Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:02:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2  (Đọc 216928 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
small man
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #220 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 09:27:49 am »

   Các bác nói em mới ngộ ra. Hồi bọn em đánh nhau trẻ quá, ít được huấn luyện nên chẳng hiểu gì. Lúc đó em mới 19 tuổi, 4 tháng tuổi quân đã bị đẩy lên làm quyền B tr. Đơn giản là các bác nhiều tuổi quân hơn... đi hết rồi. Thì ra có 1 số điểm rất khác biệt giữa đánh Mỹ và đánh Tàu hồi chiến tranh biên giới:
1.Các bác đánh Tàu để giữ đất. Sống chết gì cũng phải ngồi yên đấy. Bọn em đánh Mỹ chỉ nhằm choảng nhau cho sứt tai, mẻ chán. Đánh xong thắng thua gì cũng rút.
2.Tàu hơn mình Pháo. Chưa dùng máy bay, tàu chiến. Kỹ năng chiến đấu của nó cũng kém mình nhưng quân đông. Mỹ hơn đứt mình về cả máy bay, tàu chiến, pháo và kỹ năng chiến đấu nên mình chưa đủ sức giữ đất.
   Có lần loạng quạng thế nào bọn em tóm được 1 thằng Trung tá ngụy vốn là sinh viên Văn khoa Sài gòn. Nó hỏi em tại sao các ông vũ khí kém hơn, kỹ năng chiến đấu kém hơn (sức khỏe cũng kém hơn-hồi đó bọn em đa phần bị sốt rét lại thiếu ăn, người xanh mướt!) mà tại sao lại thắng. Lúc đó em trả lời theo kiểu Chính trị viên nhưng thú thực thì cũng không hiểu tại sao. Có lẽ tại mình kiên trì chăng? Em là lính Hà nội, ở Trường Sơn trong lòng chẳng thấy... "phơi phới" gì cả nhưng sự thật là không hề có ý nghĩ bỏ chạy. Mặc dù có trận bọn em thua phải chạy re kèn. Em chạy đến 10km lao như trâu rừng. Nhưng sau đó lại... quay lại đánh!
   Nghe các bác nói em thấy chiến tranh có nhiều kiểu ác liệt khác nhau thật!
Logged
gatronggoloa
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #221 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 10:50:00 am »

E mới hỏi lại bác ý rồi, bác ý thuộc đại đội 2 tiểu đoàn 1 trực thuộc sư 312.Bác ý tên là Tuyền, đâu như người Ninh Bình. Nếu bác nào biết hay quen bác ý thì e có số đt đây ah, vì đc gặp lại người quen bác ý cũng mừng lắm.
Còn nói vì sao nhiều a e như bác ý không tự lên đây được một phần vì không hiểu biết về máy tính, một phần do cuộc sống cơm áo gạo tiền nên không có nhiều thời gian rảnh rỗi như những thế hệ sau như e bây giờ!
Logged
thinhe677f346
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 573


Thịnh e677/f346 cùng phu nhân.


« Trả lời #222 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 11:06:07 am »

_Sư 312 " F312 " là Quân Triều Đình thuộc Quân Đoàn 1 quân cơ động của Bộ. Vào những năm BGPB căng thẳng thì chỉ đóng quân ở Sóc Sơn HN thôi đến tận bây giờ vẫn đóng quân ở đó ! thời 85 lính F312 cũng cơ động một Trung Đoàn pháo lên Hà Giang đấu pháo với Trung Quốc một trận tơi bời rồi lại rút về Sóc Sơn ngay.
Logged

Biên cương có giặc ta quyết giữ
Hậu phương yên bình gắng dựng xây.!
nguyen dinh thang
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1532



« Trả lời #223 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 11:18:46 am »

 Nếu bác ấy ở 1030 thì mất chốt từ tháng 4 và 12-7-84 quân ta tấn công chiếm lại nhưng không được nên không thể 12-7-84 bác ấy cắm chốt được vì làm gì có chỗ mà cắm.  Đúng là đánh 12-7-84 đánh 1030 là trung đoàn 141 sư 312 của quân đoàn 1, còn vụ cắt tai thì em nghĩ là 100% không có bởi vì năm 84 TQ đánh ta theo chiến thuật mới chứ không phải biển người nên rất khó lấy được xác của TQ, hỏa lực pháo của cả hai phía bắn tơi bời ai dám ra mà cắt tai. Nếu nói về đặc công thì chiến thuật của họ ngày đó là đánh lướt dùng thủ pháo tấn công các hầm của TQ rồi rút để cho bộ binh lên chiém nên cũng chả có thời gian mà đi cắt tai làm gì.
Logged

Tụi mình sinh ra vào thời trận mạc

Nên núi rừng bè bạn có sao đâu

Nên sương gió tụi mình dãi dầu

Mặc áo lính phải sống cho ra....... là lính.
gatronggoloa
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #224 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 03:53:57 pm »

Thì e cũng chỉ là nghe kể thôi, nên viết lên đây để a e kiểm chứng thêm thông tin, có thể có những thông tin là chính xác,cũng có thể là những thông tin nghe lại của bác ý(như vụ cắt tai). Nhưng tựu chung lại là khi được nghe những nhân chứng sống nói về thời hào hùng của các bác e thấy rất thú vị tuy nhiên cũng có chút nghẹn ngào (đặc biệt vụ pháo kích mà bác này thoát chết) ... thật sự bi thương ... thôi dù sao thì người trực tiếp cũng không có điều kiện lên đây chia sẻ lại, e là người nghe gián tiếp nên chắc cũng chỉ post chừng vậy thôi .. e xin dừng vì e là thế hệ mãi về sau, chưa biết đến 1 ngày đi bộ đội là gì cả vì đi học ĐH, rồi cao học rồi đi làm nên cũng không có cơ hội đi nghĩa vụ quân sự!
Logged
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #225 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 04:27:25 pm »

   Các bác nói em mới ngộ ra. Hồi bọn em đánh nhau trẻ quá, ít được huấn luyện nên chẳng hiểu gì. Lúc đó em mới 19 tuổi, 4 tháng tuổi quân đã bị đẩy lên làm quyền B tr. Đơn giản là các bác nhiều tuổi quân hơn... đi hết rồi. Thì ra có 1 số điểm rất khác biệt giữa đánh Mỹ và đánh Tàu hồi chiến tranh biên giới:
1.Các bác đánh Tàu để giữ đất. Sống chết gì cũng phải ngồi yên đấy. Bọn em đánh Mỹ chỉ nhằm choảng nhau cho sứt tai, mẻ chán. Đánh xong thắng thua gì cũng rút.
2.Tàu hơn mình Pháo. Chưa dùng máy bay, tàu chiến. Kỹ năng chiến đấu của nó cũng kém mình nhưng quân đông. Mỹ hơn đứt mình về cả máy bay, tàu chiến, pháo và kỹ năng chiến đấu nên mình chưa đủ sức giữ đất.
   Có lần loạng quạng thế nào bọn em tóm được 1 thằng Trung tá ngụy vốn là sinh viên Văn khoa Sài gòn. Nó hỏi em tại sao các ông vũ khí kém hơn, kỹ năng chiến đấu kém hơn (sức khỏe cũng kém hơn-hồi đó bọn em đa phần bị sốt rét lại thiếu ăn, người xanh mướt!) mà tại sao lại thắng. Lúc đó em trả lời theo kiểu Chính trị viên nhưng thú thực thì cũng không hiểu tại sao. Có lẽ tại mình kiên trì chăng? Em là lính Hà nội, ở Trường Sơn trong lòng chẳng thấy... "phơi phới" gì cả nhưng sự thật là không hề có ý nghĩ bỏ chạy. Mặc dù có trận bọn em thua phải chạy re kèn. Em chạy đến 10km lao như trâu rừng. Nhưng sau đó lại... quay lại đánh!
   Nghe các bác nói em thấy chiến tranh có nhiều kiểu ác liệt khác nhau thật!

Chào bác small man,híc...nghe cái tên của bác thì đạn nào bắn cho trúng  Grin
Em là lính của một sư đoàn có nhiều sĩ quan đánh Mỹ và VNCH có lẽ cũng vào hàng top lúc bấy giờ.Tuy đã từng chạm chán và đánh cho các đơn vị sừng sỏ của đối phương,như Pắc chung hy của nam Hàn,Tia chớp nhiệt đới của Mỹ,kỵ binh bay của Mỹ ..v...v..phải te tua.
Nhưng đến khi,cùng nhau lên chốt giữ các điểm cao tại Hà Tuyên.Cùng nhau đội pháo của địch quân phương bắc,theo thông tin bây giờ mới rõ là 7 sư đoàn pháo hạng nặng trong khi ta chỉ có 1 lữ đoàn cấp quân khu và luôn luôn được lệnh không được bắn,cho đến bây giờ là 2012 vẫn chưa được một lần bắn Grin.khi chưa biết rõ em chỉ nói pháo nó nhiều lắm,chúng dàn các trận địa theo hình cánh cung và bắn vào các điểm ta chốt giữ,lúc đó cứ như là ta đang ngồi trong lòng cái trống ấy và lũ trẻ ở bên ngoài thì lại thi nhau gõ. Grin
Và các cựu lính trước 1975 đã từng đánh Mỹ,phải kêu lên.Ngày xưa ác liệt,gian nan nhưng mình đựoc chủ động đánh,chủ động rút và khi rút thì phải thật nhanh,đánh thì phải thật gọn.cứ lùng nhùng là pháo nó quất cho thì chết cả lũ,chẳng như bây giờ nằm phơi lưng ra cho nó tẩn. Grin
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
small man
Thành viên
*
Bài viết: 10


« Trả lời #226 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2012, 05:25:56 pm »

Chào bác small man,híc...nghe cái tên của bác thì đạn nào bắn cho trúng 
Em là lính của một sư đoàn có nhiều sĩ quan đánh Mỹ và VNCH có lẽ cũng vào hàng top lúc bấy giờ.Tuy đã từng chạm chán và đánh cho các đơn vị sừng sỏ của đối phương,như Pắc chung hy của nam Hàn,Tia chớp nhiệt đới của Mỹ,kỵ binh bay của Mỹ ..v...v..phải te tua.
Nhưng đến khi,cùng nhau lên chốt giữ các điểm cao tại Hà Tuyên.Cùng nhau đội pháo của địch quân phương bắc,theo thông tin bây giờ mới rõ là 7 sư đoàn pháo hạng nặng trong khi ta chỉ có 1 lữ đoàn cấp quân khu và luôn luôn được lệnh không được bắn,cho đến bây giờ là 2012 vẫn chưa được một lần bắn .khi chưa biết rõ em chỉ nói pháo nó nhiều lắm,chúng dàn các trận địa theo hình cánh cung và bắn vào các điểm ta chốt giữ,lúc đó cứ như là ta đang ngồi trong lòng cái trống ấy và lũ trẻ ở bên ngoài thì lại thi nhau gõ.
Và các cựu lính trước 1975 đã từng đánh Mỹ,phải kêu lên.Ngày xưa ác liệt,gian nan nhưng mình đựoc chủ động đánh,chủ động rút và khi rút thì phải thật nhanh,đánh thì phải thật gọn.cứ lùng nhùng là pháo nó quất cho thì chết cả lũ,chẳng như bây giờ nằm phơi lưng ra cho nó tẩn.

Em cũng xin chào bác! Em lấy nick là small man vì thấy ai, cái gì đặt tên cũng thích chữ Đại. Em sợ chữ Tiểu nó buồn!
Đúng như bác nói, một trong những cái mạnh của bọn em hồi đó là vô hình, vô danh. Đánh thật nhanh và chạy cũng thật nhanh. Em đã đọc bài của các bác nói về vụ Tàu mua của Mỹ cái trạm rađa dùng cho phản pháo (cái mà các bác bảo bị đặc công mình phá). Mỹ có dùng nó cũng chẳng ích gì. Bọn em nếu pháo kích thì bắn cấp tập và... tháo súng chạy. Muốn phản pháo thì cũng chẳng ích gì.
   Cứ phơi ra cho nó bắn thì cũng mệt thật đấy!
 
Logged
fddinh
Thành viên
*
Bài viết: 324


Mít sờ tơ Khù văn Khoằm


WWW
« Trả lời #227 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 12:19:49 pm »

Khúc tưởng niệm Vị Xuyên http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120727/khuc-tuong-niem-vi-xuyen.aspx

Trích dẫn
Lần đầu tiên lên Hà Giang, địa điểm đầu tiên mà tôi chọn để dừng lại rất lâu là nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang 18 km.

Thành kính thắp hương trên một số ngôi mộ liệt sĩ xong, tôi tìm gặp và hỏi chuyện một người quản trang ở nghĩa trang này.

Anh Nguyễn Sĩ Nguyện, 35 tuổi, làm quản trang ở nghĩa trang Vị Xuyên từ năm 2001, lại may mắn có nhà ở cạnh nghĩa trang nên gần như suốt cả ngày anh bận rộn với bao nhiêu công việc có tên và không tên tại đây. Anh Nguyện cho biết, nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có 1.706 ngôi mộ, trong đó chỉ có 8 ngôi mộ là của các liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, còn lại 1.698 ngôi mộ là của các liệt sĩ hy sinh để bảo vệ chủ quyền quốc gia ngay trên mặt trận Vị Xuyên từ năm 1984 tới 1991. Khi phía Trung Quốc chủ động chọn Vị Xuyên là địa điểm tấn công chính trong một chiến dịch xâm lăng cục bộ vào Hà Giang năm 1984, một trận chiến khốc liệt đã xảy ra tại Vị Xuyên vào ngày 12.7.1984. Quân Trung Quốc từ những đỉnh cao mà họ chiếm lĩnh trước đó nã pháo cấp tập suốt trong 8 giờ đồng hồ liền, hủy diệt tới từng mét vuông đất Vị Xuyên, trước khi tung những “trung đoàn sơn cước” - lính đặc biệt tinh nhuệ của họ tràn ngập các trận địa của bộ đội Việt Nam, dùng chất nổ đánh thẳng vào các hầm hào bảo vệ biên giới của bộ đội ta.

Tôi đọc tên tuổi và năm sinh của các liệt sĩ Việt Nam từ 30 tỉnh thành trong cả nước đã xả thân bảo vệ mảnh đất Vị Xuyên này. Hầu hết, đó là những thanh niên rất trẻ, có người tròn 18-20 tuổi, mới vào bộ đội được 3 tháng, sinh quán từ nhiều địa phương khác nhau trong cả nước.

Một nỗi đau không cách gì tả được ngùn ngụt cháy trong tôi. Tha lỗi cho tôi, vì cho mãi tới năm ngoái, tôi mới biết tới địa danh Vị Xuyên và những trận đánh đẫm máu ở đó, nơi các chiến sĩ chúng ta đã lớp lớp hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Tôi chắc, cũng có rất nhiều người như tôi, biết quá muộn về những gì xảy ra ở Vị Xuyên, Hà Giang vào năm 1984.

Không phải trận đánh bảo vệ biên cương nào chúng ta cũng thắng, dù chúng ta có chính nghĩa và chỉ tự vệ để gìn giữ đất nước mình. Trận Vị Xuyên, cũng như vậy. Nhưng dù phải chịu âm thầm trong bao nhiêu năm, máu của hàng nghìn hàng vạn liệt sĩ chúng ta đổ ra trên mảnh đất Vị Xuyên là không uổng. Sự hy sinh ấy đã dựng lên một bức trường thành lẫm liệt đối diện với dã tâm xâm lược, nó sừng sững và dữ dội hơn cả những dãy núi đá Hà Giang. Đó là bức trường thành của lòng yêu nước, của ý chí xả thân bảo vệ từng tấc đất biên cương Tổ quốc. Kẻ thù đã phải rút chạy về bên kia biên giới, nhưng những ngôi mộ liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên một điều: Tổ quốc Việt Nam còn tồn tại tới ngày nay đã được dựng xây và bảo vệ bằng máu, bằng rất nhiều máu như thế đấy!

Ngày 27.7, xin dâng khúc tưởng niệm đớn đau này lên các linh hồn liệt sĩ ở trong và ngoài nghĩa trang Vị Xuyên, bởi có rất nhiều hài cốt liệt sĩ hy sinh năm 1984 còn nằm đâu đó trong lòng đất Vị Xuyên mà những cuộc tìm kiếm kiên nhẫn vẫn đang tiếp tục để đưa các anh về an nghỉ. Tôi đã nghĩ nghĩa trang Vị Xuyên là “nghĩa trang liệt sĩ quốc gia” bởi không chỉ vì số lượng các liệt sĩ an nghỉ tại đây, mà còn vì đã có tới 30 tỉnh thành - gần một nửa số tỉnh thành trong nước - đóng góp xương máu con em mình trong trận chiến giữ gìn mảnh đất Vị Xuyên. Dù trên cổng nghĩa trang chỉ ghi đơn giản: “Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên”.

Thanh Thảo
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Bảy, 2012, 12:27:06 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Mít sờ tơ Khù văn Khoằm
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #228 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 12:29:11 pm »

Bài này chưa chắc đã tồn tại được lâu.
Nhưng nếu nó tồn tại lâu, thì kể cũng hơi lo đấy.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
thuhuongtn
Thành viên
*
Bài viết: 107

Yêu vợ


« Trả lời #229 vào lúc: 27 Tháng Bảy, 2012, 02:51:40 pm »

 Cái này mod sửa rồi mà chú! Nhưng nói thật là thông tin về chiến tranh BGPB và hoàng sa, Trường Sa quá ít ở tivi và báo nên đại bộ phận dân không biết được.
Logged

Ai có thông tin phần mộ liệt sĩ Nguyễn Văn Việt xin liên hệ sđt: 01629041743 gia đình xin cảm ơn!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM