Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:16:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2  (Đọc 217255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
minhnhat20051980
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #250 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2013, 01:32:39 pm »

Đầu xuân năm mới chúc các bác CCB một năm mới sức khỏe vui vẻ hạnh phúc và đặc biệt xuất bản ra được đầu sách hồi ký . Để những người yêu sử việt biết ,những người chưa biết hay về một cuộc chiến chiến chính nghĩa cùa dân tộc , của đất nước đã từng bị lãng quên Kiss
Logged
shmel
Thành viên
*
Bài viết: 186


Man in Iron Mask


« Trả lời #251 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 01:52:24 pm »

http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130216/doi-du-kich-ba-lan-danh-thang-quan-xam-luoc.aspx


Đội du kích ba lần đánh thắng quân xâm lược (*)
16/02/2013 14:00
Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván (thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang) không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần Trung Quốc xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Bắt đầu từ một ước muốn... ẩm thực: được ăn món bột ngô đồ danh tiếng của người H’Mông mà lâu nay mới nghe tên chứ chưa thấy. Nhưng rồi tôi đã được “ăn” một món còn ngon hơn cả mèn mén ở cái bản nhỏ bé ấy.

Xã bản Tả Ván (gọi theo đơn vị hành chính là xã Tả Ván) thuộc huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Xã có hơn 400 hộ dân với hơn 2.000 nhân khẩu, 99% là người dân tộc H’Mông.


Cổng trời Quản Bạ - Ảnh: Thanh Thảo

Vào giữa tháng 7.2012, lần đầu tiên tôi có dịp lên cao nguyên đá Quản Bạ - Đồng Văn thuộc Hà Giang. Và như một tình cờ tất định, tôi đã tới Tả Ván.

Từ thành phố Hà Giang, sau khi vượt qua cổng trời Quản Bạ nổi tiếng, trên đường đi Yên Minh - Đồng Văn, xe chúng tôi rẽ theo một con đường nhỏ, khoảng 20 km, dẫn về xã Tả Ván, theo lời mời của anh Ly Thanh Hùng - Chủ nhiệm HTX. Về ăn một bữa cơm trưa của người H’Mông. Rất thú vị với lời mời này, tôi nhắc anh Tuấn - Phó chủ nhiệm Liên minh HTX tỉnh Hà Giang: Tuấn nói với Hùng là cho bọn mình ăn một bữa mèn mén “nhà giồng được” nhé! Anh Tuấn gật đầu: Chắc chắn rồi! Vì ở đây, mèn mén là món ăn chưa bán ngoài quán, chưa “thị trường”.

Cả nhà Ly Thanh Hùng vồn vã đón chúng tôi. Người H’Mông ít nói, nhưng nhìn gương mặt rạng rỡ của họ khi khách “được mời” tới nhà, có thể đọc rõ những tình cảm anh em thật nồng ấm. Hùng từng đi bộ đội, giờ phục viên làm chủ nhiệm HTX. Nhà của Hùng được dùng luôn làm trụ sở hợp tác xã cho... tiện. Chàng trai H’Mông 30 tuổi này có gương mặt thật sáng, mũi cao và thẳng. Theo đúng đề nghị của chúng tôi, vợ chồng Hùng đã đồ sẵn một chõ mèn mén, kèm dưa nương mới hái và một nồi canh ngan (vịt xiêm). Hùng nói, mèn mén phải ăn kèm dưa nương cho mát, còn để “trôi chảy” hơn thì phải có canh, ngon nhất là canh ngan. Dĩ nhiên tôi hiểu, bữa ăn hằng ngày của người H’Mông thường chỉ có mèn mén với dưa nương, làm sao có canh ngan trong “thực đơn” được. Canh ngan là món đặc biệt mà người H’Mông “nhịn miệng đãi khách”, dù yêu cầu tha thiết của chúng tôi chỉ là mèn mén và dưa nương.


Ông Vàng Xín Dư (phải) - người từng lập kỳ tích ba lần chiến thắng quân xâm lược từ bên kia biên giới

Tôi đã có một bữa ăn trưa có lẽ là đặc biệt nhất trong đời mình. Bởi ở đây, tôi không chỉ được ăn mèn mén với dưa nương và canh thịt ngan, dù những món ăn này hòa quyện với nhau tạo nên một hương vị thật đậm đà, quyến rũ. Ở nhà Hùng, giữa những chén rượu ngô H’Mông “đặc chủng”, tôi được gặp và hầu chuyện một người đặc biệt: ông bác (bên mẹ, trong nam gọi là cậu) của Ly Thanh Hùng, ông Vàng Xín Dư. Ông Dư nguyên là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Giang, mới về hưu. Một ông cựu quan chức thì cũng không có gì đặc biệt. Nhưng qua lời giới thiệu của Tuấn và lời kể của Vàng Xín Dư, tôi biết ông từng là người chỉ huy của đội du kích xã Tả Ván, đã lập nên một kỳ tích: ba lần đánh thắng quân xâm lược tràn qua từ bên kia biên giới.

Tả Ván có 13,5 km đường biên giới với Trung Quốc, là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ông Dư nói đùa: "Xã tôi chỉ có 2 người “dân tộc thiểu số” - là hai bà chị người Kinh lấy chồng người H’Mông ở Tả Ván, khi họ cùng đi thanh niên xung phong với nhau. Hai bà chị này, một quê Nam Định, một quê Thanh Hóa, nói sõi tiếng H’Mông. Nếu tình cờ gặp họ, anh sẽ nghĩ họ là phụ nữ H’Mông thôi". Rồi ông Dư kể chuyện:

Vào những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước, Tả Ván không lúc nào yên ổn. Phía bên kia biên giới người ta luôn khiêu khích, gây chuyện. Và từ năm 1980 tới 1984, đã ba lần họ xua quân tràn qua biên giới thuộc địa phận Tả Ván.

Đường sang đây là độc đạo xuyên núi, Tả Ván lại là xã nhỏ bé nghèo nàn, nên quân xâm lược nghĩ chỉ cần vài ba tiểu đoàn đột kích cùng pháo binh yểm trợ dọn đường là có thể “nuốt trôi” những bản làng heo hút của người H’Mông ở đây. Họ nhầm!

Đội du kích Tả Ván, chỉ được trang bị súng trường K44, súng kíp và lựu đạn chày, dưới sự chỉ huy của thư ký Ủy ban xã Vàng Xín Dư, đã bình tĩnh đón tiếp những “vị khách không mời” này.

Người H’Mông là những nhà leo núi bẩm sinh, rất giỏi đánh vận động chiến trên địa hình núi đá hiểm trở. Theo con đường độc đạo dẫn vào bản Tả Ván, quân xâm lược liên tục bị phục kích bởi những “con đại bàng H’Mông” thoắt ẩn thoắt hiện trên những ngọn núi và hẻm núi. Chỉ với vũ khí khá thô sơ, nhưng với sự nhanh nhẹn, thông minh và lòng quả cảm, những du kích Tả Ván đã bình tĩnh đẩy lùi mấy tiểu đoàn quân chính quy Trung Quốc. Và đẩy lùi tới... ba lần. Bên đối phương thiệt hại bao nhiêu không rõ, về phía ta, cả xã chỉ mất... 3 con trâu, do đạn pháo bên kia bắn trúng. Ông Vàng Xín Dư kể: “Thung lũng mình đây bị pháo kích không biết bao nhiêu trận. Có lúc, họ bắn pháo suốt cả ngày, dân phải bồng bế đi sơ tán hết. Cơ cực lắm”.

Cùng trong năm 1984, vào ngày 12.7, tại mặt trận Vị Xuyên - Hà Giang, quân chính quy Việt Nam đụng độ dữ dội với quân chính quy Trung Quốc. Thanh Thủy - vùng núi hiểm trở dọc biên giới - thành chiến địa, nơi những chiến sĩ của chúng ta phải trần lưng chịu pháo, chống những trận tập kích ác liệt, và hy sinh để giữ từng điểm cao, từng hốc núi. Trong bối cảnh ấy, kỳ tích “ba lần đánh thắng quân xâm lược” của những người du kích H’Mông bản Tả Ván thực sự là một điểm son chói lọi tiêu biểu cho cuộc chiến tranh nhân dân, được tiến hành bởi nhân dân và nhằm bảo vệ nhân dân. Ngay sau lần thứ ba đánh thắng quân xâm lược, quân và dân Tả Ván được nhà nước phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”. Riêng ông Vàng Xín Dư được “lên chức”, được giao nhiều trọng trách, cho tới khi về hưu là Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy. Ông Dư cười khà khà: “Từ đó mình được đi ô tô”.

Câu chuyện của ông Vàng Xín Dư đã kéo tôi trở lại Tả Ván chỉ 2 tháng sau. Lần này, tôi đi cùng anh chị em Công đoàn ngành dệt may, cùng anh Lê Quốc Ân - nguyên Chủ tịch Tập đoàn dệt may VN, mang theo những món quà đến với trẻ em 2 xã Tả Ván và Tùng Vài. 800 chiếc áo ấm mới cáu cạnh “nhà giồng được”, cùng nhiều món quà khác được Công đoàn ngành dệt may trao tận tay các học sinh mầm non, tiểu học và trung học cơ sở ở 2 xã này.

Buổi trưa, theo yêu cầu, tôi được gặp những cựu du kích đã góp phần làm nên “hattrick chiến thắng” của Tả Ván. Họ mộc mạc, kiệm lời như đá núi, nhưng có những nụ cười lành sạch tin cậy như… mèn mén. Mỗi người góp vài câu, kể thêm cho tôi nghe về những trận đánh oai hùng cách đây ngót 30 năm. Khi ấy, họ còn rất trẻ. Bây giờ, người nào cũng có cháu nội cháu ngoại. Các cháu đã có mặt ở sân trường buổi sáng để nhận những tấm áo ấm nghĩa tình. Rồi các cháu sẽ lớn lên, sẽ thành những công dân quả cảm giữ gìn phên giậu của Tổ quốc, như ông nội ông ngoại đã làm. Mỗi tấm áo chống rét, mỗi món quà nhỏ đến với các cháu Tả Ván, Tùng Vài hôm nay chính là sự trao gửi niềm tin của chúng ta vào thế hệ tương lai sẽ bảo vệ từng tấc đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Nhà thơ Thanh Thảo

(*) Bữa mèn mén ở bản nhỏ - Thanh Niên Xuân 2013
Logged
minhnhat20051980
Thành viên
*
Bài viết: 12


« Trả lời #252 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2013, 08:48:01 pm »

Trong thời bình này lại càng cần tìm những tấm gương chống giặc ngoại xâm giữ nước như ông Vàng Xín Dư kia . Xin ngả mũ kính phục người anh em trong đại gia đình nước việt
Logged
crishalong
Thành viên
*
Bài viết: 6



« Trả lời #253 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2013, 04:46:50 pm »

Dear Bác Khánh Huyền,
Em mới kiếm được cái này
http://www.facebook.com/photo.php?fbid=522441234480503&set=a.506887429369217.1073741832.503836553007638&type=1
Nhờ bác có chút bình luận cho con cháu được sáng tỏ thêm
Logged
kc135
Thành viên
*
Bài viết: 287


« Trả lời #254 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2013, 06:07:04 pm »

bạn qua topic Hà giang phần 9 sẽ rõ.Thân ái
Logged
mig21-58
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 576

binh nhì


« Trả lời #255 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2013, 03:56:03 pm »

Xóa , vì không phù hợp ở chỗ này  Grin
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Sáu, 2013, 03:06:10 pm gửi bởi mig21-58 » Logged
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #256 vào lúc: 19 Tháng Bảy, 2013, 04:27:42 pm »

sưu tầm 1 số ảnh





























Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
thuanbn
Thành viên

Bài viết: 3


« Trả lời #257 vào lúc: 25 Tháng Bảy, 2013, 08:38:25 am »

Sáng nay em vào cơ quan đọc được bài báo này
Khắc khoải Vị Xuyên
Thứ Tư, 24/07/2013 22:37
Tháng 7-1984, chỉ trong một ngày, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356 đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu ác liệt bảo vệ biên cương phía Bắc Tổ quốc. 29 năm đã trôi qua song hài cốt hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được tìm thấy, để lại nỗi day dứt khôn nguôi cho đồng đội và thân nhân
Những chiến sĩ con dân đất Việt/ Tuổi xuân đâu tiếc/ Lưng trần, cắp súng xung phong/ Đạn xé toác vai, đạn cày rách mặt/ Súng cầm tay rực lửa/ Xông pha giữ đất biên thùy... Cựu binh Đặng Việt Châu - nguyên chính trị viên Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 - bùi ngùi đọc lại những vần thơ ông viết ngày 2-9-1984, khi đơn vị làm giỗ 50 ngày cho các đồng đội đã hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang.
Khúc bi tráng trên cao điểm 772
Theo tư liệu của Sư đoàn 356, trong trận đánh lịch sử chống quân Trung Quốc (TQ) ngày 12-7-1984, hơn 600 cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh tại mặt trận Vị Xuyên để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Tiểu đoàn 3 khi ấy do đại úy Nguyễn Hữu Thanh làm tiểu đoàn trưởng, ông Châu là chính trị viên, có nhiệm vụ phối hợp tấn công và chiếm lại tuyến phòng ngự Đ3 ở cao điểm 772 từ quân TQ.
 

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi sau trận chiến tại mặt trận Vị Xuyên tháng 7-1984. Ảnh: MINH ĐIỀN
"0 giờ ngày 12, đại úy Thanh cùng mũi xung kích tiến lên phía trước theo bộ phận đặc công. Bốn giờ, súng bắt đầu nổ, mặt đất ầm vang. Đến 6 giờ 5 phút, ở khu đồi Đ3, tiếng hô xung phong vang động át cả tiếng đạn bom... Đến tận giờ, nhớ lại giây phút đó, tôi vẫn thấy nôn nao" - ông Châu xúc động.
Tuy nhiên, tình hình diễn biến không thuận lợi. Quân TQ co cụm chống đỡ chờ tiếp viện. Sau đó, hỏa lực TQ bắn vào trận địa ta mỗi lúc càng ác liệt hơn. Lực lượng bộ binh ém sẵn của TQ tràn lên tấn công giành giật các vị trí với ta. Thương vong bắt đầu xảy ra với Tiểu đoàn 3...
"Đại úy Thanh dẫn đầu một mũi quân đánh thọc lên khu vực sở chỉ huy của TQ ở cao điểm 772. Quân TQ chống trả dữ dội. Anh Thanh bị trúng đạn rất nặng nhưng vẫn bình tĩnh tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn, sau đó đã anh dũng hy sinh. Nơi anh nằm xuống chỉ cách hầm chỉ huy của phía TQ khoảng hơn 10 m" - ông Châu ngậm ngùi.
Từ sáng đến trưa 12-7-1984, lực lượng ta đã tổ chức hàng chục đợt tấn công nhưng đều bất thành. Hỏa lực của phía TQ từ trên cao dội xuống hầu như không lúc nào ngừng. Trong tình thế khó khăn, bộ đội ta vẫn quyết tâm tấn công đánh chiếm lại mục tiêu...
 

Đồng đội và thân nhân những liệt sĩ hy sinh ngày 12-7-1984 tại Vị Xuyên chưa tìm được
 hài cốt thắp hương tưởng niệm các anh. Ảnh: VĂN DUẨN
Nhắc lại trận đánh năm xưa cùng những đồng đội của mình, ông Châu không giấu được niềm tự hào và xúc động. "Đại đội trưởng Nguyễn Văn Minh bị thương nặng vẫn giữ vững vị trí. Khi bị thương lần 2 nặng hơn, Minh được anh em đưa khỏi cao điểm 772 rồi bị lạc trong rừng. Mãi đến sáng 18, sau nhiều ngày tìm kiếm, đơn vị mới thấy anh. Khi đó, Minh đã rất yếu vì mất nhiều máu, vết thương nhiễm trùng. Nhận ra tôi, Minh chỉ nói được tiếng "anh" rồi ngất lịm" - ông Châu bồi hồi.
Còn nhiều, rất nhiều cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 356 đã bất chấp tính mạng để giành lại từng tấc đất biên cương của Tổ quốc. Trung đội phó Nguyễn Văn Hà bị đạn pháo tiện đứt một cánh tay nhưng vẫn dùng tay còn lại ném lựu đạn về phía quân TQ. Xạ thủ B40 Nguyễn Văn Gấm mặc cho mảnh pháo và đất đá bay như mưa rào vẫn rướn người bắn liên tiếp 2 quả khiến hỏa lực bên kia câm bặt. Trung đội trưởng Trần Văn Tuyến bị trúng đạn và hy sinh trong tư thế nhào lên tiến công...
Tuổi xanh gửi lại chốn này
Cựu binh Tiểu đoàn 3 Nguyễn Văn Kim cho biết chỉ riêng đơn vị của ông đã có trên 180 người ngã xuống trong trận đánh ngày 12-7-1984. "Đến nay, hàng trăm hài cốt liệt sĩ thuộc Sư đoàn 356 vẫn còn nằm rải rác ở các vị trí chiến đấu năm nào. Dù đã rất cố gắng nhưng đồng đội vẫn không thể nào tìm và mang về hết thi hài của anh em" - ông nghẹn ngào.
Gần 30 năm đã trôi qua nhưng những cựu binh tham gia trận đánh ngày nào vẫn không thể nào quên các địa danh ác liệt ở mặt trận Vị Xuyên: "Ngã ba cửa tử", "thung lũng gọi hồn", "cối xay thịt"... "Nhiều người lính còn rất trẻ. Họ đã ngã xuống, tuổi xanh gửi lại Vị Xuyên đến tận giờ. Sau này, các đơn vị thường xuyên cử người trở lại tìm kiếm đồng đội nhưng không được bao nhiêu hài cốt" - ông Kim day dứt.
Những ngày ngay sau trận đánh, những chuyến đi tìm đồng đội đã để lại những ký ức khó phai. Ông Kim cho biết suốt một tuần liền, khi đêm xuống, những người lính Sư đoàn 356 đã lặng lẽ tìm thi thể đồng đội. "Nước mưa và nước mắt của người lính đã hòa trộn trong những ngày tháng 7 dầm dề bên thung lũng Nậm Ngặt. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ vùng Thanh Thủy - Vị Xuyên đều thấm đẫm máu xương của bao cán bộ, chiến sĩ" - ông Kim bồi hồi.
Ông Nguyễn Đình Thắng - cựu binh Trung đoàn 153, Sư đoàn 356 - cho biết khi ấy, đưa được một thương binh hoặc tử sĩ từ trận địa ra là vô cùng gian khổ. "Mỗi cáng thương phải ít nhất 4 người khiêng. Dốc cao, đường trơn, vừa đẩy vừa kéo từ dưới thung lũng Khe Cụt ngược lên đến sở chỉ huy rồi trở ra bản Nậm Ngặt... Vừa đi vừa canh chừng đạn pháo, các ổ phục kích của quân TQ" - ông Thắng nhớ lại.
Theo ông Đặng Việt Châu, tìm kiếm thi thể đồng đội trong lúc đạn bom còn khốc liệt là việc không hề dễ dàng. "Trước hết, mình phải sống thì mới có thể mang được đồng đội trở về. Vì thế, việc tìm kiếm đồng đội được tính toán hết sức thận trọng, chỉ những người trực tiếp chiến đấu, thông thuộc địa hình, địch tình mới được cử đi. Do mưa nhiều nên thi thể nhiều anh em đã nhanh chóng bị phân hủy. Tìm thấy đã khó, đưa được thi thể anh em trở về còn gian nan bội phần" - ông Châu cho biết.
 
Giành lại những điểm cao
Trong tháng 4 và tháng 5-1984, quân TQ đã mở nhiều chiến dịch, đợt pháo kích lớn, bắn hàng chục ngàn quả đạn pháo, đạn cối vào 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, gồm: Hà Tuyên (nay là Hà Giang, Tuyên Quang), Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai, Yên Bái) và Lai Châu. Sau đó, TQ tiếp tục đánh chiếm hàng chục điểm cao thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Trước tình hình này, cuối tháng 6-1984, ta quyết định tổ chức tiến công để giành lại những điểm cao bị TQ chiếm đóng. Ngày 12-7-1984, cùng với các sư đoàn 312, 316, 313, Sư đoàn 356 thực hiện chiến dịch MB84 tại Vị Xuyên. Trung đoàn 876, Sư đoàn 356 đánh cao điểm 772; Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 đánh cao điểm 233; Trung đoàn 141, Sư đoàn 312 đánh cao điểm 1030...

http://nld.com.vn/20130724102838357p0c1002/khac-khoai-vi-xuyen.htm

Logged
N.Bonapacte
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #258 vào lúc: 27 Tháng Năm, 2014, 10:34:38 pm »

Kinh thưa các cựu, giữa mùa hè 2014 tình hình đất nước lại nóng lên sự kiện HD981 vi phạm chủ quyền nước ta, những kinh nghiệm chiến đấu của các cựu chiến binh biên giới phía bắc năm nào lại càng được quan tâm, những kinh nghiệm này có thể phải áp dụng lần nữa, mặc dù dân tộc ta không ai muốn điều đó xảy ra. Nhưng dã tâm bành trướng của TQ thì ngàn đời vẫn vậy, chúng ta muốn hòa bình nhưng những kẻ xâm lăng kia không bao giờ từ bỏ dã tâm. Thùng thuốc súng trên biển đông kia có thể sẽ nổ bất cứ lúc nào, và những thế hệ đi sau càng phải học những kinh nghiệm mà các bác cựu binh biên giới 1979 để lại. Rất mong các bác chia sẻ thêm nhiều hơn nữa những kinh nghiệm chống tràn, giữ đất, tránh pháo hay thậm chí đột kích, luồn sâu cho thế hệ trẻ hôm nay càng ít tốn xương, máu nếu xung đột xảy ra. Trân trọng!
Logged

Chiều cao của đàn ông là từ trán lên đến trời
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #259 vào lúc: 12 Tháng Bảy, 2014, 01:12:31 pm »

30 năm sau ngày 12/7/1984, một số báo đồng loạt đăng bài vè sự kiện này. Các bác, các chú cũng có thể tạm yên lòng vì đã đến lúc sự hy sinh của các bác các chú được ghi nhận rồi ạ

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/617513/nuo%CC%81c-ma%CC%81t%C2%A0vi%CC%A3-xuyen.html#ad-image-0
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM