Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 01:27:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận thuật ngữ tiếng Anh  (Đọc 211914 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #200 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 09:14:03 pm »

Các bác cho em hỏi StarFighter nên dịch là gì ạ? (F-104 StarFighter)

Nhà mình từng gọi là "Giặc nhà trời"  Wink
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #201 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 05:04:35 pm »

Các bác cho em hỏi StarFighter nên dịch là gì ạ? (F-104 StarFighter)

Nhà mình từng gọi là "Giặc nhà trời"  Wink

"Giặc nhà trời" là tên nhà mình gọi bọn A-1 Skyraider mà bác:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,2775.msg48260.html#msg48260

Bọn F-104 không được sử dụng phổ biến lắm trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nên em chưa gặp một tài liệu nào của nhà mình nhắc đến loại này (tất nhiên em chỉ nói đến những sách hoặc truyện em đã đọc thôi). Sách/truyện nhà mình hay nhắc đến: thần sấm (F-105), con ma (F-4), giặc nhà trời (A-1), chim ưng nhà trời (A-4), thập tự quân (F-8), pháo đài bay (B-52), cánh cụp cánh xòe (F-111) ...
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Ba, 2011, 05:18:44 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
thunderchief
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #202 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 07:38:32 pm »

Ơ F-111 Advark được gọi là "Lợn đất" mà, em từng đọc trên Wiki
Logged

su22 m4
Thành viên
*
Bài viết: 850



« Trả lời #203 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 08:03:34 pm »

Ơ F-111 Advark được gọi là "Lợn đất" mà, em từng đọc trên Wiki
"Lợn đất" biệt danh do người Mỹ đặt cho F - 111A giống như họ gọi F - 15Eagle là đại bàng. Còn cánh cụp cánh xòe F - 111A là cách nhà ta gọi máy bay F - 111A xuất phát từ hình dạng cánh của F - 111A có thể thay đổi được theo trọng tải của máy bay. Bạn đọc Winki họ cũng nói tới điều đó mà.
Logged

MRK
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #204 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 08:12:38 pm »

@thunderchief : trong bài phía trên là tôi nhắc đến cách gọi tên một số loại máy bay Mỹ trong chiến tranh phá hoại miền Bắc mà ta có thể gặp trong một số sách, truyện, hoặc khi còn bé tôi nghe người lớn kể lại. Cách gọi F-111 Aardvark là "cánh cụp cánh xòe" có lẽ cũng tương tự như trong Nam gọi một số loại trực thăng của Mỹ là "cán gáo", "cá lẹp", ... không phải là dịch từ tên gọi tiếng Anh tương ứng của chúng.
Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
thunderchief
Thành viên
*
Bài viết: 69



« Trả lời #205 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 08:30:29 pm »

Tiện đây các bác cho em hỏi thêm MiG-21 Fishbed, CH-47 Chinook thì nên dịch là gì ạ?
Logged

star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #206 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2011, 02:33:45 am »

Tiện đây các bác cho em hỏi thêm MiG-21 Fishbed, CH-47 Chinook thì nên dịch là gì ạ?


Mig-21 Fishbed:
Fishbed là "tên ký hiệu” của NATO để chỉ máy bay Mig-21.

Các quy tắc đặt “tên ký hiệu” của NATO để chỉ các máy bay của Liên Xô, bạn có thể xem trong một số tài liệu tham khảo:
http://www.designation-systems.net/non-us/soviet.html#_System_NATO
http://www.aerospaceweb.org/question/history/q0070.shtml

Theo đó, “tên ký hiệu” các máy bay tiêm kích sẽ bắt đầu bằng chữ “F” (Fighter), các máy bay ném bom sẽ bắt đầu bằng chữ "B” (Bomber), v.v...
Máy bay cánh cố định sử dụng động cơ cánh quạt (piston hoặc turboprop) thì tên ký hiệu sẽ có một âm tiết (ví dụ Tu-95 và Tu-142 được đặt ký hiệu là "Bear"), máy bay cánh cố định sử dụng động cơ  turbojets hoặc turbofans thì tên ký hiệu sẽ có hai âm tiết (Mig-21 Fishbed thuộc trường hợp này).

Nhìn vào bảng danh sách tên ký hiệu thì thấy các tên này chỉ cần tuân theo các nguyên tắc về loại, động cơ, … còn nghĩa của nó thì nhiều khi chẳng “ăn nhập” gì với chức năng của máy bay. Riêng về từ Fishbed tôi cũng chưa rõ nghĩa thật sự trong tiếng Anh của nó là gì.

Tôi nghĩ trong những trường hợp này (tên ký hiệu của NATO) thì tốt nhất là gọi tên nó theo cách viết bằng tiếng Nga, không nên dịch "tên ký hiệu” của NATO ra tiếng Việt.
Ví dụ cách viết của Wiki tiếng Viêt
“Mikoyan-Gurevich MiG-21 (tiếng Nga: Микоян и Гуревич МиГ-21) (tên ký hiệu của NATO: Fishbed)”
http://vi.wikipedia.org/wiki/Mikoyan-Gurevich_MiG-21

CH-47 Chinook:
Theo tài liệu tham khảo:
http://www.chinook-helicopter.com/origins/origins.html
thì Chinook là tên của một bộ tộc thổ dân da đỏ Bắc Mỹ. Trường hợp này là tên riêng nên tôi nghĩ tốt nhất là giữ nguyên.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Ba, 2011, 02:57:13 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
hungcon
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #207 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2013, 04:31:13 pm »

Trong mặt trận wiki ngay mấy trang đầu (chưa kịp coi hết) hungcon thấy các cựu bàn về dịch thuật Anh ngữ, hungcon lại mù “ngoại này”, lại thấy liên quan đến Hán…g nên mách lẽo một tí, mong đại xá.
Xin tán thành lời cụ tuaans phát biểu: “…tiên phong không phải là gió hay bão gì đâu …!” Nhưng cụ danngoc thì cho là: “…gốc Hán việt của nó là Ngọn gió đầu!”  hungcon nghi phải chăng có thể mình dùng chữ Nôm? Còn gốc Hán việt thì dường như không phải. Riêng cụ molnya: "Phong" trong "tiên phong" chắc ko phải là Gió, mà là Chặn. Vanguard là đúng rồi. hungcon không biết “Chặn” là từ đâu mà có? Cũng nên giảng giải lại cho hungcon học thêm.
hungcon (dựa cột) lén nhìn các cụ H… rộng đưa bửu bối đã giữ từ lâu ra chỉ (đụng tay vào đó luôn, có cụ còn gõ gõ vào đó nữa) cho coi thiệt kỹ thấy nhiều chữ viết nhiều nét loằng ngoằng khác nhau nhưng đọc là “phong” (đồng âm dị tự - dị nghĩa). Nay mách lại cùng các cụ:
1. Chữ 鋒 (phong) có các nghĩa sau:
- Hàng lính đi trước đội. Như "tiền phong" 前鋒; quen đọc là tiên phong  先鋒 (tiên 先 cũng có nghĩa là trước). Trong Tam Thiên tự thường đọc… lục: sáu, tam: ba, gia: nhà, quốc: nước, tiền: trước, hậu: sau…
- Khí thế dữ dội không thể đương được gọi là "phong". Như "biến trá phong khởi" 變詐鋒起 biến trá gớm giếc. Ý nói biến trá nhiều cách dữ dội như các mũi nhọn đều đâm tua tủa khó phạm vào được.
- Mũi nhọn. Như "kiếm phong" 劍鋒 mũi gươm
- Nhọn. Như "bút phong" 筆鋒 ngọn bút, "từ phong" 詞鋒 ngọn (chót) lưỡi.
2. Còn chữ 風 (phong) có nghĩa sau:
-  Gió, không khí động mạnh thành ra gió.
-  Cái mà tục lệ đang chuộng. Như "thế phong" 世風 thói đời, "quốc phong" 國風 thói nước, "gia phong" 家風 thói nhà, v.v. ý nói sự gì kẻ kia xướng lên người này nối theo dần dần thành tục (và có thể là phong trào).
3.Có một chữ là 烽 (phong) có nghĩa: Ðốt lửa làm hiệu. Ðời xưa đóng đồn, hễ thấy giặc đến thì đốt lửa làm hiệu gọi là "phong".
 Còn đến 7, 8 chữ phong nữa chẵng liên quan tới việc quân nên không dẫn ra. Vậy chữ phong – (trong) tiên phong hoặc tiền phong viết khác, hiểu khác với chữ phong – gió. Trình các cụ đèn giời soi xét lại cho chắc ăn, chứ nhỡ dịch ra tiếng Anh là “gió” hay “chặn” gì đó thì... khổ con cháu về sau.
 Nay kính./.
Logged
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #208 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2013, 05:41:07 pm »

Cảm ơn bạn hungcon. Vanguard tiếng Anh cũng chính là hàng lính đi trước đội chứ chẳng liên quan tới gió bão hay là đốt phong long gì cả. Vậy mong bạn yên tâm.
Logged
longdd
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #209 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2013, 06:07:21 pm »

Tôi cung chỉ mới vừa đọc được trang đầu, xin tạm có ý một chút ý kiến thế này.
Về dịch từ tiếng Việt ra tiếng Anh mà dịch theo từng từ một thì dể bị rơi vào trường hợp " no table" lém  Grin Grin Grin, vì thường hai từ không chuân nghĩa giữa hai thứ tiếng, hơn nửa thường người nươc ngoài cách ho nói hơi khác ta. Muốn dịch chính xác thường ta phải hiểu nghĩa đích thực của từ muốn dịch rồi sau đó tìm từ tiếng Anh tương xứng

Việc sử dụng từ " Vanguard" theo tôi có điều không ổn bởi từ này thường được dùng trong cho các đơn vị thời cổ giống nhừ từ " warriors" chẳng hạn. Bây giờ gọi là "soldier" chứ chắc ít co ai gọi la "warrior" cả dù củng gần như nhau

Theo tôi thấy thì nên dịch là First Shock Division. "First" ở đây vừa mang ý nghĩa là sư đoàn được thành lập đầu tiên vưa có ý nghĩa là sư đoàn thiện chiến nhất. "Shock" thì gần với  hàm ý sử dụng của từ tiên phong. Ví du: khi thế trận đang cầm cự giửa ta và địch, BTM tung sư đoàn đánh chọc vào  điểm yếu trên tuyến phòng ngự của địch, gây rối loạn (shock) trên toàn bộ tuyến phong thủ và dẩn đến sự tan rả.
Trong WW II, thuật ngử này hay được sử dụng cho các đội hình quân LX, ta củng có thể áp dụng, như vậy các bạn nước ngoài nếu đọc sẽ dể hiêu hơn điều ta muốn nói.
 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM