Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:19:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Về lí do Mỹ can thiệp, xâm lược VN  (Đọc 107171 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
seaknight
Thành viên
*
Bài viết: 49


« vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 09:30:58 am »

Để tránh vấn đề tranh luận nhạy cảm gây chia rẽ kích động, tôi mở chủ đề này để chúng ta cùng thảo luận nhìn nhận sự kiện dưới nhiều góc nhìn. Mong muốn được nghe nhiều ý kiến trình bày khách quan theo hiểu biết, không áp đặt quan điểm của phía nào, chỉ đề cập đến duy nhất lí do phía Mỹ can thiệp và xâm lược Việt nam. Chắc chắn sẽ có nhiều ý kiến trái ngược nhau nhưng mục đich của chủ đề này là liệt kê các lí do, hạn chế tranh luận đúng sai. Yêu cầu các Mod can thiệp nếu có nội dung nào xấu mang tính chất tuyên truyền kích động.

Trước tiên tôi đưa ra những lí do có thể dẫn đến quyết định can thiệp và xâm lược của Mỹ.

Thứ nhất, tiến hành xâm lược theo chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Xâm chiếm thôn tính lãnh thổ, tài nguyên, vị trí địa lý quan trọng của Việt nam.

Thứ hai, xâm lược theo chủ nghĩ thực dân kiểu mới, thường không đi kèm vũ trang, hoặc đứng đằng sau dật giây cho một phe phái nào đó. Bành trướng VH Mỹ, đưa các nước vào quỹ đạo chịu ảnh hưởng của Mỹ. Vấn đề lãnh thổ, toàn vẹn độc lập, tự do sẽ khá mơ hồ.

Thứ ba, can thiệp để VN không đi theo phe XHCN. Lí do này liên quan đến ý thức hệ Việt nam bị Mỹ coi là tiền đồn của CNXH ở khu vực DNA, ngọn cờ của đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp lao động.  

Thứ tư, theo yêu cầu kêu gọi........
Thứ năm.......................................
.................................................
Với quan điểm cá nhân tôi, lí do thứ hai và thứ ba là những lí do chủ yếu, mời các bạn tham gia cho ý kiến

[RX xóa chữ "khai tâm" trong tên topic, sau khi đã cảnh báo chủ topic về tên gọi không phù hợp-30/7/2010]
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 04:21:35 pm gửi bởi rongxanh » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:18:07 am »

Để tôi tạm "Khai tâm" cho bạn về cái Lí do thứ 3 là cái Học thuyết Domino của Mỹ nhé.

Trong cuộc họp báo ngày 7-4-1954, tức ba tuần sau khi trận Điện Biên Phủ nổ ra và đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi cho quân Pháp, tổng thống Mỹ Eisenhowerđã phát biểu về học thuyết này (trích đoạn):

...- Hỏi (phóng viên Robert Richards của Copley Press): Thưa tổng thống, xin ngài bình luận về tầm quan trọng chiến lược của Đông Dương đối với thế giới tự do? Tôi nghĩ rằng trong nước (Hoa Kỳ) đã có một sự thiếu hiểu biết nào đó về ý nghĩa của Đông Dương đối với chúng ta.

- Tổng thống: Đề cập đến những vấn đề này chính là đề cập đến cái riêng và cái chung. Đầu tiên, đó là đặc điểm của khu vực đó trong góc độ sản xuất những nguyên vật liệu mà thế giới có nhu cầu. Kế đến là khả năng nhiều người sẽ phải tách ra khỏi thế giới tự do. Cuối cùng là khái niệm “những con cờ đôminô đổ”. Chúng ta có một dãy con cờ đôminô được xếp đứng, nếu gạt đổ con cờ đầu tiên, chắc chắn cả dãy sẽ đổ theo thật nhanh. Đó sẽ là khởi đầu cho một sự tan rã có tác động sâu xa. 


Nền tảng lý thuyết mà Eisenhower viện dẫn chính là thuyết “đôminô”. Thật ra khái niệm này do trung tướng không quân Mỹ Claire Chennault đề ra. Chennault đã là người đầu tiên đưa ra hình ảnh cỗ “đôminô” sụp đổ từ kinh nghiệm tham gia Thế chiến thứ nhì, chống Nhật Bản tại Trung Quốc (lúc đó do Quốc Dân đảng nắm chính quyền) và tại Miến Điện.

Từ kinh nghiệm xương máu với Nhật Bản - sau chiến thắng bất ngờ Trân Châu cảng, Nhật thắng như chẻ tre trên con đường “Đại Đông Á” của mình - Chennault đã liên tưởng đến một chiến thắng tương tự của Trung Quốc (lúc này đã là CHND Trung Hoa). Từ ý tưởng của Chennault, năm 1950 bộ tham mưu liên quân Mỹ mới chính thức đúc kết thành một văn kiện mang tên Lượng giá tầm quan trọng của Đông Nam Á, nhìn từ góc nhìn quân sự với một số ý chính như sau:

a/ Đông Nam Á là một đoạn then chốt của phòng tuyến ngăn chặn cộng sản tràn lan từ miền Nhật Bản xuống phía nam và đến quanh bán đảo Ấn Độ. An ninh của ba khu vực cơ bản của châu Á là Nhật Bản, Ấn Độ và Úc phần lớn tùy thuộc nơi việc Đông Nam Á từ khước chủ nghĩa cộng sản. Nếu mất Đông Nam Á, ba khu vực cơ bản trên sẽ bị cô lập với nhau.

b/ Mất Đông Nam Á sẽ không hồ nghi gì nữa dẫn đến mất các quốc gia Đông Nam Á trên đất liền khác.

c/ Mất Đông Nam Á sẽ dẫn đến hậu quả là Hoa Kỳ hầu như mất vùng duyên hải Thái Bình Dương. ...
...
g/ Đe dọa các hòn đảo ngoài khơi của Hoa Kỳ.
(Nguồn: The Pentagon Papers)

... Nhắc đến Đông Dương, chúng ta không thể nhắc tới các nguồn tài gnuyeen thiên nhiên béo bở mà chính vì chúng, Pháp đã phải cố hết sức tàn lực kiệt để tái chiếm Đông Dương dù vừa trải qua WWII và vẫn đang ngửa tay nhận tiền của Mỹ.

Chưa hết, theo My, một khi mất Đông Dương, hậu quả sẽ là mất Miến Điện (từ 1990 mới gọi là Myanmar), Thái Lan, cả bán đảo, kế đến là Nam Dương (Indonesia). Nói đến mất mát các khu vực này vừa là nói đến những mất mát tài nguyên, vừa nói đến mất mát con người.

Cuối cùng, vị trí địa lý của khu vực này cũng tạo ra nhiều vấn đề. Cả dãy hòn đảo Nhật Bản, Đài Loan, Phi Luật Tân (Philippines) sẽ rơi vào thế phòng thủ, rồi xuống phía nam, Úc, New Zealand sẽ bị đe dọa.

Điều đó có nghĩa là, về mặt kinh tế, Nhật Bản sẽ hoặc mất đi một vùng đất để buôn bán hoặc sẽ hướng đến phía cộng sản để có thể sống còn. Từ đó sẽ không thể tính nổi các hậu quả cho thế giới tự do.
(Nguồn: Public Papers of the Presidents, 1954, tr. 382)

Giữa “nguy cơ cộng sản” và nguy cơ mất mát các tài nguyên, lãnh thổ..., đặc biệt là duyên hải Thái Bình Dương, đâu là nguy cơ chính?

Phải nói thêm tại sao lại xuất hiện Nhật Bản trong câu chuyện này. Năm 1954, 9 năm sau khi bại trận, nền kinh tế và kỹ nghệ Nhật đã có sự phục hồi đáng kinh ngạc nhất là từ khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào năm 1950, Mỹ  muốn Nhật Bản giúp sản xuất vũ khí cung cấp cho lực lượng ủng hộ Nam Triều Tiên. Nhờ đó sản lượng công nghiệp, thép và đóng tàu tăng nhanh chóng. Nhờ sự hỗ trợ tài chính  của Mỹ và quyết tâm khôi phục đất nước Nhật Bản, đến khi Chiến tranh Triều Tiên kết thúc vào năm 1953, nhiều nhà máy mới đã được xây dựng.

Ngoài các kỹ năng về lao động về quản lý, Nhật Bản còn có những lợi thế khác. Nước này có nhiều nhà máy mới, cho năng suất cao, đem lại lợi nhuận và nằm ở những vị trí vô cùng thuận lợi. Các nhà máy quy mô lớn ở miền duyên hải có thể nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn từ vùng nào có giá nguyên liệu rẻ nhất. Sản lượng và doanh thu từ thép tăng vọt. Đóng tàu và các ngành công nghiệp khác cùng điện tử, đồ điện và sản xuất xe cộ bắt đầu phát triển. Chỉ sau 9 năm, từ 1 nước kiệt quệ, Nhật đã trở thành 1 quốc gia có khả năng xuất khẩu hàng hóa sang các nước châu Âu với những ưu thế nhất định so với Mỹ.

Khi tổng thống Eisenhower thản nhiên nói rằng cần chống cộng để cho Nhật Bản còn có được Đông Nam Á để mà buôn bán, thì đó chính là biểu thị của tính thực dụng tối đa: Nhật Bản phải có một thị trường để buôn bán hầu đừng gây chiến nữa. Đổi lại, Nhật, trong một thời gian dài, sẽ để yên cho Mỹ làm chủ thị trường châu Âu - lục địa có nền kinh tế cao nhất thế giới sau Mỹ vào lúc đó. Thị trường Đông Nam Á nhường cho Nhật Bản, một Đông Nam Á còn chưa độc lập hết tất cả, còn nghèo, chẳng là gì cả đối với Mỹ vào thời điểm đó.

Các lý do mà tổng thống Eisenhower đưa ra vừa mang tính ý thức hệ, vừa mang tính quân sự, vừa mang tính thực dụng của đất nước được xem là thực dụng nhất thế giới. Thực dụng với những kê khai về các nhu cầu tài nguyên. Quân sự với những chỉ dẫn về một vành đai bị đe dọa. Ý thức hệ với sự phân cực “thế giới tự do/ cộng sản”.

“Thuyết đôminô” ra đời và ngày càng được triển khai là vì lý do đó, nhất là từ sau khi CHND Trung Hoa ra đời vào năm 1949. “Ngăn chặn cộng sản”, “bảo vệ thế giới tự do”, xem ra đã xuất phát từ thực tế chiến tranh Triều Tiên (tháng 6-1950), chỉ là một cái cớ về mặt lý luận để “trang điểm” cho nhu cầu phòng thủ từ xa và kinh tế của Mỹ.






(Nguồn: Tổng hợp)

Đầu ngày viết được chừng đó thôi, bạn thích đọc thêm không?
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:24:43 am gửi bởi lonesome » Logged
seaknight
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #2 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:44:48 am »

Hoan nghênh bài viết của bạn, phân tích khá chi tiết có nhiều thông tin, trình bày quan điểm như các học giả.

Cách hiểu của bạn và tôi có nhiều tương đồng, "Nguy cơ cộng sản" và "nguy cơ mất các lợi ích" khá gần với 2 lí do tôi đưa ra (Thứ hai & Thứ ba).
Chủ nghĩa thực dân kiểu mới cũng đi kiếm tìm các nguồn lợi cho mình tuy nhiên vấn đề lãnh thổ, độc lập tự do sẽ không rõ ràng. Mỹ muốn các nước đi theo quy đạo của mình mục đích hưởng lợi từ các nguồn lợi của các quốc gia đó, can thiệp vũ trang có thể xảy ra nếu các nước muốn tìm cách tách khỏi quỹ đạo.

Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của nước Mỹ sống nhờ vào chế độ tư bản vì vậy chính phủ Mỹ mới khoác cho mình cái trách nhiệm, sứ mệnh đi đầu chống CNCS. Đứng đằng sau lợi ích quốc gia của Mỹ là lợi ích của giai cấp tư bản nắm quyền.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:53:26 am gửi bởi seaknight » Logged
lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #3 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:50:03 am »

Hoan nghênh bài viết của bạn, phân tích khá chi tiết có nhiều thông tin, trình bày quan điểm như các học giả.

Cách hiểu của bạn và tôi có nhiều tương đồng, "Nguy cơ cộng sản" và "nguy cơ mất các lợi ích" khá gần với 2 lí do tôi đưa ra (Thứ hai & Thứ ba).
Chủ nghĩa thực dân kiểu mới cũng đi kiếm tìm các nguồn lợi cho mình tuy nhiên vấn đề lãnh thổ, độc lập tự do sẽ không rõ ràng. Mỹ muốn các nước đi theo quy đạo của mình mục đích hưởng lợi từ các nguồn lợi của các quốc gia đó, can thiệp vũ trang có thể xảy ra nếu các nước muốn tìm cách tách khỏi quỹ đạo.

Chủ nghĩa thực dân kiểu mới của nước Mỹ sống nhờ vào chế độ tư bản vì vậy chính phủ Mỹ mới khoác cho mình cái trách nhiệm, sứ mệnh đi đầu chống CNCS

và nếu không có CNCS thì khoác cho người ta cái áo "Khủng bố", "Vũ khí hủy diệt hàng loạt" như đã và đang áp dụng cho Iraq - Iran - Afghanistan - Bắc Triều Tiên...
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #4 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:52:03 am »

Có mấy điều chưa tỏ mong được người mở chủ đề làm rõ:

- Khai tâm là việc một người hiểu biết giúp người được khai tâm vốn còn đang u tối vô minh xóa bỏ cái ngu dốt của bản thân để đạt tới sự hiểu biết mà người khai tâm mong muốn. Người hiểu biết hẳn tường lẽ đúng sai mới có thể khai tâm cho người khác được. Vậy khai tâm mà không hiểu hay không bàn lẽ đúng sai thì thực chất bạn định khai tâm về cái gì và khai tâm cho ai?

- Công pháp quốc tế đã có giải thích về các hành vi can thiệp và hành vi xâm lược. Cách hiểu của bạn với tư cách người đưa ra nội dung thảo luận về các hành vi này như thế nào trong mối quan hệ Mỹ-Việt Nam?

- Tới nay Mỹ vẫn không ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Tùy theo điều kiện, bối cảnh của mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử mà nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện và kết quả can thiệp của Mỹ vào Việt Nam có khác nhau. Vậy những lý do can thiệp hay xâm lược của Mỹ mà bạn chủ định liệt kê nằm ở đâu và thời kỳ nào tại Việt Nam?
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #5 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 10:53:24 am »

Mình tự khai tâm khi đọc cuốn này:
http://www.quansuvn.net/index.php/topic,3824.0.html
hoặc bản có hình minh họa:
http://ttvnol.com/forum/gdqp/1107787.ttvn

Ở cái chợ ttvnol có khá nhiều chủ đề "khai mở" tùm lum! Smiley
Logged
seaknight
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #6 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:00:26 am »

Vâng người ta coi sự học là biển, không ai cho mình là giỏi cả, kiến thức tôi còn kém lắm. Nếu các bạn vào đây bình luận thì nên tôn trọng tiêu chí tôi đề ra, không chỉ trích cá nhân, câu từ gây loãng nội dung. Mong các bạn có cư xử đúng mực, thể hiện quan điểm cần viết thành bài. Những bài spam đưa ra các đường link hay chỉ trích cá nhân yêu cầu Mod xóa.   
Logged
Bodoibucket
Thành viên
*
Bài viết: 913


« Trả lời #7 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:04:57 am »

Vâng người ta coi sự học là biển, không ai cho mình là giỏi cả, kiến thức tôi còn kém lắm. Nếu các bạn vào đây bình luận thì nên tôn trọng tiêu chí tôi đề ra, không chỉ trích cá nhân, câu từ gây loãng nội dung. Mong các bạn có cư xử đúng mực, thể hiện quan điểm cần viết thành bài. Những bài spam đưa ra các đường link hay chỉ trích cá nhân yêu cầu Mod xóa.   
Rõ ràng cái tâm của bạn không yên khi mở chủ đề "khai tâm". Bạn nên bình tĩnh và chỉ ra những ý kiến nào, những xử sự nào không đúng mực, và tại sao lại không được dẫn link để chứng minh cho quan điểm của mình?
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #8 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:12:51 am »

Qua phân tích của bác Oldbuff, Tôi đề nghị nick seaknight đổi tên topic (chữ "Khai tâm") cho phù hợp!
Logged
seaknight
Thành viên
*
Bài viết: 49


« Trả lời #9 vào lúc: 30 Tháng Bảy, 2010, 11:15:44 am »

Qua phân tích của bác Oldbuff, Tôi đề nghị nick seaknight đổi tên topic (chữ "Khai tâm") cho phù hợp!

Tôi đồng ý để tránh hiểu nhầm, tranh cãi vụn vặt đề nghị Mod hướng dẫn
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM