Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:09:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387941 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #540 vào lúc: 11 Tháng Mười Hai, 2010, 10:26:35 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (13)
(đoạn kết)

Chúng tôi qua cầu Thạch Hãn khi mặt trời đứng bóng, dòng sông xanh phản chiếu ánh nắng tháng 3 rực rỡ thanh bình một cách lạ lùng.Thanh bình như thế đấy nhưng chính nó đã ôm trọn trong lòng mình cả một lứa trai trong những ngày hè nóng bỏng 1972. Giờ đây Thành cổ đã trở thành mảnh đất tâm linh của nhiều người dân Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung. Nhân dân Quảng Trị truyền tụng nhau 4 địa danh nổi tiếng tâm linh của quê hương mình: Cầu phước La Vang, cầu an Sắc Tứ, cầu tự Trường Sơn, cầu ơn Thành Cổ.

Đài tưởng niệm 20 chiến sĩ trung đội Mai Quốc Ca bên bờ Bắc Thạch Hãn, các anh đã chiến đấu với hàng tiểu đoàn địch và hy sinh đến người cuối cùng để chặn đường rút của địch. Qua hết cầu rẽ trái đi trước mặt đài băng qua đường sắt là đi qua làng An Đôn, ngược sông khoảng gần chục cây số là tới thôn Thượng Phước thuộc xã Triệu Thượng huyện Triệu Phong là nơi Lê Văn Huỳnh hy sinh và cũng là nơi năm 2002 chúng tôi đã tìm thấy Huỳnh và 2 đồng đội sau gần 29 năm.

Ái Tử căn cứ khổng lồ của địch ngày xưa giờ không còn vết tích gì, chỉ còn lại vệt đường băng sân bay chạy song song với đường 1, giờ đây là thị trấn của huyện Triệu Phong. Kể từ khi Đoan Quốc Công Nguyễn Hoàng về dựng nghiệp theo lời khuyên của Trạnh Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm “Hoành Sơn nhất đái Vạn đại dung thân”. Ngay khi đặt chân lên đất Thuận Hóa (năm 1558). Đoan Quốc Công đã lập Dinh Trấn tại Ái Tử. Dinh Trấn Ái Tử là thủ phủ khai nguyên cho cơ đồ mở nước của Chúa Nguyễn. Sử chép khi Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa (tháng 11/1558) đóng tại gò Phù Sa, xã Ái Tử thuộc huyện Đăng Xương (tức huyện Triệu Phong ngày nay). Rồi sau đó thì dời qua làng Trà Bát (nay là thôn Trà Liên), cách đó 2km. Ngày nay đi trên quốc lộ 1A từ Nam ra, qua khỏi cầu Thạch Hãn 2km là đến khu vực Ái Tử, vẫn còn lại hình ảnh bãi cát dài ven sông. Ngay khi đặt chân đến Ái Tử, Chúa Tiên đã cùng các tướng lĩnh của mình hoạch định một thế phòng thủ quanh khu vực, thành lập 5 đại binh đóng ở 5 làng chung quanh: Trung kiên, Tiền kiên, Hậu kiên, Tả kiên, Hữu kiên. Đã 450 năm dâu bể qua đi, những tên làng này đến nay vẫn còn. Năm 1570, Thụy Quận Công Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh sở về làng Trà Bát (nay là Trà Liên) cách đó 2km, sự xê dịch cũng chỉ trong một khu vực Chúa Tiên và Chúa Sãi là những người gắn chặt với Ái Tử suốt giai đoạn từ 1558 đến 1626. Thời của 2 Chúa  thì đời sống nhân dân rất ổn định và được cải thiện đáng kể. Người dân quanh vùng Ái Tử cũng rất kính trọng và yêu quý Chúa Sãi, đến nỗi sau này nhân dân đã đặt tên hiệu của Chúa cho một ngôi chợ ở làng Hậu Kiên (nơi có nhà lưu niệm của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn bây giờ), đó là chợ Sãi...Dù Ái Tử trở thành cựu dinh nhưng các vị Chúa của nhà Nguyễn đều dành tình cảm ưu ái cho thủ phủ khai nguyên ấy. Thời ấy các Chúa đã cho dựng văn miếu ở làng An Đôn sát cựu dinh. Năm Gia Long thứ 13 (1814) dời đến xã Thạch Hãn huyện Hải Lăng. Năm Minh Mạnh thứ 21 (1840) lại dời về chốn cũ (theo Đại Nam nhất thống chí). Đời Chúa Nguyễn Phúc Khoát năm thứ 2 (1739) đã cho xây dựng Chùa Tịnh Nghiệp ở Ái Tử, đến đời Gia Long đổi thành Tịnh Quang, là ngôi cổ tự có từ rất sớm trên đất Ái Tử, sau này được phong là Sắc tứ Tịnh Quang Tự, người dân vẫn quen gọi là Chùa Sắc Tứ, ý là được vua ban sắc dụ làm quốc tự.

Bốn trăm năm mươi năm sau, về lại Ái Tử, đi dọc triền sông Thạch Hãn lên Trà Liên, Phước Mỹ (nay thuộc xã Triệu Giang) tìm lại dấu tích hoàng thành đã tàn lụi, lòng bỗng dâng mối cảm hoài thiên cổ, thấy niềm thương cảm về dấu xưa không còn nữa. Lịch sử cũng cần phải công bằng. Tại sao người đời nay lại quên đi việc lập bia đá để vinh danh cho Ái Tử, một chứng tích quá đỗi hào hùng của dân tộc, gắn liền với lịch sử phát triển xứ Đàng Trong và tên tuổi của Chúa Tiên Nguyễn Hoàng phải được đặt tên trường, tên phố để con cháu đời sau biết ơn vị anh hùng, đã từng sống chết trên đất này và là người khai sinh ra một triều đại đến nay tuy vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận công lao chỉ trong vòng 300 năm tồn tại nhưng đã mở mang bờ cõi như ngày hôm nay.

Từ Ái Tử nhìn chếch về bên phải là thôn Trà Liên Tây, đây chính là nơi bến sông mà chúng tôi đã vượt sông Thạch Hãn sang bên Đầu Kênh cuối tháng 8/1972 để về Trung đoàn.

Qua cầu Lai Phước bắc qua sông Vĩnh Phước rồi đi qua Đông Hà; Quán Ngang; Dốc Miếu rồi cầu Hiền Lương...mỗi tấc đất cuả Quảng Trị thấm đẫm bao xương máu trong suốt cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Đứng trên cầu Hiền Lương nhìn về phía hạ lưu mà lòng bồi hồi nhớ lại cái đêm theo đường tải thương vượt Bến Hải ra viện 52 và tiếng gọi "Mẹ ơi..." xé lòng của người thương binh nằm cạnh trước khi nhắm mắt.

NTLS Hồ Xá Vĩnh Linh nằm kề bên đường 1 trên 1 quả đồi, khung cảnh rất hoành tráng được thiết kế như một nhóm tượng đài sừng sững ghi công những người con đã hy sinh vì tổ quốc.




NTLS Hồ xá, Vĩnh Linh nhìn từ đường 1  


Chiều tối chúng tôi về tới Đồng Hới. Đêm giao lưu của đoàn với các CCB và Đoàn TNCS của điện lực Quảng Bình diễn ra trong không khí nồng hậu. Nhà văn Nguyễn Thế Tường, CCB của chiếc tăng 704 tại trận Cửa Việt năm xưa cũng có mặt.

Hai người lính cùng tên, cùng chiến đấu tại một mặt trận, cùng cất tiếng hát bài Bình Trị thiên khói lửaChiều hải cảng với nước mắt đầm đìa để cùng gửi hồn về một vùng cát trắng thẫm đãm máu, nước mắt của một thời trai trẻ không thể nào quên ấy.

Tháng ba Tây Nguyên đã ở ngày cuối cùng. Hẹn gặp lại trong những chuyến đi về thăm lại chiến trường cũ, thăm lại một thời hào hùng không thể nào quên của chúng ta.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:58:37 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #541 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 01:10:16 am »

.
     Bác LeXuanTuong à !  Sân bay Ái Tử và đài tưởng niệm trung đội Mai Quốc Ca đây !
Logged

Trongc6
Thành viên
*
Bài viết: 495


« Trả lời #542 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 11:10:32 am »

Cảm ơn bác Tường đã có một bài viết rất kỹ, rất hay và tổng hợp về các địa danh, chiến tích trên con đường bác đi ra từ Ban Mê Thuột  về Vĩnh Linh.

Bác mà tham gia viết sử thì thật tuyệt vời. Tôi thấy các bài viết của bác tư liệu rất nhiều và tìm kiếm rất công phu, có hệ thống.

Cảm ơn bác nhiều. Nhân đây cũng xin khất bác do điều kiện cá nhân nên chưa yết kiến bác được, mong bác lượng thứ. Vẫn theo dõi đủ các bài viết của bác với tấm lòng cảm phục và trân trọng bác.
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #543 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 09:59:31 pm »

Cảm ơn bác Tường đã có một bài viết rất kỹ, rất hay và tổng hợp về các địa danh, chiến tích trên con đường bác đi ra từ Ban Mê Thuột  về Vĩnh Linh.

Bác mà tham gia viết sử thì thật tuyệt vời. Tôi thấy các bài viết của bác tư liệu rất nhiều và tìm kiếm rất công phu, có hệ thống.

Cảm ơn bác nhiều. Nhân đây cũng xin khất bác do điều kiện cá nhân nên chưa yết kiến bác được, mong bác lượng thứ. Vẫn theo dõi đủ các bài viết của bác với tấm lòng cảm phục và trân trọng bác.

Tối nay một số bạn học với bác ở YHB tập trung ở quán cơm chay của Như Anh, có cả bà Châu. Các bạn cũng mời cả mình. Nam có Trí, Khôi và Chung; nữ có Như Anh, Hương, Nga, Thuơng (con thầy Sinh)và 1 bạn nữa. Các bạn ấy cũng rất tò mò về bác đấy.

Những trang viết của bác tuyệt vời quá, quả thực mỗi chiến trường lại có một sắc thái riêng và chỉ có người trong cuộc mới cảm nhận được. Chúng ta cùng chia sẻ cho nhau, đây là kho tàng vô giá đấy có phải thế không bác. Rất mong một ngày gần đây chúng ta sẽ hội ngộ.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #544 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2010, 11:38:25 pm »

Tôi xin gửi tới các bạn một bài viết của Nguyễn Như Thìn, anh nguyên là SV lớp Toán Cơ 15 ở ĐHTH,cùng lớp với Nguyễn văn Thạc. Là xạ thủ 12 ly 7 của c12/d3/e101/f325, anh đã đi hết cuộc chiến từ Nại Cửu, An Tiêm, Chợ Sãi cho tới Long Quang, Thanh Hội, Cửa Việt rồi cùng đơn vị từ Phú Lộc đánh vào Huế; tiến đánh Phan Rang, Long Thành và giải phóng Sài Gòn. Sau chiến tranh về học tại khoa Ngữ văn và công tác tại FAFIM.

Anh hiện còn giữ toàn bộ những ghi chép trong những năm tháng chiến trận, những vần thơ viết về Nguyễn Văn Thạc khi nhận được tin Thạc hy sinh và cả tập Thơ-Thơ của Xuân Diệu được xuất bản trong vùng địch kiểm soát.

Hiện tại sức khỏe của Thìn không được tốt, hy vọng khi sức khỏe của Thìn tốt lên chúng ta lại có thêm 1 thành viên của QSVN.


CON MA XÓ VÙNG CAO (1)
Nguyễn Như Thìn


Ở Yên Sở được vài ngày, đám tân binh K15 toán cơ Đại học Tổng hợp chúng tôi được biên chế thành mấy tiểu đội. Tiểu đội tôi gồm Lăng, Thạc, Đinh Minh và mấy bạn khác. Lăng, Thạc chẳng nói làm gì, là những bạn ưa hoạt động ai cũng biết. Riêng Đinh Minh, thú thực tôi không rành lắm. Cũng một phần vì tôi ở ngoại trú. Đinh Minh người thấp nhỏ, da ngăm đen, nổi bật trên khuôn mặt hơi khắc khổ là cái mũi khoằm, đôi mắt sâu nhưng đặc biệt sáng. Giọng nói của hắn thì rất lạ không phân biệt được vùng miền. Chẳng hiểu sao, trông hắn lúc nào cũng khó đăm đăm, có lẽ vì thế sau này mang biệt danh "Minh già".

Vào một đêm trung tuần tháng 9 năm 71, chúng tôi được lệnh hành quân, rồi lên tầu, đến sáng thì có mặt ở Bắc Giang. Là nghe thằng Lăng nói thế, chứ tôi đã bao giờ lên Bắc Giang đâu. Chỗ này Lăng rành lắm, quê nó mà. Suốt một đêm chập chờn, tưởng được nghỉ ngơi, ai dè tiếp tục hành quân, lần này thì phương tiện bằng "căng hải". Cũng vui, phong cảnh đẹp, là dân thành phố mấy khi được ngắm cảnh núi rừng, cái gì cũng lạ và đẹp. Hai bên đường sim mua mọc lút đầu. Thỉnh thoảng ngắt một quả sim cuối mùa bỏ vào miệng cũng thú vị. Mà gọi là đường chứ thực ra toàn lối mòn trâu kéo gỗ. Lên dốc, lại xuống dốc, một tiếng sau chẳng còn thấy vui đâu, hết chịu nổi. Tháng chín gì mà nắng thế, đứa nào đứa ấy há hốc mồm. Không biết bao giờ mới tới nơi. Mà sao, chẳng có một đoạn bằng phẳng nào cả. Thật khốn khổ cho hai cái đầu gối. Cứ muốn long ra. Mồ hôi nhễ nhại.

Cứ lết bết như thế mãi gần trưa, chúng tôi cũng tới được một bản heo hút chừng hơn chục nóc nhà. Tôi, Đinh Minh và mấy bạn khác được phân vào nghỉ trong một ngôi nhà tuềnh toàng bốn bề phên che. Trong nhà có độc một cái giường cũ kỹ, kiểu dáng kỳ lạ, có lẽ gia chủ tự chế tạo. Đón chúng tôi là một người đàn ông chạc ba mươi, mặc bộ quần áo chàm đặc trưng của người miền núi, nói tiếng Kinh lơ lớ. Sau lưng ông ta là ba cặp mắt thao láo, trên ba khuôn mặt lem nhem, có lẽ chẳng rửa ráy bao giờ. Ba đứa trẻ, thằng lớn chừng lên mười. Hai đứa sau, một trai, một gái. Chẳng biết chúng mấy tuổi rất khó đoán. Cái mặt thì cứng nhưng người loắt choắt, ăn mặc mát mẻ. Nếu ghép trang phục của cả hai đứa lại, may ra được một bộ gần đúng nghĩa là quần áo. Sau mấy phút ban đầu sợ sệt, chúng bạo dần lên khi chúng tôi vẫy lại gần. Chúng sờ vào chiếc mũ cứng có ngôi sao lấp lánh lấy làm thích thú thú lắm. Với vẻ mặt nghiêm khắc, lại gần lũ trẻ ông chủ tuôn ra một tràng tiếng dân tộc rất lạ tai. Chúng sợ hãi nép vào xó nhà. Tôi đang ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì thì Đinh Minh nói nhỏ: Ông chủ cấm bọn trẻ không được sờ vào đồ đạc của bộ đội, đứa nào không nghe ông đánh đòn. Vô cùng ngạc nhiên vì Đinh Minh lại có thể hiểu được thứ ngôn ngữ hiếm hoi ấy. Tôi hỏi lại:
- Sao ông biết ?
Bằng một giọng từ tốn Minh nói:
- Tôi sinh ra ở Thái Lan, gia đình tôi là Việt kiều, chủ nhà dân tộc gì tôi không biết, nhưng tôi có thể hiểu gần hết ông nói gì.
Ồ thì ra thế. Tôi nói với ông chủ, cứ để chúng chơi tự nhiên, không có gì phải ngại.

Từ sáng đến giờ chẳng được cái gì vào bụng, đói cồn cào, chúng tôi vội vàng bắc bếp nấu cơm. Ngồi gõ bát chờ cơm chín sao mà sốt ruột thế. Có lẽ vùng cao không khí loãng, nước lâu sôi. Chốc chốc tôi lại mở vung ra xem, thành thử, đã lâu càng thêm lâu. Cái mũi thằng Minh già càng khoằm xuống, chắc hắn bực với tôi lắm, nhưng không nói gì, tính nó thế. Cuối cùng thì cũng được ăn. Vừa xới cơm ra, chưa kịp đụng đũa thì lũ trẻ xúm lại. Ô tình huống thật bất ngờ. Bỗng một tràng liên thanh tiếng dân tộc vang lên, ông chủ đứng dậy mặt dữ dằn. Bọn trẻ ngơ ngác, đứa nhỏ mếu máo nói gì đó. Có vẻ dịu giọng hơn, ông nói thêm mấy câu ngắt nhịp như điểm xạ.
- Họ nói gì thế Minh ? Tôi hỏi
Minh dịch lại đại khái: cấm lũ trẻ không được lại chỗ chúng tôi ăn. Con bé kêu đói, ông chủ dỗ, nhà hết gạo từ mấy hôm nay, chờ mẹ chúng xuống ông bà vay, ngày mai sẽ về sẽ có cơm ăn...Chúng tôi xới vội cho mỗi đứa lưng bát kèm chút thức ăn. Mắt chúng sáng lên vồ lấy ăn ngấu nghiến. Ông chủ bực bội bỏ xuống dưới nhà.

Người ta nói miền sơn cước chiều xuống rất mau. Mà đúng thật, vừa cơm trưa xong nghỉ một chút mặt trời đã len lén trốn sau dãy núi chếch hông nhà. Không gian thật tĩnh mịch, chẳng thấy bóng dáng bố con ông chủ đâu nữa.

Sáng hôm sau chúng tôi lại được lệnh hành quân ngược trở ra. Ái ngại cho hoàn cảnh gia chủ, chúng tôi bớt mỗi đứa một ít gạo. Gom được một túi nhỏ, "Minh già" đưa cho ông chủ và nói: "Đừng chờ mẹ chúng ở ông bà về nữa, hãy nấu cho bọn trẻ ăn, chúng đói lắm rồi."

Rất đỗi ngạc nhiên, người đàn ông lắp bắp: "Bộ đội...mày tốt quá...giỏi quá, như ma xó nhà tao, cái gì cũng biết'...

Tôi thoáng thấy đôi mắt của con "ma xó" Minh già hơi long lanh.

Sau ba tháng huấn luyện tân binh, hai tiểu đoàn sinh viên xẻ đàn tan nghé, chia nhau về các binh chủng. Ma xui, quỷ khiến, thế nào mà tôi và "Minh già" lại về cùng tiểu đội 12 ly 7, đại đội 12 trợ chiến, thuộc tiểu đoàn 3, trung đoàn 101 sư 325.

(còn tiếp)      
 



  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 09:51:58 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #545 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 01:33:08 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (10)
(tiếp theo)

Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 614 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.  


Tôi xin đính chính lại đây là điểm cao 601 chứ không phải là 614. Thành thật xin lỗi các bạn,
http://huyendakha.gov.vn/Default.aspx?status=newsdetails&idNews=216

Nếu như biết trước các bác Bob, Trongc6, Tai_lien son... là những CCB của Tây Nguyên thì tôi đã mời các bác tham gia chuyến đi về Tây Nguyên tháng 3 vừa rồi. Viết về Tây Nguyên của 1 thằng lính Quảng Trị thông qua chuyện kể và những cảm xúc của bản thân mình có gì còn hời hợt mong các bác đại xá cho.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 11:23:42 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #546 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 07:05:28 pm »


CON MA XÓ VÙNG CAO (1)
Nguyễn Như Thìn


     Bác LXT à !  Tôi vừa nói chuyện với bác Thìn. Tình hình sức khỏe của bác ấy hơi tệ. Hôm nào bác với tôi mò đến chỗ bác Thìn chơi nhé !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #547 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 10:01:23 pm »


CON MA XÓ VÙNG CAO (1)
Nguyễn Như Thìn


     Bác LXT à !  Tôi vừa nói chuyện với bác Thìn. Tình hình sức khỏe của bác ấy hơi tệ. Hôm nào bác với tôi mò đến chỗ bác Thìn chơi nhé !

Có lẽ chủ nhật này nhé, mình sẽ báo bạn có thể đi vào lúc nào
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #548 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2010, 11:20:45 pm »


CON MA XÓ VÙNG CAO (2)
Nguyễn Như Thìn
(tiếp theo và hết)

Đêm 23 rạng ngày 24 tháng 8 năm 72, tiểu đội tôi phối thuộc với một đại đội bộ binh trong đội hình của tiểu đoàn tập kích vào một vị trí của địch ven thành cổ Quảng Trị. Súng nổ liên hồi, đạn đỏ rực trời. Suốt đêm chúng tôi đào công sự bắn máy bay, chuẩn bị đánh địch phản kích. Gần sáng tiếng súng thưa dần. Đại đội bộ binh bị thiệt hại nặng nề, đã rút lui chẳng kịp báo cho tiểu đội phối thuộc. Chúng tôi nằm trơ lại trên một mảnh ruộng trống trải, trước mặt là một bụi dứa dại lưa thưa. Thấp thoáng bóng mũ sắt và áo rằn ri, tiếng chửi rủa, tiếng xích xe tăng nghiến rung mặt đất. Địch rất gần. Thỉnh thoảng một loạt AR15 lại rộ lên xen lẫn tiếng cối cá nhân điểm khuyết. Giờ biết làm sao đây? Tiểu đội 12 người có độc một khẩu AK và vài quả lựu đạn, 1 khẩu 12 ly 7 nặng tạ rưỡi. Đằng sau thì trống trải. Địch chỉ dấn lên một chút nữa là chúng tôi đi đứt. Anh Thành, tiểu đội trưởng, nguyên sinh viên trường Nông nghiệp, mặt xám đen đầy lo lắng. Chỉ còn cách nằm yên, hy vọng địch không phát hiện ra, đến tối sẽ rút.

Chưa bao giờ tôi thấy thời gian lại trôi đi chậm thế. Mặt trời cứ đứng ỳ ra chẳng nhúc nhích chút nào. Sợ hãi, căng thẳng, mệt mỏi, cơn buồn ngủ lại kéo tới. Cứ mươi phút đầu tôi lại đập vào thành hào. Lấy ít dầu con hổ bôi vào mắt cay xè cũng chỉ được một lúc. Vớ được một cuốn truyện chưởng Kim Dung tôi đọc cho đỡ buồn ngủ và quên đi tình cảnh khốn khổ này. Nhưng cũng chỉ được mấy trang, là cuốn sách rời khỏi tay lúc nào không hay.Cứ thế, chúng tôi giữ được bí mật đến trưa thì một sự cố bất ngờ xảy ra. Một tên lính ngụy xách một khẩu M79 bắn đại một phát về phía tiểu đội, trúng ngay vào nơi ẩn nấp của một chiến sĩ. Mảnh đạn xé rách cánh tay, máu chảy ròng ròng, phản xạ tư nhiên, cậu lính trẻ kêu lên thất thanh chạy bổ về hầm pháo. Thế là hết. Chúng tôi đã bị lộ. Chỉ ít phút sau, các loại đạn thi nhau trút xuống. Hai chiến sĩ hy sinh ngay tại chỗ. Không còn gì để mất nữa, chỉ vào hầm pháo anh Thành gào lên: "Thìn bắn thu hút hỏa lực đich cho anh em rút chạy". "Ôi...thế là toi rồi...Mình trở thành bia đỡ đạn cho cả tiểu đội. Phen này thì hết đường về quê mẹ"...Nhưng lại nghĩ " Một băng đạn với tốc độ liên thanh, có lẽ mình chỉ chạy sau anh em vài phút", tôi tự an ủi. Như một cái máy, tôi nhảy vào hầm pháo xả một tràng về hướng địch. Tiếng súng đanh giòn, khói nồng nặc. Có lẽ quá bất ngờ, địch bỗng ngưng tiếng súng. Nhưng rồi chúng đáp trả ngay. Xung quanh khói đạn dày đặc. Nhanh lên, nhanh lên, hết băng đạn đi. Khẩu 12 ly 7 rung lên, giật mạnh, rất khó bắn, đổ nghiêng mấy lần (vì súng để ở tư thế bắn máy bay). Rồi băng đạn cũng hết, rút chốt liên kết vô hiệu súng, tôi nhảy ra ngoài cắm đầu chạy. Chừng được dăm bước, bỗng tôi sực nhớ đến "Minh già". Hắn cùng với "Tân vịt" nằm cách hầm pháo chừng hai chục thước, từ sáng đến giờ chẳng thấy liên lạc gì với tiểu đội. Không lẽ mặc kệ hắn?...Không được, tôi phải quay lại. Lao vào hầm nơi hắn nấp, hai thằng, "Tân vịt" và "Minh già" đang thi nhau kéo gỗ. Cái mũi khoằm của hắn, cái mũi đáng ghét đang rung lên. Chẳng phí thời gian để ngắm cái mũi của hắn, tôi túm cẳng hai đứa giật mạnh và hét lên: Chạy mau. Chẳng hiểu mô tê gì, chúng bật dậy như hai cái lò xo lao theo tôi. Trên mảnh ruộng trống trơn, đạn găm dưới chân, bên phải , bên trái, bụi bốc mù. Như cinéma, chẳng hiểu sao, vào cái giây phút ấy mà tôi vẫn còn ý nghĩ quái gở thế.

Chúng tôi chạy đến bờ tre, may mắn có một chiêc hầm, rúc vào đấy, thế là thoát. Bình thường tôi yếu lắm, chạy một chốc là thở dốc vậy mà hôm ấy có lẽ tôi phải đạt tốc độ của vận đông viên cấp quốc gia.

Mấy đêm sau chúng tôi mới quay trở lại trận địa cũ, đem xác đồng đội hy sinh về chôn cất.

Sau trận ấy ít ngày, Đinh Minh được điều về đơn vị khác. Nghe đâu năm 73 hắn được ra Bắc học Đại học kỹ thuật quân sự gì đó, không rõ lắm. Dịp họp mặt nhân kỷ niệm 35 năm lớp toán cơ K15, tôi chẳng thấy cái mũi khoằm đâu. Lần này, kỷ niệm 40 năm, không hiểu con "Ma xó vùng cao" có biết đường về gặp gỡ bạn bè không? Nếu hắn về, dứt khoát tôi phải bắt hắn đãi một chầu bia trả ơn tôi cứu mạng trong thời khắc mà chính mạng tôi cũng mong manh như sợi tóc.

22 tháng 7 năm 2010
N.N.T
 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #549 vào lúc: 14 Tháng Mười Hai, 2010, 08:01:56 am »


 ... hai thằng, "Tân vịt" và "Minh già" đang thi nhau kéo gỗ. Cái mũi khoằm của hắn, cái mũi đáng ghét đang rung lên.  


Minh họa cho chuyện của bác Thìn.
 
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM