Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:55:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387906 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #490 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 05:15:21 pm »



Bạn Giang NH ơi, bạn bị "loạn cầu". Bệnh này dễ chữa hơn bệnh loạn màu.

Cầu Tiền Châu (bác LXT gọi là cầu Bình xuyên) là cầu đường bộ, nằm trên QL2. Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh, cách nhau 4km, tất nhiên nằm trên đường sắt, cách rất xa QL2. Cầu Khả Do là cầu đường bộ, nằm trên tỉnh lộ, nối giữa Phúc Yên và Xuân Hòa. Cầu gần trạm bơm gọi là Cống Nội Đồng, thích gọi là cầu thì gọi, không sao, nằm trên đường từ Tiền Châu về Chèm, qua Thường Lệ. Bạn còn nhớ mang máng cầu nào quanh vùng này nữa không? 

6971 vui thật đấy! Vừa là trinh sát cấp chiến dịch mà lại tác chiến ngay trên quê nhà thì Giang NH thua là cái chắc Grin
[/quote]

 Hết rồi bác ạ, còn mỗi cái cầu bé tẹo trên QL23b, từ Gio hạ sang khu C, đi qua cái đầm sen.

Các bác nhớ siêu thật, 23 năm rồi em quên nhiều quá, à tiện thể em hỏi bác 6971: Nhà máy Mazi(xì dầu) ở Hương canh giờ còn không nhỉ?
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #491 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 05:51:09 pm »


-Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?

Bạn Giang NH ơi, bạn bị "loạn cầu". Bệnh này dễ chữa hơn bệnh loạn màu.

Cầu Tiền Châu (bác LXT gọi là cầu Bình xuyên) là cầu đường bộ, nằm trên QL2. Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh, cách nhau 4km, tất nhiên nằm trên đường sắt, cách rất xa QL2. Cầu Khả Do là cầu đường bộ, nằm trên tỉnh lộ, nối giữa Phúc Yên và Xuân Hòa. Cầu gần trạm bơm gọi là Cống Nội Đồng, thích gọi là cầu thì gọi, không sao, nằm trên đường từ Tiền Châu về Chèm, qua Thường Lệ. Bạn còn nhớ mang máng cầu nào quanh vùng này nữa không? 
Bác 6971 nói đúng rồi, nhưng không có chiến sỹ xây dựng nào cả, ít nhất một chiến sỹ ĐHQS (em quên tên), để lại nỗi đau cho gia đình, mà nguyên nhân chỉ là mệt quá ngủ quên. Ôi một thời sao mà kỳ cục. Có hôm xuống ga Hàng Cỏ lúc trời bắt đầu sáng, nhìn đít quần ông bạn đi trước thấy lõng bõng nước, hóa ra hắn ngồi vào gánh trứng của các bác, các bà buôn trứng, thôi hôm ấy các bà ấy lỗ vốn to.
Logged
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #492 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 06:40:45 pm »

... Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh ...

Hai cây cầu đường sắt nằm giữa ga Phúc Yên và ga Hương Canh ấy rất nhỏ mà cũng còn nhiều chuyện đấy. Xin phép bác LXT đã lan man thì dốc ruột tượng luôn một thể.

Cầu Hương Canh nhỏ hơn, thành và nóc cầu sát vào toa tàu hơn nên tai nạn nhiều hơn, cụ thể đã có 3 hành khách chết ở cây cầu này, đều vào ban đêm. Trong số này có một người là con một sỹ quan cao cấp. Sau này, người ta có dựng ở 2 phía, khoảng 20m trước khi đến cầu, 4 chiếc cọc tre, mỗi cọc buộc một tấm cót, hướng sát vào toa tàu. Hành khách nào đu người ở bậc lên xuống khi đến gần cầu sẽ bị những tấm cót này quệt vào mặt, vào lưng, nhắc nhở. Nhưng phía trên nóc thì không có gì cảnh báo.

Thời kỳ chiến tranh phá hoại, người ta làm một chiếc cầu Hương Canh giả, nghi binh, cách cầu thật về phía xuôi khoảng 1km, hai bên là 2 hồ nước sâu, tên địa phương là Hủng Mả và Mom Xã Rắn. Không hiểu sao F105 lại bị mắc lừa, tương 2 quả bom vào sát cây cầu giả, còn cây cầu thật không hề hấn gì. Đấy cũng là 2 quả bom duy nhất Hương Canh phải hứng chịu trong suốt những năm chiến tranh phá hoại. Lần ấy không ai chết hay xây xát, nhưng lần khác, khoảng 2 giờ chiều, một chiếc F105 bốc cháy, lao từ phía Sơn Lôi lên, nổ đánh rầm ở Cổng Vam, thì lại chết oan đến 2 người, trong đó có một người đang ngồi trên ghế cắt tóc, và một cô gái học sau tôi 1 lớp. Sau vụ ấy, trong làng rộ lên phòng trào nhà nhà chế lược Duyra, làm từ xác F105. Đến sư chùa Cả cũng hăng hái rũa lược Duyra.

Lực lượng cao xạ trực tiếp bảo vệ cầu Thịnh Kỷ là một đơn vị Bát Lộ Quân. Họ đóng quân chủ yếu ở những dải đồi thấp của xã Sơn Lôi, gần với cầu. Không biết có phải ăn theo không (nói khẽ) nhưng dân quân Sơn Lôi tự hào về thành tích đã bắn rơi 01 máy bay Mỹ. Tôi vẫn nhớ, những chiếc F4 bay cao tít mà các loại súng đã thi nhau nổ phía Sơn Lôi, phần lớn là tiếng đì đẹt của mấy anh K54 và CKC, cả của bạn cả của ta.  

Chỗ giáp ranh Hương Canh với Sơn Lôi cũng có một trung đội BLQ đóng. Bọn tôi đang ty toe "Ní hảo", suốt ngày lân la " Nỉ chia cẩy ủa Mao chủ xí huây heo - Chú cho cháu cái huy hiệu Mao chủ tịch nào". Trong làng nghe người ta đồn, TQ họ chỉ ăn thịt lợn, còn lòng ... đem chôn. Bọn trẻ đàn trâu chúng tôi rình cả tháng mà chẳng đào được khúc lòng lợn nào của Tàu. Chiều chiều, lũ trẻ đen đúa, tóc hoe vàng vì nắng bâu quanh xem họ cầm những thanh gỗ nom như những chiếc chày con, thoăn thoắt cán những chiếc bánh nhân thịt hình mặt trăng đầu tháng. Hồi ấy bọn trẻ nhà quê như 6971 không biết tên bánh, nên cứ gọi là bánh Tàu, bây giờ thì biết tỏng đấy là bánh gối.  
 
Cầu Thịnh Kỷ to hơn, nằm gần về phía Phúc Yên. Cầu này không thể qua được mắt không quân Mỹ, nên bị bom sập, tôi không nhớ vào năm nào. Tình nguyện quân TQ làm một đoạn đường vòng và dựng một cây cầu tạm. Cầu Thịnh Kỷ vốn ở một đoạn đường rất cao, còn cầu tạm dựng ở quãng ruộng thấp. Vì vậy, đến đoạn đường vòng khoảng hơn cây số này, tàu không những phải lượn vòng mà còn phải một lần xuống dốc, qua cầu tạm, rồi lại hì hụi lên dốc. Tôi vẫn nhớ, đầu tàu hồi ấy yếu, khá nhiều lần tàu qua cầu tạm rồi không lên được dốc bên kia. Người lái tàu cho tàu lùi, lấy đà. Hành khách hô như bây giờ cổ vũ bóng đá: Cố lên ... Cố lên... Cố lên. Có lần cố được, có lần không. Có khi nhà tàu phải hô hào bà con trên các toa tạm xuống cho tàu đỡ nặng. Thanh niên trai tráng còn hăng hái giúp một tay đẩy. Những đoàn tàu hy hữu của một thời cổ tích.      
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2010, 10:22:10 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #493 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2010, 09:29:15 am »

CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI ANH (1)


Gửi các bác quản trị mạng.

Đầu đề của topic này là Chuyện về một người anh. Sau khi viết lại những dòng đầu tiên thì mới thấy mình chọn đề chưa được chuẩn mà phải là Chuyện về những người anh mới trúng. Các anh ở đây là nhữn người học trên tôi vài 3 khóa nhưng lại để lại cho tôi những dấu ấn đầu tiên của người lính. Mặc dù thời gian ở với nhau không nhiều và hiện giờ có những anh đã đi xa, còn lại chưa gặp lại nhau lần nào nhưng trong tôi luôn giữ những hình ảnh đẹp về các anh.

Các bác quản trị mạng thay từ một bằng từ những giúp tôi ở tiêu đề của bài. Xin cám ơn.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2010, 04:00:38 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #494 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2010, 12:21:06 pm »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (3)
(tiếp theo)

Đơn vị đóng quân ngay bên một hồ nước, chiều nào lính tráng cũng thì thụp tắm giặt ở hồ nước này. Doanh trại cách mấy xóm nhà dân chừng 3, 400 mét. Buổi trưa hay sau giờ sinh hoạt buổi tối chúng tôi thường trốn trại vào trong dân làm điếu thuốc hay ấm trà. Lần trở lại sau này như đã nói ở trên, xe chúng tôi phải đõ ở vạt đồi bạch đàn ngày xưa nơi tập bắn súng và làm bếp Hoàng Cầm vì không đi tiếp được. Chúng tôi dừng chân đầu xóm bên hồ. Cái hồ ngày xưa trong mắt chúng tôi hồi ấy trông khá lớn giờ hình như nhỏ lại và được trồng rất nhiều sen. Mấy cụ già thấy chúng tôi chỉ chỉ trỏ trỏ hỏi:
- Các chú có phải là bộ đội ông Bát không?
- Sao cụ lại biết?
- Ở cái xóm heo hút này nếu như có người lạ vào đây chỉ có bộ đội ngày xưa  vào thăm cảnh cũ thôi.

Cụ chỉ cho tôi khu đất doanh trại cũ ngày xưa, các đơn vị trước đó đều đóng trong nhà dân đến đợt chúng tôi thì ra ở doang trại. Chính tay cụ và 1 số người trong xóm đã dựng lên những doanh trại này.

Ông Bát là chính trị viên tiểu đoàn chúng tôi, còn ông Trần Ba người miền Nam là tiểu đoàn trưởng. Khung huấn luyện của chúng tôi thuộc f304B của QK Việt Bắc, mỗi đợt 15 tiểu đoàn. Trước đó khung d của tôi là d45 đi đợt 12/1971 gồm các trường Bưu điện truyền thanh, tài chính, sư phạm 2, sư phạm Việt Bắc...Đến đợt chúng tôi khung d45 lấy tên là d60. 

Những gì của cuộc đời 1 tân binh chắc mọi người đã trải qua và thấu hiểu. Cái đáng nhớ nhất là việc rèn các chế độ nội vụ: mọi sự phải thật nghiêm túc, bài bản thống nhất từ những việc nhỏ nhất. Đây là điều khó thích ứng nhất vì chúng ta đã quen tự do rồi.

Tôi là 1 thằng hay cãi và nhiều khi phản ứng bột phát nên hay để lại cho cán bộ khung những ấn tượng không hay. Ví dụ đi lấy củi về tiểu đội nào xếp riêng tiểu đội ấy để đánh giá nhận xét. Tôi thường chọn 1 cây tương đối để vác cho dễ, về nhà  để bên cạnh những bó củi bó gọn ghẽ rất chuyên nghiệp, củi của mình bị phê bình vì không được như người khác nhất là câu cửa miệng của cán bộ khung:"Người khác làm được tại sao đ/c làm không làm được như họ". Tôi phản ứng:"Bảo đi lấy củi miễn là có củi về đun là được, các ông có quy định phải như thế nào không?" Đại loại những chuyện va vấp như vậy. Những lúc như thế, anh Tuệ lại rỉ rả với tôi:"Em không hề sai, nhưng họ cũng có lý của họ vì thứ nhất họ có quyền nói và thứ hai họ còn bị cấp trên hạch nữa. Cần kiên nhẫn một chút và cái quan trọng nhất là làm gì cũng phải lưu ý đừng để người ta có cớ bắt bẻ mình..."   

Anh Tuệ có dáng người cao rất thể thao nhà ở Giáp Lục, Thanh Trì, Hà Nội. Anh hay kể chuyện về bà mẹ - một bà giáo trường làng - mặc dù các con đã khôn lớn nhưng bà luôn luôn theo dõi từng bước đi của các con. Tôi đã được anh Tuệ đọc cho nghe những đoạn thư bà gửi cho anh. Những dòng thư rất nồng ấm của một người mẹ vẫn coi con trai đã lớn như những đứa học trò nhỏ của mình. Mà quả thực dưới con mắt của các bà mẹ thì chúng ta chỉ luôn luôn là những đứa trẻ to đầu như chưa biết khôn.

(còn tiếp) 
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #495 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 07:28:43 am »


-Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?

Bạn Giang NH ơi, bạn bị "loạn cầu". Bệnh này dễ chữa hơn bệnh loạn màu.

Cầu Tiền Châu (bác LXT gọi là cầu Bình xuyên) là cầu đường bộ, nằm trên QL2. Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh, cách nhau 4km, tất nhiên nằm trên đường sắt, cách rất xa QL2. Cầu Khả Do là cầu đường bộ, nằm trên tỉnh lộ, nối giữa Phúc Yên và Xuân Hòa. Cầu gần trạm bơm gọi là Cống Nội Đồng, thích gọi là cầu thì gọi, không sao, nằm trên đường từ Tiền Châu về Chèm, qua Thường Lệ. Bạn còn nhớ mang máng cầu nào quanh vùng này nữa không?  
Bác 6971 nói đúng rồi, nhưng không có chiến sỹ xây dựng nào cả, ít nhất một chiến sỹ ĐHQS (em quên tên), để lại nỗi đau cho gia đình, mà nguyên nhân chỉ là mệt quá ngủ quên. Ôi một thời sao mà kỳ cục. Có hôm xuống ga Hàng Cỏ lúc trời bắt đầu sáng, nhìn đít quần ông bạn đi trước thấy lõng bõng nước, hóa ra hắn ngồi vào gánh trứng của các bác, các bà buôn trứng, thôi hôm ấy các bà ấy lỗ vốn to.

Cái vụ tai nạn xảy ra ở cầu này mình biết hơi bị rõ. Người bị nạn học ĐHQS lại là hàng xóm của vợ mình ở khu tập thể Ngân hàng 16 Tông Đản. Anh ta tên là Giang con của 1 cán bộ cao cấp của Ngân hàng và là học sinh trường Trỗi không rõ TTNL, VT... là dân trường Trỗi có biết không?
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #496 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 01:21:27 pm »

Bác Tường cứ viết tiếp đi. Em ké một tẹo thôi. Loanh quanh cái khu Hương Canh, Xuân Hòa, Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phú này nhiều chuyện lắm. Trước hết nó là một nơi phát tích cái vụ "khoán chui" của bác Kim Ngọc-người anh hùng được nhân dân thừa nhận. Sau nữa, nó cũng là một khu công nghiệp-quân sự thời bấy giờ, cả trước và sau chiến tranh chống Mỹ: nhà máy mazi, nhà máy thức ăn gia súc Nam Tư viện trợ, nhà máy dệt Minh Phương mà Trung Quốc viện trợ rồi bỏ rơi, nhà máy bê tông Đạo Tú, khu công nghiệp Việt Trì, trường Sỹ quan Tăng-Thiết giáp, Lữ đoàn pháo binh 45, ĐHQS, các trường ĐH và TH quan trọng khác.
Một thời nếu mà trên đó thành thủ đô, thì lần đầu tiên, thủ đô nước Việt Nam sẽ bắt đầu bằng chữ "Xuân": tuyệt đẹp và hy vọng tràn trề. Những năm 1980, khoa Kiến trúc-trường XD có bài "tụng ca", xuất phát từ nhóm giảng viên-KTS Quy hoạch Đô thị học ở Cuba về như sau:
Bây giờ ai mới biết ai
Xuân Hòa ông Ộc, Xuân Mai ông Ười
Ông Uỳnh Ấn Át lên ngôi, lấy thêm Xuân Lộc cho vừa 3 Xuân
Ông Bờ rách nhép ra quân
Lấy thêm Xuân Đỉnh là tròn 4 Xuân.

Thời ấy, hợp tác xã Hương Canh hay mất sắn, đội dân quân xã đã tổ chức mật phục kiên trì, và trong một đêm tối trời, một phát K-44 nổ đánh "đoàng", một chiến sỹ thực thụ ngoài chiến trận nay là lớp trưởng, vì thương đàn em ở lại chặn hậu, bỗng trở thành thương binh trong thời bình (đúng gót chân). Than ôi, mất hai năm trường cho đi chăn bò rồi về làm đồ án. Một loạt mấy chú ăn phải sắn say, lử cò bợ trong ruộng sắn, lên ban giám hiệu nhận kỷ luật "tăng K". Hầy dà, không biết nhà bác 6971 có mất sắn không đây?
Rồi một đêm nữa, trời nóng quá, đồng chí CCB giáo vụ khoa tên Nh. không ngủ ở phòng trong mà ra phòng ngoài ngủ. Mìn nổ đánh "ầm", sạt một góc văn phòng khoa. Đồng chí Nh. may mắn nằm phòng ngoài nên an toàn và nghĩ ngay đến thủ phạm. Bây giờ nữ đồng chí D., chết tên D. "mìn" sau vụ ấy, là một quý bà rất đáng kính tại TP HCM rồi. Còn đồng chí H., biệt danh "H. mìn"-thủ phạm thì "ta lại về quê nối nghiệp xưa, chăn trâu cắt cỏ với đi bừa, đường làng rợp bóng tre râm mát, có bóng hình ta những sớm trưa".
Vui đùa một chút, để nhớ lại những chuyện vặt vãnh mà có thật một thời, bác Tường ơi.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #497 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 04:14:34 pm »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (4)
(tiếp theo)

Anh Tuệ rất lo cho tôi và anh Được không biết bơi, nên ngày nào anh cũng bắt chúng tôi tập bơi. Nhưng có lẽ khoản này tôi lại là một kẻ vừa ngu vừa dốt, học mãi chỉ học được mỗi một kiểu bơi của họ nhà cẩu mà thôi.

Vào những lúc nhàn rỗi sau bữa cơm chiều hoặc trước giờ đi ngủ, mấy anh em tôi thêm cả anh Châu thường ra vệ đồi nhìn xuống hồ nước hát những bài ca quen thuộc của thời SV. Anh Châu là người Hải Phòng học lớp 12 Cảng, trước đây là công nhân được đi học, khi đi bộ đội anh mang theo cây ghi-ta. Anh chơi đàn hay lắm lại thêm giọng ca của anh Tuệ làm cho những phút mệt nhọc sau một ngày tập luyện vất vả dường như tan biến đi. Dần dần cứ những lúc rỗi rãi không cứ mấy người chúng tôi mà nhiều anh em ở các b khác cũng tụ lại đàn hát. Chắc các bạn biết ngày ấy lứa SV các trường kỹ thuật như BK, XD, GT... rất tài hoa nhất là các khoản hát hò và cả cưa gái thì cũng giỏi giang lắm. Trong số những con người ấy có B. mà có cô bạn gái dám ngăn tầu lại là 1 tay ắc-cóoc có hạng của trường ĐHXD, anh Châu là 1 trong những cây ghi-ta cự phách ở trường, rồi một loạt những giọng ca nổi tiếng của trường như MC, PC, Th... của trường nữa. Chả thế 1 lần đoàn tuyên văn của sư đoàn về biểu diễn cho tiểu đoàn các tiết mục của đoàn đã bị mờ nhạt trước những tiết mục của các tân binh là các SV. Về sau này khi ông Th. về c17/e95/f325, sau HĐ Paris được kéo lên Ban tuyên huấn của sư đoàn 325 phụ trách đội văn nghệ khá nổi tiếng ở khu vực Quảng Trị.

Phong trào hát hò của lính tráng đã làm cho c bộ phải bố trí 1 buổi truyền thanh vào buổi tối trước khi đi ngủ bằng cái đài Lido. Sau bản tin mà nhạc hiệu là bản nhạc Quê em miền trung du là chương trình ca nhạc thôi thì đủ các bài hát của thời SV, nhất là những bài ca của những người lính Xô-viết trong những năm chiến tranh vệ quốc vĩ đại như Kachiusa, Thời thanh niên sôi nổi, Cuộc sống ơi ta mến yêu người, Tình Bạn, Giờ này anh ở đâu...đã được hát lên và những bài hát đó đã cùng chúng tôi ra trận.

Anh Tuệ có một bài tủ là Qui sera! Sera và 1 trích đoạn trong vở nhạc kich Masa, mỗi khi anh hát với giọng buồn buồn đầy tâm trạng tôi cũng chắc anh có một tâm sự nào đó... Với tôi anh coi như 1 đứa em ngang ngạnh. Anh hay kể cho tôi 1 số câu chuyện bằng những câu dẫn chứng mang tính triết lý đại loại như: "Nếu như không tránh được những cuộc chiến đấu thì hãy chiến thắng bằng bất kỳ giá nào..." hoặc là "Trên những nẻo đường cuộc sống hành lý cần mang theo lòng kiên nhẫn và tính chịu đựng...".

Anh Châu lại là một con người rất nghệ sĩ với vẻ mặt lãng tử cùng hàng râu mép lởm chởm. Cái đàn ghi-ta không lúc nào rời anh ngay cả lúc hành quân rèn với tảng đất nặng gần bốn chục cân trên lưng. Phải nói rằng tiếng đàn của anh rất điêu luyện nhưng giọng hát của anh lại ngược lại rất khê nồng. Anh nổi tiếng đại đội vì một lần được cử đi khiêng máy chiếu phim, anh lên thẳng c bộ để mượn dây để khiêng máy. Ông c phó quát:
- Tại sao anh lại hỏi tôi, phải khắc phục chứ.
- Khắc phục là như thế nào khác gì anh bắt chúng tôi giơ nắm đấm xông lên lô cốt địch đang nã đạn...Tại sao khi nhập ngũ các anh không phổ biến mang theo dây để khiêng máy...

Đến nước này thì c phó phải chịu chỉ còn cách bắt anh Châu đứng nghiêm giữa sân cả buổi chiều vì không tuân lệnh lại còn cãi.

Sống với nhau chừng gần 1 tháng thì anh Tuệ và anh Châu cùng một số anh em khác được về Bộ tư lệnh hải quân. Trước khi đi anh Tuệ dặn dò tôi rất nhiều và có lẽ sau này ít nhiều tôi cũng có ảnh hưởng bởi cách sống của anh. Anh Tuệ không còn nữa, sau chiến tranh tôi có tìm anh nhưng được biết quãng năm 1976, 1977 gì đó anh từ Hải Phòng phi xe máy về Hà Nội vì ngày hôm sau là ngày anh cưới vợ, đến cầu Lai Vu, đường xấu, đêm tối, trời lại rét anh đã ngã xuống 1 hố sâu trên đường và anh đã ra đi mãi mãi. Còn anh Châu tôi cũng bặt tin cho đến bây giờ.

(còn tiếp)

  
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:00:36 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #498 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 10:58:15 am »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (5)
(tiếp theo)

Anh Ba có lẽ là người lớn tuổi nhất trong số các anh cùng nhập ngũ với chúng tôi. Năm ấy anh đã 32 tuổi tức là ở cái giới hạn của tuổi nhập ngũ. Anh là giáo viên khoa Thông gió đã có gia đình với 2 cháu nhỏ. Nghe anh em các khóa trước là học sinh của anh nói về căn bệnh thấp khớp kinh niên của anh, mỗi khi bước vào mùa đông là đầu gối anh sưng tấy lên và chỉ có ngồi 1 chỗ. Thế mà không hiểu sao khi ở huấn luyện cứ quần quật suốt ngày hết lăn lê bò toài lại hành quân rèn, ngày Chủ nhật là đi lấy củi, lấy gạo... Nhiều lúc chúng tôi còn thấy mệt mỏi đau nhừ cả ngươì nhưng anh vẫn cố gắng rất nhiều. Tôi thường hỏi han anh có đau chân không để báo cho đơn vị nhưng anh trả lời: "Tớ vẫn chịu được, chân không hề sưng". Quả thực cũng không hiểu nữa, có lẽ cường độ lao động như vậy lại là 1 sự rèn luyện để xua đi mọi bệnh tật. Những buổi chiều khi chúng tôi ra dệ đồi hóng mát và hát hò thì anh ở trong nhà viết lách thư từ gì đó cho vợ con. Những người đã có gia đình bao giờ cũng thế, họ luôn để một khoảng lặng cho những người thân yêu của mình mà những thằng trẻ trai như tôi chưa thể hiểu được. Chục năm sau khi làm chuyên gia giáo dục tại Kampuchia tôi mới thấm thía sự xa cách vợ con nhất là khi chia tay đứa con đầu lòng mới có mấy ngày tuổi để khi trở về cháu đã hơn 2 tuổi miệng bi bô gọi: "Bố ơi!" nhưng dứt khoát không theo ...

Khi chúng tôi lên đường đi B, anh Ba nằm trong số anh em được về BTL thông tin. Sau này được biết anh về e134 thông tin đóng ở khu vực Láng. Một số anh em khác sau khi huấn luyện xong thông tin đã được tăng cường cho QK 5 và Trung ương Cục tại B2.

Còn 2 anh Oanh và Được ở cùng tôi cho tới khi đến Bãi Hà mới chia tay nhau. Anh Oanh quê ở Phủ Lý xã Châu Khê hay Châu Sơn gì đó đã lâu nên cũng bị lãng quên. Anh học K12C, người đen, nhỏ thó, ít nói nhưng lại hay tâm sự chuyện riêng tư với tôi. Người yêu anh cùng làng đang học trung cấp bưu điện tên là Tuyến. Hai anh chị dự định đến cuối năm sẽ tổ chức, nhưng mọi việc đã phải gác lại. Cùng 1 tổ 3 người, đi đâu tôi và anh cũng đi với nhau suốt cả lúc huấn luyện cho tới khi hành quân vào Nam. Anh Oanh là người rất chịu khó và khéo tay nên những lúc phải làm những dụng cụ như đẽo lựu đạn, làm học cụ để huấn luyện...hay lúc bó củi rồi xâu vào đòn để gánh về đều có bàn tay anh giúp tôi. Tôi là 1 thằng rất vụng về, ăn no vác nặng nên rất lúng túng khi phải làm những gì đòi hỏi phải khéo léo may mà có anh. Khi ở nhà tuy là dân thành phố nhưng cả ngõ Tức Mạc của tôi đều phải dùng nước máy công cộng vì hồi ấy rất hiếm nhà có vòi nước riêng, chính vì thế ngay từ khi học lớp 5 tôi đã phải gánh nước về để nhà dùng. Những năm chiến tranh đi sơ tán ở nông thôn tôi cũng phải gánh nước cho cả nhà nên chuyện gánh nặng với tôi không là gì. Tôi gánh được cả 2 vai và giở vai rất điệu nghệ mà không phải trai thành phố nào cũng làm được. Sau này khi đi gặt giúp dân ở QT tôi chỉ nhận chân gánh lúa từ đồng về làng vì tập mãi mà không biết bó lúa hay đập lúa không biết hất sau khi đập xong. Các bạn thấy thế nào, cái thằng như tôi như thế đấy Smiley    
    
Chặng hành quân vào Nam, tôi sợ nhất là đến phiên thổi cơm vì biết mình vụng về, may mà có anh Oanh và Tú cùng tổ. Tôi bao giờ cũng làm chân đi lấy nước và dọn dẹp. Tú thổi cơm khéo lắm, chưa bao giờ bị cơm sống hay khê ngay cả khi trời mưa.

Tôi và anh Oanh chia tay nhau ở Bãi Hà, anh về d17 công binh của sư đoàn. Có lần anh về cánh đông công tác có tìm đến tôi nhưng lần ấy tôi đang ở miền Tây khai thác gỗ.

Năm 1977 khi tôi đi thực tập ở Thanh Liêm, Hà Nam tôi đã lần tìm đến làng anh. Cái làng ấy nằm ven dòng sông Đáy, quãng này dòng sông tương đối rộng, nước trong xanh với những rặng tre hai bên bờ rất đẹp. Không may cho tôi hôm ấy nhà anh không có ai ở nhà. Hỏi thăm hàng xóm thì biết vợ chồng anh đang làm việc ở Hải Phòng. Bạn bè có dịp ra HP cũng kể cho tôi anh công tác ở Sở XD Hải Phòng.

(còn tiếp)      
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 04:42:45 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #499 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 09:32:03 pm »

...
Hầy dà, không biết nhà bác 6971 có mất sắn không đây?
...
Hầy dà, mới sửa được vụ Loạn cầu của các bác LXTuong, GiangNH, lại gặp vụ loạn hướng của bác qtdc.

Hương Canh có mất sắn thì là mất sắn mua của dân mấy xã đồi núi về bán ở chợ Hương Canh hay chợ Quang Hà, chứ đất HC không trồng được sắn, đâu có chuyện dân quân tự vệ HC rình bắn mấy bác sinh viên nhổ sắn trộm. Oan quá, oan quá. Số là thế này, những năm 197X, DHXD sơ tán lên khu vực Ngoại Trạch, Nội Phật, thuộc xã Tam Hợp và một phần thuộc xã Quất Lưu. Đấy là khu vực đồi đất đá ong, dân trồng rất nhiều sắn. Để lên trường, sinh viên XD phải xuống ga Hương Canh rồi đi dọc theo đường tàu về phía Vĩnh Yên khoảng 1 km nữa thì rẽ về tay phải, băng qua những đồi sắn, về trường. Thực ra đất HC ở bên này đường tàu và chỉ đến ga là hết, đi tiếp nữa về nơi DHXD sơ tán thì là đất Tam Hợp rồi. Nhưng SV DHXD cứ quen mồm: Hồi sơ tán Hương Canh, chứ chính xác phải nói là: Hồi sơ tán ở Tam Hợp, gần ga Hương Canh.

Kể mà là chuyện thơm tho về Hương Canh thì 6971 tôi cũng để im, ừ thì DHXD sơ tán về HC, để còn hóng chuyện bác LXT, chứ chuyện bắn mấy bác SV nhổ sắn trộm, sai lè lè ra rồi, thì bảo im sao được. Minh oan, minh oan. 

    
Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM