Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:17:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trận đánh cây số 15 đèo Mang Yang - Chiến thắng ĐắK Pơ 24/6/1954  (Đọc 100630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:18:52 am »

NHÌN TỪ ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐẾN BẮC TÂY NGUYÊN

Thượng tướng NGUYỄN MINH CHÂU, Nguyên trung đoàn trưởng Trung đoàn 96 - chủ lực Liên khu 5

Kỷ niệm 40 năm chiến dịch giải phóng Bắc Tây Nguyên và tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp, càng thấy rõ sự vĩ đạì của chiến thắng Điện Biên Phủ và các chiến thắng trên toàn chiến trường Đông Dương năm 1953 - 1954. Nó có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong sự nghiệp kháng chiến của nhân dân ta, cũng như góp phần trong cuộc đấu tranh làm sụp đổ chế độ thực dân cũ trên thế giới. Chúng ta càng nhận rõ hơn sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Trung ương Đảng, của Hồ Chủ tịch và Bộ Tổng Tư lệnh; nhận rõ hơn sức mạnh to lớn, sức mạnh vô đích của các dân tộc Việt Nam.

Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với các chiến thắng khác trong cả nước đã cổ vũ  chúng ta quyết đánh và quyết thắng, đã tạo ra bối cảnh thuận lợi cho chúng ta tiêu diệt bình đoàn cơ động 100 của Pháp và Bắc Tây Nguyên và vũ khí trang bị, phi pháo, khả năng cơ động. Nhưng Bộ Chỉ huy chiến dịch đã phân tích và đánh giá đúng so sánh lực lượng ta và địch, đã chọn đúng hướng chiến trường Bắc Tây Nguyên, tập trung đại bộ phận lực lượng chủ lực kết hợp với lực lượng địa phương, nhằm vào sơ hở của địch mà đánh. Chúng ta cũng đã chọn đánh mục tiêu là cụm cứ điểm đông bắc Kon Tum để nhanh chóng tác động, rồi phát triển lên phía tây, tập kích thị xã Kon Tum làm cho địch hoảng hốt bỏ chạy. Khi địch đưa chủ lực lên lập phòng tuyến phòng ngự từ An Khê lên Plây Ku và Trà Khê, thì chủ lực ta tập trung đánh mạnh vào tuyến đường chiến lược 19, đồng thời chọn đúng mục tiêu Đắc Đoa để tác động, rồi nhanh chóng phát triển vào phía nam  đường 19, buộc địch phải bung ra đối phó. Chúng ta đã tạo thế, khoét sâu sơ hở của địch để tiêu hao chúng ở Plê Ring, rồi tác động chúng ở Đắk Pơ. Trong lúc chủ lực ta chưa tập trung đến cỡ sư đoàn, nhưng sự phối hợp chặt chẽ giữa các trung đoàn, dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ Chỉ huy chiến dịch, chúng ta đã tạo ưu thế hơn địch. Bộ Chỉ huy đã nắm vừng thời cơ cho phát triển lực lượng kịp thời ngay trong chiến đấu, ngay tại chiến trường như Trung đoàn 96, đơn vị chủ lực thứ 3 của Liên khu và các tiểu đoàn tập trung khác của địa phương. Vào cuối chiến dịch ta đã có ba trung đoàn đầy đủ, để tiến về Nam Tây Nguyên. Chiến đấu trên một chiến trường xa, với một lực lượng chưa từng có, nhưng công tác hậu cần vẫn bảo đảm cho cuộc chiến đấu kéo dài từ Đông - Xuân sang Hè.

Chủ lực của ta vận dụng tương đối thuần thục các chiến thuật công đồn kết hợp diệt viện, đánh giao thông liên tục, bao vây chia cắt địch, và tập kích các trung tâm co cụm của địch như Kon Tum, Plây Ku, vừa tập trung đập nát đầu cầu bàn đạp trên công của chúng, làm cho địch bị động lúng túng, cụm lại không yên, duỗi ra không được. Nghệ thuật quân sự được sử dụng sáng tạo linh hoạt, nhằm sơ hở của địch, luôn luôn tạo ra sơ hở cho chúng để mà đánh, nhất là đánh địch trong lúc rút lui, như Ở An Khê, ở đèo Chư Dré. Nhờ biết dựa vào sự che chở của nhân dân, sự giúp đỡ của lực lượng vũ trang địa phương và với một nghệ thuật nghi binh khéo léo, chúng ta đã giữ bí mật tuyệt đối với địch. Chúng không phát hiện được Trung đoàn 96 đã ra đời ngay trên đường 19 và đã đánh chúng đòn trời giáng mà chỉ nghĩ đó là Trung đoàn 803 lúc bấy giờ đã tiến xuống Nam đường 19. Nhờ vậy ta dạt hiệu quả cao, với lực lượng sử dụng ít.

3. Trước khi bị tiêu diệt, binh đoàn cơ động 100 đã bị điều đi nơi này nơi khác, đã bị các trung đoàn bạn đánh những đòn đau ở Đắc Đoa, Plây Ring, trên đường 19, ở Biển Hồ v.v... nó đã bị cú sốc tâm lý sau khi Điện Biên Phủ bị tiêu diệt. Tất cả những điều đó dã tạo nên yếu tố khách quan để kết liễu số phận của binh đoàn thiện chiến này. Binh đoàn cơ động 100 thuộc loại mạnh nhất của quân đội Pháp, được trang bị rất tối tân so với lúc bấy giờ, quân số còn rất đông có sự phối hợp của phi pháo, của hệ thống cứ điểm trên đường 19 và có binh đoàn cơ động 42 ở Plây Ku tiến xuống đón nó. Nhưng trung đoàn 96 quyết tâm tiêu diệt nó không phải là một hộ phận, chặt đầu hay cắt đuôi, mà là tiêu diệt toàn bộ quân địch gồm sáu trâu đoàn, đánh không hết trong ngày đầu, thì tiếp tục truy kích, tiêu diệt trong những ngày sau. Đây là quyết tâm táo bạo, chính xác, dám đánh và dám thắng. Chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành lệnh của Bộ Chỉ huy chiến dịch: “Nếu không tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 ngay lúc ấy, thì sau này cũng phải đánh nó. Để cho nó cụm lại ở Plây Ku, hay liên lạc được binh đoàn cơ động 42 thì cũng phải đánh, nhưng đánh rất khó, phải đổ xương máu nhiều”. Nếu lúc đó không phải binh đoàn cơ động 100, mà là đơn vị nào khác của quân Pháp thì ta cũng phải tiêu diệt toàn bộ. Nếu Bộ Tư lệnh không giao cho Trung đoàn 96, mà giao cho đơn vị bạn nào khác thì đơn vị đó cũng phải thi hành và thỉ hành thắng lợi nhiệm vụ lịch sử này. Có khác nhau chăng là ở chỗ ta thắng nhiều hay ít, chịu sự hy sinh ít hay nhiều mà thôi.

Ở đây không có sự phiêu lưu mạo hiểm. Lực lượng ta tuy ít nhưng rất tinh nhuệ, trang bị tương đối tốt, cán bộ dày dạn kinh nghiệm, trong khi chúng ta đã tạo thế, tạo lực, tạo thời cơ, tạo yếu tốt bất ngờ để tiêu diệt nó. Địa điểm phục kích rất tốt. Hỏa lực ta đánh rất tập trung, lực lượng xung lực ta ít, nhưng đánh rất trúng. Trong lúc Đảng ủy của Trung đoàn 96 đang có nhiều ý kiến cân nhắc khi tình thế rất khẩn trương, đích đang đi vào trận địa phục kích, đồng chí Nguyễn Chánh đã chỉ thị: “phải đánh theo ý kiến của người chỉ huy (tức trung đoàn trưởng)”. Lệnh này củng cố quyết tâm cho trung đoàn trưởng kiên quyết tiêu diệt binh đoàn cơ động 100. Từ quyết tâm của trung đoàn trưởng, trở thành quyết tâm của toàn đơn vị. Điều đó tạo ra sự  thống nhất trên dưới, tạo ra sức mạnh quyết định.

4. Vai trò của hậu phương trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên nói chung, trong trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 nói riêng rất quan trọng. Có thể nói cả Liên khu đã được huy động sức người, sức của cho một chiến trường rộng lớn, không những cho Bắc Tây Nguyên mà cá Nam Tây Nguyên, cho Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Nam, Hạ Lào... Hàng chục vạn dân công, xếp lại việc quê hương mình sắp bị giặc chiếm đóng, liên tục kẻo ra tiền tuyến phục vụ bộ đội, tải lương, tiếp tế đạn dược vũ khí, vận chuyển thương binh v.v... Hàng vạn thanh niên xung phong ưu tú đã theo sát bộ đội phục vụ chiến đấu và khi cần thiết đã nhập ngũ ngay tại chiến trường. Chính đồng bào các dân tộc đã đóng góp rất lớn trực tiếp vào việc tiêu diệt binh đoàn cơ động 100.

5. Do điều kiện đặc biệt của những năm 1954 - 1955, ngay sau trận đánh thắng lợi ở Bắc Tây Nguyên, bộ đội Liên khu 5, trong đó có Trung đoàn 96, đã phải nhanh chóng rút quân về, tập kết ra Bắc theo đúng tinh thần của Hiệp định Giơ-ne-vơ. Chúng ta lại phải gấp rút khẩn trương xây dựng quân đội và làm nhiệm vụ quan trọng khác nên chưa có thời gian để kiểm điểm, tổng kết đầy đủ. Đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho một số vấn đề còn tồn tại.

Việc khen thưởng cho cán bộ chiến sĩ tham gia trận đánh có ý nghĩa lớn này, xây dựng một tượng đài trên đường 19, trong phạm vi Liên khu hay từng địa phương, nên tổ chức kỷ niệm chiến thắng này như thế nào... nhất là trong những năm chẵn kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ. Nhưng điều quan trọng nhất đối với chúng ta - Những người từng đứng trong đội hình Trung đoàn 96 là học tập, phát huy truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, của lực lượng vũ trang Liên khu 5, của Trung đoàn 96 nói riêng.

Nhiều cán bộ và chiến sĩ đã hy sinh trong Chiến dịch Đông - Xuân - Hè 1953 - 1954 trên các chiến trường của Liên khu 5, trong Chiến dịch Bắc Tây Nguyên. Nhiều đồng chí đã chỉ huy chiến đấu ở Bắc Tây Nguyên bây giờ không còn nữa. Chúng ta vô cùng thương tiếc đồng chí Nguyễn Chánh người anh cả kính mến, các đồng chí Nguyễn Bá Phát, Lư Giang, Giáp Văn Cương, Huỳnh Hữu Anh... những vị tướng lĩnh, những cán bộ chỉ huy xuất sắc của Liên khu 5, trong đó có những đồng chí là cán bộ chỉ huy của Trung đoàn 96. Bây giờ các đồng chí không còn nữa nhưng tên tuổi của các đồng chí sẽ sống mãi với Chiến dịch Bắc Tây Nguyên, với trận tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của thực dân Pháp.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:19:42 am »

TRUNG ĐOÀN 96 - TRẬN TIÊU DIỆT BINH ĐOÀN CƠ ĐỘNG 100 CỦA PHÁP

Trung tướng - PGS KHIẾU ANH LÂN, Nguyên Giám đốc Học viện Lục quân (Đà Lạt). Nguyên Tham mưu phó Trung đoàn 96, chủ lực Liên khu 5.

Một ngày tháng 6 năm 1954, trước ngày ngừng bắn theo Hiệp định Gíơ-ne-vơ (20-7-1954) 28 ngày, bộ đội Liên khu 5 đã đánh một trận phục kích vào loại nhất nhì của lịch sử kháng chiến chống Pháp.

Sau trận này, các quan 5, quan 6 của Pháp như Barrou, Sockel đều có suy nghĩ và băn khoăn, có người đã xin gặp chỉ huy ta để trao đổi và tìm hiểu.

Thời gian đã trôi đi nhanh, đoạn đường An Khê - Đắc Pơ - Plây Ku (đường 19) nay đã trở thành một con đường tốt vào loại nhất của Tây Nguyên. Nhớ đến trận đánh này, là nhớ đến một chiến công oanh liệt của Liên khu 5, nhớ đến những cán bộ, chiến sĩ quân đội, nhớ đến đồng bào thời đó đã góp công sức và xương máu cho trận thắng oanh liệt mà ngày nay mỗi lần nhắc đến cứ như một huyền thoại.

1. HÌNH THÁI CHIẾN TRƯỜNG LIÊN KHU 5 CHIẾN D!CH ÁT-LAN-TA 1954, CUỘC PHẢN CÔNG LÊN TÂY NGUYÊN

1. Hình thái chiến trường Liên khu 5 năm 1953.


Sau các chiến thắng liên tiếp Xuân - Hè, chiến tranh du kích vùng sau lưng địch ở chiến trường phát triển cao. Nhiều vùng bị địch chiếm Ở Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, trở thành vùng du kích. Căn cứ du kích Tây Nguyên mở rộng đến đường 14, nối liền các căn cứ kháng chiến của nước bạn, đến Hạ Lào, đến Đông Bắc Cam-pu-chia; ở khu vực Nam Tây Nguyên, một bàn đạp của chủ lực Liên khu đã vượt qua sông Ba áp sát đường 14.

- Tháng 1 năm 1953, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ IV quyết định đẩy mạnh các hoạt động quân sự, chính trị thành cao trào, đưa cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ ở nước ta lên một giai đoạn mới.

- Tháng 3 năm 1953 Na-va - đại tướng nổi tiếng nhất của Pháp lúc đó được cử sang Đông Dương làm tổng chỉ huy quân Pháp. Sau đó kế hoạch Na-va ra đời. Ờ Nam Trung Bộ (Liên khu 5) kế hoạch hành quân chiến dịch Át-lan-ta cũng hình thanh.

Ý đồ của bộ tổng tham mưu quân Pháp là bằng mọi cách, tập trung một lực lượng cơ động lớn, tổ chức thành những binh đoàn cơ động mạnh (Groupement Mobile: GM) thực hiện tiến công chiến lược ở phía nam, chiếm đóng hết các vùng tự do còn lại như Nam, Ngài, Bình, Phú ở Liên khu 5(1). Sau đó mới quay ra phía Bắc, cùng với khối chủ lực cơ động đã được thử thách, quyết chiến chiến lược với chủ lực Việt Nam, giành thắng lợi quyết định.

2. Chiến dịch Át-lan-ta.

Chiến dịch Át-lan-ta, bộ tổng tham mưu Pháp chia thành ba bước:

Bước 1:

Tập trung 22 tiểu đoàn đánh chiếm thị xã Tuy Hòa và toàn tỉnh Phú Yên bằng đổ bộ đường biển vào,
Khánh Hòa đánh ra, Tây Nguyên (Đắc Lắc) đánh xuống.

Bước 2:

Đánh chiếm Qui Nhơn và toàn tỉnh Bình Định cũng bằng ba hướng: từ Phú Yên đánh ra, Tây Nguyên (An Khê) xuống và đổ bộ đường biển vào.

Bước 3:

Là bước quyết định, đánh chiếm thị xã Quảng Ngãi, thủ đô kháng chiến của Liên khu, mục tiêu then chốt nhất, bằng bốn cánh quân: từ Bình Định đánh ra, Quảng Nam đánh vào, Tây Nguyên (Kon Tum) đánh xuống và đổ bộ đường biển lên.

Quân và dân Liên khu phát hiện sớm ý đồ tham vọng này của địch. Các cuộc hội thảo, hội nghị quân chính các cấp trung đoàn, tỉnh, Liên khu đều nổi bật quyết tâm chung là kiên quyết chặn đánh địch, không để chúng chiếm đóng vùng tự do.

Quyết tâm là vậy, nhưng chặn đánh địch thế nào:

- Tung các đơn vỉ chủ lực của Liên khu ra các tỉnh đồng bằng vừa phối hợp vừa làm hạt nhân ở các địa phương chặn đánh địch, giữ vùng tự do?

- Hay là giao việc bảo vệ vùng tự do cho các địa phương, do từng tỉnh tổ chức chỉ huy, chỉ đạo. Còn khối chủ lực là các trung đoàn, tiểu đoàn đã dạn dày thử thách, thì tấn công lên Tây Nguyên, đánh ngay vào khu vực bàn đạp của địch, phá ngay một mắt xích quan trọng trong thế trận của chúng, tiêu diệt nhiều sinh lực buộc chúng phải quay về giữ vùng cao nguyên chiến lược này? Làm như vậy ta vẫn bảo vệ được vùng tự do, lại mở rộng được vùng du kích, vùng giải phóng Tây Nguyên, mà vẫn tiêu diệt được sinh lực địch.

Quân và dân Liên khu chấp nhận phương án tác chiến thứ hai và bắt tay ngay vào công tác chuẩn bị, thiết bị chiến trường, tổ chức thêm các đơn vị mới.

Bốn tỉnh tự do của Liên khu gần như bật dậy, náo nức chuẩn bị, người sẵn sàng chờ đón địch, người rèn luyện, sẵn sàng cho cuộc vượt sông, băng rừng lên hướng Tây Nguyên.

3. Cuộc đánh trả ban đầu.

Ngày 20 tháng giêng năm 1954, địch tiến công Phú Yên bằng 22 tiểu đoàn quân Pháp, gồm bốn Linh đoàn cơ động số 10, 100, 41, 42 và hai tiểu đoàn dù ngụy. Chúng gặp ngay sự đánh trả quyết liệt của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc. Và ngay ngày 26 tháng giêng, theo kế hoạch định sẵn một cách chủ động trên hướng Tây Nguyên, chủ lực Liên khu đã nổ súng trên hai hướng, hướng chính Kon Tum và hướng diện đường 19 - An Khê. Trong vòng chưa đầy 15 ngày (đến ngày 7/2/1954) ta đã giải phóng toàn tỉnh Kon Tum bao gồm cả thị xã, rộng trên 140.000 kí-lô-mét vuông với trên 200.000 dân. Thắng lợi này cùng với những đòn mạnh và hiểm ở Nam Tây Nguyên, quân và dân Liên khu đã bắt địch phải tính lại về kế hoạch chiến dịch Át-lan-ta ở bước 1, bước 2. Ta đã dồn chúng từ thế chủ động tiến công sang thế bị động quay lại đối phó, chống đỡ ở Tây Nguyên. Các binh đoàn cơ động địch dành cho tiến công nay buộc phải kẻo về hướng Tây Nguyên:

- Chín tiểu đoàn (trong đó có GM - 100) bố trí ở Plây Ku và xung quanh.

- Chín tiểu đoàn (trong đó có GM 11 và 21) bố trí trên đường 19 An Khê.

- Hai binh đoàn 41 và 42 phòng thủ Nam Tây Nguyên.

Thắng lợi ban đầu của ta buộc địch kéo lực lượng về Tây Nguyên, tạo diều kiện thuận lợi cho quân và dân vùng tự do Phú Yên đánh trả địch. So sánh lực lượng trên từng hướng, địch vẫn còn ưu thế. Bộ Tư lệnh Liên khu 5 vừa huy động thêm lực lượng để bổ sung cho các đơn vỉ, vừa rút quân ở địa phương lên bổ sung cho chủ lực, vừa tách nhiều tiểu đoàn từ các trung đoàn chủ lực thiện chiến ra xây dựng các đơn vị mới. Trong vòng 30 ngày, ta đã có Trung đoàn 96, một tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 375) và một số đại đội địa phương khác.

- Ngày 12 tháng 3 năm 1954, địch thực hiện bước hai chiến dịch Át-lan-ta đánh lên Qui Nhơn. Chúng gặp ngay giai đoạn mở đầu của chiến dịch Điện Biên Phủ trên chiến trường chính và sự chống trả có tổ chức ở ngay tỉnh Bình Định. Chỉ mới năm ngày, Na-va lại rơi vào tình thế bất lợi mới, buộc phải co kéo lực lượng về chiến trường chính Bắc Bộ. Ngày 16 tháng 3 năm 1954, binh đoàn cơ động dù ở An Khê vội vã bay ra hướng Bắc. Cuộc co kéo lực lượng của Pháp ngày càng khẩn trương, cùng với sự phối hợp chiến trường Bắc - Nam rất chặt chẽ và đầy hiệu lực của ta, đang dẫn đến, đang tạo ra bước suy sụp lớn của quân đội Pháp ở Tây Nguyên, đang dẫn chúng đến một thảm họa.


(1) Các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên của Trung Bộ - Vùng Hậu Giang của Nam Bộ.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:21:28 am »

II. ĐƯỜNG 19, TIỂU KHU AN KHÊ - TRUNG ĐOÀN 96 VÀ QUYẾT TÂM TÁO BẠO

Chiến dịch Điện Biên Phủ và các chiến trường Trung Bộ, Nam Bộ đang chiến thắng. Hướng Bắc Tây Nguyên ở Liên khu 5 và cả chiến trường Đông Dương của Pháp đang ở vào một tình thế nguy hiểm. Đông Dương có nguy cơ bị cắt đôi và chính từ những bàn đạp này, bộ đội Việt Nam có đầy đủ các điều kiện để phát triển vào hướng Nam Tây Nguyên (Cheo Reo, Buôn Ma Thuột, Quảng Đức), vào đông bắc Cam-pu-chía (Stưng-treng - Lom Phát) mở đường tiến về hướng Nam Bộ. Na-va đã phải ra lệnh cho quân khu Tây Nguyên (tướng Debeaufort) bỏ Kon Tum, đưa quân về phòng thủ Plây Ku, tạm dừng cuộc hành quân Át-lan-ta, chuyển các lực lượng đang tiến công Phú Yên lên tăng cường tuyến đường 19 và Nam Tây Nguyên. Mâu thuẫn giữa tiến công ra vùng tự do và kẻo quân về bao vệ Tây Nguyên càng phát triển gay gắt, đặt quân Pháp vào thế bị động, lúng túng hơn.

1. Đường 19, Tiểu khu An Khê.

Đường 19, một trục đường ngang từ vùng tự do Bình Định (Quy Nhơn) lên Tây Nguyên, qua An Khê lên Plây Ku và kéo thẳng đến biên giới Cam-pu-chia - Việt Nam đến tận Stung-treng trên bờ sông Mê Công thành đường 19 kéo dài. Đây là con đường huyết mạch của chiến trường Tây Nguyên. án ngữ đường 19, đoạn Plây Ku - An Khê vừa bảo đảm chặn được những đợt tiến công của bộ đội Việt Nam từ hướng Kon Tum xuống, lại vừa bảo đảm việc tiếp tế cho tiểu khu An Khê, một bàn đạp của quân đội Pháp khi muốn tiến công xuống vùng tự do Bình Định. Đây là con đường ta và địch đang tranh chấp quyết liệt. Bộ đội ta luôn bám đánh, phá hoại, địch liên tục cơ động, vận chuyển nhưng lại không có thời gian củng cố bảo quản. Đường 19 là loại đường xấu, hẹp nhưng địch vẫn phải cơ động.

Từ những ngày tháng 4 năm 1954, bộ phận chủ lực của Liên khu gồm Trung đoàn 108, Trung đoàn 96 cùng các đơn vị địa phương đã bám đường 19, bám quanh thị xã Plây Ku, đánh nhỏ bằng phục kích, tập kích, uy hiếp địch từ nhiều phía, căng chúng ra các hướng. Ta đánh theo cách đánh của ta, khoét sâu mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán, giữa phòng thủ và tiến công, buộc dịch phải đi vào cái bẫy của ta.

- Ngày 4 tháng 4 năm 1954 ta diệt chín xe địch trên đoạn Hà Tam từ An Khê đi Plây Ku.

- Ngày 9 tháng 4 năm 1954, 20 xe địch từ hướng Plây Ku về An Khê lại bị đánh ở chân đèo Măng Yang.

Từ 12 tháng 4 đến 28 tháng 4 năm 1954 sáu đoàn xe khác bị diệt trên đoạn đông và tây cầu A Dưng.
Những cuộc tiến công nhỏ nhùng đầy hiệu quả đó đã làm cho lực lượng quân Pháp bối rối, đã phải tạm dừng chiến dịch Át-lan-ta điều quân về Tây Nguyên bảo vệ lực lượng ở các tiền đồn; ở ngay tiểu khu An Khê, cố tránh nguy cơ bị tiêu diệt lớn; GM. 100 đã được diều động đến An Khê trong tình thế đó.

Tiểu khu An Khê gồm hàng loạt các cứ điểm ngoại vi và các vùng phụ cận phía đông (cứ điểm Thượng An, Cửu An, Tú Thủy) là bàn đạp, đầu cầu tiến công xuống vùng tự do ven biển, là bình phong án ngữ đầu cực đông của đường 19. Từ chiến thắng Đông - Xuân 1952 - 1953, ta đã lần lượt giải phóng các vùng phụ cận bắc, đông - bắc, tây - bắc và đông - nam An Khê. Địch chỉ còn chiếm đóng chính thị trấn An Khê và một số đồn bót nhỏ ngay trên trục đường 19 như Cà Tung, Xà Huống, Hà Tam, Măng Yang kẻo lên đến thị xã Plây Ku. Chung quanh An Khê là các buôn rẫy của đồng bào Ba Na, dân tộc ít người của Anh hùng Núp. Đã từ lâu nhân dân Tây Nguyên chạy vào rừng, thành lập các đội du kích phối hợp với bộ đội đánh địch. Địch ở tiểu khu An Khê cuộn tròn trong một thị trấn nhỏ, không có dân, không có tai mắt. Chúng đã bị bao vây, bị cô lập hoàn toàn.

2. Trung đoàn 96.

Trung đoàn 96 được thành lập từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp ở Đà Nẵng nằm trong biên chế Đại đoàn 31 (Trung đoàn 68, 69, 93, 96). Lúc đó, Trung đoàn 96 là một trung đoàn mạnh gồm các tiểu đoàn 17, 18, 19 đã đánh quân Pháp nhiều trận thiệt hại nặng ở Đà Nẵng. Sau nhiều lần biên chế tổ chức lại, Trung đoàn 96 không còn... và đến đầu năm 1954 được phục hồi lại với biên chế ba tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 79, 40, 30 + 2 đại đội hỏa lực... ) do đồng chí Nguyễn Minh Châu nguyên là trung đoàn trưởng Trung đoàn 108 về phụ trách cùng đồng chí Nguyễn Hữu Thành là chính ủy. Dàn cán bộ tiểu đoàn cũng là những cán bộ dạn dày trận mạc. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 là Đỗ Hữu Đào (nguyên là tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 19). Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 40 là Huỳnh Hữu Anh (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn độc lập của quân khu). Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 30 là Đoàn Phong (tiểu đoàn độc lập của Quân khu(1))và hàng loạt cán cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, các phân đội hỏa lực đều thuộc các trung đoàn chủ lực chuyển về. Toàn Trung đoàn chào mừng chiến thắng Diện Biên Phủ và hân hoan sau những chiến thắng trên đường 19. Cán bộ và chiến sĩ mừng vui vì được giao một nhiệm vụ đánh địch trên đường 19, sẵn sàng đánh phá tiểu khu An Khê, tiêu diệt địch rút chạy, nhưng cũng có nhiều băn khoăn về lực lượng của mình quá mỏng. Mang tiếng là một trung đoàn nhưng chỉ có năm đại đội bộ binh (Tiểu đoàn 79 chỉ có hai đại đội). Tuy được phối thuộc một đại đội địa phương của Trung đoàn 120, nhưng phạm vi hoạt động lại quá rộng. Cán bộ ở các phân đội đa số mới được bổ nhiệm và có nhiều vị trí còn bỏ trống, trung đoàn phó có tên nhưng chưa về đơn vị, tham mưu trưởng chưa có, cơ quan tham mưu mới lắp ghép. Số đông chiến sĩ lại mới vừa được bổ sung từ các đơn vị địa phương, hoặc từ các đội dân quân tuyển vào. Trong không khí chiến thắng chung, tất cả mừng vui, nhưng trong thâm tâm cán bộ, nhất là những cán bộ chủ trì, không phải không có những lo lắng, suy nghĩ trước thời cơ mới, thế trận mới đầy thuận lợi của chiến trường, nhưng lực lượng của trung đoàn thì quá mỏng.

3. Quyết tâm táo bạo.

Trung đoàn đã liên tục hoạt động từ ngày được thành lập lại ngay trên đường 19 đã lập chiến công ở Hà Tam, Ở đông Măng Yang. Để chuẩn bì cho nhiệm vụ tiến công tiểu khu An Khê và đánh địch rút chạy, Trung đoàn đã quan sát nhiều lần đoạn đường 19 Măng Yang - An Khê, và đã tổ chức nhiều trận đánh trên đoạn đường này.

Đoạn đường cầu Đắk Pơ hiểm trở nằm giữa hai cứ điểm cách nhau chưa đầy 15 kí-lô-mét (Cà Tung, Mũi Nhung) là đoạn đường đã bị bộ đội ta phục kích nhiều lần. Bọn Pháp cũng biết vậy, nhưng chưa có cách gì khắc phục.

Nắn lại hoặc mở rộng cho bớt gấp khúc quanh co chưa được vì phía bắc đường là những đồi núi đất đá xen kẽ, có những vách đứng, những “ta-luy” cao 2-3 mét, về phía nam lại có các hố sâu kéo dài đến tận thung lũng sông Ba. Quân Pháp lúc đó không có thời gian và cũng không có cả tiền của để làm việc này. Chúng chỉ còn cánh tăng cường trinh sát bằng không quân, bằng biệt kích thám báo để nắm hành động của bộ đội ta. Khi cần vận chuyển thì có lực lượng đi trước, chiếm lĩnh các điểm cao, các khu vực nguy hiểm, tổ chức lực lượng tiễn đưa và lực lượng chờ đón. Phần ta tuy làm chủ cả đoạn đường, nhưng cũng đang muốn kẻo địch ra để phục kích, đánh vận động, nên cũng không có kế hoạch phá hoại thêm con đường.

Đoạn đường cầu Đắk Pơ trở thành một địa danh lẫy lừng vì đây là một khúc “cua” tai ác. Phía Cà Tung đi lên vừa hết dốc đã tụt xuống ngay một cầu nhỏ, bắc qua con suối hẹp gấp khúc (chữ chi), rồi lại bắt đầu lên dốc nối tiếp ngay vào một đoạn đường có nhiều mỏm đá nhô ra, bám sát đường rất thuận tiện cho cả việc chặn đầu và khóa đuôi của một trận phục kích. Phía bắc đoạn đường là những đồi đá xen kẽ, không rộng lắm, nhưng trải dài ra phía bắc hình thành một khu vực tập kết quân thuận tiện và một bàn đạp để xung phong ra mặt đường tuyệt vời. Ta từ thế trên cao đánh xuống, mọi loại hỏa lực, xung lực đều phát huy được hết. Từ đây ta đánh nhất địch xuống phía nam. Lọt vào đoạn này địch chỉ còn đối phó tại chỗ. Cơ giới đã không cơ động được, mà ngay xung lực cũng khó  khăn, phía bắc là đối phương, phía nam là những hố sâu chỉ tiện cho việc tránh né, lẩn trốn, rút chạy/

Với địa hình đó Trung đoàn 96 đã chọn đoạn suối Đắk Pơ (về phía đông) là đoạn phục kích chủ yếu do Tiểu đoàn 79 phụ trách (khoảng 800m). Đoạn từ suối Đắk Pơ lên phía tây do Tiểu đoàn 40 phụ trách (khoảng 400m). Cả hai tiểu đoàn đều có bộ phận đòi diện. Hỏa lực của Trung đoàn là Đại đội cối 81 bố trí ở vị trí dễ quan sát, phát huy được hỏa lực ở cả hai hướng đông và tây, bắn vào trận địa. Trung đoàn giữ một đại đội bộ binh của Tiểu đoàn 40 làm lực lượng dự bị. Đại đội địa phương 120 đánh địch trên đoạn An Khê -  Cà Tung để ngăn chặn, phá cầu, cống kìm chế bớt sức cơ động của địch.

Để nắm địch, ở hai đầu trận địa, Trung đoàn bố trí các đài quan sát, phát hiện địch từ xa, nhất là hướng An Khê lên. Các đài quan sát này đã phát huy rất hiệu quả. Trung đoàn vẫn chuẩn bị kế hoạch đánh địch cả từ hai phía. An Khê lên và Plây Ku xuống. Vấn đề thông tin liên lạc cũng được giải quyết chu đáo. Trung đoàn liên lạc với Bộ Tư lệnh Liên khu bằng vô tuyến điện, liên lạc với các tiểu đoàn, các đài quan sát, cả với mũi đối diện cũng bằng diện thoại. Công tác chuẩn bị đã được toàn Trung đoàn thực hiện tốt. Mọi người, chiến sĩ cũng như cán bộ đều thấy sẽ có một sự kiện quan trọng sắp xảy ra, lúc này đã là cuối tháng 6 năm 1954.



(1)Lúc thành lập Trung đoàn 96, tiểu đoàn 30, như một tiểu đoàn độc lập thuộc Liên khu 5, vẫn đang làm nhiệm vụ đánh địch ở Qui Nhơn khi chúng đố bộ ở đây.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:22:47 am »

III. NGÀY BÁO TỬ CỦA BINH ĐOÀN CƠ ĐỘNG 100

1. Thế trận.


Trên chiến trường Tây Nguyên và ở các tỉnh vùng tự do Liên khu 5, quân và dân ta đã liên tục chiến đấu đến tháng thứ 7 của cuộc phản công Đông - Xuân 1953 - 1954. Cùng với bộ đội cả nước, chúng ta đã bẻ gãy cuộc hành quân Át-lan-ta, đã phối hợp tuyệt đẹp với chiến trường Điện Biên Phủ và đang sẵn sàng giương bẫy, đánh tiếp những trận trên đường 19, dành cho quân đội Pháp một bài học nhớ đời, trước khi ký kết ở Hội nghị Giơ-ne-vơ.

Ở Liên khu 5 cũng như ở chiến trường toàn Đông Dương, quân Pháp đang ở vào thế hết sức bê bối. Tham vọng tổ chức các binh đoàn cơ động để đánh chiếm vùng tự do đã không dạt được, không còn lực lượng để tăng viện cho cuộc hành quân Át-lan-ta, từ tháng 4 năm 1954, bộ chỉ huy quân Pháp đã phải cay đắng rút ở Tây Nguyên các binh đoàn 11, 21 và một số tiểu đoàn khinh quân ngụy để chi viện cho các hướng. Còn Ở Tây Nguyên, chúng ra lệnh rút bớt các đồn lẻ, co cụm lực lượng vào các thị xã, thị trấn, dựa vào những điểm cao hình thành từng khu vực phòng ngự mạnh như An Khê, Plây Ku, Buôn Ma Thuột. Tinh thần địch đã sa sút lại càng suy sụp thêm. Tiểu khu An Khê cũng nằm trong bối cảnh đó.

Lực lượng ở tiểu khu An Khê có binh đoàn cơ động 100 gồm hai tiểu đoàn Pháp, một tiểu đoàn ngụy Cam-pu-chia, tiểu đoàn khinh quân ngụy, tiểu đoàn ngụy địa phương chiếm đóng, tiểu đoàn pháo 105... chúng còn có các phân đội xe tăng, thiết giáp, các loại xe đặc chủng công bính, thông tin bảo đảm. Binh đoàn cơ động 100 là lực lượng quân Pháp tham chiến ở Triều Tiên trong thành phần đội quân Liên hiệp quốc xâm lược Triều Tiên. Vừa được thay phiên, bộ tư lệnh quân Pháp tăng cường ngay binh đoàn này cho chiến trường Đông Dương vào giai đoạn cuối cùng của kế hoạch Na-va. Đây là một lực lượng khá đông, có đủ trang bị và phương tiện chiến đấu hiện đại hơn hẳn Trung đoàn 96, nhưng tinh thần thì sa sút. Bọn chỉ huy biết rằng rút tiểu khu An Khê, kéo chạy về Plây Ku là  nguy hiểm, chắc chắn sẽ bị chặn đánh, nhưng chúng vẫn tin là lực của chúng khá đông, khá mạnh, lại có binh đoàn 42 từ Plây Ku xuống đón. Chúng cũng biết ở từng chặng đường, sẽ gặp các lực lượng Trung đoàn 108, Trung đoàn 96. Nhưng chúng vẫn phải đi, phải rút.

Các ngày 19, 20 tháng 6 đến 21 tháng 6 ở cả hai hướng Plây Ku xuống và An Khê lên, địch đều tung các lực lượng nhỏ ra thăm dò. Hướng An Khê lên đến cứ điểm Cà Tung, hướng Plây Ku xuống đến gần ngã ba Plây Bôn cách Plây Ku trên 30 ki-lô-mét. Các cứ điểm dọc đường cũng đưa quân ra kiểm soát thăm dò dấu vết. Máy bay trinh sát quần lượn suốt ngày. Đêm 23 tháng 6 địch ở An Khê và các cứ điểm xung quanh nổ súng liên hồi suốt đêm. Bọn chúng đã được lệnh chuẩn bị để rút chạy (sau này mới biết).

2. Xung trận

Ngày 24 tháng 6 năm 1954

* Lúc 7 giờ:

24 giờ ngày 23 tháng 6 Trung đoàn nhận được thông báo của Liên khu là: đích ở Plây Ku ra lệnh cho binh đoàn 42 hành quân ngay xuống ngã ba Plây Bôn để sáng 24 tháng do đến đồn điền Lơ-mát. Ở đó có Trung đoàn 108 của ta đang đón chờ.

Trung đoàn nhận định: binh đoàn 42 đi đâu?  Chúng xuống An Khê thay thế hay đi đón binh đoàn 100, binh đoàn 42 xuống đến ngã ba Plây Bôn sẽ gặp ngay Trung đoàn 108 của ta. Nếu binh đoàn 100 cơ động từ An Khê lên, đó là đối tượng tác chiến của Trung đoàn ta. Nếu binh đoàn 42 xuống thay thế binh đoàn 100, chúng xuống thẳng An Khê cũng sẽ bị Trung đoàn 108 chặn đánh không thể xuống nhanh được và cũng sẽ có lực lượng của binh đoàn 100 lên đón. Trung đoàn ta đứng ở đoạn giữa, ngay gần An Khê nên tổ chức đánh bọn binh đoàn 100, sau đó quay lại đón đánh binh đoàn 42 là vừa. Từ nhận định đó, Trung đoàn ra lệnh hành quân chiếm lĩnh trận địa phục kích.

Tám giờ ngày 24 tháng 6 toàn Trung đoàn đã chiếm lĩnh xong, các đài quan sát đã báo cáo về sở chỉ huy. Đài quan sát hướng Đắk Pơ báo cáo có nhiều tiếng xe chạy lên, dọc đường 19, máy bay trinh sát lượn vòng quan sát.

* Lúc 10 giờ:

Máy bay trinh sát địch vẫn quần đảo, bộ đội ta ngụy trang kỹ, sửa sang công sự. Nhiều cuộc trao đổi, dặn dò giữa cơ quan với các đơn vị, giữa chỉ huy Trung đoàn với các tiểu đoàn, không khí chờ đợi căng thẳng nhưng trật tự.

Tám giờ đài quan sát hướng Đắk Pơ báo cáo (do trưởng ban trinh sát Tạ Hiên trực tiếp phụ trách) những chiếc xe đầu tiên từ An Khê lên đã đến cứ điểm Cà Tung. Chúng tập trung dọc đường cái và cả trong cứ điểm và lần lượt những chiếc xe khác đang chạy đến. Đã thấy có cả xe thiết giáp, xe kéo pháo, binh lính, xe cộ dày đặc đang lên. Giọng nói của đồng chí Tạ Hiên vừa như cố nén sự xúc cảm, vừa như chứa đựng vui mừng. Cơ quan tham mưu Trung đoàn thông báo ngay tình hình đó cho các mũi các hướng và nhắc nhở quyết tâm đánh đích. Lúc này là 10 giờ, đài quan sát tổng hợp báo cáo có khoảng trên 200 xe các loại đã đến Cà Tung. Có lẽ chúng tạm nghỉ. Trên hướng Plây Ku xuống chưa thấy có hoạt động gì đặc biệt.

Như vậy, đến 10 giờ ngày 24 tháng 6 đoàn xe địch ở An Khê lên, đã đến Cà Tung, xe cộ các loại đến trên vài trăm chiếc. Địch rút bỏ An Khê hay chỉ có binh đoàn 100 rút về để binh đoàn 42 thay thế? Trung đoàn vẫn chưa được thông báo và cũng chưa có báo cáo của đại đội địa phương hoạt động dọc đường. Ban chỉ huy Trung đoàn họp cùng cán bộ cơ quan. Quyết tâm chung là chặn đánh đoàn vận chuyển này, nhưng đánh thế nào, đánh cả đoàn xe hay chỉ chặn đánh một đoạn, đoạn đầu hay đoạn cuối? Trung đoàn trưởng lệnh cho cơ quan tham gia trao đổi trước với hai ban chỉ huy tiểu đoàn.

* Từ 10 giờ đến 13 giờ:

Cuộc họp trao đổi cách đánh thật dân chủ, cởi mở. Cơ quan tham mưu tranh thủ ý kiến cả trưởng ban trinh sát Trung đoàn đang ở đài quan sát. Đánh giá, phân tích... Nhưng vẫn chưa ngã ngũ. Có người muốn chặn đánh cả đoàn xe, Tiểu đoàn 40 phải chặn đầu. Có người cân nhắc do lực lượng ta có hạn, chỉ nên chặn đánh khúc đuôi ăn gọn một miếng cho vừa sức. Còn ý kiến của hai tiểu đoàn trưởng cũng rất đặc biệt. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 40 đề nghị chặn đánh cả đoàn xe và hứa sẽ bảo đảm chặn đầu đúng kế hoạch. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 yêu cầu chặn đánh đoạn cuối, cứ để cả đoàn xe đi qua, ta chặn đánh đoạn giữa là vừa phải, ăn ít nhưng chắc chắn. Tiểu đoàn nào cũng muốn đánh gọn, chỉ đối phó một hướng, Tiểu đoàn 40 đánh đoạn đầu thì đoạn giữa và đoạn cuối nằm trong phạm vi Tiểu đoàn 79; Tiểu đoàn 79 chặn đánh đoạn cuối thì các lực lượng đi đầu đã nằm ngoài phạm ví của tiểu đoàn...

Trung đoàn trưởng suy nghĩ và cân nhắc. Người chỉ huy dày dạn trận mạc này không muốn những cuộc thảo luận biến thành tranh cãi dài dòng. Anh muốn nhận định gọn, kết luận rõ sau đó mới phân giải lý lẽ. Và sau khi dùng điện thoại trao đổi với hai tiểu đoàn trưởng, anh quyết định:

“Ta chặn đánh cả đoàn xe. Tiểu đoàn 40 chặn ngay chiếc xe đi đầu, không cho một chiếc nào lọt khỏi trận địa. Tiểu đoàn 79 đánh ngay đoạn đích có ở trước mặt, tìm đánh trúng sở chỉ huy, vì đây là binh đoàn 100 rút chạy. Đánh không hết, ta liên tục tập kích, truy kích. Ngày 24 tháng 6 không xong, đánh tiếp sang ngày 25, 26 tháng 6. Trung đoàn nắm chắc đại đội dự bị, chuẩn bị tinh thần và đạn dược để đánh cả binh đoàn 42 khi chúng xuống đón binh đoàn 100".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:22:52 am »

* Từ 13 giờ đến 15 giờ 30:

- Trong lúc trung đoàn trao đổi, quyết định cũng là lúc địch tiếp tục cuộc hành quân (từ 12 giờ). Đài quan sát báo cáo lực lượng đi đầu có cả xe thiết giáp, xe công binh sau đó là xe vận tải chở người xen kẽ cùng đi, tốc độ chậm. Xe chạy trên đường, lính đi hai bên, có đoạn chúng mở rộng đội hình lên phía bắc đường. Cuộc rút chạy vẫn rầm rộ, ồn ào. Đài quan sát báo cáo các khẩu pháo 105 vẫn còn thấy bít nòng. Càng gần đến cuối Đắk Pơ, đường càng hẹp, bọn địch càng dồn ép, thúc nhau vượt nhanh, xe dồn lên, người bám sát. Những xe đi đầu đã vượt cầu Đắk Pơ, đoàn sau lại dồn lên, chúng không thể ngờ rằng toàn Trung đoàn 96 của ta đã được lệnh xuất kích lúc 12 giờ 30 và bộ phận chặn đầu đã sẵn sàng nổ súng.

- Do quyết tâm phải chặn ngay từ chiếc xe đi đầu, Tiểu đoàn 40 bố trí thêm một bộ phận nhỏ cách trận địa chặn đầu khoảng 200 mét bằng cách sẵn sàng những tàng đá to để khi có lệnh là lăn xuống đường làm chướng ngại vật chặn xe địch. Tiểu đoàn 40 gọi đó là bộ phận chặn đầu kép. Quả nhiên khi bộ phận tiền vệ của tiểu đoàn 520 ngụy vượt qua cầu Đắk Pơ thì 4, 5 xe công trình cũng nặng nề thúc lên theo và phía sau ba bốn xe thiết giáp (halftraek). Địch đang vượt qua khu vực chặn đầu của Đại đội 68 - Tiểu đoàn 40, Trung đoàn ra lệnh nổ súng.

- Ở đoạn Tiểu đoàn 40:

Tiếng súng của bộ phận chặn đầu vang lên, cối 82 của Trung đoàn, ĐKZ của các tiểu đoàn cũng nổ theo, nhằm thẳng các cụm xe, cụm địch đang xô đẩy nhau dưới mặt đường để tránh đạn. Có bộ phận dựa vào các thành xe, có bộ phận ép hẳn vào vách núi để tránh làn đạn cấp tập. Súng cối và ĐKZ của ta bắn khá chính xác. Lực lượng xung kích đã có bộ phận xuống mặt đường, đã có một hai xe vận tải bốc cháy.

Đại đội 3 và hai trung đội của Đại đội 68 đã xung phong xuống mặt đường, địch không dám đánh trả (bọn tiểu đoàn khinh quân ngụy), số sống sót bỏ chạy xuống phía nam đường. Một số vượt nhanh qua đoạn chặn đầu chạy thẳng về cứ điểm Mũi Nhung. Bọn này rút cục cũng bí lực lượng ta ở ngay sát cứ điểm Mũi Nhung gọi hàng, bắt làm tù bính. Số chạy xuống phía nam cũng bí mũi đối diện chặn đánh. Nếu tính cả bộ phận đối diện trên hướng Tiểu đoàn 79, bộ phận phía nam đường đã thực hiện đánh ngay phía sau đích diệt một số lớn và bắt trên 200 địch.

- Ở đoạn Tiểu đoàn 79:

Tiểu đoàn 79 có hai đại đội, vừa xuất kích, gặp ngay đoạn giữa của đoàn vận chuyển địch, đánh trúng ngay tiểu đoàn đi đầu của binh đoàn 100, có cả sở chỉ huy của binh đoàn. Bọn này chống cự quyết liệt. Dựa vào xe tăng, xe bọc thép chúng chặn các mũi xung kích của ta từ phía bắc đánh xuống, chúng dạt lên đồi và cố đưa xe tăng, xe thiết giáp lên khống chế, cố chặn các mũi xung phong của Đại đội 224, Đại đội 223 của ta. Vừa có lệnh xung phong, có mũi của Đại đội 224 đã vượt nhanh xuống đường. Một số thương vong. Các tiểu đội, trung đội vẫn bám địch, theo từng khu vực chia nhỏ chúng để tiêu diệt. Chiến sĩ mới chưa biết cách đánh xe tăng thì dại đội trưởng, tiểu đoàn phó đã đi sau hướng dẫn. Một hai xe tăng địch đã bốc cháy. Lừa cháy từ các xe vận tải, xe tăng càng thúc đẩy tinh thần chung, cả khối của Tiểu đoàn 79 ào ra. Đại đội 224 đã bắt được một số tù binh, Đại đội 223 đánh tan các bộ phận địch ngoan cố chống cự xung phong ra đường, liên lạc được ngay với Đại đội 224 và bộ phận đối diện. Địch vẫn chống trả khá mạnh nhưng bị động và lúng túng nhất là khi Đại đội 224 bắt được tên chỉ huy bị thương đang cố lẩn trốn xuống hướng nam. Đó là tên quan năm Barroux chỉ huy binh đoàn 100 Lúc này là 15 giờ 20 phút.

Tính đến 15 giờ 30 phút, toàn bộ quân địch lọt vào trận địa phục kích đã bị tiêu diệt hoặc chạy toán loạn. Xe tăng, thiết giáp, xe kéo pháo cháy ngổn ngang. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 79 báo cáo về Sở Chỉ huy Trung đoàn là đang hỏi cung tên chỉ huy binh đoàn 100. Chúng khai: “Quân Pháp đã rút chạy khỏi An Khê. Binh đoàn 100 đi trong đoàn vận chuyển này và cơ quan chỉ huy đã bị tan rã. Binh đoàn 42 sẽ xuống đón ở ngã ba Plây Bôn”.

* Từ 15 giờ 30 đến 18 giờ 30 phút:

Quân địch ở đoạn sau cũng đã dồn lên nhưng một phần không có chỉ huy, một phần bị hỏa lực ta chế áp, địa hình lại trống trải nên không chi viện được cho bọn bị đánh ở phía trước. Chúng hối thúc nhau co cụm lại, vừa đón số thương binh phía trước chạy về vừa chuẩn bị phản kích vào trận địa Đại đội 223 của ta. Chúng còn pháo, còn xe tăng và vẫn giữ liên lạc được với máy bay. Lúc này Đại đội 223, Tiểu đoàn 79 chỉ còn tại trận địa 25 đồng chí (vì còn phân tán đánh địch) cả chỉ huy, cả chiến sĩ đã bám chắc công sự đánh lại đợt xung phong của địch có cả pháo và máy bay chi viện (phản kích lần thứ nhất). Quân ta chờ địch đến gần, trung liên bắn từng đợt ngắn, lựu đạn, cối 60 bắn ngay vào những tốp địch ở gần, chúng bị thương vong một số nhưng vẫn ào ạt tiến lên. Đại đội trưởng phải xin tăng viện. Trung đoàn ra lệnh cho một trung đội của đại đội dự bí đến tăng cường cho Đại đội 223 nhưng trung đội này đã đi lạc.

Lúc này trung đoàn trưởng nhận định: ta đã đánh tan đoàn địch rút chạy trong đó có binh đoàn 100, nhưng địch còn bộ phận khá đông nằm ngoài trận địa phục kích ở phía sau. Lực lượng này có thể phản kích để mở đường rút chạy nếu chúng ta không giữ vững trận địa ở các mỏm đồi phía bắc. Vì vậy Trung đoàn phải vừa tiếp tục chỉ huy các lực lượng đánh bại các đợt phản kích của địch, vừa sẵn sàng truy kích địch ngay trong đêm, cố diệt thêm nhiều sinh lực địch hơn nữa. Từ quyết tâm đó, trung đoàn trưởng ra lệnh cho Tiểu đoàn 79 củng cố công sự ở các mỏm đồi đang chiếm lĩnh, hình thành các trận địa phòng ngự, lệnh tiếp cho hai trung đội, đại đội dự bị xuống tăng viện cho Đại đội 323, ra lệnh cho Tiểu đoàn 40 củng cố ngay một đại đội bộ binh để làm dự bị trung đoàn và cả hai tiểu đoàn cùng các đơn vị hỏa lực sẵn sàng truy kích địch.

Khoảng 16 giờ địch lại đánh vào trận địa Đại đội 223 lần thứ hai. Đại đội 223 vẫn kiên cường đánh trả địch, có bộ phận xuống mặt đường lục tìm lựu đạn, đạn nhọn và súng của địch để đánh địch. Mặt trời đã gần lặn, quân địch lại bị thương vong thêm một số, viện binh các hướng đến không có. Nhưng đến 16 giờ 30 phút địch lại tổ chức phản kích lần thứ ba, dùng khoảng một đại đội bộ binh có thiết giáp và bốn máy bay chi viện đánh vào trận địa ta. Lúc này, lực lượng dự bị ta đã đến kịp, liên lạc được với Đại đội 223 và cả hai phân đội cùng chặn đánh địch. Địch lại bị thương vong nhiều, buộc phải tháo chạy. Lần này chúng chạy thẳng xuống hướng nam. Đại đội 223 truy kích một đoạn ngắn.

18 giờ Tiểu đoàn 79 báo cáo về Trung đoàn, ta đã làm chủ hoàn toàn đoạn phục kích, đang ra lệnh cho Đại đội 223 xuống kiểm soát đoạn đích vừa co cụm. 18 giờ 30 trung đoàn trưởng ra lệnh cho các tiểu đoàn nắm lại tình hình các mặt, xóc lại lực lượng, sẵn sàng truy đuổi địch. Cơ quan tham mưu Trung đoàn điện, báo cáo về Bộ Tham mưu Liên khu. Qua điện đài, ta được thông báo binh đoàn 42 từ hướng Plây Ku xuống đã bị Trung đoàn 108 chặn đánh, không xuống đón binh đoàn 100 được. Tin này lại thúc đẩy thêm ý định truy kích địch ngay trong đêm của trung đoàn trưởng.

- Từ 20 giờ ngày 24 tháng 6 đến 12 giờ ngày 25 tháng 6:

Khu vực địch co cụm ở cuối đoạn vận chuyển vẫn còn tiếng súng nổ. trung đoàn trưởng phán đoán địch còn bám khu vực này để chờ viện binh. 20 giờ trung đoàn trưởng đi cùng lực lượng Tiểu đoàn 40 xuống tập kích khu vực còn lại của địch. Trinh sát ta đến nơi thì phát hiện địch đã rút chạy bỏ lại toàn bộ thương binh, xe pháo ngổn ngang. Trung đoàn trưởng ra lệnh cho Tiểu đoàn 40 lần theo dấu vết địch chạy, truy đuổi ngay trong đêm. Bộ phận đuổi địch đã gặp và đánh địch hai lần, bắt sống chỉ huy và cơ quan tham mưu tiểu đoàn 1, GM 100 và nhiều tên khác. Càng dò theo dấu vết địch chạy, càng thấy rõ chúng chạy theo hướng tây - bắc, lên hướng đèo Măng Yang. Tiểu đoàn 40 truy bám suốt đêm Và cả sáng 25 tháng 6 ta thu nhặt nhiều trang bị vũ khí và các đồ dùng quân sự địch bỏ lại. Khoảng 12 giờ ngày 25 tháng 6 trung đoàn trưởng ra lệnh chấm dứt cuộc lùng sục truy kích địch.

3. Thắng lợi.

Từ 8 giờ ngày 26 tháng 6, máy bay địch vẫn bay lượn và thả dù tiếp tế cho bọn địch bị thương đang co cụm ở đoạn cuối. Những chiếc dù hoa chở nước, đổ hộp và thuốc men rơi rải rác quanh trận địa, địch dùng loa từ máy bay kêu gọi xin được tiếp tế cho thương binh, xin bộ chỉ huy khoan hồng và Trung đoàn cũng nhận lệnh của Liên khu là Bộ chỉ huy Pháp ở Tây Nguyên xin cho đón thương binh ở chân đèo Măng Yang. Trung đoàn cũng được thông báo binh đoàn 42 do tên quan năm Sockel chỉ huy vẫn đang bị Trung đoàn 108 (do đồng chí Đoàn Khuê chỉ huy), chặn đánh ở ngã ba Plây Bôn. Trên mặt đường lúc này có nhiều phân đội của các Tiểu đoàn 79, 40 và của Trung đoàn kiểm soát chiến trường, có bộ phận quân y đi thu lượm và săn sóc thương binh địch. Bọn này hôm qua còn là địch, nay ta vẫn săn sóc giúp đỡ.

Trung đoàn trưởng và cơ quan Tham mưu Trung đoàn đi quan sát toàn bộ trận địa, từ khu vực chặn đầu đến đoạn địch co cụm, đếm tất cả được 375 xe các loại vừa bị cháy, bị hư hỏng cùng một số xe tăng thiết giáp vẫn còn ngổn ngang trên mặt đường. Kết quả chung: địch bị chết khoảng trên 500 tên, bị thương rải rác trên toàn khu vực khoảng 600 tên và bị ta bắt 800 tên (có cả tên quan năm Barraux chỉ huy GM 100). Số xe còn nguyên và bí hư hỏng ít là 229 chiếc, có một xe tăng còn nguyên vẹn, 18 pháo l05mm, và rất nhiều súng đạn các loại. Đây là cả gia tài của một tiểu khu và một bính đoàn cơ động của Pháp.

17 giờ ngày 25 tháng 6, trung đoàn trưởng cùng bộ phận cơ quan Tham mưu lấy ngay năm chiếc xe Jeep, bắt năm tên tù binh lái xe chở thẳng xuống tiểu khu An Khê. Tại đây đã gặp đại đội địa phương, Trung đoàn 120 cùng các phân đội dân quân và cán bộ huyện An Khê đang bố trí lực lượng canh gác, ổn định tình hình, tiếp xúc với dân tại chỗ. Cờ đỏ sao vàng đã kêu lên chính trung tâm tiểu khu An Khê .

Trung đoàn 96 đã hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt cánh quân đích rút chạy, tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 của Pháp và giải phóng tiểu khu An Khê.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:23:28 am »

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1. Lý luận và thực tiễn.


Chiến thuật phục kích, một chiến thuật tiến công lấy ít thắng nhiều. Nguyễn Trãi đã tổng kết: “Yếu đánh mạnh hay đánh bất ngờ, ít đích nhiều thường dùng mai phục”. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa đến nay đã có những trận phục kích thật lẫy lừng. Trong giai đoạn chống Pháp, hình thức chiến thuật mà bộ đội ta thường vận dụng đến độ thuần thục, thiện chiến thường là phục kích. Từ phục kích tại chỗ, đến vận động phục kích có chặn đầu khóa đuôi, có đối diện. Chiến thuật phục kích được phát triển theo sự phát triển của hành động địch, của quy mô chiến tranh. Địch đi bộ ta phục kích khác. Địch đi xe cơ giới, đi trên xe lửa ta phục kích khác. Tùy tình hình địch để thay đổi, bổ sung những biện pháp cụ thể cho phù hợp với thực tiễn.

Thông thường một trung đoàn có ba tiểu đoàn bộ binh có thể phục kích trên một đoạn đường dài khoảng 3, 4 ki-lô-mét, đoạn phục kích chủ yếu là đoạn ta phán đoán địch sẽ tập trung ở đấy, là lực lượng chủ yếu của địch, có cả chỉ huy. Đó là phần lý luận đã tổng kết, nhưng bản lĩnh của chỉ huy là phải vận dụng, tùy thuộc vào thực tế địa hình, quy luật hành quân của địch, tùy thuộc vào trình độ, khả năng chiến đấu của lực lượng ta mà quyết định. Trong trận phục kích Đắc Pơ của Trung đoàn 96, trung đoàn trưởng bố trí Tiểu đoàn 79 có hai đại đội bộ binh trên một đoạn phục kích chủ yếu đài 800 mét từ cầu Đắn Pơ về phía đông, ngược lại dùng cả Tiểu đoàn 40 (ba đại đội bộ binh) phục kích địch trên đoạn đường 400 mét về phía tây. Đây là sự vận dụng sáng tạo. Đoạn 800 mét, trận địa phục kích chủ yếu có địa hình lý tưởng cho việc tiến công địch từ phía bắc (trên cao) xuống. Khi địch bị chặn ở phía tây cầu Đắk Pơ thì đoạn này chính là chỗ địch bắn trả lại bộ đội ta ở độ tà dương, khó trúng đích mà ngược lại ta lại phát huy được đầy đủ các loại vũ khí, cả xung lực. Chính ở đoạn này Tiểu đoàn 79 đã bắt được viên chỉ huy GM 100, bắt sống một xe tăng còn nguyên vẹn. Hai đoạn phục kích của hai tiểu đoàn có độ dài ngắn khác nhau, nhiệm vụ có khác nhau còn phải xét đến trình độ và khả năng chiến đau của từng đơn vị phụ trách. Tiểu đoàn 79 tuy có hai đại đội bộ binh nhưng là hai đại đội chủ công của Trung đoàn, có dàn cán bộ tiểuđội trung đội, đại đội dạn dày kinh nghiệm, đánh công kiên cũng giỏi, đánh vận động cũng có rất nhiều kinh nghiệm. Giao nhiệm vụ cho Tiểu đoàn 79 đánh đoạn chủ yếu là rất phù hợp. Thực tế diễn biến đánh địch phản kích giữ vững trận địa đã chứng minh rõ. Đại đội 223 chỉ còn trong đội hình 25 đồng chí cũng vẫn kiên quyết đánh trả địch, lấy súng đạn địch để đánh địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Chiến tranh là trường học lớn để thử thách con người. Nghiên cứu lý luận để nắm chắc các nguyên tắc, các quy định là điều cần thiết nhưng vận dụng và thực tế cho phù hợp lại đòi hỏi tư duy sáng tạo của người chỉ huy, của cán bộ, đây là vấn đề quyết định. Thực hiện đúng những điều sách vở đã ghi chép có thể là đúng nhưng chưa phải là sáng tạo. Trận đánh Đắk Pơ, sử dụng lực lượng như vậy có thể đạt đến trình độ khá cao của tư tương lấy ít thắng nhiều. Ta chỉ có hai tiểu đoàn bộ binh, địch có một binh đoàn cơ động, cả lực lượng một tiểu khu, vũ khí trang bí đầy mình nhưng vẫn bị tiêu diệt, bị tan rã hoàn toàn. Ta lấy hai tiểu đoàn bộ binh đánh với sáu tiểu đoàn bộ binh địch có cả xe tăng thiết giáp và máy bay chi viện nhưng vẫn thắng. Đây là thắng lợi của lòng dũng cảm và sự vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn.

2. Cán bộ quyết định.

Trung đoàn 96 đã dàn xong thế trận. Địch đã cơ động, tiểu khu An Khê và CIM 100 đang rút chạy. Chúng đã tập kết ngay sát nách trận địa phục kích của Trung đoàn (cử điểm Cà Tung). Qua đài quan sát ta biết được lực lượng địch. Chúng có 5, 6 tiểu đoàn, có 18 khẩu pháo 105, có xe tăng thiết giáp và hàng ngàn vũ khí hiện đại các loại khác. Trên không lại có máy bay quan sát, khí nổ súng chỉ sau 20 phút đã có bốn máy bay phóng pháo bắn ngay vào đội hình ta. Trên đường chúng rút chạy vẫn còn cả một hệ thống đồn bót sẵn sàng phối hợp, đưa tiễn và ngay tại ngã ba Plây Bôn lại có GM 42 chờ đón. Chúng tuy là rút chạy nhưng vẫn ỷ vào số đông, ỷ vào trang bị vũ khí trong tay, ỷ vào con đường cơ động quen thuộc. Địch có nhiều cái mạnh mà chỉ có một cái yếu duy nhất là tinh thần. Cả bọn lính Pháp và lính ngụy đều bị tâm lý “phải rút chạy” đè nặng. Chúng lo sợ, e ngại nhưng lại nôn nóng muốn vượt nhanh đoạn đường nguy hiểm, muốn gặp ngay GM 42 để cùng dựa dẫm vào nhau kéo về Plây Ku. Còn Trung đoàn 96 lực lượng quá ít, vũ khí trang bị không nhiều, cả trung đoàn chỉ có một đại đội cối. Các tiểu đội chỉ có súng trường lựu đạn địch, tiểu liên, trung liên cũng không có nhiều... Như vậy căn cứ vào đâu mà trung đoàn trưởng dám hạ quyết tâm chặn đánh cả đoàn xe, chặn đứng ngay chiếc xe đi đầu? Và thực tế quyết tâm đó là đúng, một quyết tâm rất đáng giá. Phải chăng bên cạnh cái thế hiểm của một trận địa phục kích ở cầu Đắk Pơ ra, Trung đoàn còn có một đội ngũ cán bộ tiểu đội, trung đội đến tiểu đoàn, trung đoàn đều đã được thử thách rèn luyện. Tuy là một đơn vị mới tập hợp lại, nhưng phần đông các cán bộ chủ chốt đều là những bạn chiến đấu quen thuộc ở cùng một đơn vị, đã gắn bó tin cậy lẫn nhau. Từ đó trung đoàn trưởng chỉ cần nói ý định, phân tích thuận lợi khó khăn là cán bộ cấp dưới đã hiểu ý, đã đồng tình và kiên quyết chỉ huy, lãnh đạo đơn vị thực hiện. Chính là do sức mạnh của ý chí tập thể đó mà từ chủ trì của trung đoàn đến các đơn vị dưới, đã đánh giá đúng lực lượng và tính thần đích, đánh giá đúng quyết tâm của bộ đội ta, tin vào bản thân mình, tin vào đơn vị mình dám chặn đánh toàn bộ đoàn vận chuyển dịch. Thực tế diễn biến là cán bộ các cấp đã rất anh dũng, người trước ngã, người sau tiến lên, bị thương vẫn nằm lại trận địa, cùng đồng đội đánh địch đến chiến thắng hoàn toàn. Trong số các đồng chí hy sinh có nhiều cán bộ tiểu đội, trung đội, đại đội Chính là nhờ tác phong chiến đấu dũng cảm của cán bộ nên mặc dù chiến sĩ đa số là mới tuyển vào, từ dân quân du kích đôn lên, kinh nghiệm trận mạc chưa nhiều nhưng vẫn dám vận động tiếp cận dưới hỏa lực phi pháo của địch, vẫn dám dùng lựu đạn đánh gần với bọn lính Pháp cả da đen và da trắng, vẫn cùng cán bộ các cấp liên tục chiến đấu đánh ban ngày, truy kích đích suốt đêm và sau đó ba ngày (29 tháng 6 năm 1954) lại hành quân bôn tập bao vây cứ điểm Cheo Reo, tiến công địch cho đến khi có lệnh ngừng bắn (ngày 22 tháng 7 năm 1954).

Chiến sĩ có được tác phong chiến đấu dũng cảm là do có cán bộ lấy hành động của mình làm gương cho chiến sĩ, vừa động viên vừa giáo dục bằng chính tác phong chiến đấu của mình.

Rõ ràng, đối với quân đội ta, cán bộ quyết định thực sự là nguyên tắc muôn thuở.

3. Thời cơ và thế trận.

Trận phục kích ở Đắk Pơ tiêu diệt GM 100 là một dẫn chứng rõ nét của mối quan hệ của thời - thế trong hoạt động quân sự.

Vào một giai đoạn bình thường của chiến tranh, có thể không có một đồng chí trung đoàn trưởng nào dám dùng hai tiểu đoàn bộ binh với trang bị vũ khí không nhiều, không mạnh để tiến công tiêu diệt cả một GM (trung đoàn), có cả lực lượng một tiểu khu, đang  di chuyển bằng cơ giới. Nếu tạo được bất ngờ và hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi khác cung chỉ tiến công vào một đoạn của đoàn xe rồi nhanh chóng dứt chiến, cơ động đi nơi khác để tránh một cuộc phản ứng giải tỏa bằng máy bay, pháo binh và lực lượng cơ động ứng cứu của địch. Nhưng Trung đoàn 96 đã táo bạo và dũng cảm chặn đánh cả đoàn vận chuyển GM 100. Đó là Trung đoàn đã tận dụng được thời cơ chiến lược trên toàn chiến trường Đông Dương, quân Pháp đang hết sức hoang mang dao động sau chiến thắng Điện Biên Phủ của ta, sau những thất bại liên miên ở tất cả các hướng chiến trường và thực tế cuộc chiến tranh Việt - Pháp đang ở giai đoạn cuối, giai đoạn ngừng bắn theo Hiệp định Giơ-ne-vơ. Ở ngay chiến trường Tây Nguyên địch cũng đang ở vào thế bị động. Chúng không dám xua quân đi tiến công vùng tự do mà phải quay về giữ các tiền đồn, giữ các thị xã, thị trấn, các trục đường giao thông chính. Quân Pháp đang lo sợ thảm họa bị tiêu diệt lớn. Đây là thời cơ địch hoang mang giao động cực điểm, Trung đoàn 96 lại lợi dụng được thế hiểm của đoạn đường cầu Dân Pơ nên mặc dù lực lượng không nhiều, không ưu thế hơn địch mà vẫn giành thắng lợi giòn giã.

Có thời cơ, có thế trận tốt, chiến sĩ mới, cán bộ mới cũng lập được công to.

Lực lượng đông, có trang bị mạnh mà bị hãm vào đất hiểm, lại bị thời cơ chi phối thì kẻ địch dù là Pháp, hay kẻ thù nào khác cũng sẽ bị tiêu vong.

Trung đoàn 96 đã tận dụng được thời cơ, nhanh chóng hình thành thế trận, lợi dụng được thế hiểm và dựa vào thế trận đó để lấy ít thắng nhiều, phát huy được sức mạnh cao nhất để dám dùng một lực lượng ít hơn địch đánh tan một lực lượng đối phương lớn hơn ta gấp nhiều lần.

Đây là vấn đề cần suy ngẫm. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của nhân dân ta sau này vẫn còn đặc điểm lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh. Ta không thể chỉ đánh địch bằng sức mạnh, mặc dù là sức mạnh của cả nước đánh giặc mà phải dùng mưu kế, phải có nghệ thuật tạo ra thời cơ, chuyển hóa thế trận, tạo thế có lợi và kết hợp chặt chẽ với thời cơ. Khi đã có thời cơ thuận lợi, có thế trận vững chắc thì lực lượng của ta sẽ tăng lên gấp nhiều lần để đánh thắng địch. Trong chiến tranh là vậy thì trong nghệ thuật vận dụng chiến thuật cũng cần những suy nghĩ đó.

4. Chiến công Đắk Pơ mãi mãi được trân trọng.

Ngoài bản lĩnh tài giỏi của đội ngũ cán bộ toàn Trung đoàn, ngoài tinh thần chiến đấu dũng cảm và tác phong chấp hành mệnh lệnh, tác phong kỷ luật mẫu mực của chiến sĩ ta, trong trận này phong cách anh hùng của quân đội cách mạng cũng đã thể hiện rõ ràng. Ngay cả địch cũng phải công nhận điều đó. Trận này ta chiến thắng một đối phương có lực lượng đông, trang bị hiện đại nhưng tổn thất của ta không phải nhẹ. Trong thời gian chờ địch khi xung phong ra mặt đường, mặt đối mặt với quân địch, chiến sĩ ta tìm mọi cách, bằng mọi thủ đoạn để diệt địch bảo vệ mình đó là hành động tự nhiên phải có. Nhưng khi địch đã bị chặn đánh, kẻ bị thương, đứa bị giết, bị bắt thì bộ đội ta lại tỏ rõ  phong cách anh hùng thực hiện đúng lời Bác Hồ dạy, nhân đạo đối xử với tù binh, thương binh địch. Sáng ngày 25 tháng 6 năm 1954 ta không bắn máy bay thả dù tiếp tế của địch, ta vẫn cử người đi thu lượm và chăm sóc thương binh của chúng. Trong các ngày sau đó bộ đội ta đã giao trả thương binh cho địch. Đó là phong cách của quân đội cách mạng, phong cách Việt Nam. Hành động này đã được các sĩ quan tù binh Pháp xác minh, công nhận và họ đã rải rác công bố trên báo chí. Trận đánh của ta ở Đắk Pơ đã đạt được thắng lợi trọn vẹn cả về quân sự và chính trí .

Nghiên cứu trận đánh Đắk Pơ, học tập những kinh nghiệm, thấy được những cái hay, cái cao đẹp của trận đánh để suy nghĩ và vận dụng cho sau này đó là một việc cần làm.

Hãy nhớ lời khen của Bác Hồ về trận đánh này: “Các chú hoạt động có thành tích khá. Bác vui lòng thay mặt Chính phủ khen ngợi các chú và thưởng đoàn vừa thắng khá ở An Khê - Huân chương Kháng chiến hạng nhất”.

Hãy đọc lại tổng kết lịch sử của Quân khu 5:

“Trận Đấu Pơ, tiêu diệt hoàn toàn binh đoàn cơ động 100 là một trong những trận đánh mẫu mực về mưu trí, anh dũng, về đánh tiêu diệt gọn quân địch. Đắk Pơ mãi mãi là một trong những chiến công oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bên cạnh rất nhiều những trận đánh đạt hiệu suất cao của quân đội ta, trận đánh tiêu diệt ở Đắk Pơ thật sự là một trận đánh được trân trọng và ghi nhớ”.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:24:55 am »

LÀM ĐỊCH VẬN BẰNG CÔNG TÁC Y TẾ TẠI TRẬN ĐẮK PƠ

Đại tá - BS NGUYÊN CÔNG NGHIÊM, Nguyên Quân y trưởng Trung đoàn 96

Sau khi tiếng súng chấm dứt, Ban Chỉ huy Trung đoàn đã chỉ thị cho đồng chí Nguyễn Như Trinh, Trưởng ban địch vận của Trung đoàn đến trạm phẫu thuật. Chúng tôi đi thăm thương binh địch bị bắt, trong đó có viên quan năm Barrou, chỉ huy binh đoàn cơ động 100. Đồng chí Trinh giới thiệu tôi là y sĩ trưởng của Trung đoàn 96, đơn vị vừa đánh tiêu diệt binh đoàn của ông ta, đến thăm và khám vết thương cho ông. Viên quan năm vẫn ngồi im lặng, bên cạnh vẫn còn hai tên hầu cận thường ngày như trước đây. Đồng chí Trinh nói tiếp:

- Theo chính sách nhân đạo và bác ái của Hồ Chủ tịch và Chính phủ Việt Nam, Ban Chỉ huy Trung đoàn chúng tôi cử thầy thuốc đến thăm và khám vết thương cho ông.

Lúc bấy giờ Barrou mới ngẩng đầu lên, nét mặt tươi hẳn, nhưng vẫn tỏ thái độ lãnh đạm và có vẻ khinh thường nữa. Lúc bấy giờ tôi còn là một thanh niên tuổi hai mươi, mặc bộ bà ba đen, đội mũ bê-rê, vai mang xắc thuốc và  dụng cụ y tế, súng lục ngang hông. Tôi thấy cần phải thuyết phục y. Tôi bảo hai tên hầu cận ra ngoài, rồi trực tiếp nói chuyện với viên quan năm. Trong lúc đó đồng chí Trình đã đi làm nhiệm vụ của mình, chỉ nhắc nhở tôi: hãy làm công tác địch vận bằng chính công tác của mình, công tác y tế

- Chắc ông đã hiểu chức năng của tôi - Tôi nói với Barrou thẳng bằng tiếng Pháp mà nhiều năm qua chúng tôi rất ít dùng đến - Tôi đến đây hoàn toàn với tấm lòng nhân đạo của người thầy thuốc Việt Nam, để khám sức khỏe và chăm sóc vết thương của ông và đồng đội ông, hiện còn ở dưới sự kiểm soát của chúng tôi - Tôi tin chắc rằng với chính sách khoan hồng của Chủ tích Hồ Chí Mình và Chính phủ Việt Nam, sớm hay muộn các ông cũng sẽ được trao trả về với gia đình, vợ con đang nong đợi ông. Bây giờ đối với chúng tôi ông không phải là một quan năm đã chiến bại mà là một người lính đang bị thương... xem ông như một thương binh của chúng tôi.

Tôi thấy Barrou tỏ vẻ bối rối trước những lời có lý, có tình đó và đã xin lỗi tôi với thái độ thay đổi hẳn:

- Lúc đầu tôi không hiểu hết mọi việc và có phần mặc cảm, bây giờ tôi yêu cầu bác sĩ kiểm tra lại vết thương cho tôi.

Khi ấy tôi gọi các tên hầu cận vào và mời một viên quân y của Pháp đi theo. Tôi khám bệnh và xem lại vết thương, cho thay băng và hướng dẫn cách điều trị và thuốc men cần dùng, bắt đầu từ viên quan năm rồi lần lượt đến các tên khác.

Sau đó tôi bảo hai tên hầu cận của viên quan năm Barrou mời các viên quân y của Pháp đến. Tôi nói rõ mục đích của tôi, một quân y trưởng trung đoàn đến là để giúp họ trong công tác chuyên môn và điều trị vết thương của những người bị thương. Tôi dẫn các viên quân y của Pháp đì kiểm tra qua một lượt các lán trại để điểm các thương bính nặng. Tôi đã nhanh chóng phát hiện trong số nhân viên quân y này không có một y sĩ nào cả, mà chỉ có y tá trưởng phụ trách các tiểu đoàn và đơn vị phối thuộc. Nhưng không phải trong số họ ai cũng đều biết về ngoại khoa. Với một số thương binh nặng, tôi trực tiếp khám, thay băng, rửa lại các vết thương, kiểm tra lại các nẹp cố định băng bó các trường hợp bị gãy chân tay. Hai y tá trưởng của Pháp đi theo đã cẩn thận ghi chép các đơn thuốc mà tôi cho, nội dung hướng dẫn điều trị cho mỗi người.

Nhờ thông thạo ngoại khoa dã chiến và nói được tiếng Pháp, cho nên tôi đã nhanh chóng chinh phục cảm tình của những người lính quân y đối phương. Sau khi khám bệnh xong cho số thương binh nặng, tôi triệu tập tất cả y tá của Pháp lại, nêu một số ý kiến về công tác chuyên môn, về việc điều trị ngoại khoa mà tôi vừa thoáng thấy có điểm họ chưa nắm được. Một số viên quân y đã hỏi tôi những vấn đề mà họ nói chưa biết. Cũng có thể để thử khả năng của tôi về chuyên môn y tế. Với kinh nghiệm nghề nghiệp tôi đã giải đáp trôi chảy. Cuối cùng họ đã đề nghị cho phía Pháp được tiếp tế thuốc men và thực phẩm.

Buổi họp chuyên môn y tế ngay giữa chiến trường của những người làm công tác quân y hai bên kết thúc. Một số y tá trưởng Pháp đã phát biểu những lời cảm ơn xúc động: “Đây là một cuộc gặp gỡ hết sức bổ ích, có nhiều điều đáng học tập về chuyên môn. Nhưng trước hết chúng tôi xin cảm ơn về lòng nhân đạo bác ái của quân đội các ông, cảm ơn bác sĩ đã tận tình hướng dẫn công việc điều trị cho thương binh.”

Họ không quên nói lên nguyện vọng cuối cùng là được nhanh chóng hưởng lượng khoan hồng của Chính phủ ta để được trớ về với gia đình. Họ tranh nhau bắt tay tôi, nhiều người đã hô to: “Vive le président HỒ Chí Minh" (Hồ Chí Minh muôn năm) hai ba lần. Tôi cảm ơn họ đã biểu thị lòng kính trọng đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, với nhân dân Việt Nam. Tôi chúc họ mạnh khỏe mau được trở về đoàn tụ với gia đình.

Đây là buổi công tác đặc biệt chưa hề có với tôi suốt chín năm kháng chiến, lăn lộn nhiều chiến trường, tham gia nhiều trận đánh. Tôi thấy rõ hơn tác dụng của công tác địch vận, của công tác tuyên truyền, vận động, tranh thủ binh lính địch. Chiến thắng tiêu diệt binh đoàn cơ động 100 cùng với những việc làm cụ thể thiết thực của ta, trong đó có công tác y tế, đã nhanh chóng chinh phục được tình cảm của những người hôm qua còn là đối phương quyết liệt một mất, một còn của nhau. Tin rằng những người lính và sĩ quan Pháp đó sẽ hiểu đúng về cuộc chiến đấu của quân và dân ta.

Sau khi tôi báo cáo, Ban Chỉ huy Trung đoàn đã điện đề nghị với Bộ Chỉ huy mặt trận cho phép quân Pháp tiếp tế thuốc men và lương thực để điều trị cho thương binh của họ. Bộ chỉ huy quân Pháp không thể không chấp nhận chủ trương đầy tính nhân đạo của ta. Mỗi ngày có hai chuyến máy bay trực thăng từ Plây Ku hạ cánh ngay trên đường 19 tại những địa điểm ta qui định vào giờ giấc ta cho phép. Tín hiệu là một lá cờ hồng thập tự lớn được trải giữa đường 19, con đường mới hôm qua còn đẫm máu của quân đội viễn chính Pháp. Hai ngày sau, nó đã trở thành con đường thể hiện chính sách nhân đạo của ta. Chính đồng chí Nguyễn Như Trinh, đã vận động những tù binh ngụy trong binh đoàn cơ động 100 lái trên 200 chiếc xe chiến lợi phẩm đưa vào rừng cất cho ta để tránh máy bay địch đến oanh tạc phá hủy.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2010, 12:09:21 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:25:56 am »

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ “LẤY ÍT ĐỊCH NHIỀU” TRONG TRẬN PHỤC KÍCH ĐẮK PƠ

Trung tướng - TS ĐÀO VĂN LỢI, Giám đốc Học viện Lục quân (Đà Lạt)

Nguyễn Trãi, nhà chính trị - quân sự lớn của dân tộc ta đã tổng kết chân lý: “Yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ, ít địch nhiều, thường dùng mai phục”. Lấy ít địch nhiều trở thành quy luật tất yếu của một nước nhỏ phải chống lại một nước lớn, là sự đúc kết tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự truyền thống của dân tộc Việt Nam. Trận vận động phục kích Đắk Pơ của Trung đoàn bộ binh 96, Liên khu 5 tiêu diệt binh đoàn cơ động số 100 của quân viễn chinh Pháp đã thể hiện khá rõ nét tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Chúng ta đều biết, tư tưởng “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” là tư tưởng chỉ đạo về mặt chiến lược, song ở từng điều kiện cụ thể vẫn có thể vận dụng vào cấp chiến thuật. Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã từng nói xây dựng quân đội thì “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” nghĩa là quân không cần đông mà cần tinh nhuệ. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chỉ rõ; phải xây dựng quân dội có số lượng thích hợp, có chất lượng cao, có tổ chức hợp lý, quân đội phải “tinh”, sức chiến đấu phải mạnh. Ngày nay chúng ta thường nói “lấy chất lượng cao thắng số lượng đông”. Muốn lấy ít địch nhiều thì yếu tố chất lượng quân đội là điều tối quan trọng.

Ở trận Đắk Pơ so sánh tương quan lực lượng hai bên: Trung đoàn bộ binh 96 thực tế chỉ có hai tiểu đoàn bộ binh và một đại đội địa phương, có sáu khẩu cối 81 mm, bốn khẩu ĐKZ, 11 khẩu SKZ (60 mm). Trong khi đó đối tượng tác chiến là binh đoàn cơ động số 100 (GM 100) có: năm tiểu đoàn bộ binh (Gồm hai tiểu đoàn Âu Phi, một tiểu đoàn lính ngụy Cam-pu-chia, một tiểu đoàn chủ lực ngụy, một tiểu đoàn lính địa phương), một tiểu đoàn pháo lựu 105 mm và một chi đội thiết giáp. Như vậy, lực lượng địch đông hơn ta về số đơn vị gấp 2,5 lần, đặc biệt có hỏa lực ấp đảo, sức cơ động cao.

VÌ SAO CHÚNG TA GIÀNH THẮNG LỢI LỚN?

Trước hết phải nói đến yếu tố chất lượng của Trung đoàn bộ binh 96. Mặc dù là Trung đoàn mới thành lập, song các tiểu đoàn đều có tinh thần và ý chí chiến dấu của cán bộ, chiến sỹ ta rất cao, lại được động viên cổ vũ bởi chiến thắng Điện Biên Phủ “Chấn động địa cầu” tiếp sức. Ngược lại, GM 100 của quân Pháp tuy là tinh nhuệ nổi tiếng, song tính thần ý chí đang sa sút vì thất bại chiến lược chúng đông mà không mạnh.

Trình độ chỉ huy tác chiến của bộ đội ta thời kỳ cuối chiến tranh đã được tôi luyện nhiều. Cán bộ Trung đoàn bộ binh 96 là những đồng chí chỉ huy dạn dày kinh nghiệm qua suốt chín năm kháng chiến. Ta không có không quân, xe tăng, pháo lớn, chỉ đánh bằng vũ khí mang vác, ta vẫn chiến thắng quân địch có ưu thế cả về sinh lực lẫn binh khí kỹ thuật.

Hai là: ta biết tận dụng triệt để thế chiến lược tạo ra.

Chiến thắng Điện Biên Phủ, như “tiếng chim báo bão” đánh dấu sự thất bại về chiến lược của quân đội Pháp trên chiến trường Đông Dương, chính Điện Biên Phủ cùng với các hoạt động trên khắp cả nước đã thu hút nhiều lực lượng cơ động của quân đội Pháp, không cho chúng tập trung lực lượng để đối phó với ta ở Trung Bộ và Tây Nguyên. Thắng lợi Điện Biên Phủ càng làm cho thế trận của địch tan vỡ, . tinh thần hoang mang, dao động cực độ.

Ở Tây Nguyên do bì thất bại liên tiếp ở Bắc Tây Nguyên, cộng với tác động rung chuyển của Điện Biên Phủ, buộc quân đội pháp phải rút bỏ một số vị trí về phòng ngự ở các thị xã, quận lỵ. Lực lượng ở An Khê (binh đoàn cơ động số 100) có quân số đông, nhiều xe cộ và vũ khí, nhưng tinh thần bị dao động, trong trạng thái chờ rút lui, dẫn đến sức chiến đấu kém. Đó là lợi thế cơ bản của trận Đắk Pơ.

Ba là: muốn”lấy ít địch nhiều”, thường phải đánh bất ngờ - bất ngờ và hiểm hóc, là lơi thế rất quan trọng của trận phục kích Đắk Pơ.

Trung đoàn bộ binh 96 đã lựa chọn đoạn phục kích vào địa hình khu vực cầu Đắk Pơ là nơi vô cùng hiểm trở, rất bất lợi cho địch cơ động qua. Bởi lẽ: một bên núi cao, một bên vực sâu, mặt đường hẹp độ dốc lớn, cua ngoặt gấp. Địa thế có lợi cho tổ chức chặn đầu, khóa đuôi, triển khai lực lượng bí mật, từ trên cao đánh xuống tiếp cận mặt đường nhanh, thực hành các thủ đoạn chiến đấu, chia cắt, diệt địch. Đây thực là thế “hổ vồ mồi” sẵn sàng “chộp” địch trong thế hoàn toàn bất ngờ, khó triển khai chống đỡ, thoát ly công sự, rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”. Nên dù có quân đông, nhiều súng, sức cơ động nhanh vẫn bị tiêu diệt. Trung đoàn bộ binh 96 đã mưu trí lựa chọn nơi địa hình thiên hiểm để lập thế ta phá thế địch, nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của đơn vỉ để đánh thắng địch.

Bốn là: để thực hiện được tư tướng “lấy ít địch nhiều” phải liên tục chuyến hóa thế trận linh hoạt.

Chuyển hóa thế trận, là làm thay đổi thế trận cho phù hợp với tình hình hoặc ý định tác chiến mới. Chuyển hóa thế trận có thể thực hiện trước khi bát đầu hoặc trong quá trình tác chiến.

Chuyển hóa thế trận nhằm làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch, tạo thế và lực mới hơn đích để giành thắng lợi.

Chuyển hóa thế trận có thể: điều chỉnh tổ chức, thay đổi vị trí bố trí lực lượng, hướng tiến công, thủ đoạn là hình thức chiến thuật.

Trong trận phục kích Đắk Pơ thấy trước sự tan ra nhanh chóng và bỏ chạy cua lực lượng còn lại, chỉ huy Trung đoàn bộ binh 96 đã chủ động nhạy bén tổ chức lực lượng sẵn sàng chuyển sang truy kích. Vì vậy khi thời cơ đến, mặc dù trời tối, rừng rậm, tiểu đoàn bộ binh 40 vẫn liên tục chiến đấu truy kích địch. Tạo nên thế và lực mới làm thay đổi tương quan lực lượng: ta ít trở thành nhiều, yếu thành mạnh; địch đã yếu càng yếu hơn và nhanh chóng bị tiêu diệt. Kết quả: khi truy kích ta đã tiêu diệt một số tên, bắt 400 tên (trong đó có toàn bộ chỉ huy tiểu đoàn bộ bính 1 của GM 100). Chứng tỏ Trung đoàn bộ binh 96 đã vận dụng chuyển hóa thế trận rất linh hoạt, để thực hiện có hiệu quả nghệ thuật “lấy ít địch nhiều” trong trận Đắk Pơ.

Từ những nguyên nhân trên, khẳng định Trung đoàn bộ binh 96 đã tận dụng triệt để thế chiến lược, chiến dịch và thế của địa hình, phát huy cao độ ưu thế chính trí tinh thần của bộ đội, vận dụng sáng tạo cách đánh, thực hiện bao vây chia cắt, liên tục tiến công, chuyển hóa linh hoạt các hình thức chiến thuật để tiêu diệt địch có quân số đông hơn nhiều lần và giành thắng lợi vang dội.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai, đối tượng tác chiến của ta là kẻ địch được trang bị vũ khí công nghệ cao, nhưng chúng là quân đội xâm lược, chiến đấu vì mục đích phi nghĩa, do vậy tinh thần chiến đấu dễ bị dao động. Ta chiến đấu trong thế trận chiến tranh nhân dân được chuẩn bị từ thời bình, cán bộ chiến sĩ thông thạo địa hình là điều kiện thuận lợi để tiếp tục nâng cao trình độ vận dụng tư tưởng “lấy ít địch nhiều" trong chiến đấu phục kích.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:27:20 am »

NGHỆ THUẬT LẬP THẾ TRẬN TRONG TRẬN PHỤC KÍCH ĐẮK PƠ CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 96

Đại tá - TS PHẠM QUỐC VĂN, Chủ nhiệm Bộ môn Khoa Chiến dịch - Học viện Lục quân (Đà Lạt)

Trong lịch sử kháng chiến chống Pháp, quân đội ta đã vận dụng chiến thuật phục kích rất phổ biến, giành nhiều thắng lợi với hiệu suất chiến đấu cao và đã trở thành cách đánh truyền thống của quân đội ta. Trong đó trận Đắk Pơ ngày 24 tháng 6 năm 1954 của Trung đoàn bộ binh 96 là trận vận động phục kích, đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất, giành thắng lợi vang dội, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở chiến trường Tây Nguyên, góp phần đánh bại ý chí xâm lược của quân đội viễn chinh Pháp. Là thế hệ kế tiếp, với năm mươi năm nhìn lại, xin trình bày một số suy nghĩ bước đầu về nghệ thuật lập thế trận của trận đánh lịch sứ này.

Lập thế trận phục kích gồm nhiều yếu tố, trong đó có ba yếu tố cơ bán là: chọn địa điểm, xác định đoạn phục kích và bố trí lực lượng phục kích.

1. Chọn địa điểm

Đường 19 là đường huyết mạch từ đồng bằng ven biển lên Tây Nguyên, nhưng do lực lượng có hạn nên địch chỉ có thể chiếm đóng thị trấn An Khê và một số đồn bót nhỏ trên trục đường 19 như Xà Huống, Hà Tam, Cà Tung, Mũi Nhung, Măng Yang. Trung đoàn 96 đã chọn khu vực Đắk Pơ là trung điểm trong đoạn Cà Tung - Mũi Nhung và cũng là trung điểm giữa An Khê - Măng Yang. Chọn vị trí Đắk Pơ trận đánh sẽ có những thuận lợi:

Một là, với khoảng cách từ An Khê - Đắk Pơ trong điều kiện lực lượng vũ trang địa phương hoạt động khá mạnh, địch phải cơ động mất từ 5 đến 6 giờ, trung đoàn sẽ có thời gian tiến hành công tác tổ chức chuẩn bị; mặt khác với đoạn đường dài từ sáu đến bảy ki-lô-mét địch cũng bộc lộ những điểm mạnh, yếu trong khi hành quân, qua đó trinh sát trung đoàn có thể nắm bắt được.

Hai là, nếu bị đánh thì lực lượng của địch ứng cứu chi viện từ Cà Tung hay Mũi Nhung đều có khoảng cách như nhau là sáu đến bảy ki-lô-mét nên dễ ỷ lại, đùn đẩy cho nhau, nên sự chi viện, ứng cứu không có hoặc kém hiệu quả.

2. Xác định đoạn phục kích

Do ý nghĩa của đường 19 nên ta và địch thường xuyên tranh chấp quyết liệt. Mỗi khi phải hành quân hoặc vận chuyển tiếp tế, địch phải tổ chức lực lượng đưa, đón hộ tống chặt chẽ, tuy vậy vẫn bị lực lượng ta chặn đánh liên tục, chỉ tính riêng trong tháng 4 năm 1954 địch đã tám lần bị chôn đánh trên đoạn đường từ An Khê đến Măng Vang. Vì vậy cả ta và địch đều hiểu rõ rõ địa hình, giá trì chiến thuật của từng đoạn đường, từng quả đồi, từng khe suối.

Đoạn phục kích được xác định, đoạn chặn đầu tây cầu Đắk Pơ khoảng 400 mét; đoạn phục kích chủ yếu và khóa đuôi đông cầu Đắk Pơ 800 mét. Đối với địch đoạn đường cầu Đắk Pơ là cửa tử kinh hoàng. Phía Cà Tung đi lên vừa hết dốc đã tụt xuống ngay cầu Đắk Pơ vừa lên dốc vừa phải uốn lượn nhiều khúc bởi các mỏm đá nhô ra sát đường. Đây là đoạn đường chạy kẹp giữa các điểm cao, phía bắc là mỏm 1 và mỏm 2, phía nam là mỏm 5, cả hai bên đường đều có ta-luy cao từ một đến hai mét, các đồi trên là những điểm cao có độ dốc không quá lớn, có thể dấu quân, cơ động bí mật triển khai chặn đánh địch rất thuận lợi. Nếu bị chặn thì đội hình địch phải dừng ngay và bị chia cắt nhỏ, địch không thể triển khai, chỉ có thể đối phó tại chỗ, cơ giới không thể cơ động được mà ngay xung lực cũng khó khăn, vì cả phía bắc và nam đường đều có lực lượng đối phương chiếm giữ, đoạn đường ngắn này phải hứng chịu mật độ hỏa lực lớn và thực sự trở thành túi lửa. Đoạn đường tây cầu Đắk Pơ là một đoạn chặn đầu lý tưởng, có giá trị chiến thuật cao, vừa có thế chặn, thế đánh, thế giữ, vừa tận dụng đặc điểm địa hình, lăn những tảng đá lớn xuống chặn đường, hỗ trợ thêm cho sự chiếu hụt hỏa lực diệt xe cơ giới của Trung đoàn.

Đoạn phục kích chủ yếu, được xác định đông cầu Đắk Pơ khoảng 800 mét. Từ phía Cà Tung về Măng Yang phải lên dốc khoảng 400 mét rồi lại xuống dốc 400 mét. Phía bắc đoạn đường là dãy đồi gồm mỏm 3 và mỏm 4 song song với đoạn đường. Tiếp giáp với mỏm 3 và mỏm 4 về phía bắc à một yên ngựa rồi tới một đồi nhỏ có rừng cây kín đáo, hình thành một khu vực tập kết thuận lợi và là một bàn đạp tốt đánh vào sườn đội hình hành quân của địch. Đặc biệt mép đường phía bắc là một ta-luy cao từ hai đến ba nét chạy suốt chiều dài dãy đồi, vì vậy toàn bộ đội hình của Tiểu đoàn bộ binh 79 khi vận động xung phong đều được che khuất, che đỡ, địch ở mặt đường không thể quan sát hoặc dùng hỏa lực bắn thẳng sát thương được. Khi đến vị trí triển khai đánh địch ta lại ở thế cao áp đảo, lựu đạn hoặc thủ pháo chỉ cần tác động một lực nhỏ, tận dụng độ dốc cũng có thể lăn xuống mặt đường sát thương địch, với các loại hỏa khí đều có thể phát huy tác dụng tối đa, khi xung phong ta ở thế đứng trên đầu thù đánh hất địch xuống phía nam đường.

Phía nam đường là sườn dốc tụt xuống thấp bởi thung lũng kéo dài suốt đoạn phục kích, nam thung lũng là mỏm đồi 6, địa hình không cao và thoải dần phía nam. Nếu lọt vào trận địa phục kích này, địch chỉ còn đối phó tại chỗ, lên không được mà lui cũng không xong, địch chỉ có thể tháo chạy, lẩn trốn về phía nam.

Tóm lại, với địa hình như trên là đoạn phục kích khá lý tưởng. Đặc biệt là đoạn chặn đầu, vừa có thể ngăn chặn địch từ hướng An Khê về, vừa có thế chặn địch từ hướng Măng Yang tới. Một khu vực địa hình có thể chỉ sử dụng một lực lượng không nhiều, hỏa lực không mạnh lắm vẫn có thể ngăn chặn được địch, kìm giữ địch. Đoạn tập trung diệt địch có thể bí mật dấu quân, cơ động lực lượng khi triển khai đánh địch ở thế có lợi vượt trội hơn địch. Tuy nhiên địa hình đông cầu Đắk Pơ không thuận lợi cho tổ chức bố trí triển khai bộ phận khóa đuôi, nhưng Trung đoàn 96 đã khéo tổ chức bố trí lực lượng tiêu diệt địch, hoàn thành nhiệm vụ.

3. Bố trí lực lượng

Thông thường lực lượng là cơ sở vật chất của thế, có lực lượng nhất định mới hình thành thế; lực lượng càng mạnh càng có khả năng tạo ra thế mạnh. Nhưng điều quan trọng hơn là lực lượng ấy được tổ chức bố trí, triển khai như thế nào? Trên địa hình nào? Ở thời cơ chiến dịch, chiến lược như thế nào? Trung đoàn 96 đã nhận thức được tình thế của chiến tranh sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đánh giá đúng ảnh hưởng to lớn, sự tác động sâu sắc của chiến thắng Điện Biên Phủ đến thế trận trên chiến trường của các quân khu, các địa phương trong cả nước, nhận rõ tính thần hoang mang, dao động của địch ở An Khê và sức chiến đấu giảm sút của chúng. Vì thế trung đoàn trưởng và cơ quan chỉ huy đã có sự vận dụng hết sức táo bạo, sáng tạo đúng đắn trong tổ chức sử dụng lực lượng, khác hẳn cách tổ chức sử dụng lực lượng ở trận Bông Lau - Lũng Phầu hoặc các trận phục kích khác. Trung đoàn 96 đã tận dụng tối đa thế và thời cơ, biến thế và thời cơ thành sức mạnh chiến đấu làm chuyển hóa tương quan sức mạnh chiến đấu giữa ta và địch có lợi cho ta.

Trung đoàn 96 nhận định, trong thế bị động, địch sẽ rút bỏ An Khê về Plây Ku. Quyết tâm của trung đoàn là chặn đánh cá đoàn xe và nhận đỉnh địch chủ trương mớ đường rút là chính, vì thế lực lượng đi đầu của địch sẽ mạnh, tâm lý địch không muốn đánh nhau, mà chỉ hướng về Plây Ku. Nếu bị chặn lại thì mọi nỗ ]ực của địch là tập trung đánh bật chốt chặn đầu, mớ đường rút chạy. Mặt khác trung đoàn cũng được biết còn có địch từ Plây Ku xuống đón, vì thế lực lượng chặn đầu của Trung đoàn có khả năng vừa phải đối phó với đích từ An Khê về vừa phải đối phó với địch từ Măng Yang xuống. Vì vậy, Trung đoàn tập trung lực lượng Tiểu đoàn bộ binh 40 làm lực lượng chặn đầu ở tây cầu Đắk Pơ, bố trí lực lượng cả ở mỏm 1, 2 và 5, đánh địch trên đoạn đường khoảng 400 mét.

Phía đông cầu Đắn Pơ là khu diệt địch chủ yếu, dài 800 mét, Trung đoàn đã sử dụng Tiểu đoàn bộ binh 79 (thiếu một đại đội) vừa làm lực lượng tiến công tiêu diệt địch, vừa ngăn chặn địch từ phía sau phản kích lên. Tiểu đoàn 79 là đơn vị chủ công có nhiệm vụ đánh vào giữa đội hình địch, tiêu diệt sở chỉ huy địch, mặc dù lực lượng của địch ở phía sau còn rất lớn, nhưng tinh thần hoang mang, lại mất chỉ huy nên phản ứng yếu ớt, Trung đoàn đã thực hiện được ý định tập kích, truy kích địch trong đêm 24 và ngày 25 tiêu diệt triệt để quân địch.

Do nhận định, khi bị tiến công địch sẽ giạt xuống phía nam đường lẩn trốn, mặc dù có rất ít lực lượng, trung đoàn vẫn sử dụng một bộ phận làm lực lượng đối diện, bố trí ở mỏm 5 và 6. Riêng lực lượng ở mỏm 5 vừa là đối diện đồng thời cũng là lực lượng tham gia tiến công đánh địch trên đoạn tây cầu Đắk Pơ ngay từ đầu.

Nhìn chung cách tổ chức bố trí, sử dụng !ực lượng của Trung đoàn 96 trong trận Đắk Pơ rất sáng tạo, táo bạo, có tính khoa học cao, thể hiện tầm nhìn rộng, nghiên cứu, xem xét một cách toàn diện. Khi phân tích tương quan lực lượng, không dừng lại ở số liệu quân số, vũ khí, trang bị thông thường, người chỉ huy và cơ quan tham mưu biết tận dụng thời thế của chiến tranh, biến thời thế thành sức mạnh vật chất để đánh địch giành thắng lợi. Tuy vậy, nếu lực lượng dự bị của Trung đoàn bố trí ở phía sau Tiểu đoàn bộ binh 79 thì cơ động bước vào đánh địch kịp thời hơn.

Trận phục kích Đắk Pơ của Trung đoàn bộ binh 96 là một trận phục kích đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất trong những trận phục kích. Những gì mà Trung đoàn bộ binh 96 đạt được thực sự là một kỳ tích, là một dấu son chói sáng trong nghệ thuật lập thế trận phục kích của quân đội ta. Tuy trận đánh diễn ra cách đây gần 50 năm, nhưng những đóng góp về nghệ thuật quân sự, tinh thần dũng cảm, táo bạo, sự vận dụng sáng tạo, đúng đắn của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 96 là rất đáng trân trọng, là bài học lớn cho các thế hệ tiếp sau.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2010, 09:33:34 am »

CÁI CHẾT CỦA MỘT BINH ĐOÀN CƠ ĐỘNG

BERNARD FALL

ĐOÀN VĂN NGHỆ và TẠ XUÂN LINH dịch


Bernard Fall vốn là nhà báo, nhà văn Pháp, nổi tiếng trong những thập kỷ 50 và 60 với những tác phẩm về Đông Dương, chủ yếu về Việt Nam (Hai nước Việt Nam; Việt Minh; Chiến tranh Đông Dương 1946-1954...). Về sau B.Fall sang Mỹ, viết cho các báo Mỹ; sang Việt Nam đưa tin về các hoạt động của quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam. B.Fall đã trở thành người đưa tin có thẩm quyền và thế lực về vấn đề Việt Nam. Năm 1962, đã sang thăm Hà Nội và được lãnh đạo của ta tiếp. Năm 1966 trong chuyến đi đưa tin truyền hình cuộc hành quân của lính thủy đánh bộ Mỹ trên “con đường không vui” (Quốc lộ 1 đoạn Quảng Trị - Thừa Thiên) xe bị trúng mìn và ông ta đã chết tại chỗ.

Chính giới Mỹ thương tiếc, Thượng viện Mỹ đã tổ chức truy điệu B.Fall. Hai mươi tám thượng nghỉ sĩ đã đọc điếu văn.

Bài viết sau đây “Cái chết của một Binh đoàn cơ động”, (La mortd'un groupement mobilé) là một chương trong cuốn sách “Guerre d'indochine 1946-1954”, lần tái bản thứ hai được mang tên: “Chiến tranh Đông Dương - Pháp năm 1946-1954, Mỹ năm 1957”.

Do vị thế của mình, tác giả đã có được những tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Pháp và được tiếp xúc với nhiều sĩ quan cao cấp, kể cả những người chỉ huy binh đoàn đã bị tiêu diệt, thu thập được nhiều tài liệu chưa phổ biến. Trích đăng bài viết của Bernald Fall xem như một “nhân chứng” từ phía bên kia nhằm giúp cho việc đánh giá, chiến thắng tiêu diệt bình đoàn cơ động 100 của Pháp ở Bắc Tây Nguyên năm 1954 đầy đủ hơn.

-----------------------
… Điện Biên Phủ thất thủ ngày 7 tháng 5 năm 1954; nhưng rất sớm trước khi tập đoàn cứ điểm sụp đổ, cuộc tiến công của quân Việt Minh đã phát triển trên nhiều mặt trận và nhất là trên cao nguyên phía nam (Tây Nguyên). Đó là quãng ngắn nhất trên trục đường Bắc - Nam chạy qua, không quân khó mà kiểm soát hay ném bom.

Nếu cộng sản tăng cường thâm nhập Tây Nguyên thì Hạ Lào mất, nước Cam-pu-chia thanh bình sẽ bị Việt Nam xâm lăng; hơn thế nữa những đầu cầu quan trọng của Pháp - Việt bờ bể Trung Bộ, từ Đồng Hới đến Huế, Đà Nẵng và Nha Trang sẽ bị uy hiếp trực tiếp.

Nhằm tăng cường lực lượng phòng thủ Điện Biên Phủ và để ngăn chặn sự tiến quân không tránh khỏi của quân địch xuống đồng bằng sông Hồng, Bộ chỉ huy quân Pháp buộc phải rút bớt từ vùng cao nguyên phần lớn các binh đoàn cơ động đã tác chiến ở đó và trao việc phòng giữ cho đơn vi chiếm đóng, cho sư đoàn sơn chiến thứ 4, những đơn vị biệt kích nhỏ hoạt động trong rừng. Binh đoàn cơ động Việt Nam (ngụy) số 11 đảm nhận việc phòng giữ An Khê, nhưng chỉ có tiềm lực tiến công hạn chế. Tất cả sức mạnh phòng giữ đè nặng lên binh đoàn cơ động 100 (GM 100) một binh đoàn chiến đấu có sức cơ động hành quân cao và hỏa lực mạnh.

… GM 100 là một trong những đơn vị xuất sắc nhất sức cơ động và hỏa lực mạnh cũng là một trong những đơn vị nặng nề nhất. Rường cột cho trung đoàn này gồm những binh sĩ lão luyện của tiểu đoàn quân Pháp ở Triều Tiên...

… Quân số của GM được nâng lên 3.498 người. Trang bị tốt và thể lực tuyệt diệu, những lính chiến cũ ở Triều Tiên đã trải qua năm tháng nghỉ ngơi, binh đoàn đã trở thành một đơn vị hoàn thiện sẵn sàng đương đầu với kẻ thù, ngay sau đó.

GM 100, trong địa ngục.

… Lúc 14 giờ ngày 24 tháng 6 năm 1954. GM 100 đã rời cây số 14 chậm rãi đi qua miền rừng núi cao nguyên Nam Đông Dương.

Lúc 14 giờ 5 phút máy bay Mô-ran của GAO báo về phát hiện thêm một chướng ngại vật bằng các đống đá rải ngay đường ở cây số 15, nhưng không phát hiện được dấu hiệu gì khả nghi xung quanh. Nhân viên điều hành của sở chỉ huy trả lời cụt lủn “Biết rồi”. Số mệnh của GM 100 đã thật sự chấm dứt từ đây.

Đi đầu đoàn xe là tiểu đoàn dã chiến hành động thận trọng và chính xác, ở đoạn rộng của đương, lính tiểu liên Mát 49 khom khom trong tư thế bắn (súng ở khuỷu tay, với động tác đơn giản có thể bắn được ngay) hàng người tiến theo hàng dọc hai bên đường. Quân Pháp và quân Cam-pu-chia này biết cặn kẽ nghề lính, họ biết làm những gì cần thiết để cứu đơn vị khỏi bị tiêu diệt.

Quá cây số 15 một ít, đường cái thoát ra khỏi rừng dày, khởi đầu là một vòng cung lớn đi về hướng tây trong bình nguyên đầy bụi bờ và dày đặc cỏ voi, có chỗ cao hai mét. Một làn gió nhẹ lượn uốn đám xanh, vàng ấy, bên trong không gì lay động, không có linh hồn sống cũng như chim chóc.

Đại úy Léoujon, đại đội trưởng đại đội 1 tiểu đoàn dã chiến dừng lại bên trái đường và ngắm nghía bình nguyên, tất cả biểu hiện yên tĩnh.

Léoujon gặp Muller, tiểu đoàn trưởng và nói: “Khoảng đất này làm tôi lo quá, là nơi lý tưởng nếu quân Việt Minh có ý định xông vào chúng ta. Nó giành cho họ hỏa lực tuyệt vời những đường lui quân tốt trở về rừng và che kín họ đối với sự quan sát của không quân. Tôi muốn thám sát để xem lời giải đáp của chúng ta về vấn đề nan giải này”.

- Léoujon, thẳng thắn mà nói, tôi đồng ý với anh, nhưng thám sát vào sâu thì chúng ta không có thời giờ. Nếu anh làm việc đó thì tôi bắt buộc sẽ tách đại dội 3, đại đội 4 để chi viện cho anh và tất nhiên đoàn xe sẽ bị suy yếu.

- Thôi được, chúng ta chẻ đôi quả lê vậy, Léoujon nói, thay vì đi theo đường cái với đại đội của mình, tôi sẽ băng xuyên qua bụi bờ bằng đường thẳng và sẽ gặp lại đường cái khi ra khỏi khúc quanh. Theo cách ấy tôi không tự tách xa và nếu tôi bị rơi vào một tình huống nào đó thì anh cũng sẽ được báo trước và anh có thể dựa vào tôi mà không đến nỗi làm suy yếu việc phòng vệ đoàn xe. Muller tán thành và đại đội 1 rời khỏi đường, biến mất trong tiếng sột soạt của đám cỏ voi sắc cạnh như lưỡi dao và bị ngột ngạt của cái nóng bức ban ngày. Giống như biển cả với những làn sóng xanh, đám cỏ và bụi bờ trong giây lát đã nuốt cái đội hình bé nhỏ sắp sửa leo qua gò. Mặc dầu cỏ bao phủ vẫn giúp được cho Léoujon tầm nhìn khá hơn phần còn lại của trảng nhỏ, trung sĩ Li-som ra hiệu cho quân mình dừng lại và bảo chúng phải im lặng tuyệt đối.

Trong chốc lát đại đội dừng hẳn lại và im lặng. Chỉ nghe tiếng sột soạt và tiếng răng rắc liên tục cả tiếng đôm đốp Đó là tiếng động mà Li-som đang theo dõi, cái tiếng động của đám cỏ cao bị đoàn quân ôi qua dẫm lên. Mỗi lần như vậy cỏ rung động và trong trường hợp ấy, như thường lệ ở rừng, lỗ tai có ích cho người hơn là con mắt. Việc báo hiệu quá rõ ràng đối với Li-som, quân địch đã ở gần đây. Trận phục kích lớn mà GM-100 sẽ bị rơi vào và sẽ bị tiêu diệt đã sẵn sàng. Trung đoàn 803 của Việt Minh đã hợp điểm chính xác.

Quân Việt Minh bị không quân và đại đội của Vitasse phát hiện ở bắc đường 19 chỉ là con mồi được sử dụng để đánh lừa GM 100 hoặc đó chỉ là lực lượng tăng viện bổ sung.

Lực lượng chủ yếu của quân Việt đã chiếm lĩnh trận địa và vũ khí đã dàn trận. Nếu ví chỉ huy của Trung đoàn 803 biết lịch sử nước Pháp thì ông ta có thể hét lên, như Guillanne đệ nhất khi thấy kỵ binh của Sedan: “Aha! Những con người bạo gan thật!”.

Đúng 14 giờ 20 phút, sự im lặng bị xé toạc bởi tiếng nổ đanh gọn của hai phát súng bắn cách nhau, tiếp đến hai đại liên bắn, không tới 30 mét, vào sườn trái đội hình của Léoujon. Riêng Li-som anh bổ chồm về phía trước, hiểu ngay rằng cái gì đang xảy ra, nhảy xổ qua dám cỏ, lợi dụng cỏ rung rinh, chạy về phía các ổ đại liên.

- Đến đây! Tiểu đội thứ hai! Anh ta vừa hét lên vừa chỉ mô đất, mở chốt lưu đạn và ném.

Cái chết của trung sĩ bộ binh bé nhỏ thuộc địa thật nhanh chóng: nhận đầy ngực loạt đạn của khẩu đại liên thứ hai cùng lựu quả lựu đạn của anh ta loại khỏi vòng chiến khẩu thứ nhất, làm nổ đạn dược và sát thương pháo thủ.

- Đưa Li-som ra! Những tiếng nói vang lên trong hàng ngũ đại đội 1.

Trung sĩ Cam-pu-chia, đối với mọi người, là biểu hiện quyết tâm phải làm những gì lúc có thời cơ tốt. Tiểu đội anh ta, mặc dầu dưới làn đạn chết người của khẩu đại liên thứ hai của súng trường, tiểu liên, đang chiếm lại mô đất. Hai người ngã tiếp, nhưng tiểu đội vẫn đưa được xác của trung sĩ đến vị trí của đại đội đang dàn hình cánh cung trong bụi rậm. Nhưng Li-som, anh chàng Cam-pu-chia bé nhỏ tóc ánh bạc đã chết, vết thương toang hoác ở ngực. Ai đó đã nhanh chóng phủ lên anh ta tấm khăn choàng. Lúc này còn những công việc khác khẩn cấp phải làm.

Đồng hồ của Léoujon chỉ 14 giờ 25 phút và cũng như đồng đội, anh ta biết mình sẽ chết ở đó, giữa đám cỏ voi, trong thung lũng gần cây số 15. Anh ta cũng biết rằng giờ tận số đã đến với GM-100 xấu số, mệt lử, bị săn đuổi, kiệt sức sau ngần ấy thử thách.

Người ta biết tự hủy, đại úy Léoujon nói sau đó, rồi người ta làm tất cả theo điều lệnh. Thời gian không còn nữa.

Như một giấc mộng mị, khó mà thấy tí sợ hãi trên nét mặt quân của đại đội 1 đang chiếm vị trí chiến đấu, phần nào hình như đối với họ chỉ là một cuộc luyện tập trước vị tướng đến kiểm tra, chẳng khác gì như họ xin lỗi khi xô đẩy người bạn.

- Xin lỗi đại úy, tôi sẽ chết mất thôi - pháo thủ đại bác không giật nói, và anh ngã gục cạnh Léoujon.
Cách đó vài mét, hạ sĩ Beausset, với mơ ước sẽ trở lại thường dân, tìm việc lái xe bồn chở rượu ở Montpellier, không gọi điện được về sở chỉ huy tiểu đoàn. Chán ngán, anh thả rơi điện đài khi nhận viên đạn 12 ly 7 xuyên suốt.

- Không thể làm việc nghiêm túc được trong hoàn cảnh này, anh ta lầu bầu, rồi dùng gậy đánh nát cái bóng đèn còn tốt của điện đài hòng không cho quân Việt tận dụng. Khói mù loang có mùi hăng hắc của thuốc súng cháy, bắt đầu bay lên trên cỏ voi và bìa rừng, nơi pháo thủ địch bắn dồn dập bằng tất cả súng cối, súng không giật, ba-dô-ca.

Đối với Trung đoàn 803 là trận đánh được chờ đợi để trả đũa với quân thù sáu tháng hành quân kiệt sức trong rừng, sáu tháng phải đau đớn gánh trên vai hàng tấn khí cụ đồ tiếp tế, sáu tháng mà ngày qua ngày được nuôi dưỡng bằng những nắm cơm nguội cùng gia vị nước mắm để cung cấp Vitamin cần thiết... Bao lần họ phải nằm sát đất lo lắng, căm tức, lúc máy bay B.26 quần trên đầu và sẵn sàng trút bom, bắn rốc-két rải na-pan.

Nhưng cái chết của GM 100 sẽ bù lại những cái đó.

Thế là giờ từng chờ đợi đã đến, cái giờ của trận chiến đấu trả thù hàng trăm sinh mạng đã hy sinh trong hàng ngũ họ, trận chiến đấu đang nộp cao nguyên cho họ trước khi những cuộc thương lượng ở Giơ-ne-vơ quyết định đình chiến, trận chiến đấu sẽ làm tiêu vong mãi mãi trung đoàn Triều Tiên này…

Sự hấp hối của đại đội 2 bị cô lập trong bụi rậm là một sự việc tất nhiên của trận đánh chung vì hiện giờ trận phục kích đang triển khai trên diện rộng và những đơn vị của GM 100 đã bị ngoạm bởi cái bẫy.

Trận địa bố trí của địch rất lớn, kéo dài ba ki-lô-mét, những vũ khí tự động đặt hai bên đường đã được hiệu chỉnh sẵn, quân địch được các trinh sát chỉ dẫn sự tiến quân của đoàn xe nên biết mục tiêu nào cần chọn trong từng khối của đội hình. Tất nhiên sở chỉ huy của binh đoàn nằm trong số đó.

Vài phút trước 14 giờ, đại tá Barrou ở đầu bộ phận thứ hai, nói đúng hơn, xe Jeep của ông ta theo sau trung đội thiết giáp. ông ta thấy bộ phận mình đi hơi nhanh và trung đội thiết giáp sắp dính vào khối trước. Về với xe điện đài Barrou tự mình ra lệnh cho đơn ví thiết giáp đi chậm lại dừng để khoảng cách xa giữa thiết giáp và sở chỉ huy, đúng lúc này Barrou nghe những tiếng súng dầu tiên báo hiệu cuộc đụng độ bắt đầu. Trong tiếng nổ khủng khiếp, trận mưa đạn cối dội vào khối cơ quan chỉ huy, những xe thiết giáp nhờ có xích và trục máy nên băng qua được bụi bờ xông vào những bộ phận địch đang ẩn khuất trong khói dày đặc. Quân Việt cũng dè chừng những khả năng và quyết định cô lập những xe thiết giáp vào cuộc. Sau bốn phút, một trong hai xe AM gắn đại liên và ba xe Half Trach bị bốc cháy. Chiếc xe AM gắn đại liên cuối cùng đã đến và phát hiện một ổ đại liên từ mỏm cao bắn vào đội hình đang đi hàng dọc và phóng lựu đạn “Canister”, xe thiết giáp tấn công và ghìm họ trong chốc lát.
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Mười, 2010, 12:10:39 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM