Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:30:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Một vài hồi ức về Điện Biên Phủ  (Đọc 98181 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #110 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:09:20 pm »

Ở cánh đồng phía đông, có tiếng súng, rồi tiếng hô xung phong lay chuyển cả núi rừng. Và ở phía nam, quân ta rượt lên trước, chặn ngã ba đường đi Tây Trang ở Bản Cang, thực hiện một cuộc bao vây vu hồi rộng, bọc gọn quân địch vào trong. Cứ thế, các cuộc bao vây nhỏ, các trận đánh giáp lá cà diễn ra suốt đêm giữa đồng ruộng, trên các bãi lau lách và dọc đường cái.

Tám giờ sáng hôm sau, cuộc truy kích kết thúc. Toàn bộ quân địch gồm trên một nghìn hai trăm tên trong đó có tên đại tá Lalăngđơ, bộ tham mưu và các sĩ quan chỉ huy của nó đều bị quân ta bắt sống.

Chiều hôm ấy, dưới chân núi Pú Hồng Mèo, tên quan năm thực dân ấy hình như muốn tỏ ra vô cùng ân hận về sự lầm lẫn quá lớn trong nghề chỉ huy quân sự của mình, đã nói với cán bộ ta bằng một giọng buồn buồn:
“Đến giờ đây tôi mới thật hiểu các anh. Nói thực ra, tôi đã hiểu các anh khi các anh đánh bại cuộc tấn công của chúng tôi ra bản Long Nhai. Tôi đã hiểu các anh khi mà đêm này qua đêm khác, các anh kiên nhẫn đào những con chiến hào quái ác vào đồn chúng tôi. Nhưng cho đến giờ này đây, khi sinh mạng tôi đã rơi vào tay các anh thì tôi mới thật hiểu các anh. Khốn thay, khi tôi hiểu được các anh thì cái nghề làm lính của tôi đã chấm dứt, và tất cả vinh quang, hy vọng của đời tôi cũng chấm dứt ở đây”.


Tù binh Pháp trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Tháng 4 năm 1964
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #111 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:10:47 pm »

NHỮNG TRẬN ĐÁNH Ở PHÍA ĐÔNG

Thiếu tướng LÊ QUẢNG BA

MAI VUI ghi

I

Vào khoảng trung tuần tháng 10 năm 1953, đại đoàn tôi đã hoàn thành tốt đẹp cuộc chỉnh quân chính trị và huấn luyện quân sự. Tôi nhận thấy đơn vị tôi đang có một sức mạnh vô địch, sức mạnh bắt nguồn từ lòng căm thù đế quốc và phong kiến địa chủ rất cao. Ai cũng mong được đi chiến đấu ngay để trả thù cho giai cấp mình. Vả lại, Thu Đông đến rồi. Thu Đông là mùa giết giặc lập công của bộ đội.

Giữa lúc đó thì địch cho quân đánh thọc ra vùng tây nam Ninh Bình. Cán bộ và chiến sĩ tưởng như được đi chiến đấu ngay, nên có vẻ vui mừng chờ đợi. Một số cán bộ tiểu, trung đoàn ra chiều sốt ruột, mỗi khi gặp tôi, lại hỏi:

- Thế nào, anh?

Tuy chưa được phổ biến nhiệm vụ quân sự Đông Xuân, nhưng tôi cũng phỏng đoán rằng: nhiệm vụ đại đoàn tôi không phải ở phía đó, vì thế tôi trả lời:

- Thế nào nữa. Cứ chuẩn bị sẵn sàng, đợi lệnh Bộ Tổng tư lệnh. Hướng chuẩn bị vẫn như mọi năm. Mũ, lưới ngụy trang, ống bương đựng nước, gậy chống… tất cả là hướng lên miền rừng núi.

Quả nhiên, đầu tháng 11 năm 1953, chúng tôi nhận được lệnh tiến quân vào Tây bắc lần thứ hai để giải phóng thị xã Lai Châu.

Ngày 3 tháng 11 năm 1953, đồng chí Vũ Lập, tham mưu trưởng đại đoàn dẫn một đoàn cán bộ cùng với đội quân báo hành quân trước để chuẩn bị chiến trường.

Mấy hôm sau, tôi chỉ huy đại đoàn hành quân, còn anh Chu Huy Mân – chính ủy đại đoàn – thì về Bộ họp để nhận nhiệm vụ quân sự Đông Xuân.

Tây bắc đối với chúng tôi không xa lạ gì. Từ tháng 10 năm 1952 tới giờ, đơn vị tôi chiến đấu liên tục, giải phóng Mộc Châu, Quang Huy, Ba Khe… sau bao vây Nà Sản và hồi tháng 9 vừa qua tiêu diệt 3.000 thổ phỉ ở Mường Lầm (Thuận Châu), bây giờ toàn đại đoàn lại ồ ạt tiến quân theo con đường cũ. Để giữ bí mật, đại đoàn cứ ngày nghỉ, đêm đi. Riêng đoàn cán bộ thì đi trước, nên đều đi ban ngày. Con đường 41 hồi đó cỏ vẫn mọc rậm rạp vả lại máy bay địch ít tuần tiễu nên chúng tôi hành quân không gặp trở ngại gì mấy.

Một hôm, đang trên đường hành quân tôi bỗng nghe tiếng máy bay địch bay lên phía Lai Châu rất nhiều. Tôi nghĩ bụng: chúng đánh hơi thấy mình lên Tây bắc, tăng cường quân chăng?
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #112 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:11:16 pm »

Tối hôm đó, tới Mộc Châu, tôi nhận được điện của Bộ báo cho biết địch đã nhảy dù xuống Điện biên phủ. Tôi phán đoán rằng có thể địch xuống đó để tiếp ứng cho Lai Châu đang bị cô lập, nhưng cũng có thể chúng rút từ Lai Châu về Điện biên phủ để thành lập tập đoàn cứ điểm như ở Nà Sản năm 1952, tránh bị quân ta tiêu diệt đây.

Trước tình hình đó, một mặt tôi hội ý cán bộ, một mặt cho bộ đội tranh thủ hành quân thật nhanh lên Lai Châu.

Mấy hôm sau, anh Mân đi họp về. Anh đi xe đạp suốt từ Thái Nguyên cho đến khi đuổi kịp chúng tôi. Anh phổ biến chủ trương quân sự Đông Xuân của Trung ương và đồng thời nhắc lại mệnh lệnh của Đại tướng: địch đã nhảy dù Điện biên phủ. Đơn vị phải hành quân cấp tốc lên bao vây Lai Châu. Phải chặn con đường từ Lai Châu về Điện biên phủ. Đề phòng địch từ Lai Châu rút về Điện biên phủ.

Trước tình hình đó, chúng tôi quyết định chia làm hai cánh quân. Cánh thứ nhất theo đường 41 tiến thẳng lên tiêu diệt địch ở thị xã Lai Châu. Cánh quân thứ hai từ Tuần Giáo tạt ngang vào phía bắc Điện biên phủ chặn đường từ Lai Châu về Điện biên phủ.

Tiểu đoàn 439 đi đầu cánh quân thứ nhất xuất phát từ Tuần giáo tối 9 tháng 12 năm 1953. Tiểu đoàn này đã hành quân liền trong 20 đêm rồi, nhưng với tinh thần tích cực tiêu diệt địch, đêm hôm đó anh em cấp tốc hành quân được 68 cây số. Sáng hôm sau tiểu đoàn gặp địch ở Pa Ham. Ở đây có ba đại đội địch do tên Guyn-lơ-mit chỉ huy. Sau nửa giờ chiến đấu, tiểu đoàn đánh tan ba đại đội địch, tên Guyn-lơ-mít trốn vào rừng nhịn ăn, nhưng sau cũng bị bộ đội ta bắt. Ta tiến về Lai Châu, đánh tan bọn địch ở đèo Cơ-la-vô. Hai giờ sáng ngày 12 tháng 12 năm 1953, ta tiến vào giải phóng thị xã Lai Châu. Bọn địch còn lại bỏ chạy về phía Tây bắc – Lai Châu, một bộ phận về phía nam đường đi Điện biên.

Chúng tôi nhận được tin chiến thắng, vừa mừng nhưng vừa lo. Nếu để bọn địch chạy thoát về tập trung quân ở Điện biên phủ thì nhiệm vụ của Bộ giao cho, chúng tôi không hoàn thành. Chết một cái là quân địch hễ thấy ló bóng quân ta đâu là chúng đã co chân bỏ chạy, nên việc tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch lúc đó gặp khó khăn. Chúng tôi đánh điện cho tiểu đoàn 439 tiếp tục truy kích địch, một mặt khác giục cánh quân thứ hai phải đánh chặn tiêu diệt bằng hết, không để một tên nào chạy thoát về Điện biên phủ. Mấy hôm sau, tôi được tin tiểu đoàn 439 đã đuổi kịp và đánh tan một đại đội nữa của địch.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #113 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:12:01 pm »

Ngày 12 tháng 12, cánh quân thứ hai gặp bọn địch ở Lai Châu rút về đóng quân ở mỏm núi Pu San và vùng Mường Pồn, cách Điện biên phủ gần hai chục cây số. Ngày 13 tháng 12, một tiểu đoàn do trung đoàn trưởng Vũ Lăng chỉ huy tấn công vào Pú San và Mường Pồn, tiêu diệt và đánh tan 5 đại đội. Trong trận này đồng chí Bế Văn Đàn ở đại đội 674 đã lấy thân mình làm giá súng (các sách, báo đã nói nhiều, ở đây tôi không kể chi tiết nữa) và nêu tấm gương anh hùng cho toàn đại đoàn tôi. Khí thế lập công sôi nổi, các đơn vị tiếp tục truy kích địch. Cho đến ngày 19 tháng 12, hai cánh quân của đại đoàn tôi bao vây chặt quân địch, đánh hai trận lớn tiêu diệt 9 đại đội địch nữa. Tính ra sau 12 ngày truy kích địch, đại đoàn tôi đã cấp tốc hành quân trên quãng đường 300 cây số, vượt qua hàng chục ngọn núi cao, đã tiêu diệt và đánh tan 24 đại đội địch tổng cộng trên 2.500 tên, thu gần một nghìn súng các loại. Nhiệm vụ của Bộ giao cho đại đoàn chúng tôi thời kỳ đầu chiến dịch Điện biên phủ, căn bản đã hoàn thành thắng lợi.

II

Bọn địch nhảy dù thêm xuống Điện biên phủ. Chúng đóng thành tập đoàn cứ điểm. Lúc đầu chủ trương của Đảng ủy mặt trận là “đánh nhanh giải quyết nhanh” nên đưa quân vào sát Điện biên phủ. Nhưng sau đó, Đảng ủy mặt trận nhận định “đánh chắc tiến chắc” có lợi hơn, nên hạ lệnh cho các đơn vị rút quân ra để đi mở đường đưa pháo vào trận địa.

Nhận được lệnh, hôm đó tôi ra dốc Tà Lèng để chỉ huy đơn vị quay về. Sau đó tôi trèo lên mấy quả núi tìm địa hình để bố trí một đơn vị nhỏ bám sát địch. Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ khu rừng phía Đông này, không được để địch tiến ra chiếm các cao điểm. Ngoài ra chúng tôi còn nhiệm vụ bảo vệ hầm pháo 75 để sắp tới bắn kiềm chế địch.

Ngày 31 tháng 1 năm 1954, hai đại đội địch kéo ra dốc Tà Lèng. Gặp một tiểu đội thuộc đại đội 925 chặn đánh, chúng bỏ chạy. Lập tức tiểu đội đồng chí Niết được lệnh vận động truy kích địch. Dũng sĩ Hoàng Văn Nô một mình đã dùng lưỡi lê đâm chết 5 tên địch, và đâm đến tên thứ 5, Nô chưa kịp rút lưỡi lê ra thì bị một tên địch dùng tiểu liên bắn. Nô ngã xuống, nhưng mắt anh quắc lên, đỏ ngầu, hai tay vẫn giữ tư thế đâm lê rất lẫm liệt. Tinh thần dũng cảm của Hoàng Văn Nô đã nêu cao gương thi đua giết giặc lập công trong đại đoàn.

Ngày mồng một Tết, khoảng 8 giờ sáng, anh Văn gửi điện chúc Tết đơn vị và riêng cá nhân tôi. Chúc Tết xong, anh Văn hỏi:

- Hôm nay có “làm ăn” gì để mừng năm mới không đấy?

Chả là chúng tôi đã đào xong hầm pháo 75 rồi. Theo lệnh của anh Văn, pháo của ta bắt đầu bắn vào sân bay để phá máy bay địch. Tôi báo cáo:

- Anh em đã chuẩn bị sẵn sàng rồi. Đợi tan sương mù mới bắn được.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #114 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:12:29 pm »

Thỉnh thoảng anh Văn lại hỏi:

- Sương tan chưa?

Sương mù ở Điện biên phủ thường phủ kín cánh đồng cho đến 10 giờ mới tan dần. Tôi lên đài quan sát trông xuống. Sương mênh mông như mặt biển. Mười một giờ sương mới tan dần. Sân bay Mường Thanh ngày một hiện rõ. Theo báo cáo của đài quan sát thì sân bay lúc đó có 8 chiếc hen-cát, 2 chiếc bà già và một số đa-
cô-ta. Tôi báo cáo với anh Văn. Anh Văn cho lệnh bắn. Tiếp đó anh Văn nhấn mạnh:

- Kiểm tra anh em ngắm chắc rồi hãy bắn. Nên nhớ rằng mỗi viên đạn đưa từ hậu phương lên tốn nhiều công sức lắm đấy.

Tôi lại đáp:

- Rõ.

Và chấp hành ý kiến của anh Văn, tôi nhắc anh em pháo binh phải tiết kiệm đạn và trận bắn đầu tiên phải chính xác, quyết lập công để mừng năm mới.

Phát thứ nhất bắn vào giữa sân bay, nhưng không trúng máy bay. Phát thứ hai điều chỉnh, lại vọt ra ngoài. Tôi lo lắng nghĩ bụng: “Bắn chác thụt lùi thế này thì bỏ mẹ…”. Lập tức tôi gọi điện động viên anh em pháo thủ, nhắc anh em kiểm tra lại đường ngắm. Phát thứ ba trúng chiếc máy bay hen-cát. Máy bay bốc cháy. Lúc này bọn địch đang nhốn nháo cho máy bay tản ra và bay lên trời.

Lập tức tôi báo cáo thành tích đó lên Bộ chỉ huy mặt trận và được Bộ quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công cho đơn vị pháo 75 của đại đoàn. Tiếp đó, anh Văn nhắc tôi: - Phải đề phòng, kẻo địch oanh tạc lại đấy.

Quả nhiên, một lúc sau, máy bay, đại bác địch tới tấp phản kích về phía chúng tôi. Nhưng chúng chỉ oanh tạc xuống trận địa nghi binh của ta mà thôi. Còn đơn vị pháo lúc đó cứ yên trí ngồi trong hầm ăn mừng chiến thắng đầu xuân với vài chiếc bánh chưng từ hậu phương gửi tới.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #115 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:13:05 pm »

*
*   *

Sau khi quân ta tiêu diệt ba vị trí Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, đại đoàn tôi và một số đơn vị bạn nhận nhiệm vụ mở đợt tấn công thứ hai nhằm đánh chiếm toàn bộ hệ thống cứ điểm phía đông phân khu Mường Thanh. Hệ thống này gồm 5 cứ điểm kiên cố đóng trên 5 quả đồi dọc từ hướng bắc xuống hướng nam tả ngạn sông Nậm Rốm, sát con đường 41. Đó là khu vực rất xung yếu, trực tiếp án ngữ phía đông sân bay Mường Thanh và chỉ huy sở của địch ở Điện biên phủ, đồng thời có tính chất quyết định vấn đề sống chết của giặc ở đây. Có thể nói nếu chiếm được những quả đồi khu Đông, thì bọn địch ở Mường Thanh hết đường chống cự.

Đại đoàn tôi nhận nhiệm vụ tấn công đồi A1 và C1. Hai trung đoàn đã từng tiêu diệt địch ở Lai Châu được trao nhiệm vụ này. Trung đoàn của Vũ Lăng nhận nhiệm vụ đánh C1 nhưng ý cậu ta lại muốn đánh A1.
Nhưng A1 là cao điểm quan trọng, là điểm của trận tấn công lần đó, nên Đảng ủy Đại đoàn đã trao cho trung đoàn của Nguyễn Hữu An, vì trung đoàn này là trung đoàn chủ công. Xem chừng Vũ Lăng có phần không vui. Có thể cậu ta có suy nghĩ gì chăng. Riêng tôi, tôi rất mến cả hai trung đoàn trưởng của tôi. An trước là tiểu đoàn trưởng mới được đề bạt lên, chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, có tinh thần chấp hành mệnh lệnh rất nghiêm chỉnh và khẩn trương. Vũ Lăng cũng từng chiến đấu gan dạ xông xáo, tính toán tỉ mỉ, cẩn thận, đã hứa điều gì thường làm bằng được. Trao nhiệm vụ cho An và Vũ Lăng, tôi rất tin tưởng là sẽ chiến thắng. Hôm lên nhận nhiệm vụ chiến đấu, anh Văn tỏ ra rất quan tâm đến hai trận đánh A1 và C1. Anh nói với tôi:

- Quyết tâm của đại đoàn thế nào?

Tôi đáp:

- Báo cáo anh, đơn vị rất quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ.

Anh Văn quay ra hỏi đồng chí An và Vũ Lăng về tình hình tổ chức chiến đấu, tình hình tư tưởng bộ đội… Sau
đó hỏi Vũ Lăng:

- Đồng chí có tin tưởng chiến thắng không?

Vũ Lăng đáp:

- Báo cáo anh, tin tưởng nhất định thắng.

- Đánh bao nhiêu lâu?

Vũ Lăng vẻ cương quyết:

- Xin anh 45 phút.

- Có thể để hẳn cho cậu một tiếng.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #116 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:13:36 pm »

Rồi anh Văn quay lại hỏi đồng chí An:

- Còn đồng chí. Cần bao nhiêu thời gian.

An có vẻ lúng túng. Anh Văn liền nói:

- Thôi cho cậu 2 giờ. Có làm được không?

An vui vẻ trả lời:

- Báo cáo, làm được.

Chúng tôi ra về với một niềm tin chiến thắng. Tôi nhớ lại hôm xuống tiểu đoàn 9, tiểu đoàn chủ công đánh
vào A1, tôi hỏi tiểu đoàn trưởng Vũ Đình Hòe:

- Có quyết tâm, có chắc thắng không?

Hòe đáp:

- Chắc thắng. Chỉ cần vào được đồn là một giờ sau sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

Tôi hỏi các chiến sĩ đại đội chủ công. Anh nào cũng hăng hái, phấn khởi tỏ rõ quyết tâm hoàn thành nhiệm
vụ.

Ngày 30 tháng 4 năm 1954, đúng 5 giờ chiều, trọng pháo của ta phát hỏa. Mặc dầu tôi đã thức mấy đêm liền, đôi mắt nhiều lúc cứ díp chặt lại, nếu cứ đặt mình nằm xuống là ngủ như chết, nhưng đêm hôm đó tôi thức suốt cho đến sáng. Sau khi bộ binh của ta xung phong, tiếng của Vũ Lăng oang oang trong máy nói: “Pháo binh bắn giỏi quá”. Tôi giục Vũ Lăng cho biết tình hình. Vũ Lăng cho biết pháo ta đã bắn trúng giữa đồn địch. Trung đoàn đang cho mở hàng rào. Phía A1, lúc đầu không bắt được liên lạc, tôi sốt ruột quá. Mãi sau mới được tin là trung đoàn đang xung phong nhưng gặp pháo địch bắn chặn ở địa điểm xuất phát xung phong, bị thương vong một số và đang gặp khó khăn.

Từng giờ, từng phút trôi qua dồn dập, căng thẳng. Trung đoàn Vũ Lăng đã tiến lên phía cột cờ đồi C1, đã chiếm được lô cốt cột cờ. Tôi nhìn đồng hồ: Mới có 20 phút. Tôi nhẩm bụng: Vũ Lăng “làm ăn” tốt. Nhưng phía A1 vẫn chưa nhận được tin tức gì thêm. Tôi bồn chồn lo lắng: Sao vậy? Trung đoàn của Nguyễn Hữu An xưa nay là đơn vị có nhiều thành tích, có nhiều kinh nghiệm đánh công kiên. Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An đã trực tiếp đánh Đông Khê, A-ri-vê, Mộc Châu… tiểu đoàn trưởng Hòe có dáng người thư sinh nhưng lại gan lỳ có tiếng, tại sao trận này lại chậm chạp vậy.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #117 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:14:18 pm »

Bốn mươi phút trôi qua. Tôi nghe tiếng Vũ Lăng reo lên trong máy nói: “Báo cáo anh, đã chiếm xong hoàn toàn đồi C1”.

Tôi quay lại nói với anh Mân: “Vũ Lăng nó làm ăn khá đấy”. Chúng tôi báo cáo lên anh Văn. Anh Văn điện xuống báo cho biết Bộ chỉ huy mặt trận có quyết định tặng thưởng Huân chương Quân công cho tiểu đoàn chủ công đánh C1. Anh gửi lời khen ngợi Vũ Lăng đã thực hiện tốt lời hứa với Bộ.

Chiến thắng C1 đem lại cho tôi niềm vui sướng bao nhiêu, thì giờ đây tôi càng lo lắng đến tình hình chiến sự ở A1 bấy nhiêu.

Mãi gần nửa đêm, tôi được tin anh em đã vào đồi A1 và đánh chiếm nửa đồi, rồi hai phần ba đồi. Nhưng lại có tin địch phản kích rất dữ dội. Địch tập trung đại bác bắn phá lên trận địa quân ta vừa chiếm được, gây nhiều thiệt hại cho ta.

Tôi bảo đồng chí An cử một cán bộ vào tăng cường ngay cho A1 để nắm tình hình, và chỉ huy chiếm bằng được A1 hôm đó, nhưng mới vào gần đến đột phá khẩu thì anh cán bộ tăng cường đó đã dao động, chùn lại. Sau này anh ta đã bị thi hành kỷ luật nặng vì không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh.

Ở trên đồi A1, trận chiến đấu giành từng thước đất vẫn diễn ra ác liệt. Các chiến sĩ của ta vẫn chiến đấu với tinh thần quyết thắng cao độ. Họ đánh lui hàng chục đợt phản kích của giặc. Có tổ ba người đánh lui một đại đội địch. Hết đạn, hết lựu đạn, họ dùng tới quả bộc phá cuối cùng. Thương binh cũng chiến đấu liên tục. Nhiều chiến sĩ hy sinh, tay vẫn còn ôm chặt xác giặc.

Tuy vậy cho đến sáng, trung đoàn của An vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ. Quân ta mới chiếm được nửa quả đồi. Bọn địch dựa vào hầm ngầm lớn cố thủ phản kích ta. Chúng tôi không dự kiến được hết khó khăn, nên đã không hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đau đớn xót xa. Tôi thấy tôi có khuyết điểm với cấp trên và cấp dưới.

Tôi sẵn sàng nhận trách nhiệm trước Bộ.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #118 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:07:44 am »

III

Cuộc chiến đấu trên đồi A1 kéo dài ròng rã bốn ngày bốn đêm. Các cán bộ, chiến sĩ đơn vị và một số đơn vị bạn bổ sung thêm giành giật với địch từng thước đất. Địch bị thiệt hại rất nặng nề. Qua điện đài của địch, ta được biết đồi A1 luôn luôn kêu cứu khẩn cấp với Mường-thanh, và ở Mường-thanh địch đã rút quân ở các cứ điểm dồn lên cứu viện A1. Chúng quyết tâm giữ cái “cổ họng” đó (Địch gọi đồi A1 làng của Điện-biên-phủ). Quả vậy, đây là quá đồi quan trọng nhất ở khu Đông. Năm 1945, giặc Nhật chiếm đóng Điện biên phủ, đã biến đổi A1 thành một vị trí kiên cố, có hầm ngầm vững chắc. Năm 1946, giặc Pháp trở lại Điện-biên, xây dựng thêm mấy hầm ngầm nữa và có đường hầm nối liền với nhau. Từ khi địch nhảy dù xuống, chúng lại củng cố thêm. Và giờ đây chúng đang cố sống cố chết tung hết lực lượng ra để hòng chiếm lại nửa quả đồi mà đại đoàn tôi đã chiếm được đêm 30 tháng 4. Ở đồi C1, địch dùng pháo binh, bộ binh tấn công liên tiếp, chiếm lại già nửa quả đồi. Tình hình trở nên ngày một quyết liệt. Những cao điểm phía đông quả đã làm cho địch mất ăn mất ngủ, nhưng đối với ta chiến thắng được địch cũng không phải là dễ dàng gì, Mấy ngày hôm đó tôi mệt lử cả người không thiết ăn uống gì cả. Ngay cả cái bệnh đau dạ dày kinh niên của tôi thường xuyên vẫn ngâm ngẩm đau mà mấy hôm đó cũng chẳng đau đớn gì.
Thế trận vẫn giằng co. Cả hai quả đồi A1 và C1, địch chiếm một nửa đồi, ta chiếm một nửa đồi. Quân hai bên giáp mặt nhau, chỉ cách vài chục thước. Có lúc ta đánh chiếm được một vài lô-cot, nhưng cũng có khi địch lấn xuống trận địa ta mươi thước. Có ngày pháo địch bắn dữ dội xuống trận địa ta, nhưng cũng có buổi pháo của ta cũng giọt tơi bời vào đầu địch. Cả hai quả đồi, địch và ta vẫn như hai người kéo co, đương cố giữ thế, chuẩn bị thời cơ đánh trận mới.

Giữa lúc đó, Bộ triệu tập lên họp: Trong cuộc họp này, anh Văn nghiêm khắc phê bình tư tưởng chủ quan của cán bộ. Vì tư tưởng chủ quan nên đại đoàn tôi đã không hoàn thành đánh A1. Tôi đứng lên nhận khuyết điểm.

Sau đó, anh Văn vẫn trao nhiệm vụ cho đại đoàn tôi: tiếp tục xây dựng trận địa tấn công, tích cực chấn chỉnh lực lượng đánh chiếm bằng được đồi A1, C1 và C2. Anh Văn góp ý kiến tỉ mỉ về công tác chỉ đạo tác chiến.

Sau buổi họp đó ra về, tôi suy nghĩ nhiều về cách chỉ huy đánh đồi A1 sắp tới. Sau khi hội ý, bộ tư lệnh đại
đoàn chúng tôi phân công nhau ra tận hoả tuyến để nghiên cứu chuẩn bị kế hoạch chiến đấu.
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
TuongLinh
Thành viên
*
Bài viết: 874



« Trả lời #119 vào lúc: 03 Tháng Chín, 2010, 12:10:34 am »

*
*   *

Sáng hôm ấy, trời tạnh nắng. Vòm trời Điện-biên-phủ trong xanh. Tôi cảm thấy người thư thái dễ chịu. Tôi men theo giao thông hào lên đồi Cháy (đồi Cháy cách đổi A1 chừng 50 thước, có một đơn vị nhỏ của trung đoàn đồng chí An phòng ngự ở đó). Tôi vừa bước chân vào hầm quan sát thì đại bác địch từ Mường-thanh bắn như mưa lên đỉnh đồi. Quả đồi rung chuyển ầm ẩm. Các chiến sĩ ở trong hầm vẫn bình thản như thường, nhưng thấy tôi vào liền đứng dậy to vẻ ngạc nhiên. Đồng chí trung đội trưởng vội mời tôi vào trong hầm, rồi nói khẽ với đồng chí bảo vệ:

- Cẩn thận đấy. Đại bác ở đây nó bắn thường xuyên. Sao lại để bộ tư lệnh ra tận đây.

Đồng chí bảo vệ cười, đáp.

- “Ông ấy” muốn đi thì bố ai giữ được.

Tôi mỉm cười, lờ đi như không nghe thấy, quay ra hỏi các chiến sĩ:

- Địch bắn phá như vậy các đồng chí đối phó như thế nào?

Các chiến sĩ đưa mắt nhìn nhau, không ai đáp lại. Đồng chí trung đội trưởng đứng lên nói:

- Báo cáo anh, chúng tôi xây dựng trận địa thật vững chắc ạ.

- Chỉ xây dựng trận địa thôi à?

- Cả bắn tỉa nữa.

- Mấy hôm nay các đồng chí bắn tỉa chết bao nhiêu địch?

Một chiến sĩ trả lời:

- Báo cáo chết 12, bị thương 5 ạ.

Từ lúc tôi vào hầm đến giờ, tôi vẫn để ý đến một chiến sĩ trẻ ngồi dựa vào sát góc hầm. Cậu ta cứ mắt lơ đãng nhìn tận đâu đâu không nói không rằng. Tôi đoán chắc tâm tư chiến sĩ này đang vướng mắc gì, nên hỏi:

- Có đúng thế không, đồng chí?

Chiến sĩ đó ngẩng lên nhìn tôi, ấp úng:

- Đúng.

- Tên đồng chí là gì?

- Báo cáo: Trần văn Hảo.

- Đồng chí bắn chết được mấy tên?
Logged

Điều vĩ đại chính là điều giản dị - Sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM