Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:05:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quangcan
Global Moderator
*
Bài viết: 3233



« Trả lời #530 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 10:34:42 am »

Lính sinh viên, những người con ưu tú của đất nước đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc. Em không bao giờ quên được mấy câu thơ này, ấn tượng quá của một gia đình LS:

“Ngày con lên đường phiếu xanh, bìa đỏ
Mái phố nghèo ấm áp tiễn con đi
Giấy gọi con vào trường đại học Y
Mẹ xếp phẳng đợi con về đi học.
Bốn năm sau nhận tin con mất,
Nơi chiến trường xa lắc, xa lơ
Mẹ điên dại sống quanh quẩn bàn thờ.
Lúc nhắm mắt ôm con về với đất.
Tờ lịch thời gian quên ngày chiến trận
Mẹ mất rồi ai nhớ giỗ con đây?
Mười tám, đôi mươi lấp lánh ánh sao
Cánh rừng xanh bạc phai màu ký ức…”
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #531 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 03:06:04 pm »

...
Mẹ mất rồi ai nhớ giỗ con đây?
...
 [/center]

Đọc đến câu này mình chợt nhớ tới 1 câu chuyện về tướng Nguyễn Chuông. Ông về hưu tại Mai Dịch, trong vườn của ông có một am nhỏ để ngày rằm mùng một ông thắp nén hương cho những người lính của ông: Nhất tướng công thành, vạn xác khô. Các em đã cùng anh trải qua bao chiến trận, các em hy sinh khi còn trẻ chưa gia đình vợ con, bố mẹ già đã về cõi, anh em kiến giả nhất phận lấy ai hương khói cho các em...Các em về đây với anh, anh em có nhau. Anh còn sống ngày nào anh sẽ hương khói cho các em. Mai kia anh nằm xuống, liệu các con anh có làm việc này thay anh không ...?

Chao ôi! Những người lính của ông nói riêng và những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc nói chung nếu như nghe thấy những tâm sự này của 1 vị tướng thì chắc chắn họ sẽ ngậm cười nơi chín suối vì đã có một vị tướng như vậy.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyendinhhung
Thành viên

Bài viết: 2


« Trả lời #532 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:45:32 pm »



Đọc đến câu này mình chợt nhớ tới 1 câu chuyện về tướng Nguyễn Chuông. Ông về hưu tại Mai Dịch, trong vườn của ông có một am nhỏ để ngày rằm mùng một ông thắp nén hương cho những người lính của ông: Nhất tướng công thành, vạn xác khô. Các em đã cùng anh trải qua bao chiến trận, các em hy sinh khi còn trẻ chưa gia đình vợ con, bố mẹ già đã về cõi, anh em kiến giả nhất phận lấy ai hương khói cho các em...Các em về đây với anh, anh em có nhau. Anh còn sống ngày nào anh sẽ hương khói cho các em. Mai kia anh nằm xuống, liệu các con anh có làm việc này thay anh không ...?

Chao ôi! Những người lính của ông nói riêng và những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc nói chung nếu như nghe thấy những tâm sự này của 1 vị tướng thì chắc chắn họ sẽ ngậm cười nơi chín suối vì đã có một vị tướng như vậy.
[/quote]
Cảm động quá.  Cry Cry Cry Cry
Logged
Hai Kinh Tế
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #533 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 12:31:09 am »

...
Mẹ mất rồi ai nhớ giỗ con đây?
...
 [/center]

Đọc đến câu này mình chợt nhớ tới 1 câu chuyện về tướng Nguyễn Chuông. Ông về hưu tại Mai Dịch, trong vườn của ông có một am nhỏ để ngày rằm mùng một ông thắp nén hương cho những người lính của ông: Nhất tướng công thành, vạn xác khô. Các em đã cùng anh trải qua bao chiến trận, các em hy sinh khi còn trẻ chưa gia đình vợ con, bố mẹ già đã về cõi, anh em kiến giả nhất phận lấy ai hương khói cho các em...Các em về đây với anh, anh em có nhau. Anh còn sống ngày nào anh sẽ hương khói cho các em. Mai kia anh nằm xuống, liệu các con anh có làm việc này thay anh không ...?

Chao ôi! Những người lính của ông nói riêng và những người lính đã hy sinh vì Tổ quốc nói chung nếu như nghe thấy những tâm sự này của 1 vị tướng thì chắc chắn họ sẽ ngậm cười nơi chín suối vì đã có một vị tướng như vậy.


Được người chỉ huy như vậy cho chết cũng nĩm cười.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #534 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 10:13:09 am »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (9)
(tiếp theo)

TP Buôn Ma Thuột những ngày này rực rỡ cờ hoa hân hoan đón chào các đoàn đại biểu từ mọi miền đất nước về đây dự lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng BMT, trong số họ có rất nhiều người đã dâng hiến trọn vẹn tuổi trẻ của mình cho mảnh đất cao nguyên này. Lễ kỷ niệm được tổ chức tại quảng trường trung tâm TP.

Sáng 10/3/2010 khi đất trời cao nguyên còn se lạnh, mọi con đường dẫn về trung tâm TP nườm nượm những đoàn xe của các đại biểu, những đoàn người diễu hành trong trang phục của các dân tộc Tây Nguyên nhiều mầu sắc, những tà áo dài của các SV các trường ĐH và THCN của Tây Nguyên và cả những đoàn voi của núi rừng Tây nguyên tham gia diễu hành

Lễ hội bắt đầu bằng màn diễu binh của các LLVT Tây Nguyên, những người đã làm nên chiến thắng BMT mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên và là tiền đề cho chiến dịch HCM giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tiếp đến là các đoàn diễu hành của các tầng lớp nhân dân TP.

Mỗi một đại biểu trên lễ đài được tặng 1 tờ báo Đăk Lăk, trang 3 của tờ báo có đăng toàn bộ phiên hiệu các đơn vị tham gia giải phóng BMT trong đó có nêu rõ trung đoàn 95B đã đánh chiếm BTL sư đoàn 23 của ngụy. . Những CCB của e95B ngồi xung quanh tôi nở nụ cười mãn nguyện vì sau một thời gian dài tên tuổi của e95B hình như bị quên lãng nhất là ở chính nơi đây mỗi khi nhắc lại trận chiến BMT.

Và cũng lâu lắm rồi tôi mới lại thấy một rừng cờ giải phóng nhiều như vậy tại lễ diễu hành trong âm hưởng hùng tráng của bài ca Giải phóng miền Nam. Âm hưởng hào hùng của bài ca cùng với lá cờ giải phóng đã đưa chúng tôi trở lại một thời trẻ trai mà lớp lớp thế hệ thanh niên Việt Nam đã từng sống, chiến đấu vì lý tưởng độc lập và thống nhất Tổ quốc. Biết bao con người đã ngã xuống không được hưởng trọn vẹn hạnh phúc hôm nay. (Thế là ý tưởng của chúng tôi mang theo lá cờ giải phóng không hề lạc lõng trong lễ hội hôm nay).

Tôi còn nhớ trong lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị 1/5/2007, chỉ duy nhất có một lá cờ giải phóng của chúng tôi mang vào đã tung bay trong buổi lễ giữa một rừng cờ đỏ...Tại sao vậy?  Angry







 


Trong Lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng Quảng Trị 1/5/2007


Lễ khánh thành Nhà hành lễ và bến thả hoa tại TX Quảng Trị 27/7/2009

(còn tiếp)

 
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 01:31:17 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #535 vào lúc: 08 Tháng Mười Hai, 2010, 10:51:28 am »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (7)
(tiếp theo)

...Anh Được như tôi nói ở trên có người yêu tên là O. học cùng lớp. Trước khi đi B, O. đã lên thăm anh và họ đã dâng hiến cho nhau...O.mang trong mình giọt máu của anh Được, nhưng sau khi anh Được hy sinh một thời gian O.lấy chồng cũng là bộ đội. Khi O. mắc trọng bệnh, bạn bè học với nhau có đến thăm và biết O. có 2 con gái mà cháu lớn sinh năm 1973. O. không qua khỏi, sau khi sang cát cho O., người chồng đưa vợ và 2 đứa con về quê....

... Biết đâu đấy đứa con gái lớn của O. lại là giọt máu của anh Được thì sao? Nếu đúng vậy thì đồng đội phải có trách nhiệm với cháu và nhất là phải trả lại thân phận cho cháu...


Qua những cuộc tìm kiếm, H. đã tìm ra Đ. là người bạn học cùng lớp và rất thân với O., có kể lại câu chuyện này: Sau khi anh Được vào Nam có viết thư về gia đình nói hết sự tình với ông cụ thân sinh. Hình như trong chuyện này ông cụ anh Được không được hài lòng lắm. Và thế là O. phải đi giải quyết, hôm đó có Đ.cùng đi. Sau này khi O. lấy chồng, người chồng là bộ đội cũng có 1 đứa con gái riêng và trạc tuổi đó. Hai vợ chồng có chung một đứa con gái nữa. Khi O. bị bệnh nặng, bạn bè đến thăm thấy đứa con gái riêng của chồng gọi O. bằng mẹ thì ai cũng nghĩ rằng đó là con anh Được...

Ngẫm lại câu chuyện của Lê Binh Chủng càng thêm khâm phục chị Khơi với tấm lòng dũng cảm và đầy lòng nhân ái đã vượt qua tất cả để nuôi con một mình. Tấm lòng của chị thật là bao la không bờ bến như cái tên của chị Biển Khơi.

Đấy, thân phận của những con người trong cuộc trường chinh giải phóng dân tộc là như thế đấy.  
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 08:03:47 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #536 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 10:42:20 am »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (10)
(tiếp theo)

Lễ kỷ niệm 35 năm giải phóng BMT kết thúc, tỉnh đã chiêu đãi các đại biểu một bữa tiệc thân mật tại Dakruco hotels. Bữa tiệc tổ chức ở cả 2 tầng khách sạn. Tại đây biết bao gương mặt từ khắp mọi miền đất nước cùng các đại biểu các dân tộc Tây Nguyên trong khuôn mặt rạng ngời gặp gỡ nhau, nhiều người đã không cầm được nước mắt khi gặp lại đồng đội sau bao nhiêu năm xa cách. Gần chỗ chúng tôi ngồi là có mẫy dãy bàn của các đại biểu phụ nữ, nhìn các chị đã ở cái tuổi ngoài lục tuần với mái đầu tóc bạc phơ nói đấy, cười đấy, khóc đấy khi gặp lại nhau và các chị cùng hát những bài ca của một thời đã xa khiến cho cả khán phòng cùng hát theo với các chị. Thật là tuyệt vời khi một thời hào hùng đã trở lại với chúng tôi trên mảnh đất Tây Nguyên này.

Chia tay với BMT, chúng tôi lại ngược đường HCM để trở ra Bắc. Sau khi vượt gần 190 cây số mãi tới hơn 7 giờ tối chúng tôi mới tới Pleiku, các đ/c ở Hội CCB Gia Lai đã chờ đợi chúng tôi ở đây. Buổi gặp gỡ diễn ra rất chân tình giữa các CCB, ở đây có rất nhiều CCB quê miền Bắc đã lấy vùng đất này làm quê hương thứ hai sau khi chiến tranh kết thúc.

Sớm hôm sau khi sương sớm còn che phủ cả TP, đoàn chúng tôi lưu luyến chia tay với các CCB của Gia Lai để tiếp tục hành trình vì chặng đường còn dài.

Qua TX Kon Tum, bên trái đường HCM sững sững ngọn đồi cao, chúng tôi xuống xe, những CCB của Tây Nguyên phăm phăm leo lên trước, họ đưa chúng tôi lên tới đỉnh. Tại đây có 1 tấm bia bằng đá hoa cương: đây là điểm cao 614 mà sau HĐ Paris 1973 tuyến giáp ranh chạy qua đây, ta và địch đã giành giật nhau để làm chủ điểm cao cho đến đầu năm 1975. Đứng tại đây ta có thể khống chế toàn bộ TX Kon Tum và 1 vùng rộng lớn xung quanh TX và trục đường 14. Chính vì thế suốt từ khi HĐ ký kết ở đây chưa lúc nào ngưng tiếng súng, và điểm cao này chúng ta vẫn làm chủ cho tới khi Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.  

Qua Đak Hà, chúng tôi đi tiếp đến Đăk Tô, hai bên đường là những bông hoa dã quỳ vàng rực đặc trưng của vùng đất ba-zan Tây Nguyên. Mầu vàng của dã quỳ cùng với cái nắng của tháng ba của Tây Nguyên trong cái gió lồng lộng làm cho ta cảm thấy thật thư thái. Cũng vào mùa này - mùa con ong đi lấy mật ...- của 35 năm về trước, những cơn lốc mầu xanh Giải phóng đã băng qua dải đất cao nguyên để tiến về phía Nam và tràn xuống đồng bằng duyên hải miền Trung quyết một trận sạch không kình ngạc để đưa non sông về một cõi.

Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Đăk Tô nhấp nhô mái ngói đỏ tươi ẩn mình trong những lùm cây xanh mát. Sừng sững giữa trung tâm thị trấn là một đài tưởng niệm về chiến tích anh hùng của quân dân ta thời chống Mỹ cứu nước, ghi lại chiến công lẫy lừng tại chiến trường Đăk Tô - Tân Cảnh. Cụm tượng đài với hình tượng người chiến sĩ Giải phóng sát cánh cùng bà con dân tộc Tây Nguyên vươn cao trên nền trời xanh thật là hùng tráng. Bên cạnh nhóm tượng đài là ngôi nhà rông cao vút biểu tượng của Tây Nguyên và 2 chiếc xe tăng đã tham gia vào trận đánh năm 1972. Những người CCB của lữ đoàn TTG 273, mái tóc đã bạc phơ òa khóc khi bàn tay chạm vào lỗ thủng do đạn đich trên tháp pháo của chiếc tăng 377. Trong kíp xe của chiếc tăng này có tên của một LS người Hà Nội.


Đài kỷ niệm Chiến thắng ĐăkTô - Tân Cảnh 1972 (bên phải là chiếc tank 377)


Tank 377 và kíp xe anh hùng
 
Cách Đăk Tô 5 km về phía Nam là đồi Charlie cũng là một di tích chiến trường xưa của tỉnh Kon Tum đã từng được lính Mỹ gọi tên là đồi thịt băm. Sân bay Đăk Tô giờ chỉ còn lại vết tích đường băng mọc đầy cỏ hoang.

Thị trấn Plei Kần là huyện lỵ của huyện Ngọc Hồi. QL40 theo hướng Đông - Tây nối cửa khẩu quốc tế Bờ Y với Plei Kần. Trung tâm thị trấn là điểm giao nhau của trục tuyến thông thương Bắc - Nam và Đông - Tây bao gồm đường xuyên Việt mang tên HCM (QL14); QL14C (chạy dọc biên giới với Kampuchia tới cửa khẩu Bu Đrang thuộc tỉnh Đăk Nông) và đường xuyên Đông Dương (QL40), thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y qua Lào, Kampuchia, Thái Lan cho đến tận Mianma. Dọc đường qua Ngọc Hồi là bạt ngàn đồi cà-phê, cao-su và các loại cây công nghiệp khác ...

Từ Plei Kần đường HCM chạy dọc theo sông Đăk Pô Kô. Con sông này mang đậm sắc mầu ba-zan của Tây Nguyên, quanh co uốn lượn qua các ghềnh đá đã đi vào lời bài hát của Những bài ca đi cùng năm tháng: “Người lái đò trên sông Pô Kô”. Những ai đã từng đi B thời đánh Mỹ, hẳn chẳng thể nào quên được những đêm vượt sông, không chỉ có sông Pô Kô mà hàng trăm con sông lớn nhỏ vắt ngang dãy Trường Sơn hùng vĩ. Sông Pô Kô là một trong những con sông lớn có tên tuổi như sông Ba, sông Hinh, sông Côn, sông Lồ Ồ, sông Lăk Krông, Lăk Blà, Krông Ana...Dòng sông nào cũng có lúc mênh mông hiền hòa, lại cũng có lúc réo sôi hung dữ. Dòng sông nào cũng từng in những chiến công lẫy lừng và dòng sông nào cũng mang nặng trong mình những hy sinh mất mát của đồng chí, đồng bào: “Hỏi sông ơi có biết anh lái đò tên gọi A Sanh...”
  
Đường HCM đi qua trung tâm huyện Đăk Glei. Bên trái có núi Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Tây Nguyên cùng với cây thuốc quý là sâm Ngọc Linh. Đỉnh Ngọc Linh cao 2.598 mét chỉ sau ngọn Phan Si Păng 3.143 mét của dãy Hoàng Liên Sơn. Rừng rậm chằng chịt, ẩn hiện trong sương không ngừng hạ xuống bốc lên. Lâu lắm mới thấy một chiếc xe tải chạy qua. Đây là huyện địa đầu của Tây Nguyên nếu ta đi từ Bắc vào. Con đường đèo vòng vèo, cong như cánh cung, thoắt ngoặt gấp khúc như cùi chỏ, quanh co xoắn như đèo Lò Xo dài 20 cây số, ngoằn ngoèo lướt qua dưới chân dãy núi Ngọc Linh. Đèo Lò Xo xuyên qua vườn quốc gia Ngọc Linh thật hùng vĩ. Con đèo cứ cong qua, quẹo lại như làm xiếc là nguyên nhân của những tai nạn giao thông khủng khiếp. Đây là lần thứ 3 tôi qua đèo này, nếu đem so sánh con đèo này với những con đèo ở A Lưới, ở khu vực Bắc Quảng Nam trên đường HCM hoặc đèo Mã Pì Lèng trên Mèo Vạc, Hà Giang hay đèo Hòn Giao trên đường Đà Lạt về Nha Trang thì đèo Lò Xo làm sao có thể sánh được về độ cao cũng như mức độ quanh co hiểm trở ... Qua đèo Lò Xo chúng tôi chia tay với Tây Nguyên hùng vĩ để vào đất Phước Sơn, Quảng Nam.

(còn tiếp)

« Sửa lần cuối: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 08:20:27 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #537 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 07:17:52 pm »

.
     Bác LXT à ! Thấy bác kể chuyện mà thèm quá ! giá mà lúc bác gọi, tôi không bận !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #538 vào lúc: 09 Tháng Mười Hai, 2010, 10:34:50 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (11)
(tiếp theo)

Mặt trời đang ngả dần theo những dãy núi trập trùng phía Tây, xe chúng tôi đã đi vào địa phận của huyện Phước Sơn. Qua ngã ba nơi đường HCM gặp QL14E về thị trấn Hà Lam dưới QL1, thị trấn Khâm Đức nằm trong thung lũng Phước Sơn đã hiện ra dưới tầm mắt sau một khúc ngoặt của con dốc. Con đường Trường Sơn huyền thoại của một thời máu lửa giờ đây đã tít tắp với đại lộ, với những thị trấn, thị tứ sầm uất bắt đầu mọc lên. Điện nay đã về từng buôn làng, con đường đã thênh thang trải nhựa, một sức sống mới đang trỗi dậy giữa núi rừng. Khâm Đức là một trong những thị trấn đó, là huyện lỵ của huyện miền núi Phước Sơn. Đã 2 lần tôi qua đây, và hôm nay trở lại tôi đã thấy Khâm Đức đổi thay khá nhiều.
 
Khi đường Hồ Chí Minh chưa hoàn thành, Khâm Đức đã nổi tiếng với cái tên “thị trấn có vàng”. Vào những thập niên 90 của thế kỷ trước, Khâm Đức từng sục sôi bởi cơn lốc vàng. Hàng vạn con người với giấc mộng vàng đã đến Khâm Đức, chọn nơi này để nghỉ chân trước khi như con thiêu thân, lao vào bãi vàng Phước Thành. Khâm Đức là nơi án ngữ duy nhất con đường độc đạo vào bãi vàng Phước Thành và vì thế, nó cũng là nơi lắm kẻ bạt mạng, trở ra từ bãi vàng, vét cạn những vụn vàng cám, lao vào các cuộc trác táng, đỏ đen. Đây là thời kỳ vừa đen tối vừa huy hoàng của Khâm Đức. Từ “oanh” đến “liệt” chỉ cách nhau tấc gang. Giờ đây cơn lốc vàng của những năm 90 đã qua đi, có chăng nó ẩn mình thành những lớp sóng ngầm để có lúc lại bùng phát lên thành những vấn nạn của một vùng đất luôn luôn là miền đất hứa cho những kẻ phiêu lưu muốn làm giầu hay những kiếp người bị bần cùng hóa tìm chốn dung thân. Chính vì thế Khâm Đức rạng rỡ, tươi vui nhờ vàng và đến hôm nay Khâm Đức lại trở về đúng với dáng dấp của một phố núi - đẹp, lãng mạn nhưng hơi…buồn. Nằm ở trung điểm Đà Nẵng - Kon Tum, theo đường Hồ Chí Minh, Khâm Đức giờ đây là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách thập phương.

Phước Sơn nơi thượng nguồn của các con sông Vu Gia - Thu Bồn sẽ là nguồn tiềm năng thủy điện dồi dào. Hàng loạt công trình thủy điện nằm trong quy hoạch bậc thang thủy điện hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn (tỉnh Quảng Nam) đang dần được hình thành. Bài toán điện năng có thể có lời giải nhưng rồi mỗi công trình thủy điện là một diện tích rừng nguyên sinh bị phá hậu quả nhãn tiền của biến đổi sinh thái và lũ lụt ngày càng trở nên hung dữ. Thời gian gần đây cái lợi của thủy điện chưa thấy đâu nhưng mỗi lần mùa lũ của miền Trung đến thì các nhà máy thủy điện đồng loạt xả lũ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng lũ chồng lên lũ.

Từ Khâm Đức con đường ngoằn ngoèo, như con rắn trườn dần lên vách núi, bên phải là sông Cái - thượng nguồn của sông Vu Gia để ra đến huyện Nam Giang (huyện Giằng cũ). Nhiều đoạn vô cùng ngoạn mục: một bên đường dựa vào vách núi, khoét theo vách núi, bên kia là vực sâu thăm thẳm. Núi cao, vực sâu, những khu rừng nhấp nhô khi thì bên trái, khi sang bên phải, với các thảm thực vật đa sắc màu, góp phần tạo nên phong cảnh đẹp lạ lùng và cũng thật hiếm có của mảnh đất Nam Giang. Nam Giang không chỉ hùng vĩ mà còn mang vẻ đẹp vừa hoang sơ, vừa lạ lùng, có sức cuốn hút lạ kỳ. Nam Giang sẽ là địa điểm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm rất hấp dẫn với du khách gần xa…

Chúng ta theo đường HCM ra đến Thạch Mỹ - là thị trấn của huyện Nam Giang. Bên tay trái, con sông Giằng chảy dọc theo. Sông Giằng vẫn cuồn cuộn chảy, sông không sâu nhưng nước khá xiết len qua từng cụm đá xô bọt tung trắng núi rừng Nam Giang. Có truyền thuyết kể rằng, trên đường xuôi Nam, Huyền Trân công chúa đến vùng thượng đạo Quảng Nam. Khi đến một bến sông nước trong vắt, xót cho phận mình, Huyền Trân công chúa nhỏ giọt nước mắt. Kỳ lạ thay, giọt nước mắt ấy lắng xuống đáy sông, kết tinh thành một viên ngọc màu đỏ, mỗi đêm ngọc nổi một lần, chiếu sáng cả dòng sông. Để rồi, bến sông, nơi công chúa nhỏ giọt nước mắt ấy được gọi là bến Giằng, nay thuộc huyện vùng cao Nam Giang. Đến Nam Giang, không chỉ nghe truyền thuyết về bến Giằng, người ta còn có thể nghe nhiều câu chuyện lý thú và hấp dẫn. Đặc biệt, được tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú và hùng vĩ của vùng cao Nam Giang, với khung cảnh hoang sơ, những khu rừng nguyên sinh, trùng trùng điệp điệp những ngọn núi cao chót vót, những vực thẳm sâu hun hút, những vách đá cheo leo, hiểm trở, không kém phần ngoạn mục như bức tranh kỳ vĩ cùng với những nét văn hóa của người K'tu là say lòng du khách. Người K’tu ở Nam Giang có nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Nghề dệt thổ cẩm hiện còn lưu truyền tại hầu hết các làng đồng bào K’Tu.  Đường HCM  đến bến Giằng lại tách ra một nhánh phía Tây đó là đường 14D tới biên giới Việt - Lào tại cửa khẩu Đắc Tà Oọc, nơi làm thủ tục xuất khẩu phục vụ cho công trình thủy điện Sê-ka-man 3 thuộc huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông của Lào. Cửa khẩu này nằm trên đường Xuyên Á, tuyến hành lang Đông - Tây, nối thông tuyến đường bộ ngắn nhất từ vùng Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào về biển Đông Việt Nam.

Hôm nay tôi qua đây nhìn những vết tích còn lại của trận lũ vừa qua tàn phá 2 bờ sông khiến cây cối xác xơ, nước sông đâu còn trong vắt ào ạt chảy xô bọt trắng xóa đẹp mê hồn như xưa bởi các đập thủy điện và vấn nạn khai thác vàng.

Từ Thạch Mỹ chúng tôi rẽ phải theo đường 14B để về Đà Nẵng. Qua cầu Hội Khách bắc qua sông Vu Gia một quang cảnh đập vào mắt chúng tôi: một bãi gỗ khổng lồ táp vào 2 mố cầu, đây là những gì để lại của trận lũ vưa qua. Con đường 14B quanh co qua thung lũng Đại Lộc - một địa danh khốc liệt trong những năm chiến tranh, đây là nơi diễn ra trận Thượng Đức nổi tiếng tháng 8/1974 của f304, sau chiến dịch Quảng Trị 1972.

Chúng tôi về tới Đà Nẵng khi thành phố đã lên đèn. Không thể chờ đến khi kết thúc buổi giao lưu giưa đoàn với Thành đoàn và Hội CCB Đà Nẵng, tôi cùng mấy anh em của e95 bắt taxi để đến thăm Lê Tấn Hổ. Hôm đoàn 1 đi xe lửa dừng tại Đà Nẵng, mặc dù yếu lắm rồi nhưng Hổ vẫn bắt bạn bè đưa ra ga để gặp gỡ bạn bè. Nhà của Hổ bên bán đảo Sơn Trà. Hổ yếu quá rồi nhưng vẫn cố gắng ngồi tiếp chuyện chúng tôi. Một con người xông pha trận mạc như thế, cứ một mình cưỡi xe máy 250 cc lang thang khắp Tây Nguyên để nắm tình hình khiến tàn quân fulrô nghe đến tên là phải nể sợ, tưởng rằng không bệnh tật nào quật ngã được anh thế mà...

Tôi và Hổ lại là chỗ quen biết cũ, những năm tôi học cấp 3 Yên Hòa B ở Cầu Giấy thì Hổ học Trần Phú B ở Cầu Diễn. Ngày ấy 2 trường thuộc 1 cụm cấp 3 của Từ Liêm nên hay có các hoạt động hội thi thể thao và văn nghệ. Nhà Hổ ở Hàn Thuyên, khi học cấp 3 Hổ rất thân với Nguyễn Đình Thông. Vào Đại học Hổ học khoa tiếng Anh ĐHSP ngoại ngữ còn tôi và Thông vào ĐHXD. Năm 1970 Thông đi bộ đội vào lữ đoàn Công binh 229 và bị trúng mìn gần như mù cả 2 mắt khi rà phá mìn tại khu vực bãi trao trả tù binh tại sông Thạch Hãn. Hổ nhập ngũ 6/9/1971 và là trinh sát của e95 (người quen cũ của TTNL, 6971). Hồi ấy sau chiến tranh, Thông mù từ trại thương binh nặng xin về nhà mở 1 quán nước trên đường Bưởi sát ngay sông Tô Lịch. Bạn bè chúng tôi hay tụ tập ở quán nước ấy để cùng chia sẻ với nhau. Lúc ấy Hổ đã là 1 sĩ quan quân báo ngang dọc khắp các chiến trường, mỗi lần có dịp về HN công tác, Hồ đều ghé thăm Thông ở quán nước ấy và chúng tôi thường gặp nhau ở đây. Vợ chồng Thông và vợ chồng Hổ là những đôi bạn học cùng lớp phổ thông ngày xưa. Ấy thế đã mấy chục năm đã qua, giờ mỗi người một nẻo đường...

Tôi không ngờ gặp Hổ lần ấy lại là lần cuối cùng, Hổ đã ra đi sau đó 3 tháng. Mãi mãi không bao giờ quên hình ảnh người đồng đội chân tình ấy. Thông cũng thế cũng ra đi trước Hổ vài tháng cũng vì căn bệnh hiểm nghèo ấy...    

(còn tiếp)    
 
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 08:19:11 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #539 vào lúc: 10 Tháng Mười Hai, 2010, 09:35:02 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (12)
(tiếp theo)

Sáng sớm hôm sau chúng tôi rời Đà Nẵng để lên đường ra Bắc. Thành phố được quy hoạch một cách khoa học, đường phố rộng rãi không bị vấn nạt kẹt xe như ở Hà Nội và TP Hò Chí Minh. Bên bờ biển vết tích của trận bão năm ngoái vẫn còn đó: một con tầu biển bị đánh giạt lên bờ vẫn nằm chềnh ềnh ở đó...

Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Tháng 3/1965 các đơn vị đầu tiên của thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng mở đầu cho cái gọi là Chiến lược chiến tranh cục bộ - một giai đoạn mới của chiến tranh Việt Nam - và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn.

Suốt dọc bờ biển từ quận Ngũ Hành Sơn đến Liên Chiểu nhìn ra vịnh Đà Nẵng là những bãi tắm tuyệt đẹp. Con đường chạy ven biển đang được nâng cấp cùng với hệ thống kè hoàn chỉnh sẽ thu hút du khách đến với Đà Nẵng. Ngoài những bãi tắm sạch, đẹp trải dài thì cảng Đà Nẵng là một trong những cảng ăn khách nhất hiện nay ở Việt Nam.

35 năm trước, sau khi Trung đoàn 101 cắm cờ lên Phú Văn Lâu và cùng các đơn vị bạn giải phóng cố đô Huế ngày 25/3/1975. 5 giờ 30 phút ngày 28/3, pháo binh ta mở đầu cuộc tiến công giải phóng Đà Nẵng bằng đòn tập kích hỏa lực mãnh liệt vào các vị trí quân sự địch trong thành phố và bán đảo Sơn Trà.

Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai ở miền Nam, một căn cứ quân sự liên hợp lớn, được Mỹ và Quân đội Sài Gòn xây dựng, củng cố ngày càng kiên cố trong quá trình tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Lực lượng ở thành phố trước khi ta mở cuộc tiến công có gần 10 vạn tên, nhiều xe tăng, máy bay, pháo lớn.

Những ngày cuối tháng 3, TP Đà Nẵng ngày càng hỗn độn và hoảng loạn. Mỹ bắt đầu di tản gia đình nhân viên lãnh sự quán và cả những người Mỹ làm việc theo hợp đồng...

Từ trung tuần tháng 3/1975, tướng Mỹ Gavin và Bộ Tổng tham mưu QĐSG ra sức đốc thúc binh lính củng cố hầm hào, công sự, quyết tâm cố thủ Đà Nẵng, nhằm ngăn chặn cuộc tiến công của ta, kéo dài thêm thời gian để điều chỉnh thế bố trí lực lượng và hệ thống phòng thủ từ Cam Ranh - Phan Rang trở vào.

Sau khi quân ta giải phóng Trị Thiên - Huế ở phía bắc, Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai ở phía nam, thành phố Đà Nẵng hoàn toàn bị cô lập. Mặc cho Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi: “Tử thủ Đà Nẵng bằng mọi giá” và mặc dù vẫn chủ quan cho rằng, nhanh nhất cũng phải một tháng nữa ta mới điều động được lực lượng và phương tiện tiến công Đà Nẵng, nhiều sĩ quan, nhân viên chính quyền bắt đầu thu vén của cải, bỏ chạy vào Sài Gòn.
 
Ngày 28/3, Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1 QĐSG, được Mỹ đánh giá là tướng giỏi nhất trong hàng ngũ tư lệnh cấp quân đoàn của QĐSG, bỏ sở chỉ huy chạy ra một tàu Mỹ ở ngoài biển.

Ngày 29/3/1975, từ hướng Bắc, Sư đoàn 325 (thiếu trung đoàn 95 - lúc đó đang ở Ban  Mê Thuột) được tăng cường 1 tiểu đoàn pháo, 1 tiểu đoàn tăng (thuộc Quân đoàn 2), tiến công dọc theo quốc tộ 1 đánh thẳng vào Đà Nẵng sau khi chiếm được cầu Lăng Cô, quân ta đánh lui bốn đợt phản kích của địch, bảo vệ cầu, giữ vững đường cơ động cho binh đoàn thọc sâu. Hướng tây bắc, tiểu đoàn xe tăng dẫn đầu vấp phải bãi mìn chống tăng của địch. Trên các hướng tây nam và đông nam, các binh đoàn chủ lực của ta có xe tăng dẫn đầu ào ạt tiến vào trung tâm thành phố đều phải dùng sức mạnh đập tan sự chống cự của địch để tiến đến mục tiêu.

Trung đoàn 101 của tôi cùng với Trung đoàn 18 trong đội hình của Sư đoàn 325, Quân đoàn 2 sau khi đánh chiếm cầu Lăng Cô tiến lên đèo Hải Vân, đập tan các chốt phòng ngự của 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến ngụy, chiếm kho xăng Liên Chiểu và dọc theo đường 1 dẫn đầu đại quân tiến đánh trung tâm thành phố. Được tự vệ thành hướng dẫn, Tiểu đoàn 8 Trung đoàn 18 đã nhanh chóng tiến ra bán đảo Sơn Trà, đánh tan lực lượng phòng vệ của địch tại đây và cắm cờ Tổ quốc lên căn cứ chỉ huy địch vào lúc 11 giờ ngày 29/3. Cuộc tiến công Đà Nẵng của các binh đoàn chủ lực, kết hợp với các lực lượng vũ trang địa phương và quần chúng nổi dậy đúng lúc, kịp thời, đã kết thúc sau 33 giờ chiến đấu. Toàn bộ quân địch ở Đà Nẵng bị tiêu diệt và tan rã, tổng cộng khoảng 120 nghìn tên. Ta thu và phá hủy toàn bộ kho tàng, cơ sở vật chất kỹ thuật của địch (109 khẩu pháo, 138 xe tăng, xe bọc thép, 15 máy bay, 47 tàu chiến). Căn cứ liên hiệp quân sự lớn thứ hai ở miền Nam bị ta đánh chiếm. Năm tỉnh liền nhau là Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi, trong đó có hai thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng đã được giải phóng.

Chúng tôi tới hầm đèo Hải Vân. Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Được khánh thành vào năm 2005. Từ khi có đường hầm Hải Vân thay vì phải vượt 22 km đèo hiểm trở chúng ta chỉ cần chưa đến 10 phút đã qua khỏi khu vực đèo. Đèo Hải Vân là một mạch núi trong dãy Trường Sơn, là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo dài nhất trên tuyến QL1A và có mức độ hiểm trở vào loại nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam. Trên đỉnh cao nhất của đèo, với độ cao 496 m so với mực nước biển có cửa ải tên Hải Vân quan xây từ thời Minh Mạng và được chính nhà vua cho treo biển Thiên hạ đệ nhất hùng quan. Tại đây, có bãi đất rất rộng để dừng xe nghỉ chân, từ chỗ dừng chân này có thể ngắm biển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của cả con đèo.

Qua khỏi hầm Hải Vân một khung cảnh ngoạn mục mở ra trước mắt chúng tôi dưới ánh nắng chói chang là mầu xanh ngọc bích của biển Lăng Cô với bãi cát trắng tuyệt mỹ chạy dài ven biển cộng với mầu xanh mướt mắt của rừng cây dưới chân Hải Vân.

Ngày hôm nay, huyện Phú Lộc với những cái tên Bạch Mã, Lăng Cô, Chân Mây... quyến rũ biết bao du khách nhưng 35 năm về trước chính trên mảnh đất này đã diễn ra những trận chiến ác liệt mở đầu Chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Đây chính là khu vực sư đoàn 325 tập kết là một loạt cao điểm nằm ở phía Tây đường 1 thuộc địa bàn của huyện Phú Lộc ở phía Tây - Nam Huế. Tại đây các đơn vị được lệnh hỗ trợ cho pháo binh và phòng không lên các điểm cao để khống chế địch. Cả trăm con người xúm vào kéo khẩu pháo nòng dài 85 li hay cao-xạ 37 li 2 nòng trong lúc địch rất gần, trên trời vè vè lũ máy máy bay trinh sát chỉ điểm, chỉ sểnh một chút là ăn đủ với chúng. Gần địch đến nỗi kéo pháo mà không được phép hò, tất cả đều nhẩm trong mồm và nhìn theo cái khăn mặt trắng của người khẩu đội trưởng pháo binh làm hiệu lệnh. Rồi thì các khẩu pháo đã vào vị trí. Tại đây pháo 85 thậm chí cả cao-xạ 37 đều có thể bắn theo góc tà âm vào căn cứ của địch. Kéo xong pháo, trung đoàn chúng tôi cùng với trung đoàn 18 có nhiệm vụ tiến đánh một loạt cao điểm trong dãy Kim Sắc nằm ở phía Tây đường 1. Địch chống trả quyết liệt vì biết rằng mất những cao điểm thuộc dãy Kim Sắc có nghĩa là Huế sẽ bị cô lập hoàn toàn với Đà Nẵng. Tại đây, chúng tôi đụng độ với các sắc lính dù và biệt động quân - những người quen cũ tại Quảng Trị 1972. Địch liên tiếp dùng máy bay oanh kích hết đợt này đến đợt khác, các trận địa pháo từ các căn cứ tại Huế và khu vực xung quanh bắn phá dữ dội vào các mũi tiến công của quân ta. Nhiều mũi tiến công của ta bị chựng lại vì tổn thất. Pháo binh của mặt trận, của quân đoàn và của các đơn vị đã hỗ trợ đắc lực cho các đơn vị tiến công. Mặc dù hỏa lực phi pháo của địch rất mạnh và có hiệu quả nhưng so với trận chiến 1972 chúng đã giảm đi đáng kể vì thiếu sự hỗ trợ của B52 và các máy bay chiến thuật của không quân Mỹ, nhất là sự yểm trợ tối đa của pháo hạng nặng từ các chiến hạm của hải quân Mỹ.

Tin địch mất Ban Mê Thuột và bỏ Tây Nguyên truyền đến làm nức lòng các đơn vị trong trung đoàn. Rồi được biết địch bỏ Quảng Trị, các đơn vị bộ đội địa phương và du kích Quảng Trị đã vượt sông Thạch Hãn truy đuổi địch tới tận sông Mỹ Chánh. Quảng Trị hoàn toàn giải phóng ngày 19/3/1975.

Rồi chúng tôi được lệnh bỏ qua các cao điểm ở phía Tây khẩn trương tiến xuống cắt đường 1 từ đèo Phú Gia vào tới Phú Lộc không cho địch rút về Đà Nẵng. Huế hoàn toàn bị bao vây cô lập. 19 giờ ngày 20/3, tướng Ngô Quang Trưởng, Tư lệnh Quân khu 1 và Quân đoàn 1, nhận được lệnh của Nguyễn Văn Thiệu rút quân khỏi thành phố Huế, tập trung về tử thủ Đà Nẵng. Được lệnh rút lui, Bộ tư lệnh tiền phương của quân đoàn 1 QĐSG lập tức bỏ Huế chạy về Đà Nẵng bằng đường không. Mất chỉ huy, quân ngụy ở Huế rối loạn. Một bộ phận lực lượng chạy về Đà Nẵng phải quay trở lại, do đường số 1 bị Quân giải phóng cắt đứt. Lực lượng địch còn đông (khoảng 5 vạn tên, trong đó, có gần 3 vạn chủ lực) nhưng không còn ý chí chiến đấu. Mọi ngả đường rút về Đà Nẵng không còn nữa, chỉ còn đường rút ra biển qua cửa Thuận An và Tư Hiền nhưng cũng bị pháo binh ta bắn phá mãnh liệt, tầu chiến địch nhiều chiếc bị bắn chìm, những chiếc còn lại hoảng loạn bỏ mặc đám tàn binh trên bờ tháo chạy ra biển.

Các mũi tiến công của Trung đoàn 101 từ Phú Lộc tiến đánh sân bay Phú Bài ở phía Nam Huế và bằng mọi phương tiện sẵn có như xe cộ thu được của địch cũng như các phương tiện của nhân dân thậm chí chạy bộ đã thọc sâu vào nội thành Huế. 13 giờ ngày 25/3/1975 mũi trinh sát của Tiểu đoàn 2 đã giương cao ngọn cờ giải phóng trên đỉnh Phú Văn Lâu. Lá cờ giải phóng của Trung đoàn 101 Trần Cao Vân đã ngạo nghễ tung bay trên bầu trời Huế. Sau 30 năm ra đi từ Cố đô Huế, từ mùa thu cách mạng năm ấy trải qua bao gian khổ hy sinh, biết bao thế hệ chiến sĩ Trung đoàn đã ngã xuống trên khắp chiến trường 3 nước Đông Dương để hôm nay Trung đoàn đã trở về với mảnh đất đã sinh ra. Chúng ta đã trả được món nợ của 81 ngày đêm Thành Cổ Quảng Trị bằng cái giá đâu phải là nhỏ.

Ngậm ngùi nhớ tới các đồng đội c3 của tôi đã nằm lại tại chân cao điểm 303 dưới chân dãy Bạch Mã. Cả đại đội tập kết ở khe cạn dưới chân cao điểm thì bị pháo địch dội trúng. Tổn thất lớn quá, cả ban chỉ huy đại đội hy sinh trong đó có anh Khảm đại đội trưởng; anh Hùng chính trị viên trưởng; Dư nhà ở ngõ Tiến Bộ, Khâm Thiên và rất nhiều người khác đã chia sẻ với tôi trong thời gian tại Quảng Trị. Về sau được biết một tốp thám báo địch cải trang bộ đội ta đã phát hiện được khu vực tập kết của  C3 và chỉ điểm cho pháo binh bắn phá vào khe cạn đó.

Lần này chúng tôi không dừng ở Huế mà tiếp tục hành trình ra Bắc. Qua các huyện Hương Trà, Phong Điền của Thừa Thiên chúng tôi qua sông Mỹ Chánh để vào đất Hải Lăng của Quảng Trị. Con đường về thị xã Quảng Trị qua những xóm làng êm đềm núp mình dưới hàng dương với những cồn cát trắng đến nhức mắt. Chiến tranh đã lùi xa hơn 35 năm nhưng cảnh vật nơi đây hầu như không thay đổi. Biết bao dự án được ấp ủ nhưng đến bao giờ cuộc sống mới được khởi sắc đây !!!

(còn tiếp)




Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM