trưởng toàn quyền quyết định. Đây là tình huống cực kỳ khó khăn. Nếu đánh cả binh đoàn thì khó kham, vì đúng là lực lượng ta quá mỏng so với địch, VKTB cũng kém chúng một trời một vực! Hơn nữa, nếu đánh cả đoàn xe là trái với nguyên tắc chiến thuật: “Phải tập trung ưu thế binh hỏa lực gấp 3 lần kẻ địch, mới đánh thắng được chúng”. Nhưng nếu cắt đánh đoạn cuối cho vừa sức thì có tội với Đảng, với nhân dân, với bộ đội. Vì để sổng phần lớn Binh đoàn cơ động 100 chạy thoát về Plei-cu và cuộc kháng chiến còn kéo dài, ác liệt, kẻ địch còn gây nhiều tội ác, quân và dân ta còn phải hao tốn thêm nhiều xương máu. Với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, trước sinh mệnh của cả trung đoàn, Trung đoàn trưởng phải hết sức tỉnh táo, suy tính hết mọi yếu tố để có một quyết đoán khoa học, không phiêu lưu mạo hiểm, bảo đảm chắc thắng.

Thời gian còn rất ngắn, Trung đoàn trưởng hạ quyết tâm táo bạo: Đánh hết không cho xe nào chạy thoát, liên tục tập kích, truy kích, ngày 24 không xong, đánh tiếp sang ngày 25, nắm chắc đội dự bị chuẩn bị đánh cả Binh đoàn chủ lực 42 với 400 xe xuống đón Binh đoàn cơ động 100 - Quyết tâm này đã được truyền đạt đến tận chiến sĩ. Qua điện đàm, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu xin ý kiến cấp trên. Đồng chí Nguyễn Chánh, Tư lệnh Mặt trận chỉ thị: “Đánh theo quyết tâm của người chỉ huy...”.

“Con trăn khổng lồ” và… “lưỡi búa Thạch Sanh”

Đến 12 giờ 30 phút, quân địch lọt vào trận địa phục kích. Trung đoàn trưởng hạ lệnh toàn Trung đoàn xuất kích. Trung đội ĐKZ trong đội hình Tiểu đoàn 40 mở hết tốc lực đến trận địa đúng giờ quy định. Ngay trong loạt đạn đầu tiên, ĐKZ đã bắn gục chiếc xe công binh đi trước đội hình địch khi nó vừa ngoi lên tới đỉnh dốc. Chiếc đi đầu khựng lại làm mấy trăm chiếc xe phía sau bị ùn ứ, dồn sát vào nhau như một con trăn khổng lồ dài hơn 5km, phơi mình chờ sự trừng phạt của “lưỡi búa Thạch Sanh”.

Cùng lúc với ĐKZ, cối 82mm… các mũi xung kích của ta cũng ào ạt xông lên. Trên hướng Tiểu đoàn 40, quân địch dựa vào thành xe, nép vào vách núi để tránh những làn đạn cấp tập của ta. Hỏa lực của ta bắn rất chính xác, nhiều tên địch bị tiêu diệt, một số xe tăng, xe bọc thép... đã bốc cháy. Lực lượng ta xung phong xuống mặt đường. Quân địch chống cự yếu ớt, số sống sót bỏ chạy thục mạng xuống phía nam đường 19 nhưng cũng bị chặn đánh. Một số tên vượt qua đoạn chặn đầu tháo chạy về phía cứ điểm Mũi Nhung nhưng cũng bị lực lượng ta phục bắt sống.

Tiểu đoàn 79 sau khi diệt gọn lực lượng địch bảo vệ sườn, đã đụng ngay tiểu đoàn đi đầu của Binh đoàn 100, trong đó có cả sở chỉ huy binh đoàn. Quân địch dựa vào xe tăng, xe bọc thép chống cự quyết liệt. Lệnh xung phong phát ra, quân ta ào xuống mặt đường. Mặc dù một số đồng chí bị thương vong nhưng Đại đội 224 vẫn bám địch theo từng khu vực, chia cắt chúng ra để tiêu diệt. Cối 82mm, ĐKZ cũng kịp thời nổ súng chính xác vào đội hình địch, yểm trợ đắc lực cho bộ binh ta xung phong. Xe chỉ huy của Binh đoàn cơ động 100 bị trúng đạn, tên quan năm Ba-ru bị thương chạy trốn (hôm sau bị ta bắt); Trung tá La-giu-an (Lajouanie) bị thương nặng. Đại đội chỉ huy của Binh đoàn cơ động 100 lần lượt ngã gục, Thiếu tá Hip-pôn (Hippolite) - Tham mưu trưởng Binh đoàn, Thiếu tá A-ri-ê (Arieux) - Cụm trưởng pháo binh, đều bị tử trận, xe điện đài bị phá hủy hoàn toàn. Sau 15 phút, tất cả các nhân vật chỉ huy Binh đoàn cơ động 100 đều bị loại khỏi vòng chiến đấu và binh đoàn bị cắt đứt hoàn toàn liên lạc với bên ngoài. Như rắn mất đầu lại bị đánh phủ đầu, đội hình của địch rối loạn, lớp chết lớp bị thương, số còn sống bỏ chạy thục mạng xuống phía nam, ngoan cố dựa vào thành xe, vách đá liều chết chống cự, các ổ đề kháng của địch lần lượt bị hỏa lực ta dập tắt.

15 giờ 30 phút, quân ta làm chủ địa đoạn phục kích. Nhận định, lực lượng phía sau của địch còn rất mạnh, nhất định chúng sẽ tổ chức phản kích, Trung đoàn trưởng lệnh cho các đơn vị khẩn trương củng cố công sự trận địa, chuẩn bị đánh địch phản kích. Quả không sai, sau cơn hoảng loạn, Thiếu tá Ka-bin-man (Kbinmann) lên nắm quyền chỉ huy binh đoàn, củng cố lại lực lượng, tổ chức nhiều đợt phản kích ác liệt. Chúng cho phi pháo cấp tập dọn đường, dùng nhiều xe tăng dẫn bộ binh đánh thẳng vào trận địa ta. Áp dụng lối đánh cận chiến chờ địch đến thật gần quân ta mới phát dương mọi thứ hỏa lực có trong tay, nhất là ĐKZ đã phát huy tối đa uy lực bắn cháy nhiều xe tăng, tất cả các đợt phản kích của địch đều bị đẩy lùi. Lối đánh cận chiến của ta còn vô hiệu hóa được sự chi viện của không quân, pháo binh địch. 17 giờ 30 phút với nỗ lực cuối cùng, địch tăng cường phi pháo, huy động tối đa xe tăng, bộ binh quyết chiếm lĩnh trận địa của ta. Đại đội 223 của Tiểu đoàn 79 chỉ còn 25 tay súng vẫn kiên cường đánh trả quyết liệt, nhưng vì địch quá đông, hỏa lực dày đặc, tình thế hết sức nguy cấp, Trung đoàn trưởng đã kịp thời lệnh cho cối 82mm, lực lượng phóng bom, ĐKZ tập trung hỏa lực cao độ bắn vào đội hình của địch, đồng thời tung ngay đội dự bị tăng cường cho Tiểu đoàn 79. Chấp hành mệnh lệnh của trung đoàn trưởng, hỏa lực vòng đầu và ĐKZ của ta bắn rất chính xác, nhiều xe tăng bốc cháy, tạo thành hàng rào lửa đạn, chặn đứng bước tiến của kẻ thù. Cùng lúc, lực lượng dự bị kịp thời đến chi viện, hai đơn vị phối hợp chiến đấu có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực trung đoàn, gây cho địch nhiều thương vong buộc phải tháo chạy. Đợt phản kích ác liệt cuối cùng của địch đã bị ta đập tan.

Vào 19 giờ, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Toàn bộ tàn quân của địch vứt bỏ tất cả xe pháo, phương tiện vũ khí khí tài, quân trang, quân dụng... bươn rừng chạy trốn về hướng Nam, giữa đêm tối, trong một cơn ác mộng thực sự. Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu điều một trung đội bộ binh tăng cường 4 khẩu đại liên truy kích địch ngay trong đêm. Đích thân đồng chí đi cùng và trực tiếp chỉ huy. Trung đội truy kích chỉ với 30 tay súng đã xóa sạch 3 ổ đề kháng của địch, bắt sống hơn 300 tù binh...

Trước khi tháo chạy, Thiếu tá Ka-bin-man mới lên nắm quyền chỉ huy Binh đoàn 100 đã quyết định để toàn bộ thương binh tại trận địa, giao nhiệm vụ cho Thiếu tá bác sĩ Gia-vin (Janville) chăm sóc. Từ 8 giờ sáng 25-6-1954, máy bay địch lượn vòng vừa thả dù thuốc men, vừa dùng loa xin quân ta cho phép được dùng máy bay tiếp tế thực phẩm, thuốc men cho thương binh của họ. Thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, quân ta chấp nhận đề nghị của họ, mỗi ngày cho 2 chuyến trực thăng từ Plei-cu hạ cánh ngay trên mặt đường 19, nhưng thời gian và địa điểm do ta quy định. Không chỉ thế, ta còn cử cán bộ y tế đến chăm sóc điều trị thương binh của họ.

Đại tá, Bác sĩ Nguyễn Công Nghiêm, nguyên Quân y trưởng Trung đoàn 96 trong trận Đắk-pơ nhớ lại: Sau khi tiếng súng chấm dứt, chỉ huy Trung đoàn chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Như Trinh, Trưởng ban Địch vận trung đoàn đến trạm phẫu cùng tôi đi thăm thương binh địch bị bắt, trong đó có cả tên quan năm Ba-ru. Đồng chí Trinh giới thiệu tôi là Quân y trưởng của Trung đoàn 96 – đơn vị vừa đánh tiêu diệt binh đoàn của ông ta, đến thăm và khám vết thương cho ông. Ba-ru vẫn ngồi im lặng, bên cạnh hắn vẫn còn hai tên hầu cận như trước đây. Đồng chí Trinh nói tiếp: “Theo chính sách nhân đạo và bác ái của Hồ Chủ tịch và Chính phủ Việt Nam, Ban chỉ huy Trung đoàn 96 chúng tôi cử thầy thuốc đến thăm, khám vết thương cho ông.” Lúc này Ba-ru mới ngẩng đầu lên, nét mặt tươi hẳn, nhưng vẫn tỏ thái độ lãnh đạm. Lúc bấy giờ tôi còn là thanh niên tuổi hai mươi, mặc bộ bà ba đen, đầu đội mũ bê-rê, vai mang xắc thuốc và dụng cụ y tế, súng lục vẫn ngang hông. Nhìn thái độ của Ba-ru, thấy cần phải thuyết phục y nên tôi bảo hai tên hầu cận ra ngoài rồi trực tiếp nói chuyện với Ba-ru. Trước khi đi làm nhiệm vụ, đồng chí Trinh nhắc tôi: “Hãy làm công tác địch vận bằng chính công tác của mình – công tác y tế”.

- Chắc ông đã hiểu chức năng của tôi? – Tôi nói với Ba-ru bằng tiếng Pháp – Tôi đến đây hoàn toàn với tấm lòng nhân đạo của người thầy thuốc Việt Nam, để khám sức khỏe và chăm sóc vết thương của ông và đồng đội ông hiện đang dưới quyền kiểm soát của chúng tôi-Tôi tin chắc rằng với chính sách khoan hồng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam, sớm hay muộn các ông cũng sẽ được trao trả về với gia đình, vợ con đang mong đợi ông. Bây giờ đối với chúng tôi, ông không phải là một quan năm đã chiến bại mà là một người lính đang bị thương… xem ông như một thương binh của chúng tôi.

Ba-ru tỏ vẻ bối rối trước những lời nói có lý, có tình đó và đã xin lỗi tôi. Ba-ru nói: “Lúc đầu, tôi không hiểu hết mọi việc và có phần mặc cảm, bây giờ tôi đề nghị bác sĩ kiểm tra lại vết thương cho tôi”. Khi ấy tôi gọi hai tên hầu cận vào và mời một viên quân y của Pháp đi theo. Tôi khám bệnh và xem lại vết thương, cho thay băng, hướng dẫn cách điều trị và thuốc men cần dùng. Bắt đầu từ Ba-ru rồi chúng tôi lần lượt khám vết thương cho các tên khác…. Ít lâu sau, những tù binh, thương binh này đều được ta trao trả cho phía Pháp.

Kim Lân
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:09:57 am »

Bài 3: Người chỉ huy mưu lược, quyết đoán

Đắk-pơ với những kỷ lục


Cuộc đối đầu lịch sử đã kết thúc. Binh đoàn cơ động 100 cùng với lực lượng chiếm đóng trong khu vực hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng phải đến ngày 1-9-1954, Đại tá Masse mới đọc nhật lệnh giải thể Binh đoàn cơ động 100. Cựu chiến binh NguyễnTự cho biết thêm: Lịch sử cũng có sự trùng lặp, ngày 24-6-1946, Pháp đánh chiếm Đắk-pơ và 8 năm sau cũng đúng vào ngày tháng này (24-6-1954), chúng phải đền mạng tại Đắk-pơ.

Chiến thắng Đắk-pơ là một chiến công lớn nhất trên chiến trường Liên khu 5, đứng hàng thứ hai sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Riêng về đánh giao thông, trong cả 30 năm đánh Pháp và đánh Mỹ, chưa có trận vận động phục kích nào lớn hơn trận Đắk-pơ. Chiến thắng Đắk-pơ đã lập nhiều kỷ lục trong một trận giao thông chiến. Trước hết là kỷ lục về tiêu diệt sinh lực: Trong trận Đắk-pơ địch chết 500 tên; bị thương 600, bị quân ta bắt 800 tên (trong đó có quan năm Bờ-râu chỉ huy Binh đoàn). Kỷ lục về chiến lợi phẩm, trong chiến thắng này ta thu 375 xe cơ giới, có 1 xe tăng và 229 xe còn nguyên, 18 khẩu đại bác 105mm cùng toàn bộ vũ khí, khí tài, quân trang, quân dụng. Về hiệu quả chiến đấu, chưa có trận nào lực lượng của ta ít hơn địch tới 5-6 lần mà chỉ trong vòng 7 tiếng đồng hồ đã xóa sổ cả một binh đoàn cơ động, số địch bị loại khỏi vòng chiến đấu gần bằng ¼ ở Điện Biên Phủ (gần 4.000 so với xấp xỉ 16.000 tên). Số liệu trên đây được Trung tướng Khiếu Anh Lân  nguyên quyền Tham mưu trưởng Trung đoàn 96 xác nhận (in trong cuốn Trung đoàn 96-NXB QĐND - trang 39) và đã được khắc vào bia đá đặt tại Đắk-pơ.

Tâm sự với tôi, bác Nguyễn Tự và bác Trương Quang Quyền cho biết thêm, toàn bộ xe pháo chiến lợi phẩm ở Đắk-pơ đều được đưa lên tàu tập kết ra Bắc và nhiều năm được tham gia duyệt diễu binh trong ngày Quốc khánh 2-9. Ông Phạm Hồng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai còn cho biết thêm: Chính khẩu Garant thu được trong trận Đắk-pơ đã nổ phát súng đầu tiên vào ngày 24-10-1958 mở đầu thời kỳ đấu tranh vũ trang chống Mỹ của quân và dân Gia Lai.


Đồng chí Nguyễn Minh Châu - Trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị trước khi thực hiện nhiệm vụ. Ảnh tư liệu.

Chiến thắng Đắk-pơ được đánh giá cao không phải chỉ vì diệt được nhiều địch, thu được nhiều xe pháo… mà là vì ý nghĩa lịch sử và những tác động mang tính chiến lược của nó. Qua các tài liệu còn lưu giữ, sau thất bại của Binh đoàn cơ động 100, các binh đoàn còn lại (10, 41, 42, 21…) như bầy thú bị mất con đầu đàn, rất hoang mang, tinh thần rệu rã, nhiều đơn vị của Binh đoàn cơ động 42, mới nghe ta nổ súng đã bỏ chạy). Chiến thắng Đắk-pơ đã làm rung chuyển cả Tây Nguyên. Như đánh cờ bị mất hết xe, cả pháo, tình hình địch ở Tây Nguyên hết sức nguy khốn. Trong cuốn sách “Đông Dương hấp hối”, Tướng Na-va viết: “Tình thế nguy ngập tạo nên ở Cao Nguyên trước khi đình chiến là hậu quả trực tiếp của việc rút bỏ An Khê. Tình thế đó không thể xảy ra nếu không có cuộc rút chạy đó".

Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân và dân ta, đầu tháng 7-1954, quân địch đã phải rút quân, tháo chạy khỏi nhiều nơi ở Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Sau chiến thắng Đắk-pơ, quân ta tiếp tục bao vây, chuẩn bị giải phóng Cheo Reo (Phú Bổn). Ngày 17-7, quân Pháp bỏ Plei-cu tháo chạy và bị quân ta tiêu diệt ở Chư Drek. Cùng lúc quân ta cũng áp sát và chuẩn bị đánh vào Buôn Ma Thuột… Có thể nói vào thời điểm sau chiến thắng Đắk-pơ, quân và dân ta đã đủ thế và lực để giải phóng Tây Nguyên. Các nhà quân sự chiến lược đều có chung nhận định: “Đông Dương như con voi, Tây Nguyên như lưng voi, ai ngồi lên lưng voi, thì người đó thắng”. Nỗi lo sợ nhất của Pháp lúc đó là, địa bàn chiến lược quan trọng này sắp thuộc về quân và dân Việt Nam. Tình hình địch ở Tây Nguyên trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nguy cơ tháo chạy là không thể tránh khỏi. Mất Tây Nguyên là mất tất cả. Và chỉ 3 ngày sau khi quân địch rút bỏ Plei-cu, ngày 20-7-1954, thực dân Pháp phải nhanh chóng hạ bút ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Được tin Trung đoàn 96 thắng trận Đắk-pơ, Bác Hồ đã gửi thư khen, trong thư Bác viết: “... Các chú hoạt động có thành tích khá, Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú, và thưởng đoàn vừa thắng khá ở An Khê, Huân chương Kháng chiến hạng nhất…”. Ai cũng hân hoan với chữ “Bác vui lòng”. Bác vui bởi chiến thắng Đắk-pơ đã góp phần rút ngắn được cuộc chiến, hòa bình sớm được ngày nào thì bộ đội và đồng bào ta đỡ đổ mồ hôi, xương máu ngày ấy.

Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì đánh giá: “…Đây là một trận vận động phục kích lớn, dũng cảm và linh hoạt, tận dụng được yếu tố bất ngờ, sử dụng lực lượng với hiệu quả cao, đánh trúng vào chỗ yếu của địch, bồi thêm cho chúng một đòn thất bại nặng nề…”.

Người chỉ huy trong ký ức

Bồi hồi nhớ về trận chiến năm xưa, các cựu chiến binh Nguyễn Tự, Trương Quang Quyền... của Trung đoàn 96 không ngớt lời khen ngợi, thán phục Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu - người chỉ huy mưu lược, quyết đoán trong tay chỉ có 700 chiến binh đầu trần, chân đất, mà dám tung ra đánh tan cả một binh đoàn cơ động cùng với lực lượng chiếm đóng An Khê, quân số lên đến gần 4000 tên. Đắk-pơ là chiến công chung của cả Trung đoàn 96 và các lực lượng tham gia chiến đấu nhưng với cương vị chỉ huy, đồng chí Nguyễn Minh Châu, Trung đoàn trưởng là người có công lớn nhất. Hiếm có một người chỉ huy nào mưu lược, quyết đoán, táo bạo như đồng chí Nguyễn Minh Châu.

Với thái độ trân trọng, cựu chiến binh Nguyễn Tự nói: “Hiếm có vị chỉ huy nào có gan to như vậy, thật là phi thường ”. Dưới sự chỉ huy của đồng chí Nguyễn Minh Châu, mới thành lập được 55 ngày, tổ chức chưa ổn định, Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng chưa về kịp, Tiểu đoàn 30 đang phải kìm chân địch ở Quy Nhơn, chỉ còn lại Tiểu đoàn 40 và Tiểu đoàn 79, trang bị vũ khí còn đơn giản, nhưng với “gan vàng dạ sắt”, với những trái tim rực lửa căm thù và truyền thống anh hùng bất khuất của cha ông, Trung đoàn 96 bỗng vụt lớn nhanh như Phù Đổng, trở thành một quả đấm thép đập tan cả một binh đoàn cơ động thuộc loại mạnh nhất lúc bấy giờ”.

Kể về tài mưu lược và sự tính toán kỹ lưỡng của đồng chí Trung đoàn trưởng, cựu chiến binh Nguyễn Tự bồi hồi nhớ lại: “Để bàn tính cách đánh, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu đã chỉ thị cho Tiểu đoàn 40 cử cán bộ chạy thật nhanh từ vị trí đứng chân của Trung đội ĐKZ ra đến chỗ đặt súng bắn chặn đầu, dùng đồng hồ xác định thời gian vận động hết bao nhiêu phút, rồi báo lên Sở chỉ huy để tính thời điểm hạ lệnh xuất kích, sao cho chiếc xe đi đầu vừa lên tới đỉnh dốc, cũng vừa hứng ngay loạt đạn ĐKZ đầu tiên của ta. Vị trí đó đường hẹp, hai bên vách đá dựng đứng, nếu một chiếc xe bị chết tại đây, thì không xe nào vượt qua nổi”. Cựu chiến binh Nguyễn Tự cũng cho biết, chiếc đồng hồ dùng để bấm giờ đánh trận Đắk-pơ được ông lưu giữ như một báu vật suốt từ ngày đó cho đến gần đây ông mới trao nó cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai và hiện nó đang được trưng bày phục vụ khách tham quan tại bảo tàng này.

Trong trận phục kích Đắk-pơ của Trung đoàn 96, Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu bố trí Tiểu đoàn 79 có hai đại đội bộ binh trên đoạn phục kích chủ yếu dài khoảng 800m từ cầu Đắk-pơ về phía đông, ngược lại dùng cả Tiểu đoàn 40 với 3 đại đội bộ binh phục kích trên đoạn đường 400m về phía tây. Theo Trung tướng, PGS Khiếu Anh Lân, nguyên quyền Tham mưu trưởng Trung đoàn 96 trong trận Đắk-pơ: “Đây là sự vận dụng sáng tạo”. Lý giải rõ hơn về sự sáng tạo này Trung tướng Khiếu Anh Lân đã viết: “Đoạn 800m - trận địa phục kích chủ yếu, có địa hình lý tưởng cho việc tiến công địch từ phía bắc (trên cao) xuống. Khi địch bị chặn ở phía tây cầu Đắk-pơ thì đoạn này chính là chỗ địch bắn trả bộ đội ta ở độ tà dương, khó trúng đích mà ngược lại ta phát huy được đầy đủ các loại vũ khí, cả xung lực… Hai đoạn phục kích của hai tiểu đoàn có độ dài ngắn khác nhau, nhiệm vụ có khác nhau còn phải xét đến trình độ và khả năng chiến đấu của từng đơn vị phụ trách. Tiểu đoàn 79 tuy chỉ có hai đại đội bộ binh nhưng là hai đại đội chủ công của trung đoàn, có dàn cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội dạn dày kinh nghiệm, đánh công kiên cũng giỏi, đánh vận động cũng rất nhiều kinh nghiệm. Trung đoàn trưởng giao cho Tiểu đoàn 79 đánh đoạn này là rất phù hợp…”.

Đề cập đến vai trò và tài mưu lược của Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu trong chiến thắng Đắk-pơ, Đại tá cựu chiến binh Lê Ngọc Khuê, nguyên chính trị viên Đại đội 223, Tiểu đoàn 79, Trung đoàn 96 nhớ lại: “... Ngày 17-6-1954, chúng tôi được lệnh của đồng chí Trung đoàn trưởng Nguyễn Minh Châu về trung đoàn họp để nghe phổ biến nhiệm vụ mới và kế hoạch tác chiến. Rất phấn khởi trước nhiệm vụ quan trọng mà cấp trên giao cho, nhưng chúng tôi vẫn còn có những băn khoăn lo lắng về lực lượng của ta tương đối mỏng… Đồng chí Nguyễn Minh Châu đã phân tích rất cặn kẽ, đồng chí nhấn mạnh đến thời cơ mới, khi địch đang ở thế bị động đối phó. Chiến dịch Át-lăng đang bị sa lầy ở Quy Nhơn, Tuy Hòa, nhiều binh đoàn cơ động của địch buộc phải phân tán đối phó khắp nơi. Trung đoàn 96 tuy mới tổ chức nhưng gồm những đơn vị đã kinh qua chiến đấu và chiến thắng, được trang bị khá đầy đủ so với khi mới bước vào chiến dịch. Cán bộ và chiến sĩ ta sau chiến thắng Kon Tum đã dày dạn kinh nghiệm chiến đấu... Tư tưởng được giải quyết, chúng tôi rất phấn khởi và quyết tâm đánh địch...”.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM