Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:32:02 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2  (Đọc 216924 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #230 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 03:03:12 pm »

Cái này mod sửa rồi mà chú! Nhưng nói thật là thông tin về chiến tranh BGPB và hoàng sa, Trường Sa quá ít ở tivi và báo nên đại bộ phận dân không biết được.

Khoằm chỉ đưa link, mõ Tunguska sửa là thêm nội dung vào bạn ạ, có lẽ mõ Tunguska cũng chung nỗi lo này:
Bài này chưa chắc đã tồn tại được lâu.
Nhưng nếu nó tồn tại lâu, thì kể cũng hơi lo đấy.
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
vmt
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 959



« Trả lời #231 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 09:03:35 pm »

Khúc tưởng niệm Vị Xuyên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khuc-tuong-niem-vi-xuyen.aspx
Trích dẫn
Lần đầu tiên lên Hà Giang, địa điểm đầu tiên mà tôi chọn để dừng lại rất lâu là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 18 km.

Thành kính thắp hương trên một số ngôi mộ liệt sĩ xong, tôi tìm gặp và hỏi chuyện một người quản trang ở nghĩa trang này.

Anh Nguyễn Sĩ Nguyện, 35 tuổi, làm quản trang ở nghĩa trang Vị Xuyên từ năm 2001, lại may mắn có nhà ở cạnh nghĩa trang nên gần như suốt cả ngày anh bận rộn với bao nhiêu công việc có tên và không tên tại đây. Anh Nguyện cho biết, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có 1.706 ngôi mộ, trong đó chỉ có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, còn lại 1.698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngay trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984 tới 1991. Khi phía Trung Quốc chủ động chọn Vị Xuyên là địa điểm tấn công chính trong một chiến dịch xâm lăng cục bộ vào Hà Giang năm 1984, một trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại Vị Xuyên vào ngày 12.7.1984. Quân Trung Quốc từ những đỉnh cao mà họ chiếm lĩnh trước đó nã pháo cấp tập suốt trong 8 giờ đồng hồ liền, hủy diệt tới từng mét vuông đất Vị Xuyên, trước khi tung những “trung đoàn sơn cước” - lính đặc biệt tinh nhuệ của họ tràn ngập các trận địa của bộ đội Việt Nam, dùng chất nổ đánh thẳng vào các hầm hào bảo vệ biên giới của bộ đội ta.

Tôi đọc tên tuổi và năm sinh của các liệt sĩ Việt Nam từ 30 tỉnh thành trong cả nước đã xả thân bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên này. Hầu hết, đó là những thanh niên rất trẻ, có người tròn 18-20 tuổi, mới vào bộ đội được 3 tháng, sinh quán từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Một nỗi đau không cách gì tả được ngùn ngụt cháy trong tôi. Tha lỗi cho tôi, vì cho mãi tới năm ngoái, tôi mới biết tới địa danh Vị Xuyên và những trận đánh đẫm máu ở đó, nơi các chiến sĩ chúng ta đã lớp lớp hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Tôi chắc, cũng có rất nhiều người như tôi, biết quá muộn về những gì xảy ra ở Vị Xuyên, Hà Giang vào năm 1984.

Không phải trận đánh bảo vệ biên cương nào chúng ta cũng thắng, dù chúng ta có chính nghĩa và chỉ tự vệ để gìn giữ đất nước mình. Trận Vị Xuyên, cũng như vậy. Nhưng dù phải chịu âm thầm trong bao nhiêu năm, máu của hàng nghìn hàng vạn liệt sĩ chúng ta đổ ra trên mảnh đất Vị Xuyên là không uổng. Sự hy sinh ấy đã dựng lên một bức trường thành lẫm liệt đối diện với dã tâm xâm lược, nó sừng sững và dữ dội hơn cả những dãy núi đá Hà Giang. Đó là bức trường thành của lòng yêu nước, của ý chí xả thân bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Kẻ thù đã phải rút chạy về bên kia biên giới, nhưng những ngôi mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên một điều: Tổ quốc Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay đã được dựng xây và bảo vệ bằng máu, bằng rất nhiều máu như thế đấy!

Ngày 27.7, xin dâng khúc tưởng niệm đớn đau này lên các linh hồn liệt sĩ ở trong và ngoài nghĩa trang Vị Xuyên, bởi có rất nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1984 còn nằm đâu đó trong lòng đất Vị Xuyên mà những cuộc tìm kiếm kiên nhẫn vẫn đang tiếp tục để đưa các anh về an nghỉ. Tôi đã nghĩ nghĩa trang Vị Xuyên là “nghĩa trang liệt sĩ quốc gia” bởi không chỉ vì số lượng các liệt sĩ an nghỉ tại đây, mà còn vì đã có tới 30 tỉnh thành - gần một nửa số tỉnh thành trong nước - đóng góp xương máu con em mình trong trận chiến giữ gìn mảnh đất Vị Xuyên. Dù trên cổng nghĩa trang chỉ ghi đơn giản: “Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên”.

Thanh Thảo
Đọc bài báo này tôi xúc động quá khi nhớ tới những đồng đội đã mãi mãi nằm lại không trở về .
 Tuy nội dung còn một số chi tiết cần bàn lại ,nhưng cũng xin thay mặt cho một số anh em cựu binh f356 từng trực tiếp tham gia chiến đấu ở mặt trận này trong thời gian đó cám ơn nhà báo Thanh Thảo và ban biên tập báo thanh niên đã cho đăng bài báo trong thời điểm nhạy cảm này .
 Theo tôi nghĩ đơn giản đây chỉ như một khúc nhạc buồn đưa chúng ta nhớ đến những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do và chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc ,để họ không bị lãng quên theo thơì gian.Một khúc nhạc để thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về cuộc chiến đấu ngày hôm qua để sống thấu tình hơn với những người đã khuất ,để khỏi mang tiếng là "vô cảm " vì không biết thông tin ,và hơn cả là niềm tin sắt đá về ý chí chiến đấu và nghị lực phi thường của các thế hệ người Việt nam mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng ...
 Còn ta với tq núi liền núi sông liền sông ,có câu :"Bạn bè thì lúc tốt lúc xấu nhưng láng giềng thì mãi mãi "cho nên cả hai đều phải thấm thía những bài học đã có để cùng có những ứng xử hợp lý trong hiện tại và tương lai.
 Thực tế cho thấy lịch sử đã diễn ra thì không thể xóa nó đi được ,nhưng ta cũng đủ tỉnh táo để tránh những việc làm cần phải tránh vì lợi ích chung...
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 10:03:00 pm gửi bởi vmt » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #232 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 11:31:28 pm »

Hic, trùng với chú Chiangsan. Mod xóa hộ
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 12:06:50 am gửi bởi lonesome » Logged
small man
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #233 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:44:10 am »

   Có một điều em rất băn khoăn muốn hỏi. Vào đây đọc và biết các bác là những người cực kỳ am hiểu về quân sự, đã từng trải qua chiến đấu lại đang giữ những trọng trách nhất là như tham mưu, kỹ thuật... Nếu vi phạm quân sử lệnh thì Mod cứ xóa bài và phạt giam hay tước quân tịch đuổi về địa phương nhưng em vẫn muốn hỏi:
   Trong bối cảnh tình hình quốc tế, tình hình kinh tế-xã hội trong nước, tư duy của lớp thanh niên, tương quan lực lượng, với lòng yêu nước, quyết tâm, nêu cao cảnh giác của ta, dã tâm và sự điên cuồng của anh bạn vân vân và vân vân:
1.Khả năng tiếp tục xảy ra chiến tranh, xung đột là thế nào? Quy mô? Phạm vi? Các kịch bản?
2.Khả năng giành thắng lợi của ta thế nào? Trên biển? Trên không? Trên bộ?
   Bọn em vào loại hết date rồi. Không thích ứng được với những "không chiến ngoài đường chân trời", "xung điện từ"... nên nếu có hữu sự sẵn sàng tình nguyện cầm súng nhưng chắc các bác chê. Nhưng em và rất nhiều chiến hữu ở thế hệ bọn em mặc dù đã phải trả giá rất đắt cho chiến tranh, rất sợ chiến tranh vẫn sẵn sàng chỉ với những thứ các bác thải ra như AK, CKC, RPD, B40, B41 thậm chí K44, K50, đại liên maxim... lập ụ chiến đấu ở Ngã Tư Sở. Biết đâu lại đắp được một cái gò Đống Đa nữa. Vì thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm... ăn cà la thầu của chúng nó!
   Xin cảm tạ các bác!


Bác lưu ý, đây là chủ đề lịch sử, không phải nơi bàn chuyện tương lai.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:48:13 am gửi bởi Tunguska » Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #234 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 08:59:24 am »

Khúc tưởng niệm Vị Xuyên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khuc-tuong-niem-vi-xuyen.aspx
Trích dẫn
Lần đầu tiên lên Hà Giang, địa điểm đầu tiên mà tôi chọn để dừng lại rất lâu là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 18 km.

Thành kính thắp hương trên một số ngôi mộ liệt sĩ xong, tôi tìm gặp và hỏi chuyện một người quản trang ở nghĩa trang này.

Anh Nguyễn Sĩ Nguyện, 35 tuổi, làm quản trang ở nghĩa trang Vị Xuyên từ năm 2001, lại may mắn có nhà ở cạnh nghĩa trang nên gần như suốt cả ngày anh bận rộn với bao nhiêu công việc có tên và không tên tại đây. Anh Nguyện cho biết, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có 1.706 ngôi mộ, trong đó chỉ có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, còn lại 1.698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngay trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984 tới 1991. Khi phía Trung Quốc chủ động chọn Vị Xuyên là địa điểm tấn công chính trong một chiến dịch xâm lăng cục bộ vào Hà Giang năm 1984, một trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại Vị Xuyên vào ngày 12.7.1984. Quân Trung Quốc từ những đỉnh cao mà họ chiếm lĩnh trước đó nã pháo cấp tập suốt trong 8 giờ đồng hồ liền, hủy diệt tới từng mét vuông đất Vị Xuyên, trước khi tung những “trung đoàn sơn cước” - lính đặc biệt tinh nhuệ của họ tràn ngập các trận địa của bộ đội Việt Nam, dùng chất nổ đánh thẳng vào các hầm hào bảo vệ biên giới của bộ đội ta.

Tôi đọc tên tuổi và năm sinh của các liệt sĩ Việt Nam từ 30 tỉnh thành trong cả nước đã xả thân bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên này. Hầu hết, đó là những thanh niên rất trẻ, có người tròn 18-20 tuổi, mới vào bộ đội được 3 tháng, sinh quán từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Một nỗi đau không cách gì tả được ngùn ngụt cháy trong tôi. Tha lỗi cho tôi, vì cho mãi tới năm ngoái, tôi mới biết tới địa danh Vị Xuyên và những trận đánh đẫm máu ở đó, nơi các chiến sĩ chúng ta đã lớp lớp hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Tôi chắc, cũng có rất nhiều người như tôi, biết quá muộn về những gì xảy ra ở Vị Xuyên, Hà Giang vào năm 1984.

Không phải trận đánh bảo vệ biên cương nào chúng ta cũng thắng, dù chúng ta có chính nghĩa và chỉ tự vệ để gìn giữ đất nước mình. Trận Vị Xuyên, cũng như vậy. Nhưng dù phải chịu âm thầm trong bao nhiêu năm, máu của hàng nghìn hàng vạn liệt sĩ chúng ta đổ ra trên mảnh đất Vị Xuyên là không uổng. Sự hy sinh ấy đã dựng lên một bức trường thành lẫm liệt đối diện với dã tâm xâm lược, nó sừng sững và dữ dội hơn cả những dãy núi đá Hà Giang. Đó là bức trường thành của lòng yêu nước, của ý chí xả thân bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Kẻ thù đã phải rút chạy về bên kia biên giới, nhưng những ngôi mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên một điều: Tổ quốc Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay đã được dựng xây và bảo vệ bằng máu, bằng rất nhiều máu như thế đấy!

Ngày 27.7, xin dâng khúc tưởng niệm đớn đau này lên các linh hồn liệt sĩ ở trong và ngoài nghĩa trang Vị Xuyên, bởi có rất nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1984 còn nằm đâu đó trong lòng đất Vị Xuyên mà những cuộc tìm kiếm kiên nhẫn vẫn đang tiếp tục để đưa các anh về an nghỉ. Tôi đã nghĩ nghĩa trang Vị Xuyên là “nghĩa trang liệt sĩ quốc gia” bởi không chỉ vì số lượng các liệt sĩ an nghỉ tại đây, mà còn vì đã có tới 30 tỉnh thành - gần một nửa số tỉnh thành trong nước - đóng góp xương máu con em mình trong trận chiến giữ gìn mảnh đất Vị Xuyên. Dù trên cổng nghĩa trang chỉ ghi đơn giản: “Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên”.

Thanh Thảo
Đọc bài báo này tôi xúc động quá khi nhớ tới những đồng đội đã mãi mãi nằm lại không trở về .
 Tuy nội dung còn một số chi tiết cần bàn lại ,nhưng cũng xin thay mặt cho một số anh em cựu binh f356 từng trực tiếp tham gia chiến đấu ở mặt trận này trong thời gian đó cám ơn nhà báo Thanh Thảo và ban biên tập báo thanh niên đã cho đăng bài báo trong thời điểm nhạy cảm này .
 Theo tôi nghĩ đơn giản đây chỉ như một khúc nhạc buồn đưa chúng ta nhớ đến những anh hùng liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do và chủ quyền biên giới thiêng liêng của Tổ quốc ,để họ không bị lãng quên theo thơì gian.Một khúc nhạc để thế hệ trẻ hôm nay hiểu thêm về cuộc chiến đấu ngày hôm qua để sống thấu tình hơn với những người đã khuất ,để khỏi mang tiếng là "vô cảm " vì không biết thông tin ,và hơn cả là niềm tin sắt đá về ý chí chiến đấu và nghị lực phi thường của các thế hệ người Việt nam mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng ...
 Còn ta với tq núi liền núi sông liền sông ,có câu :"Bạn bè thì lúc tốt lúc xấu nhưng láng giềng thì mãi mãi "cho nên cả hai đều phải thấm thía những bài học đã có để cùng có những ứng xử hợp lý trong hiện tại và tương lai.
 Thực tế cho thấy lịch sử đã diễn ra thì không thể xóa nó đi được ,nhưng ta cũng đủ tỉnh táo để tránh những việc làm cần phải tránh vì lợi ích chung...
Thêm tin mừng cho các bác đây ạ, cũng trên Thanh Niên Online: http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,13943.msg391619.html#msg391619
Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
small man
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #235 vào lúc: 28 Tháng Bảy, 2012, 09:05:14 am »

   Vâng! Xin lỗi các bác! Nhưng em tưởng nghiên cứu lịch sử thì cũng phải rút ra những bài học lịch sử để áp dụng vào tương lai chứ ạ? Chẳng lẽ nghiên cứu lịch sử chỉ để tưởng nhớ hay tự hào... thôi hay sao ạ?
Logged
camtuquan75
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #236 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 12:23:34 pm »

Chào các bác cựu chiến binh. Đọc những bài viết, những phản hồi về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với quân Trung Quốc. Tôi thấy tự hào về tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. nhưng tôi cũng thắc mắc là tại sao Việt Nam mình lại bị động trong cuộc chiến này thế? ta không có thông tin tình báo hoặc nhận diện những bất ổn ngoại giao sao? ở gần một anh láng giềng lúc nào cũng nhăm nhe vượt rào sang hành hung thì phải đề phòng chứ? Việc mất cảnh giác với anh bạn hàng xóm làm ta thiệt hại quá.
Logged
camtuquan75
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #237 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 01:00:43 pm »

Xin lỗi các bác vì em chưa giới thiệu, em là 7x đời trung, hôm khám phá ra trang này em đọc rất say sưa, chắc là liên quan đến đánh đấm nên em cũng thấy nóng người, năm 79 nhà em sơ tán về quê, nhưng vẫn nhớ rất rõ là mỗi nhà đào một vài cái hầm cá nhân để đề phòng bọn Tàu nó đánh đến Bắc Giang, mỗi gia đình được cán bộ tỉnh đội hướng dẫn sử dụng súng CKC, AK gì đó, cơ quan bố em thì chuyên đúc lựu đạn gang. sau năm 79 thì ở Bắc Giang thỉnh thoảng nhặt được truyền đơn phản động nó thả bằng kinh khí cầu sang mình.
ngày đó em mà đủ tuổi là cũng xung phong đi đánh Tàu đấy, nhưng tiếc là còn bé quá. Bây giờ thấy bọn Tàu gây hấn trên biển chắc xung đột khó tránh khỏi nên nếu đất nước cần thì U40 như em cũng máu chiến lắm ( nếu sinh vào thời 79 thì cũng là thần chết của bọn Tàu đấy, em học điểm xạ thời sinh viên và tham gia hội thi toàn điểm 10 thôi đấy, nếu được làm lính bắn tỉa chắc là rất Ok..hi..hi). Nếu mà xảy ra chiến tranh lần nữa bác Khanhhuyen cho em bám càng nhé Grin
Logged
hoadaols
Thành viên
*
Bài viết: 18


« Trả lời #238 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2012, 09:21:18 pm »

Chào các bác cựu chiến binh. Đọc những bài viết, những phản hồi về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc với quân Trung Quốc. Tôi thấy tự hào về tinh thần chiến đấu của dân tộc ta. nhưng tôi cũng thắc mắc là tại sao Việt Nam mình lại bị động trong cuộc chiến này thế? ta không có thông tin tình báo hoặc nhận diện những bất ổn ngoại giao sao? ở gần một anh láng giềng lúc nào cũng nhăm nhe vượt rào sang hành hung thì phải đề phòng chứ? Việc mất cảnh giác với anh bạn hàng xóm làm ta thiệt hại quá.
Câu trả lời tương đối dài và không ai muốn trả lời đâu. Bạn chịu khó nghiên cứu đi.
Tuổi tôi chắc bằng tuổi bạn. Chiến tranh biên giới, nhớ nhất năm 1984 thấy một đoàn dân gồng gánh, dắt trâu chạy qua thị xã; thỉnh thoảng sáng sớm đi học nhặt được rất nhiều đạn AK, có nhiều viên sơn xanh - đỏ rất đẹp.
Logged
quangden149
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #239 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2012, 09:32:42 pm »

nghe các bác .bàn về pháo tàu ,em nghĩ lại cứ tức mãi. hồi đó cứ mỗi lần nó thay quân, hay sau khi trời mưa là nó bắn. bắn vô tội vạ vào tất cả các trận địa của ta.có lẽ đạn của nó cũng nhiều như dân nó vậy.tôi nhớ 3 ngày 5-6-7 tháng 6 năm 87các trận địa của ta phải hứng chịu khoảng 3 vạn quả phóa các loại.đến ngày thứ 3 pháo ta mới được lệnh bắn.[ cối 160] gõ chính sác 3 quả vapf đầu bộ binh nó mới chịu im
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM