Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 10:07:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388384 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #500 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:30 pm »

...
Hầy dà, không biết nhà bác 6971 có mất sắn không đây?
...
Hầy dà, mới sửa được vụ Loạn cầu của các bác LXTuong, GiangNH, lại gặp vụ loạn hướng của bác qtdc.

Hương Canh có mất sắn thì là mất sắn mua của dân mấy xã đồi núi về bán ở chợ Hương Canh hay chợ Quang Hà, chứ đất HC không trồng được sắn, đâu có chuyện dân quân tự vệ HC rình bắn mấy bác sinh viên nhổ sắn trộm. Oan quá, oan quá. Số là thế này, những năm 197X, DHXD sơ tán lên khu vực Ngoại Trạch, Nội Phật, thuộc xã Tam Hợp và một phần thuộc xã Quất Lưu. Đấy là khu vực đồi đất đá ong, dân trồng rất nhiều sắn. Để lên trường, sinh viên XD phải xuống ga Hương Canh rồi đi dọc theo đường tàu về phía Vĩnh Yên khoảng 1 km nữa thì rẽ về tay phải, băng qua những đồi sắn, về trường. Thực ra đất HC ở bên này đường tàu và chỉ đến ga là hết, đi tiếp nữa về nơi DHXD sơ tán thì là đất Tam Hợp rồi. Nhưng SV DHXD cứ quen mồm: Hồi sơ tán Hương Canh, chứ chính xác phải nói là: Hồi sơ tán ở Tam Hợp, gần ga Hương Canh.

Kể mà là chuyện thơm tho về Hương Canh thì 6971 tôi cũng để im, ừ thì DHXD sơ tán về HC, để còn hóng chuyện bác LXT, chứ chuyện bắn mấy bác SV nhổ sắn trộm, sai lè lè ra rồi, thì bảo im sao được. Minh oan, minh oan.
 
Chà..chà..Bác 6971 kính mến, tụi em cứ là Hương Canh tuốt. Mà hô đứng lại cứ chạy thì phải bòm thôi, theo em biết thực ra là bắn cảnh cáo đấy ạ. Một thời rất là buồn cười. Một cậu em dân Hương Canh (hình như trùng tên với bác), nhà chuyên làm ngói, cũng học XD nhưng mà là mấy khóa sau bảo em rồi. Bây giờ bác nhắc thì nhớ. Cám ơn bác.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:12:38 pm gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #501 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 10:47:58 am »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (6)
(tiếp theo)

Anh Được hơn tôi 5 tuổi, anh thuộc lứa thanh niên Hà Nội tham gia phong trào 3 sẵn sàng năm 1965. Anh đã cùng nhiều thanh niên HN ngày ấy lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế theo tiếng gọi của Tổ quốc đi bất cứ nơi đâu khi Tổ Quốc cần. Sau 3 năm công tác tại các lâm trường Tây Bắc anh được cử về đi học tại ĐHXD khoa cầu đường K13.

Anh với tôi gắn bó với nhau khi anh làm a phó huấn luyện của tôi. Nếu như thoạt đầu ai nhìn thấy anh đều cho rằng đây là 1 công tử thị thành với nước da trắng, cái răng khểnh rất có duyên, nói năng nhỏ nhẹ đầy tính thuyết phục thì ngược lại anh lại là 1 con người đầy nghị lực đã được tôi rèn trong những năm công tác trên miền Tây. Ngày ấy Tây Bắc là những gì gian khổ với rừng thiêng nước độc, bản làng heo hút đi bộ hàng ngày đường mới có thôn bản, từ Hà Nội đi ô-tô hàng lên trên đó mất mấy ngày đường với những con đường đau khổ cheo leo một bên vách núi dựng đứng một bên là vực sâu thăm thẳm . Ấy thế, ngày ấy đã có một lứa trai thanh, nữ tú Hà Nội đã có mặt ở miền Tây xa xôi và làm nên biết bao điều kỳ tích. Anh Được là trong số những con người ấy.

Nhập ngũ được hôm trước, hôm sau trong buổi sinh hoạt đầu tiên để tự giới thiệu về nhau thì tôi với anh nhà lại rất gần nhau: anh ở 23 ngõ Nam Ngư còn tôi ở ngõ Tức Mạc (ngày ấy ở cùng một tiểu khu Hàng Cỏ, thuộc khu Hoàn Kiếm bây giờ gọi là phường Cửa Nam thuộc quận Hoàn Kiếm) cách nhau chừng 200 mét. Nhà anh ngay cạnh nhà ông cậu tôi ở nhà 25. Ông cậu tôi là Hồ Hải Thụy hồi ấy là giảng viên khoa ngữ văn ĐHTH.

Hai anh em tôi khi huấn luyện có 2 cái giống nhau là không biết bơi và ném lựu đạn không bao giờ đạt được vạch 20 mét. Trưa nào tôi cũng bị anh bắt ra sau nhà để tập ném lựu đạn, còn buổi chiều thì xuống hồ tập bơi. Khi kiểm tra ném lựu đạn thật cả 2 anh em giống nhau ở chỗ điểm rơi của lựu đạn dưới vạch mốc nhưng lại lăn lên đúng vạch thì nổ - thế là đạt yêu cầu. Chúng tôi bảo nhau còn hơn mấy thằng ở b khác không ném mà lăng ngang rơi vào BCH khiến các vị chỉ huy phải lao ra ngoài, may không ai bị sao. Mấy cậu đó may là thuộc thành phần cơ bản nếu như chúng tôi thì có lẽ sẽ mệt đấy, biết đâu mang cái tiếng ám sát cán bộ Grin vì mình thuộc diện tạch tè sè mà !

Mẹ anh Được mất sớm, ông bố ở vậy nuôi 3 người con. Người anh cả công tác ở xa, còn cậu em còn đang đi học. Chính hoàn cảnh đó lại từng trải trong quá trình công tác ở Tây Bắc nên đã rèn cho anh bản lĩnh đầy tự tin. Tôi thường tâm sự với anh về người mẹ của mình và nhất là kể lại cho anh những món ăn mà khi ở nhà mẹ thường hay làm. Hai anh em thường mơ tới ngày trở về sẽ đi bộ khắp các phố phường Hà Nội để bõ những ngày xa cách và thế nào anh cũng sẽ qua nhà em nói với bác gái cho anh được ăn món ốc nhồi hấp lá gừng, anh chưa bao giờ được ăn món này... . (Tôi viết đến đây từ đáy lòng lại trào lên cảm xúc về một người đồng đội, về một người anh đã mãi mãi đi xa).

Anh chưa bao giờ tâm sự với tôi về người bạn gái học cùng lớp nhưng tôi biết qua những anh em học cùng lớp với anh. Người bạn gái này tên là O., khi chuẩn bị đi B hình như O. có lên thăm anh, tôi chỉ biết loáng thoáng như vậy.

Đơn vị đi B, anh Được làm a trưởng, anh Oanh làm a phó. A trưởng khung là Sơn ở lại tiếp tục huấn luyện đợt quân mới. B trưởng Viên lên c phó, Trình ba toác từ d69 về làm b trưởng, Sĩ a trưởng a 2 lên làm b phó của b tôi. Những cán bộ khung này sẽ đưa chúng tôi vào Nam.    

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:26:23 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #502 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 12:00:22 pm »

Chuyện bác Tường kể rất hay, bác cứ tiếp tục nhé, chúng em vẫn theo dõi chăm chú. Ở thị trấn Phố Ràng, còn một đài kỷ niệm TNXP Hà Nội xây dựng đường sắt Lao-Hà, quốc lộ 72 Việt Trì - Yên Bái - Lao Cai những năm cuối 50 đầu 60. Sau này đến năm 75, các phong trào TNXP cho thanh niên đô thị cũng như bản sao các phong trào trước đây thôi. Ngay ở trường ĐHXD, một số thầy giáo như thầy Huỳnh Chánh Thiên (quê Sài Gòn-tập kết) dạy BTCT cũng là một trong những thanh niên hồi đó đi xây dựng đường sắt Lao-Hà, đường bộ số 6 lên Tây Bắc.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Mười Một, 2010, 01:10:06 pm gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #503 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 09:42:22 am »

Chuyện bác Tường kể rất hay, bác cứ tiếp tục nhé, chúng em vẫn theo dõi chăm chú. Ở thị trấn Phố Ràng, còn một đài kỷ niệm TNXP Hà Nội xây dựng đường sắt Lao-Hà, quốc lộ 72 Việt Trì - Yên Bái - Lao Cai những năm cuối 50 đầu 60. Sau này đến năm 75, các phong trào TNXP cho thanh niên đô thị cũng như bản sao các phong trào trước đây thôi. Ngay ở trường ĐHXD, một số thầy giáo như thầy Huỳnh Chánh Thiên (quê Sài Gòn-tập kết) dạy BTCT cũng là một trong những thanh niên hồi đó đi xây dựng đường sắt Lao-Hà, đường bộ số 6 lên Tây Bắc.

Bác qtdc,đấy là QL70 từ ngã ba Đoan Hùng lên Yên Bái - Lào Cai, hồi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất lính TQ làm đường này còn gọi là đường Hữu nghị.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #504 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 11:00:46 am »

Chuyện bác Tường kể rất hay, bác cứ tiếp tục nhé, chúng em vẫn theo dõi chăm chú. Ở thị trấn Phố Ràng, còn một đài kỷ niệm TNXP Hà Nội xây dựng đường sắt Lao-Hà, quốc lộ 72 Việt Trì - Yên Bái - Lao Cai những năm cuối 50 đầu 60. Sau này đến năm 75, các phong trào TNXP cho thanh niên đô thị cũng như bản sao các phong trào trước đây thôi. Ngay ở trường ĐHXD, một số thầy giáo như thầy Huỳnh Chánh Thiên (quê Sài Gòn-tập kết) dạy BTCT cũng là một trong những thanh niên hồi đó đi xây dựng đường sắt Lao-Hà, đường bộ số 6 lên Tây Bắc.

Bác qtdc,đấy là QL70 từ ngã ba Đoan Hùng lên Yên Bái - Lào Cai, hồi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất lính TQ làm đường này còn gọi là đường Hữu nghị.
Cám ơn bác Tường, em nhầm, đấy là QL70, biển trên đài kỷ niệm ở gần ngã ba Phố Ràng (đối diện cây xăng và cạnh trụ sở hạt quản lý đường bộ) ghi như vậy, tức là khôi phục QL70 và đường sắt Yên Bái - Lào Cai những năm từ 1956-1962. Bác cứ tiếp đi ạ.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #505 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 12:50:40 pm »

Chuyện bác Tường kể rất hay, bác cứ tiếp tục nhé, chúng em vẫn theo dõi chăm chú. Ở thị trấn Phố Ràng, còn một đài kỷ niệm TNXP Hà Nội xây dựng đường sắt Lao-Hà, quốc lộ 72 Việt Trì - Yên Bái - Lao Cai những năm cuối 50 đầu 60. Sau này đến năm 75, các phong trào TNXP cho thanh niên đô thị cũng như bản sao các phong trào trước đây thôi. Ngay ở trường ĐHXD, một số thầy giáo như thầy Huỳnh Chánh Thiên (quê Sài Gòn-tập kết) dạy BTCT cũng là một trong những thanh niên hồi đó đi xây dựng đường sắt Lao-Hà, đường bộ số 6 lên Tây Bắc.

Bác qtdc,đấy là QL70 từ ngã ba Đoan Hùng lên Yên Bái - Lào Cai, hồi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất lính TQ làm đường này còn gọi là đường Hữu nghị.
Cám ơn bác Tường, em nhầm, đấy là QL70, biển trên đài kỷ niệm ở gần ngã ba Phố Ràng (đối diện cây xăng và cạnh trụ sở hạt quản lý đường bộ) ghi như vậy, tức là khôi phục QL70 và đường sắt Yên Bái - Lào Cai những năm từ 1956-1962. Bác cứ tiếp đi ạ.

Cũng tại Phố Ràng có 1 đài kỷ niệm trận Phố Ràng được đặt trên 1 quả đồi ngày xưa chính là đồn Phố Ràng, bây giờ muốn vào thăm phải đi qua nhà dân. Mình đã đến thăm mà cám cảnh cho 1 di tích đi vào lịch sử dân tộc mà đã được phản ánh qua những áng văn chương của nhà báo liệt sĩ Trần Đăng - Trận Phố Ràng.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười Một, 2010, 11:04:22 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #506 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 01:54:21 pm »

Bác Tường nói đúng tình trạng di tích trận Phố Ràng rồi. Thôi đừng buồn bác ạ, còn nhiều chuyện đáng lo hơn nhiều, từ từ rồi nhân dân và các thế hệ sau sẽ phải tính. Anh em ruột nhà văn Trần Đăng (bác Đặng Trần Sơn) là bạn thân ông cụ nhà em, vụ đi tìm được mộ liệt sỹ Trần Đăng cách đây hơn chục năm em cũng có biết một chút và đã tham gia lễ an táng cụ tại nghĩa trang Tây Tựu. Riêng em, mong rằng đến một ngày nào đó, mọi đài kỷ niệm sẽ nhân văn hơn, chứ đừng hoành tráng một cách phô trương. Ví dụ đài kỷ niệm trận Cửa Việt 1973, em hình dung một góc của nó thế này: Kíp chiến đấu trên xe, không thiếu một ai, trên một bệ không cao lắm tượng trưng cho bãi cát Cửa Việt, ngồi quây quanh "Toàn-Tú-Tài" đang ôm ghi ta, tất cả quay mặt chếch ra hướng biển, đang say sưa hát "Chiều hải cảng", sau lưng họ, trên một cái bệ cao hơn nữa là chiếc xe 704 thân thuộc, mình đầy thương tích.
Em rất ấn tượng với nghĩa trang Piskarevo ở Lêningrat, có khắc câu của Olga Bergolts "Không có gì bị lãng quên, không một ai bị quên lãng".
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #507 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 02:51:06 pm »

Bác Tường nói đúng tình trạng di tích trận Phố Ràng rồi. Thôi đừng buồn bác ạ, còn nhiều chuyện đáng lo hơn nhiều, từ từ rồi nhân dân và các thế hệ sau sẽ phải tính. Anh em ruột nhà văn Trần Đăng (bác Đặng Trần Sơn) là bạn thân ông cụ nhà em, vụ đi tìm được mộ liệt sỹ Trần Đăng cách đây hơn chục năm em cũng có biết một chút và đã tham gia lễ an táng cụ tại nghĩa trang Tây Tựu. Riêng em, mong rằng đến một ngày nào đó, mọi đài kỷ niệm sẽ nhân văn hơn, chứ đừng hoành tráng một cách phô trương. Ví dụ đài kỷ niệm trận Cửa Việt 1973, em hình dung một góc của nó thế này: Kíp chiến đấu trên xe, không thiếu một ai, trên một bệ không cao lắm tượng trưng cho bãi cát Cửa Việt, ngồi quây quanh "Toàn-Tú-Tài" đang ôm ghi ta, tất cả quay mặt chếch ra hướng biển, đang say sưa hát "Chiều hải cảng", sau lưng họ, trên một cái bệ cao hơn nữa là chiếc xe 704 thân thuộc, mình đầy thương tích.
Em rất ấn tượng với nghĩa trang Piskarevo ở Lêningrat, có khắc câu của Olga Bergolts "Không có gì bị lãng quên, không một ai bị quên lãng".

Qtdc à! Ý tưởng của bạn tuyệt vời lắm, nhưng cho đến bây giờ việc dựng những đài kỷ niệm của chúng ta nặng về đồ sộ vì nó tỷ lệ thuận với tiền còn ý nghĩa thì ngược lại. Ngay cái tượng cụ Lý ngay ở cơ quan mình cũ cũng tranh cãi ghê lắm. Mình nói đùa cụ Lý tay cầm sổ đỏ vào NH vay tiền không được bực mình ra cửa chỉ xuống đất nói:" Đất này là đất của của ta, sổ đỏ đầy đủ mà chúng nó không cho vay!"
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
crawling0805
Thành viên
*
Bài viết: 486


« Trả lời #508 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 06:03:30 pm »

Hi, cháu vừa có được Khúc Tráng Ca Thành Cổ Cheesy Trong đó cháu thấy có 2 bài viết của bác  Smiley
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #509 vào lúc: 27 Tháng Mười Một, 2010, 08:17:32 pm »

Hi, cháu vừa có được Khúc Tráng Ca Thành Cổ Cheesy Trong đó cháu thấy có 2 bài viết của bác  Smiley

Cám ơn cháu. Đấy là tấm lòng của các CCB Quảng Trị gửi tới những đồng đội đã hy sinh cho cuộc sống hôm nay.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM