Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:42:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2  (Đọc 216931 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« vào lúc: 26 Tháng Năm, 2009, 08:09:08 pm »

Vâng để tiện theo dõi những diễn biến trên mặt trận biên giới phía bắc,chủ yếu nổ ra tại khu vực xã Thanh Thủy,huyện Vị Xuyên,tỉnh Hà Giang giữa Việt Nam và Trung Quốc.Tôi xin mạo muội mở tiếp Mặt trận biên giới Hà Tuyên 1984-1989 phần 2,mong có chỗ cho các bác góp tin,góp chuyện và kể cả ném đá hay trọi trâu...tất cả đều xin chấp nhận và gạn lọc,để từ đó có được những yếu tố thật của cuộc chiến.Mà mỗi chúng ta đã từ tham gia,nay đã dần dần quên đi.
Kính mời các bác.
Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2009, 12:17:13 am »

"Theo tôi nhớ, ở hướng Đồng Đăng và Lạng Sơn, đài ra đa duy nhất của chúng ta đặt trên đồi Jinji, bên trái Hữu Nghị quan. 1 đại đội ra đa của KQ đóng ở đây. Về cái sân mà anh ta nhắc đến, có thể nhìn thấy nó nếu dùng ống nhòm tầm xa từ núi Kouke (扣可), nhưng không có khả năng bị bắn. Không có lí do gì để nói quân nhân nữ phục vụ ở đây (trừ khi không phải ngọn đồi đó - tôi đã ở đó 1 thời gian dài). Năm 79, quân đội VN cố phá hủy trạm ra đa này nhưng không thành công. Họ chỉ bắn trúng ăng ten ở phía đông đỉnh đồi 1 lần còn đỉnh phía nam và bắc thì chưa bao giờ. Khả năng lớn nhất là không có xung đột xảy ra ở Jinji sau 79. Nhưng ở khu vực núi Faka thì có".
dove@
..............

Theo như nhìn nhận của tôi cả 2 bức ảnh này đều chụp từ bên đất Trung quốc mà ai cũng nhìn rõ nó là bên tay phải của người chụp theo hướng từ Trung quốc xuống Việt nam nên bạn đưa ra ý kiến  bên trái HNQ là không đúng.
Còn về việc năm 1979, nếu nói về bộ đội nữ của Việt nam tôi dám khẳng định chắc chắn 1 câu với bạn là không có ,tiêu chí để bạn đánh giá, khẳng định họ là bộ đội như thế nào? Tôi lưu ý bạn 1 điều năm 1979 tất cả dân quân tự vệ của các cơ quan, xí nghiệp của chúng tôi kể cả nam và nữ đều được trang bị vũ khí nhưng lạc hậu hơn bộ đội,rất có thể họ đã đánh trả các anh nên bị các anh bắt và giết mà theo tôi hiểu nếu có súng bắn trả các anh là các anh cho đó là bộ đội dúng không? Tôi đưa ví dụ nhé xã Bảo lâm nơi có mốc 23 là nơi các anh thiệt hại không ít ở đấy phải không nhưng chống chọi với các anh chỉ là dân quân xã thôi các anh có biết việc này vì sau đấy các anh đã tàn sát không ít dân thường của xã này mà.Tôi là dân chính gốc sinh ra,lớn lên và hiện tại vẫn sống ở Đồng đăng.Bạn có thể nói rõ các khu vực họ bị các anh bắt và bắn không,nếu không chỉ ra được tôi dám khẳng định là các anh nói sai sự thật mà chúng tôi luôn tôn trọng sự thật và lịch sử  .Các anh có nhầm không khi khẳng định không nhìn thấy cái sân nhỏ ở đồi ra-đa từ mọi hướng nếu chúng tôi đứng ở những ngọn núi gần bản Khơ-lếch của các anh? Mà có lần bên chúng tôi đã bắn tỉa chết sĩ quan của các anh chính theo hướng này đấy ,rất gần với tháp nước đầu con đường vào bản Lũng nghịu,chân núi ra-đa mà các anh gọi là Gà vàng  Jinji.À mà bạn cho hỏi Ka ma là khu vực nào vậy?
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Bảy, 2010, 07:15:35 pm gửi bởi Tunguska » Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2009, 02:39:33 am »

Trích Ahuuls@ Bạn có thể nói rõ các khu vực họ bị các anh bắt và bắn không,nếu không chỉ ra được tôi dám khẳng định là các anh nói sai sự thật mà chúng tôi luôn tôn trọng sự thật và lịch sử 
--
Ậy ..ậy bác Ahuuls,bác bớt nóng.Chúng ta đã thỏa thuận với bác Dove rằng,tranh luận bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau trong góc nhìn của một cựu quân nhân,một cựu chiến binh.Cùng hồi tưởng những ngày tháng gian nan,mức độ ở mỗi người,mỗi bên,mỗi nhiệm vụ có thể là ác liệt,có thể là ít nguy hiểm hay thậm trí rất khốc liệt..mà mỗi người lính,ở mỗi bên đã trải qua.Tuyệt nhiên không gay gắt ở những vấn đề phụ và tuyệt đối đi xa phạm vi của một người lính bình thường.Đơn giản với cây súng,không cần biết tại sao phải bắn,ngoài hiểu biết duy nhất đó là nhiệm vụ và chấp hành mệnh lệnh làm lính.

Đời lính như các CCB Trung Quốc,trải qua cuộc chiến nhanh hơn một cơn gió thoảng,lại đã qua đi 30 năm.Sự nhầm lẫn của ký ức là lẽ đương nhiên,và chắc chắn nhiều cựu binh bên bác Dove còn bàng hoàng.Như một người đang ngủ say bàng hoàng thức giấc và ngỡ ngàng chưa biết chuyện gì sẩy ra với mình,rồi kẻ bị chết,người bị thương,kẻ bị choáng.Rời quân ngũ lại phải lăn lộn mưu toan,với cuộc sống khốn khó.30 năm sau khi có chút thời gian nhớ lại,ngẫm nghĩ lại,thì trí nhớ đã bị cuộc sống xô bồ hiện tại xâm chiếm hết.Quên,lú lẫn là chuyện thường.

1-Thật ra chuyện lính nữ bên phía chúng tôi,không phải là tôi không trả lời bác được.Đơn giản là chúng ta đang nói chuyện về cuộc chiến mà chúng ta,chúng tôi và bác cùng tham chiến trong cùng một không gian,thời gian.
2-Tôi là lính F3 tức sư đoàn 3,là đơn vị đã trực tiếp chiến đấu tại Lạng Sơn từ những giây phút đầu của cuộc chiến tranh biên giới Trung - Việt nổ ra năm 1979.
Đơn vị tôi chỉ có một số rất ít lính nữ người Hà Bắc nhập ngũ 1980,được đơn vị nhận vào làm cần vụ ở cấp Sư Đoàn và chỉ ở sư đoàn bộ.Ngay cả các đơn vị trực thuộc sư đoàn cũng không có.Ở cấp cao hơn như quân đoàn,quân khu lính nữ được biên chế vào các bộ phận,đơn vị mang tính chất phục vụ hay hậu cần hoặc các đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu phía trước...

Nếu ở mặt trận Thanh Thủy -Hà Giang mà bác đã từng nhìn thấy lính tóc dài....hế...hế...có khi bác đã nhìn thấy tôi cũng không chừng.
Ha...ha cũng thời gian tham chiến như bác tại Thanh Thủy,nhưng tôi không đi đầu quá 50 mét chiều dài của 1100...à mà thôi chuyện hôm nay dừng ở đây,tôi hóng chuyện vui buồn của bác cùng các đồng đội của bác đã.Tôi sẽ hầu chuyện 1100 với bác sau.Mà tôi giận các ccb pháo binh của bác  lắm đó,các ccb ấy không có chút lịch sự tí nào hết.....hế..hế...tôi đang thả hồn mơ về một bóng dáng kiều diễm ở Hà nội..thì... Grin
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Sáu, 2009, 02:42:57 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
linh moi
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 669


« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Sáu, 2009, 06:11:57 am »

Gửi dove : Thật lòng mà nói ! Nhìn 2 cái ảnh của anh , tôi không nhận ra đấy là đồi Ra Đa vì tôi chưa bao giờ có điều kiện nhìn cái đồi Ra Đa từ phía TQ cả . Riêng về cái sân trên đồi Ra Đa thì anh nhầm đấy ! Từ phía VN có rất nhiều điểm cao mà có thể từ đó dùng ống nhòm nhìn được cái sân đó . Đài quan sát chỗ tôi chỉ là 1 trong những điểm cao ấy . Như bác ahuuls đã nói , năm 81 từ điểm cao 474 chúng tôi đã dùng súng bắn tỉa hạ 1 sĩ quan phía các anh , khi người sỹ quan này đi xe từ 583 ( điểm cao 583 là của VN bị TQ chiếm năm 79 )  sang đồi Ra Đa , người chiến sỹ bắn tỉa ấy sau đó đã bị kỷ luật rất nặng ... Năm 85 ngay ở chân Đài của tôi cũng có 2 lính TQ (thám báo) bị tiêu diệt khi họ trên đường trở về sau khi xâm nhập vào đất VN . Không biết anh có biết chuyện này không ? Qua những gì anh nói tôi có thể khẳng định chắc chắn là anh không hiểu về khu vực Đồng Đăng lắm .

   Về chuyện quân nhân nữ thì anh lại càng nhầm !
   Về phía các anh (TQ) tôi có thể khẳng định chắc chắn 2 điều là : Tôi đã từng được tận tai nghe và thấy lính thông tin của tiểu đoàn tôi tán chuyện với lính nữ TQ qua máy 2W và qua câu chuyện thì tôi được biết là quân nhân nữ TQ kia là người Việt gốc Hoa , trước khi sang TQ sống ở Hải Phòng . Câu chuyện cũng chả có gì là chiến tranh tâm lý cả , toàn chuyện tán bậy về trai gái thôi . Bản thân tôi thì trong suốt thời gian nằm Đài khoảng 1 năm rưỡi , ngày nào tôi cũng nhìn thấy quân nhân nữ TQ trên Đồi Ra Đa .
 
Về phía chúng tôi thì thế này : Cũng có thể năm 79 ở Sư 3 (Đóng quân tại Đồng Đăng) có lính nữ , cũng bởi chúng tôi không lường trước được phía các anh lại mở cuộc chiến tranh với chúng tôi (chỉ trước đó không lâu , 2 nước chúng ta còn là bạn bè mà). Thực tế thì ở Việt Nam đã có truyền thống "giặc đến nhà , đàn bà cũng đánh" , trong lịch sử giữ nước của chúng tôi việc đàn bà , con gái tham gia trực tiếp chiến đấu cũng bình thường ,  nhưng với cuộc chiến tranh biên giới thì chúng tôi chưa cần thiết phải huy động cả quân nhân nữ tham chiến . Khi đó đã có lệnh tổng động viên nhưng chỉ với nam giới , nữ giới chỉ được ra nhập quân đội khi họ tình nguyện .
  Còn thời tôi ở Quân đội (83 - 86) thì chắc chắn 100% Sư đoàn tuyến 1 không có quân nhân nữ . Sư đoàn tôi thay chân Sư 3 sau năm 79 và đóng quân ở đó tới tận lúc 2 nước bình thường hóa quan hệ . Tới giờ cũng chả có gì là bí mật nữa như 1 số bác khác lo xa ... Tôi ở A trinh sát thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 4  Sư đoàn 337 .
Logged
dove
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #4 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 11:37:20 am »

Về đồi Ra Đa và chuyện quân nhân nữ của các anh, xin hãy tham khảo bài trên forum chúng tôi do 1 cựu binh đã tham gia chiến tranh năm 79 viết.

TO :linh moi and ahuuls :

Để tôi chỉ cho các anh đồi Ra Đa từ hướng Đồng Đăng của các anh.
[attachment=1]

Ngọn đồi ở xa phía góc phải ảnh là đồi Ra Đa của chúng tôi. Có 2 quả đồi của chúng tôi ở phía trước đồi Ra Đa nếu anh nhìn từ hướng Đồng Đăng.

Ngoài ra, phía các anh chỉ có 1 quả đồi gần đồi Ra Đa với cao độ tương đương. Tuy nhiên, nó cách đồi Ra Đa 2km và chúng tôi cũng có 2 quả đồi khác nằm giữa với cao độ 511 và 528.

Như linh moi nói, các anh chỉ bắn tỉa người sĩ quan của chúng tôi trên đường giữa 583 (chúng tôi gọi là 549) và đồi Ra Đa.

Cũng theo ahuuls, người sĩ quan bị bắn ở chân đồi Ra Đa.

Tất cả những gì các anh nói không thể khẳng định là anh nhìn được cái sân trên đỉnh đồi.

Về chuyện quân nhân nữ, ahuuls người gốc Đồng Đăng nói "trong cuộc chiến năm 79 tôi có thể khẳng định không có quân nhân nữ". Nhưng linh moi nói "có thể năm 79 sư đoàn 3 ở Đồng Đăng có quân nhân nữ". Tôi không biết nên tin ai.

Tôi chỉ muốn ahuuls xác nhận là anh có ở và chiến đấu ở Đồng Đăng trong cuộc chiến năm 79 không?

Tôi thuộc trung đoàn 487, sư đoàn 163 đã chiến đấu ở cả khu vực Đồng Đăng và Long San. Người quân nhân nữ bị giết ở khu vực Đồng Đăng mặc quân phục đầy đủ và có AK47. Tôi tin rằng cô ta thuộc trung đoàn 12, sư đoàn 3. Tôi vẫn còn giữ tấm ảnh tìm thấy trên người cô ta.


Núi Ka ma là chỗ các anh gọi là Khau Mạ.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Sáu, 2009, 12:14:10 pm gửi bởi dove » Logged
dove
Thành viên
*
Bài viết: 46


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 06:28:47 pm »

To: tai_lienson

Tôi thuộc tiểu đội dự bị trong trận 2/12/85, phía sau tiểu đội xung kích. Nhiệm vụ của tiểu đội dự bị chúng tôi là tải thương binh tử sĩ. Trong ngày hôm đó tôi đã chạy vài lần giữa #405 (# chỉ số hiệu) và sở chỉ huy, mệt đến đứt hơi.

Để tôi kể anh nghe 1 chuyện thú vị. Khi đưa 1 thương binh nặng về, 1 loạt đạn bắn ra từ #405 của các anh sượt qua chỉ trước tôi có nửa mét! Tôi chắc rằng các anh đã nhận ra chúng tôi và nhắm bắn. Tất cả ngay lập tức nhào xuống đất nấp. Loạt đạn thứ 2 bắn trúng tảng đá cạnh tôi. Chúng tôi nằm đó an toàn và đùa nhau: "Khỉ! Sao hắn lại bắn vào đó? Không nhận ra có mấy người đang ở đây à?".
24 năm đã qua kể từ ngày đó. Tôi vẫn còn rất muốn biết ai là người đã bắn và nói chuyện với anh ta, nếu các anh có thể tìm được anh ta.

Trước khi tấn công lúc 7:30 sáng, chúng tôi quan sát thấy 1 người lính VN mang nước lên #405. Lính gác của các anh quen uống trà sáng à?

Giờ tôi có thể nói cho anh 1 bí mật. Trận 2/12/85 là 1 chiến dịch quy mô lớn. Các điểm cao của các anh giữa #1100 và Pha Hán đều bị tấn công. Nhưng bộ binh chúng tôi chỉ tấn công 2 nơi: #1100 và #405. Các điểm cao khác chỉ bị pháo kích. Và ở #1100 là 1 cuộc tấn công giả. Binh sĩ chỉ ra vẻ tấn công và rút lui sớm. Mục đích của trận đánh #1100 là đánh lạc hướng các anh về mục tiêu thật: #405! 1 đại đội tăng cường được lệnh đánh chiếm #405. Không thấy lính gác VN nào ở sườn bắc #405. Có lẽ các anh chỉ gác ở đây ban đêm và rút về vào buổi sáng. Lính TQ cứ trèo lên theo sườn bắc và càn quét các hốc đá dọc đường. Họ không xuống sườn nam bị hỏa lực VN khống chế. Tôi chốt ở #405 10 ngày đến khi bàn giao cho đơn vị khác. Trong 10 ngày đó tôi không đụng đến thi thể những người lính VN trong hốc đá của tôi.
 
#405 có thể không có giá trị lắm với các anh nhưng rất quan trọng với chúng tôi, chấp nhận thương vong cao! 1 số quả đồi thấp hơn của chúng tôi thường phải chịu hỏa lực từ #405.

Tôi có 1 nghi ngờ cá nhân muốn nhờ các anh xác nhận. Sáng 10/12/85 sở chỉ huy chúng tôi mất liên lạc với #405 đang bị phía VN phản kích rất mạnh. 1 số binh sĩ trong đó có tôi được lệnh lên chi viện cho #405. Tiểu đội trưởng của tôi chạy lên đỉnh #405 và nhìn thấy 1 thương binh VN đang ngồi trước cửa hốc đá chỉ 1m. Anh ta quay lại và hét lên với tôi: "Có 1 lính VN bị thương phía trước. Anh giúp tôi bắt hắn!". Khi tôi lên tới đó, người lính VN lăn xuống sườn nam vì anh ta không thể đứng và chạy. Nếu anh ta về báo tin quân tăng viện chúng tôi đang đến thì anh ta xứng đáng được nhận huân chương. Nhưng chúng tôi không biết liệu anh ta có đủ sức quay về vị trí của VN không, hay anh ta là 1 trinh sát mà anh đã nói?

1 điều anh nói đúng. Phía Vn ngừng pháo kích lúc 5:00 chiều 2/12/85.

Nhưng có 1 điều anh nhầm. Tôi vẫn còn là học sinh cấp 2 năm 79. Tôi nhập ngũ năm 83 và ra mặt trận Thanh Thủy tháng 5/85.
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 07:26:57 pm »

Dove à, bạn thắc mắc chuyện phụ nữ có trong bộ đội chúng tôi làm gì thế? Trong quân đội chúng tôi, phụ nữ là tình nguyện gia nhập. Đa số họ làm công tác phục vụ chiến đấu như Quân y, Thông tin, hậu cần ... Việc họ trực tiếp ra các chốt hay tuyến 1 để chiến đấu là vô cùng hiếm. Các cấp chỉ huy của chúng tôi không bao giờ cho phép làm điều đó. Tuy nhiên khi đánh nhau, bên đối phương tiến sâu vào trận địa của bên kia thì dù có là nữ thì họ cũng biết cầm súng để bắn kẻ đối địch.

Trên các trang mạng của các anh, chúng tôi cũng thấy có vài tấm hình quân đội Trung Quốc bắt tù binh là phụ nữ của chúng tôi. Đáng buồn là các tấm hình này lại được đưa lên như thế, không nên bạn ạ!
Logged
danngoc
Thành viên
*
Bài viết: 948

Đã bị khóa vĩnh viễn


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 07:54:34 pm »

@Dove: chiến tranh là thứ khốn nạn nhất mà cuộc đời đem lại cho người đàn ông, đối với phụ nữ chiến tranh còn khốn nạn hơn thế nữa. Dù là dân tộc nào thì chắc chắn các anh cũng không muốn người phụ nữ dân tộc mình phải chịu đau khổ đúng không ạ? Chúng tôi rất hiểu là những bức ảnh này có thể giúp người thân của nhân vật trong anh về việc tìm tung tích chị ấy, tuy nhiên khi nhìn thấy những bức ảnh này chúng tôi rất đau và chắc chắn phản ứng sẽ không được mềm mỏng như trước nữa, lỗi là do cách thức các anh sử dụng chúng. Mong các anh hiểu.
Logged

Chết vì ghét người!
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #8 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 07:58:17 pm »

Quân nhân nữ chẳng nói lên điều gì cả có điều là chuyện này chưa được xác minh rõ ràng nên chẳng cần bàn nhiều .Nếu như trong 1 cuộc chiến mà có phụ nữ tham gia mà chắc chắn giành phần thắng thì chúng tôi cũng không ngại đâu .Có 1 điều tôi muốn nói là:Việt nam chúng tôi chưa bao giờ thiếu người để phải mang phụ nữ ra trận cả duy chỉ có những công việc mà phụ nữ họ đảm trách được khi họ xung phong thì vẫn có thể  bố trí cho họ chứ không bắt buộc,còn 17/2/79 mà có quân nhân nữ ở Đồng đăng thì tôi thấy lạ vì tôi chưa hề gặp họ 1 lần nào.Bản thân quốc gia ,dân tộc nào không xem trọng phụ nữ thì đó cũng chỉ là 1 quốc gia chưa tiến bộ .Tôi muốn chấm dứt chuyện này ở đây cho đến khi xác minh được rõ ràng chuyện này .
Dove@ bạn cũng không hề có mặt ngày ấy nên tôi muốn bạn xác nhận hộ tôi về chuyện giấy tờ của các nữ quân nhân kia thuộc đơn vị nào rồi chúng ta sẽ tiếp tục chuyện này .
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
khanhhuyen
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1957

Cao điểm 1100/85 E2 F3 SV


« Trả lời #9 vào lúc: 12 Tháng Sáu, 2009, 09:23:07 pm »

Tôi khẳng định với Dove là Sư đoàn 3,trước ngày 17 tháng 2 năm 1979 hoàn toàn không có lính nữ.Lính nữ chỉ xung phong nhập ngũ sau khi cuộc chiến biên giới Trung Việt nổ ra vào tháng 2 năm 1979 và cũng rất ít.Sư đoàn tôi là sư đoàn 3 trấn giữ tại Lạng Sơn,ngay từ những phút giây đầu của cuộc chiến gồm trung đoàn 2,trung đoàn 12,trung đoàn 141,trung đoàn 68 và sư đoàn bộ cùng các đơn vị trực thuộc,hoàn toàn không có lính nữ.Lính nữ đơn vị tôi nhận vào chỉ có một số ít vào làm tạp dịch,cần vụ ở sư đoàn bộ,vào năm 1980 và đó cũng là lần duy nhất,đơn vị tôi có lính nữ.
Điều này tôi thấy cũng rất phù hợp với các bạn nữ của tôi,họ đều xung phong gia nhập và vào các đơn vị quân đội vào năm 1980,chủ yếu thuộc các đơn vị bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu phía trước.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Sáu, 2009, 09:25:10 pm gửi bởi khanhhuyen » Logged

TA LÀ CON CỦA BỐ TA,MẸ TA. - H3/85 - CÁC BẠN ĐANG THẢO LUẬN CÙNG KHANHHUYEN,XIN CẢM ƠN.!
NGƯỜI ....CHIẾN SỸ ẤY... AI ĐÃ GẶP ANH... KHÔNG.. THỂ NÀO QUÊN .KHÔNG.. THỂ NÀO....QUÊN...
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM