Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:34:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thảo luận thuật ngữ tiếng Anh  (Đọc 211702 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #80 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 04:57:25 pm »

Cảm ơn bác Buff đã giải thích cặn kẽ.

Trích dẫn
Giai đoạn đầu chiến tranh phá hoại Miền Bắc, Mỹ sử dụng gây nhiễu đi kèm kiểu như 1 chiếc EB-66 dẫn đầu đội hình F-105.

EB-66 dẫn đầu thì có phải là standforward jamming không ạ? Ta có thuật ngữ nào cho cái này không ạ?

Không hẳn đ/c altus ah! Bay dẫn đầu đội hình như vậy nếu đúng thuật ngữ ngành EW Mỹ thì thuộc direct jamming, còn chiến thuật đội hình của binh chủng gọi là escort jamming. Nếu bay khá xa trước đội hình và phát nhiễu chắn giữa đội hình và đài nhìn vòng/đài điều khiển, chiếc EB-66 đó được gọi là máy bay gây nhiễu trước đội hình/standforward jamming. Ngược lại, nếu máy bay gây nhiễu lùi sau đội hình để gây nhiễu thì được gọi là gây nhiễu sau đội hình/colinear jamming.

Thực tiễn trong chiến tranh đường không của Mỹ tại VN, KQ/HQ Mỹ không dùng máy bay gây nhiễu trước đội hình mà sử dụng máy bay thả nhiễu trước đội hình (bó nhiễu/chaff là một hình thức gây nhiễu tiêu cực/thụ động), đồng thời sử dụng máy bay gây nhiễu sau đội hình từ xa (stand-off jamming) và bám gần (close-in jamming) trong các trận không kích. 
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #81 vào lúc: 03 Tháng Năm, 2009, 10:44:53 pm »

Một số hình minh họa (sưu tầm) về phương thức gây nhiễu của Mỹ trong chiến tranh đường không trên Miền Bắc 1965-1972:

1. Hình minh họa phương thức gây nhiễu ngoài (sau) đội hình sử dụng máy bay tác chiến điện tử EB-66:



- Hình trái: chùm nhiễu tác động tới đài nhìn vòng;
- Hình giữa: búp sóng của đài nhìn vòng bị chùm nhiễu làm lóa không xác định được mục tiêu bay trong dải nhiễu;
- Hình phải: chùm nhiễu tác động tới búp sóng phụ của đài nhìn vòng nếu đài nhìn vòng quét qua hướng khác

2. Hình đội hình ném bom của máy bay không quân Mỹ:



- Hình trái: đồi hình sử dụng trong các phi vụ của Chiến dịch Sấm Rền 1965-1968. Trong đội hình này, 2 chiếc EB-66B/C bay cặp theo quỹ đạo e-líp trên hướng tấn công của đội hình nhằm phát nhiễu ngoài (sau) đội hình từ xa/stand-off colinear jamming.

- Hình phải: đội hình sử dụng trong các phi vụ của Chiến dịch Kẻ tiếp sức 1/2 năm 1972. Ngoài cấu tạo đội hình như trên, KQ Mỹ còn dùng đội hình máy bay thả bó nhiễu tạo màn nhiễu tiêu cực (hướng vào, hướng ra và hỗn hợp).

Đội hình máy bay tạo màn nhiễu che chắn đội hình tấn công/standfoward chaff corridor (hình 1: hướng vào; hình 2: hướng ra; hình 3: hỗn hợp):


3. Hình đội hình ném bom của máy bay Hải quân Mỹ:



Máy bay gây nhiễu (EA-3B, EA-6A) bay cặp theo quỹ đạo e-líp trên hướng tấn công phía ngoài vịnh Bắc Bộ.

4. Hình đội hình ô nhiễu của máy bay Không quân Mỹ:

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 10:53:21 am »

+ Em đang cần dịch cụm "lực lượng phòng không 3 thứ quân" sang tiếng Anh. Em muốn hỏi các bác là nên dịch thuật ngữ "3 thứ quân" sang tiếng Anh thế nào cho đúng? (Gần đây em có đọc 1 bài trên mạng dịch là "three-unit", tuy nhiên hôm nay tìm lại chẳng thấy đâu nữa).

+ Lực lượng "Dân quân tự vệ" trong 3 thứ quân thì nên dịch là "militia and self-defense forces" hay chỉ đơn giản là "militia"?

+ Em cũng muốn hỏi thêm 1 chút về từ "cường kích". Theo em thấy thì có thể dịch là "attack aircraft" hay "ground attack aircraft" (chữ A của bọn A4, A6, A7, ...). Nhưng search trên mạng thì còn thấy 1 số từ điển online dịch thành "contour-fighter"
http://www.vndic.org/index.html?typing=&w=contour-fighter&dic=ev

Nhưng "contour-fighter" hầu như không xuất hiện trong các tài liệu quân sự tiếng Anh trên mạng. Em muốn hỏi các bác xuất xứ của từ này, tại sao nó lại có nghĩa là "cường kích" 

Cảm ơn các bác.
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2009, 10:58:34 am gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 12:43:17 pm »

+ Em đang cần dịch cụm "lực lượng phòng không 3 thứ quân" sang tiếng Anh. Em muốn hỏi các bác là nên dịch thuật ngữ "3 thứ quân" sang tiếng Anh thế nào cho đúng? (Gần đây em có đọc 1 bài trên mạng dịch là "three-unit", tuy nhiên hôm nay tìm lại chẳng thấy đâu nữa).

+ Lực lượng "Dân quân tự vệ" trong 3 thứ quân thì nên dịch là "militia and self-defense forces" hay chỉ đơn giản là "militia"?

+ Em cũng muốn hỏi thêm 1 chút về từ "cường kích". Theo em thấy thì có thể dịch là "attack aircraft" hay "ground attack aircraft" (chữ A của bọn A4, A6, A7, ...). Nhưng search trên mạng thì còn thấy 1 số từ điển online dịch thành "contour-fighter"
http://www.vndic.org/index.html?typing=&w=contour-fighter&dic=ev

Nhưng "contour-fighter" hầu như không xuất hiện trong các tài liệu quân sự tiếng Anh trên mạng. Em muốn hỏi các bác xuất xứ của từ này, tại sao nó lại có nghĩa là "cường kích" 

Cảm ơn các bác.

Cứ chiểu nghĩa ta rồi chuyển sang nghĩa tây tương ứng, chứ không nên chuyển từ sang từ là được. Cái này gọi là Vietlish (tức dùng tiếng Anh để biểu nghĩa tiếng Việt) Wink

- Ba thứ quân của ta gồm: lực lượng trung ương, lực lượng địa phương và dân quân du kích. Đây là các lực lượng vũ trang chính quy và bán chính quy nên có thể được chuyển thành (Three-level) regular and irregular forces. Vì vậy, Lực lượng phòng không 3 thứ quân có thể chuyển thành Three-level/combined regular and irregular air defence forces.

- Dân quân là lực lượng bán vũ trang của đơn vị hành chính cấp xã/phường/thị trấn. Tự vệ là lực lượng bán vũ trang của tổ chức kinh tế nhà nước, cơ quan dân-chính-đảng cấp tỉnh trở lên đóng tại địa phương. Cả hai lực lượng này đều có tính chất bán vũ trang, tức dân sự được trang bị vũ khí và/hoặc công cụ hỗ trợ để đảm trách công tác phòng vệ dân sự, trật tự trị an, v.v tại địa bàn đứng chân. Vì vậy, Tây hiểu chung cả 2 lực lượng này là "Militia".

- Cường kích trước nay vẫn được dùng như một bổ từ kèm theo máy bay nhằm chỉ loại máy bay làm nhiệm vụ oanh kích mặt đất bằng các loại vũ khí như bom, đạn bắn ra từ pháo gắn trên máy bay. Từ "máy bay cường kích/cường kích cơ" gần tương ứng với "ground attack/attack aircraft" nguyên thuỷ. Máy bay cường kích còn dùng đa nhiệm đánh đất/biển nên gọi chung là "attack aircraft".

Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
SukhoiSu-47Berkut
Thành viên
*
Bài viết: 354


Vọng mãi đến ngàn năm, vần thơ Nam quốc sơn hà!


« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 04:19:31 pm »

Đại đoàn quân Tiên phong
Để nguyên chứ, đó là tên riêng của một đơn vị mà, đâu phải một lực lượng?

Bác đọc báo QĐND có thấy các sư đoàn Mỹ "Big Red One", "Tropic Lightning" bao giờ không? Toàn là những "Anh cả đỏ" mới lại "Tia chớp nhiệt đới". 308 của mình chả nhẽ kém?

Có sự khác nhau căn bản.
Nghĩa của tên Big Red One, Tropic Lightning là tên riêng và khi dịch nó vẫn đảm bảo được tính cá biệt của nó.
Khi dịch đại đoàn quân Tiên Phong thành Vanguard-- nó không còn tính riêng để mặc nhiên người ta có thể hình dung đó là một đơn vị có tên như thế, mà là tính chất của một đoàn quân nào đó.
Logged

Bóng ai như tôi đi qua cánh đồng...
Bóng ai như tôi đi qua cuộc đời....!
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2009, 06:31:17 pm »

Có sự khác nhau căn bản.
Nghĩa của tên Big Red One, Tropic Lightning là tên riêng và khi dịch nó vẫn đảm bảo được tính cá biệt của nó.
Khi dịch đại đoàn quân Tiên Phong thành Vanguard-- nó không còn tính riêng để mặc nhiên người ta có thể hình dung đó là một đơn vị có tên như thế, mà là tính chất của một đoàn quân nào đó.

Tôi không cùng quan điểm với bác. Vanguard hay Tropic Lightning mức độ cá biệt đều ngang nhau cả. Theo ý bác thì chẳng hạn tên tàu sân bay Invincible có tính cá biệt hay không nào, hay chỉ là tính chất của một cái tàu nào đó ?   Tongue
Logged
maybien_bk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #86 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 12:05:09 am »

Cho em hỏi: Quân Ngụy" dịch là "puppet troop" hay là "The South Army" hay "Quisling troops" được ah.

và "Đó là sự kết hợp của ba loại chiến tranh: chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt" nữa.
thì "Chiền tranh giành dân và chiến tranh bóp nghẹt" dịch thế nào cho hợp lý ah
Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 11:31:44 am »

Cho em hỏi: Quân Ngụy" dịch là "puppet troop" hay là "The South Army" hay "Quisling troops" được ah.

Nếu viết cho người nước ngoài đọc thì tốt nhất nên dùng đúng danh xưng là ARVN, hoặc cùng lắm thì "Sai Gon regime's army".
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #88 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 01:57:19 pm »

Cho em hỏi: Quân Ngụy" dịch là "puppet troop" hay là "The South Army" hay "Quisling troops" được ah.

và "Đó là sự kết hợp của ba loại chiến tranh: chiến tranh giành dân, chiến tranh bóp nghẹt và chiến tranh hủy diệt" nữa.
thì "Chiền tranh giành dân và chiến tranh bóp nghẹt" dịch thế nào cho hợp lý ah

Lang thang hỏi đáp kiểu này thường kiểu trích tài liệu chính luận trong đề thi tuyển dụng viên chức ngoại giao đây Wink

Bạn Chiangshan đã nói rồi. Từ "Quân nguỵ" hay "Ngụy quân, ngụy quyền" thường được dùng để nói về một quân đội không được tác giả công nhận là chính thống dưới góc nhìn chính trị. Nếu dịch cho sướng lỗ tai của ta thì nó mang tính chủ quan và khiến Tây đọc không hiểu nghĩa. Chính quyền Sài Gòn hay nhà nước VNCH dù sao cũng là một chính thể đã từng tồn tại và được một bộ phận của thế giới công nhận trong lịch sử. Bạn nên dịch đầy đủ là "Army of Republic of Vietnam" hay "ARVN" như bạn Chiangshan đã dẫn.


"Chiến tranh giành dân và chiến tranh bóp nghẹt" chỉ các chính sách/hoạt động của quân đội viễn chinh Mỹ và chính quyền Sài Gòn thực hiện tại miền Nam giai đoạn sau Tết Mậu Thân nhằm tranh giành sự ủng hộ của nhân dân và cô lập chi viện cho lực lượng cách mạng Miền Nam. Phương thức của "Chiến tranh giành dân và chiến tranh bóp nghẹt" giai đoạn này khác với giai đoạn Đệ nhất Cộng hòa. Việc chuyển ngữ có thể theo hướng "struggles for influencing people and enemy isolation".
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
maybien_bk
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #89 vào lúc: 09 Tháng Năm, 2009, 03:15:38 pm »

Em cảm ơn hai bác lắm lắm. Thực ra là em đang đau đầu vắt óc để dịch sách lịch sử bác ah chứ nào có cơ hội thi thố vào bộ nào đâu.
Đây là lần đầu tiên em dịch về quân sự nên chắc còn phải đọc thêm tài liệu và nhờ các bác dài dài.
Mong các bác chỉ giáo cho em. Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM