Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:44:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sáng tác của Nam Cao trong kháng chiến chống Pháp  (Đọc 34663 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 10:55:22 am »

Nhàn hỏi:

- Anh có thư về không chị?

- Nhà tôi đi xa không bao giờ viết thư về.

Nhàn nhìn Liễu như ái ngại, rồi buột miệng:

- Anh gan quá.

Liễu mỉm cười. Chị biết Nhàn cũng hiểu lắm chòng chị. Kiện, chồng Liễu được mọi người mến phục, nhưng ai cũng hơi phàn nàn anh hờ hững với vợ con. Người ta cho rằng anh ở tỉnh thành lâu, thích con gái tân thời, chê vợ quê mùa. Thật ra thì không ai yêu vợ con bằng Kiện.

Đời làm vợ của Liễu khổ cực rất nhiều, nhưng chị vẫn coi mình sung sướng hơn người vì được chồng quý mến. Chưa bao giờ Kiện nói nặng lời Liễu nửa lời.

Còn Liễu, Liễu chẳng được hiểu rõ lắm những công việc của chồng, nhưng chị yêu tính nết và phục tư cách của chồng, chị tin chồng, nên chồng làm việc gì chị cũng cho cho là phải. Chị yêu những cái chồng yêu và ghét những cái chồng ghét. Chị không bao giờ đòi hỏi chồng điều gì, mà cũng không bao giờ ngăn cản chồng điển gì.

Súng nổ được độ một tuần, Kiện ở tỉnh về. Trái hẳn với mọi lần, anh trốn lủi tất cả các anh em đồng chí ở làng. Sợ họ biết anh về mà kéo đến tìm anh, Anh bảo Liễu: “Tôi muốn dánh cho chúng mình vài ngày hoàn toàn riêng của chúng mình”. Kiện sắp đi xa. Anh biết rằng kháng chiến se rất gian nan. Có thể rằng giặc sẽ tràn đến làng. Giặc sẽ phá làng. Liễu sẽ phải đem con đi tản cư xa. Rời vười ruộng, không quen buôn bán, trong tay không có một đồng vốn liếng, một thân đàn bà với ba đưa con thơ, rồi Liễu sẽ ra sao? Anh trông trước thấy tất cả nỗi đau đớn khổ cực, nguy nan đang chờ đợi vợ con anh. Nhưng đoàn thể gọi anh đi. Đoàn thể đó là một cái gì rất thiêng liêng đối với anh. Anh sống chết với nó. Không bao giờ anh từ chối nó một điều gì. Ngước nhà đang cần đến những bàn tay, những hi sinh.

Hi sinh không phải là không đau đớn. Đêm hôm ấy, sau khi ba đứa con ngủ cả rồi, Kiện và liễu nằm sát đầu nhau trên một gối, thức gần hết cả đêm để chẳng nói gì nhiều lắm. Liễu đã nhận thấy tất cả lòng yêu tha thiết của chồng đối với mình, đêm từ biệt ấy. chị vừa sung sướng vừa buồn rũ rượi. Tiếng súng từ đằng xa vọng lại lúc mau lúc thưa. Nằm sát bên chồng nghe tiếng súng, chị thấy cùng với hơi nóng của chồng thấm sang người chị, một cảm giác êm đềm và ảo não. Ôi! Chao! Hạnh phúc có thể rất dễ dàng. Nhưng bàn tay tàn nhẫn của những kẻ lòng tham không đáy đã chụp xuống những cuộc đời và đã gây ra tủi nhục đau đớn, chia lìa, chết chóc! Chưa bao giờ Liễu hiểu õ như lúc này, câu nói hằn học của chồng vẫn nới với chị xưa: “Chưa đuổi cổ được thằng Tây ra khỏi đất này, thì hãy khoan nói đến hạnh phúc. Đời người dân mình chỉ là đời con chó”.

Kiện rầu rầu bảo Liễu: “Lấy tôi, mình thật khổ. Những lúc điêu đứng nguy nan nhất, những lúc mình cần đến sự giúp đỡ của tôi nhiều nhất thi tôi lại để mặc mình bơ vơ với lũ con thơ. Mình có giận tôi không?”. Liễu không nói gì, chỉ âu yếm vuốt tóc chồng. Và Kiện cười buồn, bảo tiếp: “Kháng chiến thành công, nếu còn sống về làng thì tìm nhau nhé?”. Liễu hé trông thấy cả một cảnh chia lìa tan tác. Chị lạnh người. Chị muốn khóc òa lên, nhưng cố nghiến răng không khóc. Kiện nhè nhẹ nắm lấy bàn tay chị, như những ngày mới cười. Họ guc mặt vào nhau mà ngủ.

Hôm sau Kiện ra đi. Anh tránh nhìn các con. Liễu biết rằng anh sợ khóc. Liễu cũng không khóc, chị tươi cười chế giễu chồng: “Bộ áo rét của anh tã lắm rồi. mặc vào, trông già hẳn đi”. Nhưng chồng đi được một lúc thi chị xua lũ con đi chơi, ngồi khóc. Nhớ lại phút chia li ấy, Liễu nghẹn ngào.

Nhàn cũng tưởng chị uất ức vì chồng, an ủi:

- Thôi, bây giờ chịu khổ, bao giờ độc lập tha hồ mà sung sướng. Độc lập thì anh ấy làm to lắm.

Liễu lắc đầu:

- Cũng chẳng làm gì mà to. Độc lập rồi, vợ chồng lại gặp nhau làm ăn dễ dàng hơn, con cái được học hành. Tôi chỉ mong ước thế thôi, nhà tôi không ưa danh vị, chỉ thích sống xuềnh xoàng. Tôi cũng thế.

- Độc lập rồi, anh lại về làng làm việc vậy. Có anh đứng ra, kiến thiết tha hồ chóng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Tám, 2010, 10:56:07 am »

Liễu và Nhàn cùng nhớ lại những buổi tối sáng trăng xưa, anh chị em tụ tập cả ở cái sân nà nói chuyện. Kiện phác những việc sẽ làm: Xây một cái cống ở chỗ giáp làng Sơn, cứu được non một trăm mẫu ruộng, mỗi năm lợi cho làng được hàng chục vạn đồng. Không cờ bạc, khao vọng, ma chay phí phạm, lại chịu khó làm ăn hợp lí, lợi dụng từng cái đầm cái ao, chỗ thả cá, chỗ thả sen, giồng nhãn khắp vệ đường, khuếch trương việc giồng bông kéo sợi, mấy lúc làng mình khá? Chỉ ba năm. Nhất định tất cả những đường làng này đều lát gạch. Trường học phải làm thêm hai cái nữa. Chúng mình phải có câu lạc bộ thư viện ra hồn. Phòng thông tin phải có máy vô tyến điện… Hợp tác xã chúng mình lúc ấy to lắm nhé.

Nhàn chép miệng:

- Mẹ cha thằng Tây! Chúng nó chỉ muốn bóp cổ chúng mình cho chúng mình không sao ngóc đầu lên được. Nhưng ai người ta chịu nó.

Như trả lời đúng câu của Nhàn, tiếng súng và lựu đạn bỗng nổ ran. Nhàn reo lên:

- Đã bảo mà! Chắc lại du kích làng ta. Các anh bây giờ đánh khá lắm rồi.

Liễu bảo

- Cố đánh làm cho tan hẳn vị trí của nó đi, để chúng mình đỡ phải chạy, làm được nhiều hơn nữa.

Tuy chẳng hiểu rõ thế nào là giai đoạn hai, Liễu cũng mừng. Ta đã đi được một đoạn đường rồi. Liễu thấy cuộc chiến đấu của nước nhà gần thắng lợi nơn một bước.

- Khổ thật, nhưng rồi cũng quen đi, Nhàn ạ. Sáng sớm mai lại chạy. Đêm nay mà nó chết thục thằng, thế nào sáng mai cũng lên đây khủng bố. Lại đến đốt mấy cái nhà nữa là cùng thôi chứ gì! Bây giờ đốt, người ta ít cần… Đi ngủ chứ, cô?

- Vâng, đi ngủ để mai dậy sớm. Chị nhớ đánh thức em nhé. Ít lâu này, đổ đốn ra, hay ngủ mệt.

Nhàn chỉ còn có bà ngoại, già ngót tám mươi đi tản cư hẳn không về. Mình Nhà ở nhà trông coi vườn đất. Đêm nào Nhàn cũng sang ngủ với Liễu, vừa để cho có bạn, vừa để giúp đỡ Liễu những khi cần chạy. Hai người vào nhà, Trăng chênh chếc ngả bóng trên nửa ngoài mấy cái giường. Liễu trông thấy Huyền, đứa con gái ngủ gục mặt vào em, khẽ kêu lên.

- Con đĩ! Sao nó lại gục mặt vào con tôi thế này? Bức chết thôi!

Nhàn cũng chạy lại xem, khẽ cười hì hì:

- Để tôi ẵm nó ra giường này cho.

Nhàn luồn tay xuống bên dưới gáy và đùi Huyền nhắc nó lên đem ra giường giữa.

- Ôi chà! Cháu tôi nóng quá. Bao giờ có chồng cho cô ăn trầu?

Liễu cười, mắng yêu Nhàn:

- Rõ chán! Cô hãy hỏi thân cô ấy?

Chị gục vào hôn con, má chạm vào cái áo sơ mi rách của chồng. cái áo lụa mềm nhũn, mát rượi da tay iễu. Từ khi chồng đi vắng, chiếc áo sơ mi cũ ấy không đêm nào rời Liễu.

Chị nhắm hai mắt lại, nựng con:

- Thương con tôi quá! Con tôi ngủ với nó từ chập tối đến giờ. Mẹ bỏ đi mất. Mẹ hư quá! Bố thằng Tây làm khổ con!

Chị ôm chặt thằng bé vào sát ngực. Hình ảnh Kiện tươi cười hiện ra… Ngày thắng lợi! Ngày độc lập! Chị như trông thấy thằng bé lon ton chạy ra đón bố! Và Kiện reo lên: “A ha! Con tôi đã nhớn thế này ròi kia?”.

Những hình ảnh đẹp đẽ ấy chập chờn trong đầu chị, đi vao giấc mơ.

1948
In trong tập “Đôi mắt”
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:15:28 pm »

Ở RỪNG
(Nhật kí)

19/10/47: - Thỉnh thoảng cơ giới của địch chạy rầm rập ở ngoài đường lớn cách chỗ chúng tôi chỉ độ ba cây số. Dân chúng đã làm vườn không nhà trống, đã ở lán bí mật cả rồi. Không còn một tiếng gà, một bóng ngươi. Suối vẫn chảy ào ào tiếng vọng rõ hơn. Những tiếng ken két của cái cối nước vẫn điểm vào đây, hôm nay không còn nữa. Vắng vẻ tiếng rất quen thuộc của những các nhạc gỗ lủng lẳng ở cổ những con trâu thả rông, kêu lốc cốc. Mình tiếng suối chảy ào ào nhất thống khoảng vắng lặng mênh mông quá.

Công việc cất giấu của chúng tôi đã tạm xong. Luôn ba ngày khuân vác, mỏi dừ người. Đêm qua ngủ rừng, sáng dậy, mặt, cổ và tay chân bê bết máu vì vắt cắn. chưa buồn rửa ráy, chúng tôi mở một cuộc khai hội bất thường, bên cạnh một cái kho bí mật vừa làm xong. Cuộc họp không đầy mười lăm phút. Cũng chẳng có gì phải bàn cãi lâu dài. Mọi việc được giải quyết gẫy gọn va chóng vánh. Bộ phận quan trọng nhất của cơ quan sẽ rời ngay đến một địa điểm xa, dự bị từ lâu. Một bộ phận nhỏ sẽ để lại đây, tiếp tục hoạt động theo một chương trình mới; Tư, Khang và tôi thuộc trong số những người ở lại.

Ngay sau cuộc họp, chúng tôi sửa soạn ba lô lên Mán. Mán là một thế giới hoàn toàn bí mật, đối với chúng tôi. Làng Thổ ở ngay dưới chân đồi nơi có làng Mán ở trên. Thế mà có những ông già Thổ ngoài sáu mươi, chưa lên Mán một lần nào. Bởi đến người Mán, từ đồng chí chủ nhiệm Việt Minh xã là người đã bỏ được hết những thành kiến sai lầm xưa nay vẫn chia rẽ hai giống người sống sát cạnh nhau đã lên khai hội với các đồng chí Mán nhiều lần, còn hầu hết những người Thổ chúng tôi quen đều lộ vẻ kinh sợ vừa khinh bỉ: úi chà! Ké không được biết Mán đâu! Không dám lên đâu! Mán nó ở nhà đất đây, không ở nhà sàn như người Thổ đâu? Có con rắn bò vào nhà đấy! Mán không biết tiếng Kinh đâu! Mán có nhiều rận lắm. Mán nó bí mật lắm không muốn cho ai lại gần đâu. Lại gần nó giết dấy!...

Cần phải nói ngay rằng: tiếng “nó” người Thổ dùng, không có ý gì khinh bỉ cả. Nói đến người trên, họ cũng dùng tiếng “nó”. Nhưng vẻ mặt và giọng nói của họ, khi họ nói đến người Mán, tỏ rõ ý nghĩ sợ và khinh bỉ.

Nhưng Tư, người giữ cái nhiệm vụ đi tìm chỗ đặt cơ quan cho bọn chúng tôi, đã lên tận Mán. Anh chỉ cho chúng tôi một cái sườn núi dốc gần như dựng đứng. Không có đường đi. Cả đến lối mòn cũng gần như không có. Rất ít người qua lại đây. Chúng tôi sẽ phải cố tìm ra những vết chân trên lá rới, cỏ rậm mà đi. Không có một cái mặt bằng con dao nào để mà ngồi. Chỗ nào cũng là dốc cả. Luôn sáu cây số, người ta đi, đường đi lù lù ngay trước mũi. Tất cả cái đáng sợ chỉ thu vào có thế. Người Mán chẳng có gì đáng sợ. Họ khác người Thổ, người Kinh ở chỗ khỏe, tìm ra lối đi ngay trong rừng rất giỏi, giỏi đến mức mắt họ có thể nhận thấy đường đi lại của một con chuột trên bãi cỏ. Họ mặc rách hơn người Thổ, người Kinh. Họ ăn ở khổ lắm. Họ thích ở thật cao, thật xa lánh mọi người. Có thế thôi. Họ chẳng giết ai và cũng chẳng có gì là quái gở.

Vì mới đi lần đầu, nên những chẳng chân Hà Nội của chúng tôi đi chậm và khó nhọc lắm. tháng mười ở miền núi tiết trời khá lạnh. Chúng tôi để nguyên áo rét, ra đi. Qua một cái suối phải lội, anh nào cũng rùng mình. Nhưng mới trên một quãng dốc xoàng xoàng, chúng tôi đã theo nhau hạ ba lô, cởi áo rét ra. Anh nào cũng mặt đỏ gay, mồ hôi vã dầm đìa. Nóng quá! Và khát! Anh đi đằng sau chỉ trông thấy gót chân anh đằng trước, nhưng nghe rất rõ tiếng anh đằng trước hồng hộc thở. Có anh nghiến chặt răng để bước. Mỗi bước là một động tác thể thao hạng nặng. Cứ độ vài trăm mét bước chúng tôi lại dừng lại, chân trước cong, chân sau thẳng, nhìn nhau thở phì phi và cười với nhau. Tôi cứ vừa đi vừa ắn bắp thịt đùi và có cảm giác như nó to ra, rắn lại, sờ thấy được.

Càng đi càng vào sâu trong rừng rậm. Đường càng rắc rối quanh co. Hết cây lại đến cây. Chẳng chỗ nào ra vẻ lối đi. Nhưng nếu nhìn kĩ để tìm thì chỗ nào cũng có thể có ba bốn lối đi. Thế mới rầy! Vòng quanh quẩn nhiều quá đến nỗi phương hướng cũng không biết lối nao mà nhận nữa. Nhìn lên thì những cành với lá. Cành lá chồng lên nhau, che kín cả trời. Ánh sáng âm u, không còn biết trưa hay đã chiều. Chỉ thấy mỗi lúc một tối hơn. Rừng rậm thêm hay mặt trời đã nhạt? Không một túp lều, một người đi để hỏi đường. Tư qua lại bốn lần rồi mà vẫn lạc. Chúng tôi phải trở đi trở lại hai ba lượt. Chân đã mỏi nhừ, cổ đã khô cháy thì may quá, đến một chỗ rẽ kia, chúng tôi đột nhiên gặp một người. Tư reo lên:

- A! Nhình Pin!

Tư giảng cho chúng tôi biết nhình là chị. Anh chàng phải giao thiệp với đồng bào địa phương luôn, đã học được ít nhiều tiếng Thổ. Để nói chuyện với người Thổ thì chẳng đủ dâu. Anh thích dùng tiếng Kinh tiếng phổ thông để họ khỏi cười. Trừ những bà già, còn hầu hết người Thổ đều nói thạo tiếng Kinh. Nhưng người Mán nắm chắc cẳng keo. Tiếng Thổ họ cũng chỉ biết tạm đủ thôi. Vi thế, tiếng thổ của anh Tư rất có ích ở dây. Anh cũng thích nói tiếng Thổ với người Mán lắm.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2010, 11:22:41 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:17:22 pm »

Chị Pin là một thiếu nữ vào hàng “chân tròn như cột”. Người vạm vỡ, mặt tròn vành vạnh, trán nhẵn thín dưới cái khăn xếp màu đỏ thêu chỉ trắng che cái đầu cạo trọc. Nhình cũng mặc áo dài quần chàm như phụ nữ Thổ, nhưng cũ kĩ và rách rưới hơn. Cổ, tay đeo òng bạc, vòng đồng. Chị em miền núi ưa những đồ trang sức lắm.

Cái chúng mình không quen, chính là cái khăn to vành bọc vải thêu. Nó gợi cho tôi một cảm giác sờ sợ mơ hồ, cảnh giác khi ta gần những cái man rợ và bí mật. Gần giống như ngày còn bé, tôi gần những bà đồng áo khăn ặc sỡ.

Nhưng chị Pin chẳng man rợ và bí mật một tí nào. Đứng trước mặt Tư, mặt chị đỏ bừng lên. Miệng chị, đôi mắt chị cười. Khi cười cũng đưa ngang cái tay che miệng như những cô gái e lệ dưới xuôi. Và khi Tư đùa hỏi “kỉ lai pi” (bao nhiêu tuổi) chị cũng thẹn thò trả lời: “nắm chắc” (không biết).

Nhình Pin ở rẫy về. Chị cõng một cái giỏ đầy thóc còn cả bông ở trên lưng. Tay chị cầm một quả dưa to. Tư hỏi:

- Mắc ca lăng? (Quả gì).

- Mắc qua (quả dưa).

- Kin đầy bố? Ăn được không)

- Kin đầy. (Ăn được).

Chị đưa tay về đắng sau lưng, rút con dao, bổ quả dưa, đưa cho Tư.

- Kỉ lai chèn? (Bao nhiêu tiền?)

- Nắm âu chèn (Không lấy tiền)

Tư chỉ lấy một nửa thôi. Chị bảo Tư đưa nốt nửa kia cho bọn tôi ăn. Đang khát, trông thấy dưa, thích mê người. Nhưng quái lạ? Mình vẫn thấy ngài ngại, như sợ bẩn. Tại sao mà bẩn? Quả dưa vừa mới lấy ở ruộng về. Cái bàn tay to lớn và múp míp của người cho bẩn chăng? Mới đến giang sơn Mán, mình vẫn nhìn mọi cái với con mắt của người Hà Nội. Nhưng Tư đã cắn vào miếng dưa rồi. Chúng tôi cũng mỗi người một miếng, ngoạm ăn. Giống dưa to như dưa hấu, nhưng thịt và ruột lại giống dưa gang. Chất dai hơn. Và sau khi chúng tôi đã đỡ khát rồi, chúng tôi thấy vị nó hơi chua, chứ không được ngọt.

Xẩm tối, chúng tôi bước vào nhà một ông già. Cái nhà bằng gỗ còn cả vỏ và bương, tre, đứng đơn độc có một mình, ấy thế mà là cả một làng, có tên riêng của nó hẳn hoi. Chuồng lợn, chuồng gà ở ngay trong nhà, lẫn với người. Nhưng không có lợn gà, chỉ có phân với bọ hung. Chủ nhà bảo Tư: gà lợn ở pây cơ. Nghĩa là đi lán cả rồi. Tư cắt nghĩa thêm:

- Cơ, tức là cơ quan. Tiếng này có ngay từ thời kì bí mật trước đây. Người Mán đã phải làm vườn không nhà trống, ở lẩn lút ngay tư thời kì ấy kia rồi. Vì vậy, nhà nào cũng có cơ quan bí mật dể giấu thóc lúa, lợn gà. Lán bí mật riêng của nhà họ, cũng cũng gọi là cơ quan.

Anh Đức bảo Tư hỏi xem cơ của ông ké có xa không? Ông ké bảo: “Quây lại” xa lắm! thế là khổ chúng tôi! Vẫn tưởng đến nơi có thể mua được một con gà làm thịt, thổi cơm ăn. Nhưng gà lại đi cơ mất rồi. Đành lại ăn cơm với muối.

Cơm xong, cả bọn lăn quay ra đất, chung quanh bếp lửa. Ông già nhường cái giường độc nhất của nhà ông cho chúng tôi, nhưng chúng tôi không chịu nhận. Ông già bèn lẳng lặng đi lấy củi chất thêm vào bếp, lại đốt thêm một đống lửa nữa ở phía ngoài. Ấm cúng vậy, tuy rải cái áo đi mưa nằm ngay dưới đất, đắp sơ sài bằng chiếc áo vét tông, đầu ghé ngay gần cái chuồng gà, tôi vẫn ngủ ngon lắm. Luôn mấy đêm lạnh và chập chờn rồi. Lại đến nửa ngày lên dốc, ba lô, bị gạo nặng ê vai. Nằm một lúc, ngủ ngay. Nửa đêm, tỉnh dậy vẫn thấy lửa cháy đều. Bên đống lửa, một thiếu phụ ngồi. Người đàn bà còn xuân mà lúc mới đến chúng tôi đoán là vợ kế ông già. Nhà chỉ có hai người, một đàn ông, một đàn bà, thì tát nhiên là vợ với chồng. Nhưng hai tuổi chênh lệch nhau một cách đáng băn khoăn. Chúng tôi đã trao đổi với nhau tối hôm qua. Lúc đi ngủ tôi thấy ông già vào buồng, còn người thiếu phụ nằm còng queo một mình ở rên giường. Lửa xa mà chăn chiếu cũng không. Bây giờ người đàn bà lại ngồi đây. Ánh lửa hồng hắt lên khôn mặt trái xoan điểm một cái miệng nhỏ rất thanh và đôi mắt lá răm hơi xếch. Người ta nghĩ đến những nàng công chúa Đông phương, đẹp lặng lẽ và bí mật, tả trên màn ảnh. Đêm khuya vắng lặng, giữa những người ngủ mệt ngáy khò khò người đàn bà thức một mình, ngồi coi đống lửa. Lạnh quá không ngủ được hay là ý muốn săn sóc đến giấc ngủ ấm áp của những người khác lạ? Lửa chập chờn. Nhá lửa dỏ vờn nhau với những miếng tối lung linh. Tôi thấy buồn, nhơ nhớ, chẳng hiểu nhớ ai và buồn vi sao.
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2010, 11:23:52 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:18:09 pm »

20/10/47: - Sáng sớm thức dậy đã thấy ông ké ra máng nước đầu nhà, lấy nước vào đun cho chúng tôi rửa mặt. Ông già cao lớn, lúc nào cũng lom khom như sợ đụng mái nhà, cử chỉ chậm chạp, mặt chất phác, phuc hậu, lúc nào cười và lầm rầm những tiếng ấp úng, chúng tôi không hiểu nỏi vì ông chỉ biết dăm ba tiếng Thổ, trông đẹp và đáng yêu đến nỗi anh chàng Khang họa sĩ cứ tấm tắc khen và chỉ muốn thế nào vẽ được một bức chân dung ông. Nhưng chưa hiểu họ có kiêng kị gì không, anh hàng không dám nhờ ông ngồi để cho anh vẽ. Vả lại cũng chẳng biết nói thế nào cho ông hiểu. Anh chàng đành để đến khi nào đôi bên quen thuộc nhau hơn đã.

Tôi ra ngoài để quan sát quanh nhà. Rừng cỏ ngập đầu. Chỉ ba bước đã vào rừng. Mấy hôm trước còn ở một chỗ súng nổ loạn xạ, người chạy nháo nhác và hoảng hốt, đến đây tôi thấy an toàn, chắc chắn lạ lùng, mặc dầu vẫn nghe hấy tiếng súng rất gần. Giặc có bao giờ còn lập lại nổi chính quyền, nắm hết dân chúng trong tay? Chỉ khi ấy, chúng mới dám sục sạo đến dây. Đặt cơ quan ở chốn này, chúng tôi có thể yên lòng làm việc lâu dài được.

Tôi bỗng giật mình, chỉ vì đột nhiên thấy bóng người. Tôi không đợi gặp một người nào khác ở chỗ hoang vắng này. Một cái đầu nhấp nhô trên cỏ. Mặt to, da vàng sạm, hai mắt xếch, khăn xanh quấn rối. Trông như một cái đầu tướng Tàu nặn bằng bột, một anh Khách vẫn bán cho trẻ con chơi, hồi tôi còn nhỏ. Một cái mặt trông vừa buồn cười, vừa dữ dội, không ra già, không ra trẻ, không biết cho vào hạng tuổi nào cho đúng. Nhưng cái búi tóc bé ngủn ngắn cho tôi cái cảm giác anh vừa mới lớn.

Đôi mắt xếch thao láo nhìn tôi. Một tiếng to tát và vồn vã:

- Chào đồng chí!

- Chào đồng chí!

Tôi đáp lại. Cái đầu bệp bềnh trôi trên sóng cỏ, đến gần tôi. Một người to nhưng thấp hiện ra, gò cúi dưới một cái giỏ gì nặng lắm. Cái áo chàm ngắn cũn cỡn để hở một cái bụng lồi ra và cái quần, không thể bám vào được cái bụng rồi trật cạp xuống gần đến háng. Học được mấy tiếng Thổ tối hôm qua, tôi hỏi:

- Ca lăng à, đồng chí! (Gì đấy, đồng chí)

- Mắc qua.

Dưa! Dưa cũng tốt rồi. Cắt nhỏ ra, chấm muối mà ăn cơm còn tốt hơn chỉ có muối không. Tôi bảo anh đem vào để chúng tôi mua. Anh vào, đặt cái giỏ nặng xuống, rút hai tay ra khỏi cáí dây đeo, thở dài thật to thành một tiếng rên. Anh ra máng rửa chân. Anh lại gần lửa dể hơn. Bỗng anh kêu lên một tiếng:

- Ú già!

Anh tặc lưỡi, chúng tôi hỏi;

- Cái gì

- Con vắt! Con vắt cắn.

Anh gỡ nó cho vào bếp. Đức reo lên:

- A! Đồng chí biết tiếng Kinh!

- Không biết nói đâu! Biết ít thôi.

Chúng tôi xúm lại giỏ của anh. Hàng chục quả dưa, lại có rau bí nữa. Chúng tôi hỏi:

- Đồng chí lấy bao nhiêu?

- Không lấy tiền đâu. Cho các đồng chí ăn thôi.

Đức cố nhét hai cái giấy mười đồng thật mới vào tận tay anh. Anh ngần ngừ mãi mới chịu cầm một cái.

Ông già thong thả đeo dao vào thắt lưng, khoác khẩu súng kíp, cười cười, lắp bắp nói những tiếng lầm rầm, ý chừng là từ biết chúng tôi. Ông di rừng. Trông ông đeo bao, khoác súng vào, càng đẹp. nhưng ra ngoài vẫn lom khom, cái đầu hơi lao về đằng trước. Không phải là vì già. Đó chỉ là dáng đi của một kẻ quen cái đời chui lách trong rừng rậm. Ông đi lừ đừ như một con thú dữ. Tôi mới chợt nhận ra rằng người đàn bà cũng đã biết đi mất từ lúc nào, chúng tôi cũng không để ý. Trơ lại trong nhà còn bọn chúng tôi với một anh chàng bán dưa. Tự anh đi tìm mẹt, xếp dưa, xếp rau ra cho chúng tôi. Anh xông xáo vào cả trong buồng. Anh thu xếp cửa nhà. Anh quét. Anh thở dài thành tiếng rên (cứ độ 15 phút anh lại thở dài thật to như vậy, chẳng ra sao cao!).

- Nhà bẩn quá! Không có giường nằm. Các đồng chí ở dưới xuôi sướng, lên đây khổ quá.

Anh làm như anh là người nhà vậy. Nói chuyện với anh một lúc chúng tôi mới biết anh là người nhà thật. Anh là con rể ông cụ. Người dàn bà trẻ tuổi là con giá ông cụ và là vợ anh ta. Ông cụ góa vợ đã lâu. Người ta gọi ông là ké Nhàn, - ông Nhàn - còn anh, tên như tên trong tiểu thuyết Tàu: Triệu Văn Hương. Và thật không ngờ, anh đã bốn mươi hai tuổi.

Tối hôm ấy, cả nhà ông ké Nhàn ngủ lán. Tối hôm sau cũng vậy. Ban ngày, có người nào về cũng chỉ một chốc một lát thôi, về để lấy một vật gì, hay lấy củi hộ chúng tôi. Chúng tôi hoàn toàn làm chủ cái nhà. Chúng tôi e mình có làm phiền đến đời sống của họ không. Nhưng Tư bảo:

- Họ ưa như vậy. Vả lại ở, đối với họ có thành vấn đề đâu. Họ ngủ đâu cũng được.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:19:14 pm »

21/10/47: - Tư vẫn chưa cho chỗ ông ké Nhàn là kín! Anh dùng làm một chỗ tạm đó thôi. Hôm nay anh sẽ đưa Khang và tôi đi xem một chỗ khác để hỏi ý kiến chúng tôi. Cơm nước vừa xong, thì một người Mán đeo súng đến. Anh chàng trạc độ ngoài ba mưoi. Búi tó, quán khăn. Mặt sáng sủa, người nhã như một anh đồ trẻ vào thời Nguyễn Trãi. Nhưng áo cũng ngắn cũm cỡn, và quần mòn mất gấu, luội thuội, lựng chựng những cái bắp chân chắc nịch nhưng bẩn và có nhưng vết lở to rỉ mủ. Tư gọi anh ta là đồng chí Quân. Đồng chí Quân sẽ thay mặt cho đồng chí Chẩn trưởng thôn đi vắng để dẫn chúng tôi đi tìm địa điểm.

Sau ngót một giờ lội suối chiu rừng, vắt bám gỡ ra không kịp, qua hết rừng cây lớn, rừng lau, rừng chuối rồi lại rừng cây lớn, men, lách, leo, trèo, bở hơi tai, chúng tôi đến Vàng Khẹt. lại một làng! Ba góc nhà như ba cái chuồng chim đeo lủng lẳng ở ngọn núi. Được cái quang đãng và nhìn ra một phong ảnh sáng sủa và tuyệt đẹp. Núi lại núi. Núi kế tiếp nhau, cuốn những đợt sóng mềm mại vờn trờì. Chỉ có trời với núi. Tôi có cảm tưởng như trên trái đất chúng ta ở ngoài núi ra, không còn gì nữa. Anh chàng Khang yêu màu sắc và ánh áng chắc phải thỏa lòng. Những quả núi gần khoe những mảnh áo rất xinh. Từng miếng vàng tươi của ruộng, những miếng khác màu vàng rơm. Và màu xanh. Đủ các thứ màu.

Những buổi sáng, ửng hồng rìa núi. Mây tắng ngập các thung lũng. Một cảnh bể, trong đó nhô lên những cù lao.

Những buổi chiều, ánh sáng chiếu rọi đúng như đèn pha rọi những phong cảnh rạp hát. Phong cảnh đổi từng khắc một, đúng như trên sân khấu. Khang ghi chép cẩn thận, nói là sẽ dùng vào việc bài trí sân khấu khi về Hà Nội.

Đêm trăng. Một cây trụi lá, đen, rướn lên trời xanh phót. Một nét đẹp đơn sơ. Núi đằng sau. Và trăng nằm giữa mây, mềm xốp như dệm gối.

Nhưng nhà thì bẩn ghê gớm quá. Chuồng lơn ở ngoài hè. Gà lợn đi lại, ăn nằm và phóng uế rất tự do, trong nhà ngập đất và rác rưởi. Cả bếp ở giữa một gian, thẳng hàng với chạn bát nhơm nhớp như phủ một lượt bùn ở đầu trong và cái lò nấu “ruốc mu” (thưc ăn của lợn) ở đầu ngoài. Cối giã gạo cũng ở trong nhà. Mồ hóng khắp nơi. Ba cái buồng nhở vừa một cái giường, chưa bao giờ quét. Mạng nhện đầy tro, bụi, mồ hóng bám chằng chịt trên mái các tấm phên làm vách. Đất tầm lên, rác rưởi ngập gầm giường và cả trên những cái giường không chiếu.

Cả làng đã đi gặt vắng. Chỉ con một ông già, một người dàn bà bận con thơ, và một thằng bé mười một tuổi, mũi quệt đất vẽ hề trên mặt. Thấy có người lạ đến, tất cả trốn vào rừng. Chúng tôi thấy nhà không. Nhưng một lát sau, nghe tiếng đồng chí Quân, người đàn bà ẵm con về tiếp chúng tôi. Thằng bé con cũng chạy về hếch mặt nhìn vào mặt chúng tôi một cách rất tò mò, khẽ chạm ngón tay vào tay áo tôi rồi vột rụt lại như ta sờ một con vật lạ để xem nó động tĩnh ra sao, rồi lè lưỡi ra một cái, cười nhăn nhó cả mặt nhưng không thành tiếng. Mấy hôm sau tôi mới biết cái điệu lè lưỡi, chỉ trỏ và cười câm ấy cũng thịnh hành ở nó không kém gì tiếng thở dài của đồng chí Vân Hương. Cho đến tận lúc đó, tôi không nghe thấy nó nói lần nào. Không hiểu có phải nó câm không. Người đàn bà không biết tiếng Thổ. Đồng chí Quân đưa chúng tôi đến cái nhà ở trên cùng; gặp ông già đã lò dò ở bụi rậm chui ra. Quân gọi ông già là ké Xếch. Nói gì ông cũng chỉ cười. Quân bảo, mới biết là ông ta điếc. Chẳng chuyện trò gì được với ông. Đồng chí Quân cứ tự tiện dẫn chúng tôi đi xem cả ba nhà và bảo chúng tôi tùy ý muốn ở nhà nào cũng được. chúng tôi chọn cái nhà đầu từ là cái nhà ngoài phòng chính hình thước thợ, còn có ba phòng tả ở đoạn trên. Nó rộng rãi nhất và sạch nhất.

Ngay từ sáng hôm sau, chúng tôi bắt đầu vận chuyển gạo muối, đồ dùng từ đằng nhà ông ké Nhàn sang. Vẫn không thấy chủ nhưng nhà đã được dọn sạch sẽ hơn. Chúng tôi chỉ cần quét dọn thêm một lượt nữa là ở cũng tạm được rồi.

Chủ nhà tên gọi là Kim. Anh ta đi rừng, đi ruộng suốt ngày. Vợ anh ta ngủ ở cơ. Từ hôm chúng tôi đến, anh cũng ngủ cơ. Thình thoáng mới về nhà một hôm, vác theo một đoạn cây chuối thật to. Anh ta kê đoạn chuối nghiêng nghiêng, cưỡi lên trên, mồm ngậm một cái tẩu thuốc lá bằng đồng lấy một cái cán làm bằng một đoạn tre, cả hai tay ầm một con dao dài và mỏng xoẹt xoẹt thái cây chuối rất nhanh, rất nhẹn. thái xong, anh hốt tất cả, cho vào một cái chảo to đặt lên lò, đổ nước vào ninh. Anh ninh suốt một ngày cho cây chuối nhừ tươm. Thế là thành ruốc mu, nấu một ngày đủ cho lợn ăn năm ngày. Lúc cho ăn, chỉ cầy vầy với nước, rắc thêm vài nắm cám như rắc hạt tiêu. Thức ăn chỉ có vậy, nên phân người là mĩ vị đối với tu mu (con lợn). Mỗi buổi sáng ra ngồi ở gốc cây, phải cầm cái roi để xua chúng nó đi. Lợn lớn, lợn con chực ở chung quanh, hầm hè nhau, liều chết xông vào, xộc ăn toăng toắc. Chúng nó tranh nhau, cắn nhau như chó vậy. Lại còn trâu! Một khám phá đối với chúng tôi: cứ thấy người ta vén quần là các chú tu vài nghênh ngang hai cái sừng đến, hếch mõm lên nhìn và đợi. Dòng nước tiểu tia ra, các chú tranh nhau há mồm, lè lưỡi, đón lấy uống, thỏ phì phì. Nước tiểu vào cả mũi. Xong rồi, còn chúi mõm, liếm những giọt vương trên dất. Mới đầu, tôi tưởng trên núi xa nước nên chúng nó khát. Nhưng trước cửa nhà, có những vũng nước đầm đìa mà trâu không uống. Có lẽ trâu thèm chất muối.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2010, 04:28:50 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:21:15 pm »

Muối trên này quý lắm. Chúng tôi cho mỗi nhà một bát. Họ rất mừng. Thế mà muối chúng tôi để ở nhà họ có hàng hồ, họ không động đến bao giờ. Có lần chúng tôi đi vắng mấy ngày luôn. Lúc về thấy thằng Hùng, Lí Kì Hùng - con ông ké Xếch, mách với chúng tôi: vợ anh Kim, người đàn bà có đôi mắt to và môi nở như đầm thỉnh thoảng chúng tôi mới thấy về nhà, hết muối ăn, định lấy muối của chúng tôi. Kể chị ta có lấy cũng chẳng sao, vì chúng tôi đã dặn anh ta khi cần thì cứ lây mà ăn. Nhưng người chồng bảo vợ: “Việt Nam độc lập, không ăn trộm của nhau”. Và vợ chồng nhà anh ăn cơm nhạt.

Anh ở nhà bên cạnh, tên cũng là Kim, Kim này đã đi giao thông hồi bí mật. Chiều chiều, tôi nghe thấy anh hát Tiến quân ca. Gần đúng giọng, nhưng mất chữ luôn. Anh là bố thằng bé hay lè lưỡi và là anh ruột nhình Pin, cô con gái cho chúng tôi dưa hôm nọ.

Nhình Pin vẫn hay đỏ mặt. Chị hay nói chuyện với Tư. Một lần chị cho Tư mấy bắp ngô. Tư không lấy, bởi vì thấy một lần hỏi mua, chị không chịu lấy tiền. Chị hỏi Tư:

- Ngô già, có phải không?

Tư không để ý đến câu nói ấy. Nhưng chiều hôm ấy, khi chúng tôi quây quần chung quanh bếp với ông ké Xếch và hai đồng chí Kim, cùng nướng ăn. Tư kêu ngô già thì ông ké xếch cười và bảo:

- Ngô không già, người già.

Hai anh Kim cùng cười to. Tư bỗng sinh ngờ. Một lối nói tình tứ chăng?

Nếu Tư đi tôi với Khang gặp khó khăn ngay. Bởi vì ở Vàng Kheo người ta không biết tiếng Kinh. Tiếng “Tày” cũng biết ít thôi. Chúng tôi cũng chẳng biết được bao nhiêu. Họ nói hơi dài, ngoài mấy tiếng thường dùng, là mỉnh ngẩn mặt ra. Mình nói, họ cũng lắc đầu: nắm chắc! (không biết). Nhưng hỏi đến cụ Hồ thì ai cũng chắc (biết). Chắc cả đồng chí Văn (tức là Đại tướng Võ Nguyên Giáp), đồng chí Thạch.

Vì không nói cho họ hiểu được, mới đầu Khang với tôi cứ cơm muối tràn. Hỏi mua gì họ cũng nắm mi (không có), về sau học được lối của Tư: muốn gì, cứ bào họ pày đông (đi rừng, hay pây cơ du hử khỏi (đi cơ lấy cho tôi). Quả nhiên, có rau ăn. Họ bán rất rẻ, ít thì cho không, không chịu lấy tiền. Rau cải luộc chấm muối ăn, ăn mãi cũng chán mồm. Tôi phát minh ra lối nấu canh rau cải với muối và nước lã, cho thêm một ít gừng. Cũng tốt. Gà cu, thịt dai như thịt trâu, cũng không mua được. Ở đây, nuôi gà đến lúc nó hết sức lớn rồi cũng không chịu bán đi, nuô gà nhỏ cho có lãi. Nhưng gà cu già, phú quý ra thì con cháu tế thượng thọ cũng đáng rồi, vẫn được sống như thường. Họ nuôi, như để làm cảnh vậy.

Cũng may mà mật ong thì được ăn luôn. Có lần mua được của một người đi giao thông cả một cái tổ ong anh ta gặp ỏ rừng, dúm lá đem về. Cầm cả cái mà ăn, thú vô cùng. Có khi cơm ăn trộn mật ong. Thuốc lá Mán tẩm mật ong, hút thì ngon tuyệt. chẳng bao lâu, Khang và tôi đã nổi tiếng khắp mấy làng Mán là những thằng đốt thuốc lá chứ không phải hút nữa.

Một cái thú nữa ở Vàng Kheo là đi tắm. Quãng suối chảy xiết. Đá sỏi trắng và vàng óng ánh dưới lòng. Những hòn đá tròn trĩnh, nhẵn nhụi để ngồi. Có một chỗ, những tảng đế kết chung quanh thành một cái bồn ngồi lọt cả người. Một thác nước trắng xóa đổ trên đầu. Nước rất trong. Mặc dầu trời lạnh, ngày nào tôi cũng đến chỗ ấy tập thể thao, rồi nhoài người xoai xoải dưới thác nước cho nước chảy từ cổ đến chân. Khoái lắm!

Nhưng từ nhà đến suổi, phải qua một cái dốc chừng vài trăm thước. Mỗi ngày trèo mấy lượt có mệt thật, nhưng lấy làm thích vì đó cũng là một cách vận động để cho đùi to ra. Càng thấy phải khuân vác, phải vất vả, càng vui. Cách mạng đã đổi hẳn óc mình. Kháng chiến chẳng những làm già dặn thêm khối óc đã đổi mới kia, còn thay đổi ngay chính thân thể mình, một ngày kia khi trở về!..
« Sửa lần cuối: 05 Tháng Tám, 2010, 11:27:22 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:21:54 pm »

1/11/47 - Trong khi đợi anh em công nhân thu xếp cơ quan in, Khang và tôi in đá. Nhưng mới làm việc được độ một tuần thì Tư lại lên, bàn nên thiên lại chỗ nhà đồng chí Chẩn, liên lạc với ở dưới tiện hơn.

Lại việc chuyển gạo, vải, đá luôn hai ngày. Mình khuân vác đã khá khỏe rồi. Đi núi, cũng nhanh hơn, đỡ mệt hơn. Đường đến nhà đồng chí Chẩn, bây giờ mình thấy thường rồi. Nhưng đường lên cơ thì thật là cơ cực. Hoàn toàn không có đường đi. Dốc chết người. Nhiều chỗ phải bám lấy cây, đánh đu lên. Thế mà mình vẫn đèo nửa bị dó gạo, cố đi cho bằng được. Đi ba, bốn chuyến liền, mỗi chuyến vừa lên vừa xuống đến một giờ. Lúc này mình mới biết được sức của mình. Thì ra minh cũng khỏe chẳng kém gì ai. Thường thường, người ta chưa bao giờ dùng đến tất cả sức lực của mình. Một phần khả năng của ta vẫn bỏ phí hoài, đến nỗi ta không biết rằng ta có nó. Tôi thấy rằng sau kháng chiến, nếu tôi thích đi cày, đi cuốc hơn cầm bút, tôi có thể đi cày đi cuốc được. Cực nhọc không đáng sợ.

Anh bạn hỡi! Hôm đi Phú Thọ, mới phải ngồi thuyền chật, anh đã cằn nhằn suốt cuộc hành trình. Anh thật là thảm hại.

Thiên ơi! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện con nhanh chóng hơn cha luyện. Con sẽ không chết. Cón sẽ thành cứng rắn.

Tôi nghĩ đến Liên. Vợ tôi từ trước đến nay chưa bao giờ rời khỏi quê hương. Làng tôi, địch chiếm rồi. Liên đã tay bồng tay dắt, bỏ nhà cửa vườn đất, đưa con nhỏ và một bị quần áo ra đi. Tôi đã bỏ liều Liên ở một chỗ đối với Liên hoàn toàn xa lạ, Liên có oán chăng? Riêng tôi, mặc dầu có thương Liên, tôi vẫn phải đinh ninh rằng Liên sẽ chẳng chết đói đâu. Liên sẽ đổi, như tôi đã đổi. Phải bơi mới biết rằng mình bơi khỏe. Và thật ra, ai cũng bơi được cả.

2/1/47 - Đêm qua, hơi đau mình mẩy. Nửa đêm trắng sáng. Dậy uống nước rồi thao thức mãi không ngủ được. Gần sáng, lạnh. Sáng dậy, cơm nước xong rồi đi chặt tre chặt cây về điểm lại nhà. Nhà: lán bí mật của đồng chí Chẩn, đứng giữa hai lán nữa, vừa bằng một cái quán bán báo tết ở Sài Gòn. Cành cây làm cột buộc sơ sài. Mái lợp bương tươi, trông đẹp. Sàn hơi thấp, bằng một cái giường to. Cạnh sàn, một khảng đất trống, chạy từ cửa nọ sang cửa kia, dùng làm bếp. Hai người ở vừa thích.

Lán bên cạnh: ba đứa trẻ con. Một anh Mán. Tội nghiệp! Anh ta sốt rét nặng quá rồi. Bụng báng to phình. Mặt phù. Chân tay phù. Da bủng và mốc meo. Mấy hôm sau, biết tên anh. Chúng tôi gọi anh ta là đồng chí Minh. Anh ốm quá, không đi làm được, nên lên lán ở với mấy đứa con. Sang chơi bên lán chúng tôi, anh ta chỉ ngồi lừ thừ nhìn chúng tôi làm việc, mồm ngậm một cái tẩu như cái tẩu của Kim, thỏng thả hút và thởi khói. Hiếm họa anh mới nói. Tiếng anh rạn vỡ.

Làm dược một cái giá để giầy, ba lô, sách vở, một bếp để cho sạch xong thì vừa trưa. Buổi chiều, nghỉ ngơi cho lại sức. Mình định đọc sách. Nhưng viết nhật kí xong thì đã gần hết chiều rồi. Ngày nào cũng ngắn, vì mình muốn làm việc nhiều quá.

Đồng chí Chẩn mang một cuộn giấy và một cái chải lên để chúng tôi dùng, cho biết Tư bị sốt. Có lẽ vì hôm qua anh chàng làm gắng quá.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2010, 04:28:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:22:26 pm »

3/1/47 - Tư chỉ mệt xoàng, anh vẫn đi tìm con đường bí mật đi xuống cơ quan dưới. Cơm chiều xong, tôi đi rửa bát về thì Khang, đang đọc mảnh giấy nhỏ Tư gửi bà mẹ Chẩn lên. Tối nào, bà cũng đèo thằng con côi của Chẩn lên lán ngủ. Cùng với bức thư, bà cụ còn đem cho chúng tôi củi, - tội nghiệp! Củi ở trên này có thiếu gì? - một mớ rau bí, hai quả bí ngô non, bốn của sắn và một cái bị của Tư. Trong bị, ngoài mấy đồ dùng lặt vặt để in đá, có một cái chân giò.

Thế có bực mình không? Lúc này, ăn nửa bát hết vừng, tôi bực mình rang hẳn một bát để ăn cả ngày mai. Khang thái thịt ra, kho với nước lã và muối, để ăn dè. Xương, cho vào nồi một nắm gạo ninh nhừ để sáng mai ăn.

Ông láng giềng to bụng, sợ đêm chó nhà ông ăn mất thịt của hai đồng chí, sang tận nơi dặn cất vào trong cho cẩn thận. Nhưng Khang đã cẩn thận lắm rồi. Liễn thịt để lên cao. Nồi cháo bắc xuống cạnh đống than, đã bịt lá lên trên vung và buộc chặt còn phủ một lượt tre tươi và đè những súc củi nặng trình trịch lên trên. Anh chó chắc phải rất sầu đời! Khang hứa sáng hôm sau sẽ cho nó một bữa xương xứng đáng! Nhưng sáng hôm sau, nó theo bà cụ về nhà. Đen nó quá!

Hôm sau, lạnh ngay từ chập tối. Chúng tôi đốt một đống lửa to, nhưng về khuya tắt mất. Cái chăn hơi hẹp. Hai thằng nằm co quặp, xương đau mỏi.

Thức giấc, nghe gió thổi ào ào. Trăng xiên qua kẽ mái, qua bức phên thưa, lọt vào nhà. Tôi dậy thổi lửa, mũi hít phải tro. Sờ bếp, lạnh. Đành lại vào màn nằm đắp chăn, nhưng không ngủ được. Nghĩ loăng quăng. Vợ con. Bà cụ nhà Chẩn. Gia đình anh ta người Mán…

Băn khoăn rất nhiều đến thằng con đồng chí Chẩn. Nó gầy như một con nhái bén, mềm như một lá rau úa, suốt ngày vắt trên lưng bà cụ, trong khi bà cụ đun bếp cũng như lúc đi lấy nước, nhặt củi hay vò lửa.

Mẹ chết sớm, có lẽ bà nuôi từ thuở mới sinh. Mỗi lần bà mớm cơm cho nó, tôi thấy nó khóc, sặc, ho rũ rượi. Không sữa, lại mang trong máu bao nhiêu vi trùng sốt rét rừng, thằng bé quắt queo và thiểu não. Nó sống được cũng là sự lạ.

Bố nó năm nay hăm tám tuổi. Trông anh già hơn thế. Từ hôm có chiến sự ở đây, không ngày nào không có người đến nhà anh tạm trú và nhờ dẫn lối. Anh tốt lắm. Một lần dẫn Tư đến một địa điểm kia, nghi ngờ có Tây ở đấy rồi, anh bắt Tư đứng chờ ở ngoài, để anh một mình vào thăm dò trước. “Đồng chí vào, tôi không yên lòng”, anh bảo Tư như vậy.

Một lần Tư hỏi anh:

- Sợ Tây không?

- Không sợ.

- Súng kíp bắn Tây chết không?

- Chết chứ.

- Sao đồng chí không đi đánh Tây?

- Người Thổ không lên rủ.

Anh đợi người Thổ lên rủ đánh Tây, như rủ đi săn chung một con gấu vậy.

Anh có một em trai, đồng chí Bảo, hăm hai tuổi. Biết nhiều tiếng Kinh hơn tất cả những ngươi khác ở đay. Đọc được chữ quốc ngữ và dạy được cả cho anh đọc. Bảo bị gấu vồ, hôm chúng tôi mới đến, những vết thương vẫn chưa khỏi hẳn. Lần sau, chúng tôi đến, anh đã gần lành. Nhưng vẫn ăn kiêng, ăn nguyên cơm với muối ớt, không dám chạm đũa đến món trứng tráng lẫn đậu nhà đồng chí Chẩn chính tay làm để thiết chúng tôi. Thông thường, chẳng ăn kiêng, thì món này cũng chỉ có muốt ớt thôi. Cơm gạo rẫy thổi nát, ăn dẻo như cơm nếp, nhưng chóng ngán. Họ quen thổi một bữa, nắm một nửa cất đi để bữa sau ăn. Họ ăn chậm rãi và ăn rất ít. Không dám ăn nhiều hay sức chỉ ăn được thế? Đời sống như vậy, chống lại với vi trùng sốt rét thế nào? Nếu nước mình không độc lập, đời sống của họ không được nâng cao, họ sẽ chết mòn hết mất thôi. Trông những làng Mán xơ xác, lèo tèo, buồn như một cái gì sắp tắt.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tám, 2010, 04:28:07 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2010, 04:23:31 pm »

Thế mà người Mán tốt. Nhắc đến chuyện những nhà cách mạng hoạt động ở đây hồi bí mật, người vợ Triệu Vân Hương luôn luôn bảo với Tư:

- Cần cách mạng khổ lai! (người cách mạng khổ lắm!).

Chị cảm động nhắc lại lời một đồng chí bảo chị ngày xưa;

- Người Mán đứng giết người cách mạng, đứng bắt người cách mạng nộp cho Tây nhé!

Người Mán không bắt người cách mạng. Người Mán đã cưu mang người cách mạng. Họ nhịn ăn, giấu cơm, đem cho người cách mạng ăn. Tây mà bắt được cơm ấy, thì họ mất đầu. Có người đã mất đầu. Nhưng họ vẫn hủng hộ cách mạng như thường. Tôi nhớ lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp một lần nói chuyện với tôi:

- Nếu khởi nghĩa chậm một tháng, cả một làng Mán đã chết đói vì nhịn ăn ủng hộ một đội quân giải phóng.

Cứ xem cách họ săn sóc chúng tôi, đủ biết họ có cảm tình với cách mạng thế nào… Thấy Khang cựa mình, tôi biết anh cũng thức dậy rồi. Tôi nói những ý nghĩ tôi đang nghĩ với anh. Anh cũng ca tụng những nhà cách mạng say mê đã rọi ánh sáng giác ngộ vào những người gần như chưa có ý thức gì về xã hội. Những người ấy, trước kia gần như xa lánh mọi người. Bây giờ họ cũng nói đến Việt Nam dân chủ cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc, cũng biết Pháp dân chủ và Pháp thực dân, cũng treo ảnh Cụ Hồ và viết khẩu hiệu dán lên phên, cũng đi dự mít tinh và khai hội.

Một buổi tối ngồi chung quanh bếp lửa, chúng tôi với anh, em đồng chí Chẩn dạy nhau học lẫn tiếng của nhau. Tôi chỉ vào cái nồi đồng hỏi:

- Cằng Tầy, cẳng ca lăng? (Tiếng Thổ gọi là gì?)

- Mỏ toòng: Cẳng heo? (Nồi đồng. Tiếng Kinh gọi là gì?)

- Cẳng heo: Nồi đồng (Tiếng Kinh nói: nồi đồng)

Anh dán to mắt nhìn tôi: Nồi đồng? Thế còn anh? Sao người ta gọi anh là hội đồng nhân dân.

Thật ngây ngô! Nhưng con người “ngây ngô” ấy đã ăn củ hàng tháng để nhường gạo cho những người cách mạng. Cả gia đình, cả làn anh, mọi người trìu mến, săn sóc, bảo vệ, chia ngọt sẻ bùi với chúng tôi, cũng chỉ vì coi chúng tôi là những người cách mạng.

Nghĩ như vậy, tôi thấy rất phàn nàn về một bọn người xuôi qua đây, ngủ nhờ một đêm, ở làng này. Họ tranh nhau, đòi mua hết thức nọ đến thức kia, người ta không muốn bán cũng cố vật nài. Trả tiền thì trả rẻ. Lúc ăn, người có  ăn, người không có ngồi nhìn. Ăn xong, bày bừa ra nhà, phóng uế bừa bãi ở quanh nhà. Lúc đi, đem cả bát của nhà người ta đi.

Sau khi họ đi rồi, đồng chí Bảo bảo chúng tôi:

- Nó không đàn kết. Nó là cái đàn bò!

Và anh nói những điều nhận xét của anh:

- Các đồng chí với bọn khỏi (bọn tôi) tốt. các đồng chí ăn, bọn khỏi ăn. Những người kia, không tốt. Người nào có, ăn. Người không có, không được ăn. Không đàn kết.

Chúng tôi đỏ mặt, bởi vì chúng tôi thấy nhục lây. Nhưng nghĩ kĩ, chẳng qua bọn này vụng xử đó thôi. Họ không chịu luôn luôn nhớ rằng dân chúng rất chú ý nhìn vào họ để phán đoán tinh thần của người miền xuôi. Họ không cẩn thận giữ cử chỉ. Họ không phải là cán bộ. Chúng tôi giải thích cho Bảo hiểu họ chỉ là số ít. Bảo gật đầu:

- Đâu cũng thế. Có người tốt, có người không tốt. Người Mán cũng có người không tốt. Hồi bí mật, cũng có người Mán bắt cách mạng nộp cho Tây. Người giác ngộ thì tốt.

Gần gũi với những người Mán đói rách và dốt nát, thấy họ rất biết yêu cách mạng, làm cách mạng chân thành, sốt sắng và tận tụy, chúng tôi thấy tin tưởng vô cùng. So sánh họ với những thằng “bố vấu” mà Khang gọi là trí thức nửa mùa, Khang rất bất bình đối với hạng này. Chúng nó chẳng yêu một cái gì, chẳng làm gì. Chúng nó chỉ tài chửi đổng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM