Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:10:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387936 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #520 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:26:48 pm »


Chúng tôi đi bằng xe máy dọc sông qua Như Lệ đến Tích Tường, đây chính là dải đất hẹp nằm bờ Nam Thạch Hãn nơi những trận huyết chiến không kém phần ác liệt của e95 sau khi rút khỏi Thành cổ. Cường dẫn chúng tôi lần theo bờ sông nơi có con lạch đối diện với bến Thượng Phước mà c17 phải đưa xuồng cao-su qua sông, rồi đến chân đồi Chè.

     Bác LXT à ! Đầu cầu Quảng Trị đi theo con đường ven sông ở bờ nam Thạch Hãn, đến Tích Tường Trước rồi mới đên Như Lệ. Làng Như lệ vẫn Ở vị trí như trước kia. Còn cái làng Tích Tường đã có nhiều thay đổi. Hình như hệ thống thủy lợi mới  chạy ở phía đông làng Tích Tường nên làng xóm cũng di dời theo. Tôi xem bản đồ mới của Google thấy như vậy. Cái vị trí làng cũ bây giờ không thấy có nhà cửa gì mà chỉ còn lại con đường và đồng không. Có một đường mương bê tông chạy từ hồ chứa nước, đi phía đông Như Lệ và xuyên qua Làng Tích Tường.

     Tôi đưa cả bản đồ mới để bác xem nhá !
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #521 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:35:39 pm »


Chúng tôi đi bằng xe máy dọc sông qua Như Lệ đến Tích Tường, đây chính là dải đất hẹp nằm bờ Nam Thạch Hãn nơi những trận huyết chiến không kém phần ác liệt của e95 sau khi rút khỏi Thành cổ. Cường dẫn chúng tôi lần theo bờ sông nơi có con lạch đối diện với bến Thượng Phước mà c17 phải đưa xuồng cao-su qua sông, rồi đến chân đồi Chè.

     Bác LXT à ! Đầu cầu Quảng Trị đi theo con đường ven sông ở bờ nam Thạch Hãn, đến Tích Tường Trước rồi mới đên Như Lệ. Làng Như lệ vẫn Ở vị trí như trước kia. Còn cái làng Tích Tường đã có nhiều thay đổi. Hình như hệ thống thủy lợi mới  chạy ở phía đông làng Tích Tường nên làng xóm cũng di dời theo. Tôi xem bản đồ mới của Google thấy như vậy. Cái vị trí làng cũ bây giờ không thấy có nhà cửa gì mà chỉ còn lại con đường và đồng không. Có một đường mương bê tông chạy từ hồ chứa nước, đi phía đông Như Lệ và xuyên qua Làng Tích Tường.

     Tôi đưa cả bản đồ mới để bác xem nhá !


Thế thì đúng đấy vì làng Như Lệ sát bờ sông hơn, ở đấy có lạch nước chảy qua đầu làng ra sông, con lạch này xuồng cao-su của c17 hay cập bến để chuyển hàng. Còn làng Tích Tường con kênh của công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn đi sát làng 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #522 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 08:37:25 am »

CÂU CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH
(đoạn kết)

 ...Chúng tôi đi bằng xe máy dọc sông qua Tích Tường và đến Như Lệ, đây chính là dải đất hẹp nằm bờ Nam Thạch Hãn nơi những trận huyết chiến không kém phần ác liệt của e95 sau khi rút khỏi Thành cổ....



Đường làng Như lệ, phía trước là cổng làng, bên kia sông là Thượng Phước


Vị trí bến Như Lệ nơi có lạch nước đầu làng


Xin sửa lại tên địa danh cho chính xác. Thành thật xin lỗi các bạn.
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:56:21 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #523 vào lúc: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 09:50:35 am »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (4))
(tiếp theo)


Trên bến thả hoa, ngày xưa là bến vượt vào Thành cổ

...Đã 35 năm, chiến tranh đã lùi vào qúa khứ nhưng Thành cổ QT sẽ muôn đời sống mãi trong tâm thức của những người VN chúng ta. Không nơi nào ở chính nơi đây, đất “chật” mà NTLS lại “đông” đến thế. Dòng Thạch Hãn trong xanh lúc hiền lành êm ả, khi nổi sóng dữ dội nước ngập mênh mang đã trở thành một NTLS khổng lồ không bia mộ, ôm trọn trong lòng cả một lứa trai vào những ngày Hè nóng bỏng 1972 ấy. Những địa danh đã trở thành bất tử: Đá Đứng, Tích Tường, Như Lệ, Thượng Phước, Nhan Biều, An Tiêm, Chợ Sãi, Cửa Việt...và tại đây Bến vượt vào Thành cổ này, sao mỗi khi gọi tên lên lại buốt lòng xót xa. Ôi những linh hồn trẻ trai mãi mãi tuổi Hai mươi, mãi mãi ở lại với núi sông QT không về. Biết bao chiến sĩ đã nằm lại đây bên những bức tường sụp đổ xạm đen khói đạn, thân thể của họ đã hòa vào dòng nước Thạch Hãn trôi về Cửa Việt để muôn đời sau còn văng vẳng những vần thơ nao lòng những người lính còn sống mỗi khi trở lại thăm mảnh đất này:

“Đò lên Thạch Hãn xin chèo nhẹ.
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi đôi mươi thành sóng nước,
Giữ yên bờ bãi mãi ngàn năm.”

Hôm nay đất nước đã bước vào thập kỷ thứ hai của thiên niên kỷ mới, mầu xanh đã kịp vá lành những vết thương trên mặt đất và nhiều điều tốt đẹp hơn đang mở dần ra trên đất nước chúng ta. Những người lính Thành cổ hôm nay chưa bao giờ nguôi ngoai những năm tháng gian khổ đầy máu lửa và cũng không thể nào quên bạn bè, đồng đội đã ngã xuống nơi đây. Cái giá của độc lập, tự do và thống nhất đất nước đâu phải là nhỏ khi lớp lớp thế hệ con dân đất Việt đã hy sinh cho ngày hôm nay.  

35 năm, quãng thời gian quá ngắn so với tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta nhưng những gì chúng ta đã làm được trong 81 ngày đêm của mùa hè 1972 ấy mãi mãi là 1 thiên hùng ca đầy bi tráng trong lịch sử chiến tranh VN.

Đoàn chúng tôi có mặt tại bến sông này trên đường vào Tây Nguyên để kỷ niệm 35 năm ngày mở màn chiến dịch Tây Nguyên và giải phóng Buôn Ma Thuột, khởi đầu chiến dịch HCM đưa non sông về một cõi. Các bạn hãy cùng đi với chúng tôi như năm xưa đã cùng chúng tôi giải phóng mảnh đất cao nguyên đầy nắng gió; truy đuổi chúng tại Cheo Reo, Phú Bổn; giải phóng Huế, Đà Nẵng, băng qua duyên hải miền Trung đè bẹp tuyến phòng thủ Phan Rang - Thành Sơn của địch; sát cánh cùng chúng tôi mở tung cánh cửa thép Xuân Lộc và Ngã Ba Dầu Giây; công phá tuyến phòng thủ cuối cùng của địch tại Nước Trong, Long Thành, Thành Tuy Hạ và cuối cùng băng qua sông Sài Gòn tiến vào giải phóng TP mang tên Bác trưa ngày 30/4/1975. Suốt chặng đường gian khổ từ nơi đây - chân Thành cổ QT bên dòng Thạch Hãn - cho tới những trận chiến cuối cùng bên sông Sài Gòn nhiều đồng đội của chúng ta tiếp tục ngã xuống không được hưởng trọn vẹn hạnh phúc của ngày vui toàn thắng.

Quảng Trị ơi ! Thạch Hãn ơi ! Hãy nhận từ chúng tôi những nhành hoa tươi thắm để gửi tới các bạn, cầu chúc các bạn ở nơi xa được thanh thản và phù hộ cho đất nước mãi mãi thái bình, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc...


Người chiến binh Thành cổ năm xưa bên dòng Thạch Hãn lộng gió      

 
Có tuổi hai mươi thành sóng nước

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Hai, 2010, 11:56:14 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #524 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 01:43:12 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (5))
(tiếp theo)

Rời Quảng Trị đoàn chúng tôi cứ thẳng đường 1 tiến về phía Nam. Những địa danh trên trục đường 1 dường như đã trở thành một phần máu thịt của những người lính QT chúng tôi: Ngã 3 Long Hưng, cầu Dài, cầu Nhùng, Mỹ Chánh...Tới Huế, qua Phú Bài, Phú Lộc ... mà nhớ tới những đồng đội mình từ Trường Sơn xuống cắt ngang đường 1 để xốc thẳng vào Huế từ phía Nam với mọi phương tiện trong tay:GMC thu được của địch, xe đò của dân, xe lam, xe máy và bằng những đôi chân thần tốc. Anh em c4/d1/e101 kể rằng có khẩu cối 82 mà nòng và đế đi trước bằng xe đò của dân, chân cối đi sau bằng xe lam, tất cả qua cầu Phú Xuân để tiến thẳng vào Phú Văn Lâu. 13 giờ ngày 25/3 lá cờ giải phóng của e101 đã được tiểu đội trinh sát của d2 kéo lên cột cờ Phú Văn Lâu. Tới con đường rẽ lên khu Bạch Mã mà ngậm ngùi nhớ tới anh em c3 của mình đã nằm lại dưới chân 303 ngày ấy.

Đà Nẵng rồi đến Quảng Nam, chúng tôi có cuộc gặp gỡ với các CCB của mảnh đất Trung dũng đi đầu toàn dân diệt Mỹ. Đêm đó là đêm thứ hai của chuyến đi, chúng tôi nghỉ tại TP Tam Kỳ. Từ thị trấn của Quảng Nam - Đà Nẵng ngày xưa, Tam Kỳ trở thành thị xã và giờ đây là TP của Quảng Nam. Bộ mặt TP đẹp lên rất nhiều với quy hoạch hoàn chỉnh, đường phố phong quang. Hình ảnh của Tam Kỳ ngày xưa vẫn còn đó ven đường 1 cũ.

Tới Đức Cường, Đức Phổ, Quảng Ngãi, chúng tôi dừng chân tại Bệnh xá Đặng Thùy Trâm để thắp hương tưởng nhớ tới người bác sĩ anh hùng. Một sự ngẫu nhiên hôm nay lại là ngày 8/3. Cuộc chiến tranh giải phóng của dân tộc ta nếu như được biểu tượng bằng 1 tượng đài thì trên nền của bức tượng đó phải là hình tượng một người mẹ và lá cờ Tổ quốc cao vời vợi trước đó là những người lính đang xốc tới bên cạnh là người phụ nữ đó là những người vợ, người chị, người em đã giúp chúng ta làm nên chiến thắng hôm nay.

Cũng ngày hôm nay những CCB chúng tôi đã có một món quà nhỏ tặng cho các chị, các em và các cháu cùng đi trong đoàn. Trong đoàn có nhiều chị là những CCB đã có mặt tại nhiều binh chủng và các chiến trường trong những năm chống Mỹ.


Trước tượng chị Trâm tại Bệnh xá mang tên chị

Chúng tôi ngược lại phía Bắc chừng 10 km tới ngã ba Thạch Trụ, rồi rẽ trái theo quốc lộ 24 để lên Tây Nguyên.

Thị trấn Ba Tơ cách đường 1 hơn 30 km. Đây là là 1 địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ cơ hội có một không hai khi bộ máy thống trị của Pháp tại đây hoảng loạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương. những người tù cộng sản tại nhà tù Ba Tơ đã nổi dậy cướp chính quyền và vũ trang khởi nghĩa thành lập nên Đội du kích Ba Tơ, đây chính là tiền thân của LLVT khu V sau này.

Hội CCB huyện Ba Tơ đón tiếp chúng tôi rất nồng hậu. Đ/c chủ tịch Hội nguyên là học sinh miền Nam tập kết và trở về tham gia chiến đấu giải phóng quê hương.


Di tích nhà tù Ba Tơ


Đài kỷ niệm du kích Ba Tơ trong nhà Bảo tàng Ba Tơ

Quốc lộ 24 quanh co giữa đại ngàn Trường Sơn đưa chúng tôi lên với Tây Nguyên. Qua đèo Vi-ô-lét chúng tôi sang đất Kon-tum, những vạt rừng già còn sót lại, cây cối đang nảy lộc non đỏ rực 2 bên đường. Không hiểu tác giả của Lá đỏ lấy cảm hứng từ những vạt rừng lá đỏ của Trường sơn khi mùa xuân về hay từ sắc đỏ của rừng khộp bên Tây Trường sơn mỗi khi mùa khô đến.

(còn tiếp)



« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 08:45:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #525 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:07 pm »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (6))
(tiếp theo)

Lên đến đất Kon Tum, đã xuất hiện những cánh rừng thông bát ngảt. Chúng tôi qua đèo Măng Đen, đây là một khu vực có khí hậu mát mẻ, ôn hòa lý tưởng cho việc xây dựng một khu nghỉ dưỡng, đây còn gọi là "Đà Lạt thứ hai". Từ ngày xưa, người Pháp cũng đã có ý định xây dựng tại đây một khu nghỉ mát nhưng phải bỏ dở vì chiến tranh. Giờ đây ý tưởng đó đang được hồi sinh lại. Môi trường sinh thái cùng với cảnh quan của rừng, núi, sông suối với khí hậu lý tưởng sẽ thu hút du khách bốn phương. Trong những cánh rừng thông bên đường đã hiện hữu một số biệt thự, chính quyền địa phương đã tạo nhiều thuận lợi cho những ai muốn đầu tư vào Măng Đen.

Đường 24 đưa chúng tôi vượt gần 170 cây số từ đường 1 kết thúc tại thị xã Kon Tum để gặp đường Hồ Chí Minh. Thị xã Kon Tum, vết tích của trận lũ năm trước còn để lại: đường xá bị sạt lở, nhiều cầu cống bị cuốn trôi. Con sông Đak Blah bình thường thơ mộng như thế đã trở thành nỗi kinh hoàng tàn phá tất cả những gì hai bên bờ sông.

Đây là lần thứ 3 tôi trở lại với cao nguyên. Nếu như khi theo đường HCM từ Quảng Trị, Thừa Thiên cho đến đất Quảng Nam cảm giác của chúng ta bị choáng ngợp bởi những dãy núi cao, vực sâu, đèo dốc quanh co và rừng già che khuất tầm mắt. Nhưng khi đến đất Tây Nguyên thì cảm giác đó được trải ra một cách hào sảng khi tầm mắt được phóng tới tận chân trời thật là ngoạn mục.

Chiều muộn chúng tôi đặt chân đến TP Pleiku của Gia Lai. Từ trên cao, ngoại ô TP hiện ra với những mái nhà tôn lô nhô không khác mấy những khu nhà của một thị xã dưới xuôi. Càng vào trong TP cảnh quan càng đẹp hơn với phố xá rộng rãi, phong quang. Nhiều công trình đẹp mọc lên so với mấy năm trước khi tôi dừng chân tại đây. Những công trình lớn hầu hết đều do Hoàng Anh - Gia Lai làm chủ đầu tư.

Xe chúng tôi dừng chân trước cửa nhà khách của Binh đoàn 15 - một binh đoàn vừa làm kinh tế vừa có nhiệm vụ đứng chân trên một địa bàn chiến lược này. Các đồng chí lãnh đạo binh đoàn đã chờ đón chúng tôi tại đây. Tối hôm đó đã có một buổi giao lưu sôi nổi giữa binh đoàn và đoàn. Thật không ngờ đồng chí thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Anh hùng LLVT, tư lệnh binh đoàn lại là người quen biết cũ của chúng tôi. Mùa hè năm 1972, trung đoàn 271 của đ/c đã sát cánh chiến đấu với e101 của chúng tôi tại cánh Đông Quảng Trị. Chúng tôi ngồi bên nhau mà bồi hồi nhớ lại những trận chiến ác liệt bên dòng Vĩnh Định từ Chợ Sãi, An Tiêm, Nại Cửu, Bích La...những ngày tháng đó với những người lính đầu bạc dường như mới chỉ là hôm qua.

Đ/c Nguyễn Xuân Sang, tư lệnh BĐ15 trong đêm giao lưu cùng với Quỹ MMT20




(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:24:47 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #526 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:36:14 pm »

...
Thị trấn Ba Tơ cách đường 1 hơn 30 km. Đây là là 1 địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ cơ hội có một không hai khi bộ máy thống trị của Pháp tại đây hoảng loạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương. những người tù cộng sản tại nhà tù Ba Tơ đã nổi dậy cướp chính quyền và vũ trang khởi nghĩa thành lập nên Đội du kích Ba Tơ, đây chính là tiền thân của LLVT khu V sau này.
...
Sư đoàn trưởng 325 (thực ra là 325C) trong giai đoạn 1970 - 197X là ông Lê Kích. Khi còn ở Hà Bắc, tôi đã được nghe đại đội trưởng Hiền kể về ông một cách khâm phục: Lão ấy là du kích Ba-tơ đấy. Ông Hiền phục một thì tôi phục 10, phục 100. Vì là lính trinh sát sư đoàn, nên tôi cũng may mắn được nhìn thấy ông 2-3 lần. Theo trí nhớ, ông gầy và cao, nom hơi khổ khổ. Những giai thoạii kể về ông thường là về tình thương của ông với lính.

Sau này, khi đã có internet, tôi còn biết thêm nhiều về ông Lê Kích. Chỉ có một điều khó hiểu, sao một người như ông mà khi mất đi (cách đây vài năm), ông vẫn mới chỉ là 4//.  
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #527 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2010, 11:28:16 am »

...
Thị trấn Ba Tơ cách đường 1 hơn 30 km. Đây là là 1 địa danh đã đi vào lịch sử cách mạng Việt Nam. Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp. Tranh thủ cơ hội có một không hai khi bộ máy thống trị của Pháp tại đây hoảng loạn, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương. những người tù cộng sản tại nhà tù Ba Tơ đã nổi dậy cướp chính quyền và vũ trang khởi nghĩa thành lập nên Đội du kích Ba Tơ, đây chính là tiền thân của LLVT khu V sau này.
...
Sư đoàn trưởng 325 (thực ra là 325C) trong giai đoạn 1970 - 197X là ông Lê Kích. Khi còn ở Hà Bắc, tôi đã được nghe đại đội trưởng Hiền kể về ông một cách khâm phục: Lão ấy là du kích Ba-tơ đấy. Ông Hiền phục một thì tôi phục 10, phục 100. Vì là lính trinh sát sư đoàn, nên tôi cũng may mắn được nhìn thấy ông 2-3 lần. Theo trí nhớ, ông gầy và cao, nom hơi khổ khổ. Những giai thoạii kể về ông thường là về tình thương của ông với lính.

Sau này, khi đã có internet, tôi còn biết thêm nhiều về ông Lê Kích. Chỉ có một điều khó hiểu, sao một người như ông mà khi mất đi (cách đây vài năm), ông vẫn mới chỉ là 4//.  

Hiện tại ông đang an nghỉ tại NT Đà Lạt. Ông có một người con trai là giảng viên ĐHKTQD, hình như có thời làm hiệu phó thì phải.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #528 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:30:46 am »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN (7)
(tiếp theo)

Buổi sớm trên cao nguyên trời se lạnh, tôi nhâm nhi li cà-phê đặc sánh với bạn bè ở nhà khách BĐ15 trong khi chờ lên xe để đi tiếp về BMT như thói quen hàng sáng tại Hà Nội, nhưng không thể không cảm nhận những đặc trưng riêng của thiên nhiên ban tặng cho phố núi này như: cái lạnh của miền núi, sương sớm mờ ảo núp bóng dưới ánh mặt trời, nhất là hương vị nồng nàn tỏa ra từ ly cà-phê buổi sáng như thói quen của riêng tôi ... Ở Pleiku này nếu bạn muốn có một cảm giác lãng mạn rất dể cảm nhận nó: buổi sáng bạn mặc thêm áo khoác nhẹ vì thời tiết hơi lạnh, khi ra đường cảm giác bạn càng thú vị hơn khi sương bao phủ mờ dưới ánh nắng tất cả những cảm giác đó bạn ngồi bên một quán cóc ven đường trên là bóng cây làm một ly cà-phê sáng vừa có vị thơm ngon đậm đà, vừa lâng lâng ngây ngất say say với thiên nhiên và hương vị cà-phê Pleiku.

Lưu luyến chia tay với BĐ15 - những người lính đang làm nhiệm vụ phát triển kinh tế và trấn giữ một địa bàn chiến lược của đất nước - hẹn ngày gặp lại.

Chúng tôi tới Chư Sê cách Pleiku 40km về phía nam đây là ngã ba nếu đi tiếp theo QL14 ta sẽ đến Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh; còn rẽ trái theo QL25 (QL7 cũ) sẽ gặp QL1 tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Chư Sê là 1 vùng đất đầy tiềm năng cho cà-phê, cao su, hồ tiêu và các loại cây công nghiệp khác ... đặc biệt thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê đã được chính thức công nhận và đã được thị trường hồ tiêu thế giới công nhận.

Cách đây 33 năm tại con đường 7 này đã chứng kiến 1 sự kiện bi thảm cho chính quyền Sài Gòn lúc ấy khi Nguyễn Văn Thiệu quyết định bỏ Tây Nguyên và rút các lực lượng còn lại về tăng viện cố thủ dải đồng bằng ven biển miền Trung và tuyến hành quân sẽ theo đường 14 từ Pleiku đi xuống phía nam sau đó rẽ vào đường 7 đã bỏ từ lâu và xuôi về thị xã Tuy Hoà tỉnh Phú Yên. Thực tế cuộc hành quân này không có kế hoạch, không có yểm trợ, đường hành quân không được kiểm tra trước, phó mặc tất cả vào sự may rủi của số phận. Một lực lượng quân hàng vạn người chuẩn bị trong 2-3 ngày, đi hàng trăm km không có yểm trợ với tinh thần chiến đấu xuống rất thấp sau khi Buôn Mê Thuột thất thủ, và đặc biệt họ đi cùng hàng trăm nghìn dân thường gồm gia đình binh sĩ và dân chạy nạn, tất cả đã làm cho cuộc hành quân thành đoàn xe cộ khổng lồ ùn tắc không đội hình, không tổ chức, không thể chỉ huy và chiến đấu được. Bộ Tư Lệnh quân giải phóng (QGP) Tây Nguyên  đã lập tức ra lệnh truy kích tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy, đồng thời yêu cầu bộ đội địa phương Phú Yên chặn đánh địch ở Củng Sơn. Trung đoàn 95B - người anh em thân thiết của chúng tôi những ngày chiến đấu tại Thành cổ QT - sau khi đánh chiếm BTL sư đoàn 23 của địch đã được tăng cường cho f320A truy đuổi địch trên con đường này. Bộ phận đi đầu của quân ta chạy đua, tắt núi đón đầu và kịp chặn đường tại bên ngoài thị xã Cheo Reo tỉnh Phú Bổn. Chỉ một lực lượng rất nhỏ quân ngụy đi thoát còn toàn bộ đoàn quân và dân chạy nạn đã bị tan rã không tổ chức lại được nữa. Hàng nghìn người dân đã bị thiệt mạng do hỏa lực của cả hai bên quân đội và do suy kiệt. Kon Tum và Pleiku thất thủ trong vòng một tuần. Kế hoạch rút quân của Thiệu đã không cứu được lực lượng quân bố phòng Tây Nguyên. QGP hoàn toàn làm chủ Tây Nguyên và đặc biệt nó làm thành làn sóng hoảng loạn lan khắp mọi nơi làm tan rã tinh thần quân ngụy trên phần lãnh thổ còn lại và bắt đầu tan rã nhanh chóng và sụp đổ từ đấy.

Rời Chư Sê chúng tôi đi qua những vạt rừng thông ở hai bên đường xen kẽ những rừng cà-phê, hồ tiêu, điều, cao su...Thị trấn Ea Đrăng của huyện Ea H’leo của tỉnh Đăk Lăk nhỏ xinh ẩn mình dưới những tán rừng thông hiền hòa.

Từ trên cao nhìn xuống thị trấn Buôn Hồ của huyện Krông Búk lấp ló ẩn hiện tháp chuông nhà thờ mầu trắng cùng với những mái tôn đỏ trong cái nắng cao nguyên. Đã xuất hiện những vạt rừng khộp lẫn trong những cánh rừng thông, rừng điều. Vẫn những cánh rừng cao su đều tăm tắp như những hàng tiêu binh. Đây đó trên những ngọn đồi cao là những nghĩa trang liệt sĩ trắng toát trong nắng gió và mầu đỏ ba-zan của cao nguyên. Vết tích của những trận chiến ác liệt đã bị thời gian xóa nhòa mà chỉ có mầu trắng của các bia mộ liệt sĩ là còn đó với thời gian ...

Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở trung tâm Tây Nguyên trên cao nguyên Đắk Lắk, một trong 3 cao nguyên lớn của Tây Nguyên, có độ cao trung bình 400 - 800m so với mặt nước biển. Theo tiếng Ê Đê: Đăk là nước; Lăk là hồ, ở đây có đến trên 500 hồ nước tự nhiên và nhân tạo lớn nhỏ giữ kỉ lục Việt Nam về tỉnh có nhiều hồ nhất. Năm 1950, quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại chọn đặt Cao nguyên Trung phần, trong đó có Đăk Lăk, làm Hoàng triều Cương thổ, có quy chế cai trị riêng. Đắk Lắk là một trong những cái nôi nuôi dưỡng Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đáng chú ý khi đến thăm Đắk Lắk là những ngôi nhà dài truyền thống theo huyền thoại có thể "dài như tiếng chiêng ngân". Lễ hội đua voi, Lễ hội Cồng chiêng và Lễ hội cà phê đã được tổ chức đều đặn hàng năm như một giá trị truyền thống.

Đăk Lăk là tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam. Cà phê Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk luôn được đánh giá là có chất lượng cao, có hương vị đặc trưng; do đó thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột đã được thế giới biết đến; địa danh Buôn Ma Thuột cũng được nhiều người ví như một "thủ phủ cà phê"của Việt Nam do ở đây cây cà phê chiếm giữ một vị trí độc tôn, không loại cây trồng nào sánh được. Cây cà phê đã góp phần đưa Buôn Ma Thuột từ vị trí một thị xã tỉnh lẻ cao nguyên trở thành một thành phố sầm uất.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 08:48:06 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #529 vào lúc: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 09:56:01 am »

THÁNG BA TÂY NGUYÊN ( 8 )
(tiếp theo)

Quá trưa chúng tôi tới TP Buôn Ma Thuột. Nằm giữa cao nguyên Đăk Lăk, Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi gặp nhau của các QL14 (đường HCM) đi Đăk Nông, Bình Phước và các tỉnh Đông Nam Bộ; QL26 đi về phía Đông gặp đường 1 tại Ninh Hòa, Khánh Hòa và QL27 đến Lâm Đồng qua đèo Ngoạn Mục để về Phan Rang - Tháp Chàm. Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của A ma Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay. Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.

Chính tại đây, ngày 10/3/1975 đã mở màn cho chiến dịch Tây Nguyên, đòn quyết định và mở màn cho chiến dịch mùa xuân 1975 và kết thúc là chiến dịch HCM giải phóng hoàn toàn miền Nam. Ngày 6/1/1975, quân ta tiến vào đánh sập Phước Long, nơi được xem là bức tường thành vững chắc bảo vệ vành đai Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn phải ngậm ngùi kêu gọi: “Dành ba ngày truy điệu cầu nguyện cho Phước Long”. Phước Long lọt vào tay QGP vì chính quyền Sài Gòn không có quân tiếp viện. Trước sự tấn công của QGP, Hoa Kỳ chỉ phản ứng lấy lệ. Đánh giá khả năng quân Mỹ sẽ không can thiệp, chúng ta quyết tâm đánh mạnh để "giải phóng miền Nam ngay trong năm 1975". Mở màn với chiến dịch Tây Nguyên, QGP tiếp tục sử dụng các biện pháp nghi binh, làm cho quân ngụy tin rằng họ sẽ tấn công vào thị xã Pleiku. Tuy nhiên, lúc 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, QGP Tây Nguyên bất ngờ tấn công thị xã Ban Mê Thuột, Đắc Lắc. Thị xã nhanh chóng thất thủ sau hai ngày giao chiến.

Chúng tôi vào NTLS Buôn Ma Thuột, đoàn 1 với những CCB của e95 hành quân bằng xe lửa tới Diêu Trì và đi xe vào Tuy Hòa để ngược đường 25 (đường 7 cũ) lên BMT, đã đợi chúng tôi tại đây.

NTLS BMT ở ngay trung tâm TP, đây là nơi an nghỉ của hàng ngàn chiến sĩ từ mọi miền đất nước đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Tây Nguyên. Mảnh đất ba-zan trù phú trên cao nguyên lộng gió này đã ôm các anh trong lòng và trọn đời không bao giờ quên những năm tháng gian khổ trên mảnh đất B3 hào hùng này.

Trong những LS nằm tại đây có nhiều anh em của e95B từ mảnh đất Thành cổ Quảng Trị nóng bỏng vào đây để mãi mãi nằm lại mảnh đất cao nguyên này. Những CCB của lữ 273 tăng-thiết giáp, những con chiến mã thép của Tây Nguyên, đã tìm thấy nhiều đồng đội của mình hy sinh trong những ngày tháng 3/1975 ấy.


Phút tưởng nhớ tới những đồng đội đã hy sinh cho mảnh đất Tây Nguyên này


Các CCB lữ 273 TTG bên mộ đồng đội mình  

Đoàn chúng tôi có mặt tại Ngã sáu Ban Mê trong ánh nắng chiều rực rỡ. Đây là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố. Xung quanh tôi rất đông những đồng đội của e95B, có lẽ họ cũng giống tôi đang thả hồn trở lại 35 năm về trước cũng tại ngã 6 này.
 

Đoàn CCB của Quỹ MMT20 tại Ngã 6 Ban Mê

Chiều hôm đó chúng tôi có buổi gặp gỡ giao lưu với Trường Đại học Tây Nguyên. Trong đoàn chúng tôi có nhiều anh em là các CCB - SV đã gặp lại các đồng đội của mình hiện đang công tác tại trường. Đêm đốt lửa đầy mầu sắc của núi rừng Tây Nguyên vô cùng sôi động giữa các thế hệ SV-CS và lớp SV ngày nay tưởng như không bao giờ muốn dứt để lại cho chúng tôi một ấn tượng khó quên.

Trong buổi tọa đàm với ĐH Tây Nguyên (người mặc áo đỏ là Hiệu phó ĐHTN, bên cạnh là Hoàng Văn Tần, CCB e95B nguyên Chủ nhiệm khoa công trình thủy ĐHXD)


Đêm lửa cao nguyên


Giao lưu giữa các thế hệ SV


Chúng tôi nghỉ đêm tại trường huấn luyện của BCH QS tỉnh ngay sát cạnh khu kho Mai Hắc Đế cũ. Mấy người chúng tôi thả bộ quanh TP để chiêm ngưỡng BMT về đêm.

Ngã 6 Ban Mê về đêm

Tần ngần đứng giữa trung tâm TP ngắm nhìn tượng đài chiến thắng Buôn Mê Thuột rực rỡ dưới ánh đèn cao áp mà trong lòng không khỏi xốn xang khi nghĩ tới những đồng đội của trung đoàn 95B anh em:

Họ bí mật tách ra khỏi đội hình của sư đoàn một ngày giáp tết 1975, sau khi để lại sau lưng nỗi uất hận khi phải rời bỏ Thành cổ Quảng Trị cái đêm 16/9/1972; giành giật với địch dải đất hẹp Tích Tường - Như Lệ bên dòng Thạch Hãn; đón cái Tết 75 tại ngã ba biên giớ trên đường tiến vào Tây Nguyên để tấn công Buôn Mê Thuột trên hướng đông bắc thị xã. Trung Ðoàn 95B tấn công đánh chiếm ngã Sáu từ 8 giờ. Địch chống trả quyết liệt, chúng ném bom ngăn chặn và dùng xe tăng, bộ binh phản kích đẩy ta ra xa. Hai tiểu đoàn 4 và 5 của Trung Ðoàn 95B được tăng cường 4 xe tăng, liên tục tấn công và đánh địch phản kích. Lúc 13 giờ 30, trung đoàn làm chủ ngã Sáu, sau đó phát triển tấn công vào tiểu khu Đăk Lăk và BTL sư đoàn 23 của địch. Lúc 15 giờ, trung đoàn làm chủ tiểu khu và cử một bộ phận có 3 xe tăng quay trở lại diệt đại đội biệt kích còn lại ở sân bay thị xã. Khi địch bỏ Tây Nguyên rút chạy để về giữ đồng bằng, Trung Ðoàn 95B tăng cường cho Sư đoàn 320A truy kích tiêu diệt toàn bộ quân địch rút chạy trên tuyến QL7 (nay là QL25) qua Cheo Reo, Phú Bổn, Củng Sơn về Tuy Hòa.

Một thú vui của Buôn Mê Thuột là được nhâm nhi phin cà-phê đặc sánh tí tách trong những quán cà-phê của phố núi Ban Mê. Cà-phê Buôn Mê Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê". Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi hết một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá... Hàng năm ở đây có lễ hội cà-phê. Là một lễ hội được tổ chức để tôn vinh cây cà phê, một loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ Cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk.

Đêm Buôn Mê Thuột không khí se lạnh như Đà Lạt nhưng dường như phố núi Ban Mê hoang sơ có một sức hút kì lạ mặc dù cho đến hôm nay cái chất hoang sơ hầu như đã biến mất ở trung tâm TP thay vào đó là các dinh thự, nhà cửa, khách sạn , nhà hàng...như một đô thị dưới xuôi. TP tĩnh lặng về đêm, lác đác vài ba chiếc xe máy hối hả trong đêm. Hầu như không có bất cứ sự ồn ã thái quá nào của đám thanh niên xung quanh bàn nhậu như ở các đô thị dưới xuôi. Có lẽ đặc thù ở đây người ta chủ yếu chỉ nhâm nhi li cà-phê về  đêm chứ không có những cuộc nhậu tới bến để cho các đệ tử lưu linh không thể quậy phá được. Chính vì lẽ đó người ta mới nói cà-phê là một nét văn hóa  hay văn hóa cà-phê nhưng chưa hề thấy ai nói là văn hóa bia rượu cả.  

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười Hai, 2010, 01:36:07 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM