Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:58:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388348 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #480 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 04:54:01 pm »

Những khuôn mặt của QSVN: 6971(trái) và TTNL (phải)

[/center]

Nhân bên topic ... Cười ra nước mắt bác TTNL đang kể về đợt công tác trinh sát Tây Huế rất hấp dẫn, trong đó có bác Duyên, trinh sát ảnh của Xê 20. Bác LXTường có kính nhìn rõ xem có phải bác Duyên ngồi thứ 2 từ bên trái. Thế thì có cả một nhóm nhập ngũ 6/9/71 đi lạc vào buổi kỷ niệm 35 năm nhập ngũ 72-97 nhỉ.     
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #481 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:15:16 pm »


... Qua cầu Bình Xuyên chúng tôi rẽ tay trái vài ba cây số đến xã Đạo Đức ...  

Thổ dân xin được bổ chính: Từ Tiền Phong, Chợ Yên lên Đạo Đức chỉ có một cầu duy nhất là cầu Bến Đám hay còn gọi là cầu Tiền Châu. Cầu nằm trên QL2, cách Phúc Yên khoảng 2km về phía Bình Xuyên, nhưng thuộc xã Tiền Châu, vẫn thuộc huyện Mê Linh, cách xã Đạo Đức khoảng 2-3km. Tiếp nữa theo QL2, qua Đạo Đức là cầu Treo và cầu Chợ Cánh, rồi đến ga Hương Canh, chứ không có cầu nào có tên Bình Xuyên.

Cầu đó bác gọi tên là đúng rổi, chúng tôi cứ gọi đại là cầu BX, nếu như thế phía dưới còn 1 cầu sắt cho xe lửa, có phải không bác. Còn cầu Tam Canh nữa phải không bác.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #482 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:17:32 pm »

Những khuôn mặt của QSVN: 6971(trái) và TTNL (phải)

[/center]

Nhân bên topic ... Cười ra nước mắt bác TTNL đang kể về đợt công tác trinh sát Tây Huế rất hấp dẫn, trong đó có bác Duyên, trinh sát ảnh của Xê 20. Bác LXTường có kính nhìn rõ xem có phải bác Duyên ngồi thứ 2 từ bên trái. Thế thì có cả một nhóm nhập ngũ 6/9/71 đi lạc vào buổi kỷ niệm 35 năm nhập ngũ 72-97 nhỉ.     

Hôm đó còn Vinh, Thân ở a12 nữa. Chỉ thiếu Quách Lâm.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #483 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:47 pm »


... Qua cầu Bình Xuyên chúng tôi rẽ tay trái vài ba cây số đến xã Đạo Đức ...  

Thổ dân xin được bổ chính: Từ Tiền Phong, Chợ Yên lên Đạo Đức chỉ có một cầu duy nhất là cầu Bến Đám hay còn gọi là cầu Tiền Châu. Cầu nằm trên QL2, cách Phúc Yên khoảng 2km về phía Bình Xuyên, nhưng thuộc xã Tiền Châu, vẫn thuộc huyện Mê Linh, cách xã Đạo Đức khoảng 2-3km. Tiếp nữa theo QL2, qua Đạo Đức là cầu Treo và cầu Chợ Cánh, rồi đến ga Hương Canh, chứ không có cầu nào có tên Bình Xuyên.

 Đàn em xin bổ chính tiếp:
-Từ Tiền phong, chợ Yên theo QL23b qua Đường lệ có 1 cây cầu, bên cạnh là 1 trạm bơm(em quên tên), qua Thanh tước, tới Phúc yên rẽ trái là vào QL2.
-Ôi cái cầu Tiền châu, cái ngày em ngồi trên xe lửa lên Lào cai, trốn vé, leo lên nóc tàu, chạy trên nóc như...đặc công cạn, khói than nó phả vào mặt bụi mù, thằng bạn đi buôn sắn cùng em hô "Cầu...cầu..nằm...nằm", 2 thằng nằm rạp xuống nóc tàu, con "na già của ĐSVN" vút qua, âm thanh đập vào thành cầu nghe như tiếng...tiếng...pháo 37. Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #484 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 11:13:32 pm »


... Qua cầu Bình Xuyên chúng tôi rẽ tay trái vài ba cây số đến xã Đạo Đức ...  

Thổ dân xin được bổ chính: Từ Tiền Phong, Chợ Yên lên Đạo Đức chỉ có một cầu duy nhất là cầu Bến Đám hay còn gọi là cầu Tiền Châu. Cầu nằm trên QL2, cách Phúc Yên khoảng 2km về phía Bình Xuyên, nhưng thuộc xã Tiền Châu, vẫn thuộc huyện Mê Linh, cách xã Đạo Đức khoảng 2-3km. Tiếp nữa theo QL2, qua Đạo Đức là cầu Treo và cầu Chợ Cánh, rồi đến ga Hương Canh, chứ không có cầu nào có tên Bình Xuyên.

 Đàn em xin bổ chính tiếp:
-Từ Tiền phong, chợ Yên theo QL23b qua Đường lệ có 1 cây cầu, bên cạnh là 1 trạm bơm(em quên tên), qua Thanh tước, tới Phúc yên rẽ trái là vào QL2.
-Ôi cái cầu Tiền châu, cái ngày em ngồi trên xe lửa lên Lào cai, trốn vé, leo lên nóc tàu, chạy trên nóc như...đặc công cạn, khói than nó phả vào mặt bụi mù, thằng bạn đi buôn sắn cùng em hô "Cầu...cầu..nằm...nằm", 2 thằng nằm rạp xuống nóc tàu, con "na già của ĐSVN" vút qua, âm thanh đập vào thành cầu nghe như tiếng...tiếng...pháo 37. Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?

GiangNH lại nhầm Thường Lệ thành Đường Lệ rồi
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #485 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 11:19:02 pm »


Chuyện về một người Anh (1)
hôm trước đang viết dở bị trục trặc nên hôm nay phải viết thêm cho trọn vẹn.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #486 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 12:45:15 pm »

CHUYỆN VỀ NHỮNG NGƯỜI ANH (2)
(tiếp theo)

Đang chìm trong giấc ngủ mê mệt thì tiếng còi tập hợp rúc lên. Ông Viên b trưởng phổ biến chuẩn bị vượt sông. Ông ấy cho biết: đây cũng là 1 nội dung huấn luyện cho nên mọi người được cấp 1 miếng vải mưa vừa che mưa vừa để gói tư trang làm phao vượt sông. À ra như vậy, khi nhận quân trang có miếng vải mưa ai cũng cho là thừa vì ba-lô thì chưa có mà đã cấp vải mưa trong khi trời tháng 5 nắng như đổ lửa.

Sơn hỏi: "Trong tiểu đội những ai không biết bơi?", tôi và anh Được đứng ra ngoài hàng. Sơn hướng dẫn các gói phao bơi và cho tôi và anh Được bơi ở giữa cả tiểu đội bơi xung quanh để kèm. Nước sông Cầu đoạn này trong vắt chảy rất êm đềm. Thì thụp trong dòng nước và mấy lần chìm nghỉm nhưng nhờ có đám phao của tiểu đội và nhất là anh Tuệ kèm sát nên lại ngoi lên được. Lên tới bờ, mệt nhoài vì căng thẳng nhưng lại sảng khoái vì từ hôm nhập ngũ đến hôm nay mới có trận tắm thoái mái như thế này.

Chúng tôi lại hành quân tiếp, cứ như thế mạnh ai nấy đi không theo 1 hàng lối nào cả. Mệt quá thì đến chỗ có bóng mát thì nằm vật xuống để lấy lại sức. Hết những dãy đồi thông, bach đàn là những cánh đồng lúa đang vụ gặt. Đặc biệt là hệ thống mương máng sông đào chằng chịt với những âu thuyền, cửa cống bằng đá hộc, chứng tỏ công trình thủy lợi này đã có từ rất lâu. Anh Châu là dân thủy lợi cho biết đây chính là hệ thống thủy lợi được xây dựng dưới thời Pháp thuộc mà một trong tác giả của công trình này là Hoàng thân Xu-pha-nu-vông.

Chiều tà chúng tôi rời bờ kênh rẽ trái hướng về dẫy đồi thông, 1 quán nước dưới gốc cây đa cổ thụ bóng mát của nó che phủ một khoảng rất rộng, đứng đây tầm mắt mở tới rất xa với những cánh đồng lúa và những dòng kênh thẳng tắp. Chúng tôi ngồi nghỉ uống nước, bà cụ bán nước múc cho chúng tôi những bát chè xanh và nói: "Các chú sắp đến rồi đó, hết dãy đồi thông trước mặt là đến nơi". Đây là xã Tân Đức thuộc huyện Phú Bình. Phía trước mặt là đất Tân Yên, Hà Bắc. Hơn ba chục năm sau, trong dịp về Nhã Nam viếng mẹ của Hiền phệ mấy đứa chúng tôi tranh thủ lên Tân Đưc để thăm lại chốn xưa. Cây đa vẫn còn đó nhưng dưới gốc đa đã là 1 phố thị sầm uất với nhiều cửa hàng từ quán bia ,ăn nhậu tới quán làm đầu, bán hàng tạp hóa, xưởng sửa chữa máy nông nghiệp, rồi sứa chữa TV, thậm chí có cả quán karaoke với thấp thóang bóng những cô gái mắt xanh mỏ đỏ. Cái gọi là văn minh đô thị đã đổ bộ về một vùng đất hẻo lánh xưa kia nơi đã để lại trong lòng chúng tôi 1 khoảng không gian êm đềm để chuẩn bị bước vào một cuộc chiến ác liệt với nhiều người không bao giờ trờ về nữa.

Chúng tôi qua 1 đồi thông, dưới chân đồi là mấy dãy nhà lợp nứa đó là c2, ở c này là số anh em K16, một số K13 và một số giáo viên của trường, ngoài ra còn anh em của các trường khác.

Đi tiếp hơn 1 cây số chúng tôi đến nơi đóng quân, đây thuộc xóm Quẫn của xã Tân Đức, trước mặt là 1 hồ nước, cả đại đội gồm dãy nhà lợp nứa: 1 dãy của c bộ, 1 đãy là nhà bếp và hội tường kiêm nhà ăn còn 4 dãy còn lại là của 4 b. Tất cả quay vào 1 sân chung chung quanh là đồi trọc chỉ có những đám cỏ thanh hao và cỏ guột khô xác.

Dãy nhà của các b chắc vừa làm xong mới chỉ có khung nhà, cửa giả chưa có, giường chiếu cũng không. Đêm đầu tiên chúng tôi phải trải vải mưa thay chiếu để ngủ sau 1 ngày hành quân qua hơn 40 cây số dể về đơn vị.

Sáng hôm sau cả đơn vị bắt tay vào đào giao thông hào phòng khi bị ném bom, 1 số được cử làm sạp ngủ. Tôi và một số người được cử đi đào công sự. Đất đồi rắn đanh chỉ có xẻng con bộ binh nên việc đào hào rất vất vả. Chưa bao giờ phải như thế này, hai bàn tay phỏng rộp tứa máu. Những anh em xuất phát từ nhà nông với công việc này không quá khó khăn với họ, còn những người như tôi quả là vượt quá khả năng của mình. Hết cán bộ c rồi b nhìn chúng tôi chỉ biết lắc đầu...

3 ngày thì đoạn hào nông choèn đến đầu gối rồi cũng xong nếu như không có sự trợ giúp của anh em khác. Sạp ngủ cũng xong, rồi được phát tiếp quân trang: mũ cối TQ, ba-lô TQ (chính là cái ba-lô hiện nay tôi còn giữ), 1 bộ quần áo bằng vải Hung nặng chịch, hai người 1 cái chiếu.

Đầu tiên tôi nằm cạnh Khoa râu, người nó lông lá phát khiếp, khi ngủ lông chân nó cọ xát vào người tôi không thể chịu được. Đùn đẩy mãi tôi được nằm chung màn với anh Tuệ. Vì sạp không đủ cho mỗi người 1 chiếu nên phải ngủ ghép. Cạnh tôi là anh Được nằm chung màn với thằng Khoa râu.

(còn tiếp)
        

  
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười Một, 2010, 09:13:24 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #487 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 01:49:29 pm »

Những khuôn mặt của QSVN: 6971(trái) và TTNL (phải)

[/center]

Nhân bên topic ... Cười ra nước mắt bác TTNL đang kể về đợt công tác trinh sát Tây Huế rất hấp dẫn, trong đó có bác Duyên, trinh sát ảnh của Xê 20. Bác LXTường có kính nhìn rõ xem có phải bác Duyên ngồi thứ 2 từ bên trái. Thế thì có cả một nhóm nhập ngũ 6/9/71 đi lạc vào buổi kỷ niệm 35 năm nhập ngũ 72-97 nhỉ.    

Duyên ngồi cạnh 6971 chứ đâu. Hôm ấy mặc dù là 35 năm của đợt quân 27/5/1972 của ĐHXD nhưng anh em 6/9/71 không hề lạc mà là khách mời để về cùng nhận KNC Sư đoàn 325 đấy chứ. Cái quan trọng là tình cảm của anh em bộ binh bên ĐHXD rất quý trọng em trinh sát của sư đoàn đấy.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2010, 03:17:20 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #488 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 02:54:13 pm »


-Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?

Bạn Giang NH ơi, bạn bị "loạn cầu". Bệnh này dễ chữa hơn bệnh loạn màu.

Cầu Tiền Châu (bác LXT gọi là cầu Bình xuyên) là cầu đường bộ, nằm trên QL2. Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh, cách nhau 4km, tất nhiên nằm trên đường sắt, cách rất xa QL2. Cầu Khả Do là cầu đường bộ, nằm trên tỉnh lộ, nối giữa Phúc Yên và Xuân Hòa. Cầu gần trạm bơm gọi là Cống Nội Đồng, thích gọi là cầu thì gọi, không sao, nằm trên đường từ Tiền Châu về Chèm, qua Thường Lệ. Bạn còn nhớ mang máng cầu nào quanh vùng này nữa không? 
Logged

Nhật ký Viết lại
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #489 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 03:16:12 pm »


-Hú vía, các thanh giằng ngang của cầu Tiền châu veo véo sạt...đỉnh đầu. Thế mà đã 23 năm?

 Có đúng cái cầu mà đường sắt đi qua không hả bác 6971, hay là cầu mà QL2 đi qua? Hay là cầu Khả gio?

Bạn Giang NH ơi, bạn bị "loạn cầu". Bệnh này dễ chữa hơn bệnh loạn màu.

Cầu Tiền Châu (bác LXT gọi là cầu Bình xuyên) là cầu đường bộ, nằm trên QL2. Cầu có thanh giằng, nơi có không dưới 4 chiến sỹ bị gạt từ nóc tàu xuống trong những năm 7x-8x là cầu Thịnh Kỷ và cầu Hương Canh, cách nhau 4km, tất nhiên nằm trên đường sắt, cách rất xa QL2. Cầu Khả Do là cầu đường bộ, nằm trên tỉnh lộ, nối giữa Phúc Yên và Xuân Hòa. Cầu gần trạm bơm gọi là Cống Nội Đồng, thích gọi là cầu thì gọi, không sao, nằm trên đường từ Tiền Châu về Chèm, qua Thường Lệ. Bạn còn nhớ mang máng cầu nào quanh vùng này nữa không? 

6971 vui thật đấy! Vừa là trinh sát cấp chiến dịch mà lại tác chiến ngay trên quê nhà thì Giang NH thua là cái chắc Grin
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM