Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 04:06:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388287 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #470 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 07:50:20 am »

... Từ đó BLL đã trao tặng nhiều đợt KNC cho anh em CCB

Tôi chứng kiến có "đợt" đại tá Nguyễn Việt đặc cách trao KNC cho 01 người! Nhưng cũng đủ nghi thức và rất trang nghiêm. Vỗ tay.



Hôm ấy Trà Liên Tây về công tác tại VN cũng dịp cuối năm như thế này nhỉ nên thủ trưởng đặc cách cho đấy, còn không thì phải đúng bài bản.
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
tau khong so
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 146



« Trả lời #471 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:22:59 am »

Chào Bác Tường! Sao Bác Tường không đưa thêm ảnh nhận kỷ niệm chương sư 325 cho CCB thành cổ Quảng Trị tại hội trường cơ quan tôi năm 2007. Tôi đã được toại nguyện khi được các bác đưa chuyện hai liệt sỹ thành cổ Quảng Trị. Cảm ơn bác Tường. Tuy nhiên tôi muốn biết thêm hậu ngày gặp lại của gia đình liệt sỹ Lê Binh Chủng ra sao? Cậu con trai gần 30 tuổi và chị vợ anh Chủng sau 30 năm mới được đoàn tụ với gia đình chồng nhờ bức thư dưới mộ anh bây giờ họ làm gì, ở đâu? Họ có khó khăn gì không, nếu có các bác CCB Quảng Trị có giúp đỡ gì không? Bác có thể cho địa chỉ của họ. Công ty tôi đang thi công nhiều công trình ở Nghệ An, tôi muốn đến thăm họ. Chào Bác - TKS
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 08:57:00 am gửi bởi tau khong so » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #472 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 09:37:04 am »

Chào Bác Tường! Sao Bác Tường không đưa thêm ảnh nhận kỷ niệm chương sư 325 cho CCB thành cổ Quảng Trị tại hội trường cơ quan tôi năm 2007. Tôi đã được toại nguyện khi được các bác đưa chuyện hai liệt sỹ thành cổ Quảng Trị. Cảm ơn bác Tường. Tuy nhiên tôi muốn biết thêm hậu ngày gặp lại của gia đình liệt sỹ Lê Binh Chủng ra sao? Cậu con trai gần 30 tuổi và chị vợ anh Chủng sau 30 năm mới được đoàn tụ với gia đình chồng nhờ bức thư dưới mộ anh bây giờ họ làm gì, ở đâu? Họ có khó khăn gì không, nếu có các bác CCB Quảng Trị có giúp đỡ gì không? Bác có thể cho địa chỉ của họ. Công ty tôi đang thi công nhiều công trình ở Nghệ An, tôi muốn đến thăm họ. Chào Bác - TKS

Bác tau khong so! Những ảnh chụp ở cơ quan bác vẫn còn đấy nhưng chỉ có ảnh không còn fill nữa, tôi sẽ cố gắng quét lại và gửi cho bác. Còn LS Lê Binh Chủng thuộc đơn vị khác cho nên các thông tin về anh chủ yếu ở trên báo chí, tôi không phải là người trong cuộc nên rất thận trọng khi đưa tin. Nếu vậy tôi sẽ đưa bài theo cuốn Một thời hoa lửa vì cuốn đó viết lại những gì trong đêm cầu truyền hình 31/10/2005 giữa Hà Nội và Quảng Trị .
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:17:57 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #473 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 06:50:55 pm »

Bác Tường:Trong ảnh nhận KNC tại KS Khăn quàng đỏ 26/4/2003 có người quen, sếp cũ của em. Mà cái trường Xây dựng không làm được bia kỷ niệm cho các sinh viên cựu chiến binh Thành cổ của trường thì .... chán nhỉ.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Mười Một, 2010, 07:12:41 pm gửi bởi qtdc » Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #474 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 09:41:08 am »

LÁ THƯ TỪ LÒNG ĐẤT
(trích từ Một thời hoa lửa, tr.106, 107)

Ở đất thành cổ hơn 30 năm sau chiến tranh, vẫn còn cảnh người dân thị xã trong khi xây dựng các công trình dân sinh, dân dụng, thường tìm thấy những hài cốt liệt sĩ cùng những di vật. Theo đó là những câu chuyện cảm động về những cuộc hội ngộ sau mấy mươi năm.

Một ngày hè năm 1999, 5 bộ hài cốt liệt sĩ đã được phát hiện trong một căn hầm và được chính quyền địa phương đưa vào NTLS của thị xã. Một gia đình ở Quảng Bình đã may mắn tìm được hài cốt người thân là một liệt sĩ cùng những di vật. Đó là những bức ảnh của một người vợ trẻ gửi cho chồng ở chiến trường Quảng Trị. Chị là Phan Thị Biển Khơi, nữ dân quân Quảng Bình gửi cho anh LÊ BINH CHỦNG, chiến sĩ quê ở Quỳnh Mỹ, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Những bức thư chị gửi cho anh được tìm thấy từ lòng đất, gần 30 năm kể từ khi đứa con của họ cất tiếng chào đời. Đứa con trai chưa một lần được biết măth cha. Cái tên Lê Quảng An được đặt như kết nối hai quê hương: Quảng Bình và Nghệ An. Đúng như lời hẹn ước của bố mẹ anh lúc vào chiến trường, khi hòa bình trở về sống hạnh phúc bên nhau, giờ anh mới thấy sức mạnh của những lá thư thời chiến, khi lúc này lá thư của mẹ là chứng chỉ của thời gian.

"Anh Binh Chủng thương yêu của mẹ con em. Cầm bút biên thư cho anh lúc chiến trường Trị Thiên đang thắng to. Tin vui bay về hậu phương làm cho mọi người dân cũng đầy sung sướng. Tự hào thay trong hàng ngũ những người chiến thắng ấy có anh, người mà em gửi gắm bao thương nhớ..."

Bà Khơi nói: " Sau 30 năm, nhận được những lá thư của chồng tôi do các đồng đội đưa về, tôi rất xúc động. Khi các anh khai quật được mộ chồng tôi, có những bức ảnh tôi gửi, có ảnh con trai khi ấy cháu mới 8 tháng. Và những lá thư cuối cùng vào tháng 4 đã trở thành những di vật mang theo người anh cho đến khi hy sinh. Trên cơ sở những lá thư ấy, những thông tin về anh đã tìm được về với mẹ con tôi."

Còn anh An kể:" Bạn bè của bố tôi vẫn thường nói là tôi có khuôn mặt giống bố: An, mày rất giống bố. Ở nhà mọi người hay nhìn ảnh bố tôi và cũng kết luận như thế".

http://www.webtretho.com/forum/archive/t-10515.html

Có một câu chuyện rằng, năm ngoái khi nghiệm thu công trình đường ống dẫn nước trong khu Thành cổ thì gặp lỗi. Chuyện ấy thật hiếm có, bởi lực lượng thi công tại đây luôn tâm niệm là đang làm việc thiện ở cõi thiêng cho nên rất cẩn thận. Vậy mà có một chỗ đường ống lại bỗng nhiên cao hơn thiết kế đến 30 cm. Nhà thi công quả quyết là họ đã kiểm tra rất kỹ, giám sát bên A cũng thừa nhận họ làm thật nghiêm túc. Thật lạ! Họ quyết định đào sâu xuống và phát hiện dưới đó một căn hầm trú ẩn có bốn bộ hài cốt liệt sĩ. Trong những di vật quen thuộc của người lính thì súng đạn và áo quần, ba-lô đều han gỉ hoặc mục rữa, chỉ có lá thư và những tấm ảnh vẫn còn nguyên vẹn vì được đựng trong bì ni-lon. Đó là di vật của liệt sĩ Lê Binh Chủng, Thượng úy, Chính trị viên phó của tiểu đoàn.

Lần theo bức thư và tấm ảnh, các anh ở Ban quản lý di tích Thành cổ đã tìm về quê anh và chắp nối lại một câu chuyện đoàn viên đến rơi nước mắt. Lê Binh Chủng quê ở Nghệ An, trên đường hành quân vào nam chiến đấu, đơn vị anh đã dừng lại ở một làng quê thuộc huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Quân dân cá nước đã nảy sinh mối tình nồng thắm, sắt son giữa anh và cô giáo Lê Thị Biển Khơi. Chưa kịp làm lễ cưới, chưa kịp báo tin cho gia đình thì Lê Binh Chủng vượt Vĩ tuyến 17 vào Quảng Trị. Lá thư cuối cùng Lê Thị Biển Khơi gửi cho anh đề ngày 15-5-1972, báo tin họ sắp có con. Anh chờ ngày kết thúc chiến dịch để về thăm con, đặng thưa với bố mẹ hai nhà. Nhưng Lê Binh Chủng bơi qua sông vào Thành cổ và không về nữa. Hạnh phúc chỉ còn một nửa. Chị Lê Thị Biển Khơi cùng đứa con bắt đầu chuỗi ngày tháng đau buồn của mẹ góa, con côi và sự ghẻ lạnh của làng xóm, kể cả người thân về cảnh không chồng có con. Mãi đến ba mươi năm sau, bức thư, tấm ảnh của vợ mới đến tay gia đình anh. Một cuộc tìm về nguồn cội, một cuộc đoàn viên muộn màng đầy nước mắt, khi ông bà ôm đứa cháu nội mà cứ ngỡ như ôm lại con trai ngày nào, thằng cháu đã gần 30 tuổi. Danh phận của một người vợ, một đứa con của liệt sĩ đã được "minh oan" bởi tình yêu mãnh liệt mà người chồng, người cha gửi về từ... trong lòng đất!

Có lẽ đó chỉ là hai trong số hàng vạn lá thư mà hàng vạn người lính Thành cổ Quảng Trị chưa kịp gửi đi trước trận đánh cuối cùng. Ba mươi năm rồi, những lá thư như thế tiếp tục được gửi về cho những người đang sống hôm nay và cho cả mai sau nữa. Nhưng có một điều thật kỳ diệu là những dòng chữ viết dưới làn đạn đó dù chưa kịp gửi đi thì người ở hậu phương năm xưa, những người đang sống hôm nay và các thế hệ mai sau đã, đang và sẽ còn cảm nhận được nhịp đập của trái tim các anh.
______________

Lê Binh Chủng là chính trị viên phó của tiểu đoàn 3 tỉnh đội Quảng Trị.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2010, 12:38:40 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #475 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 01:04:27 pm »

Chào Bác Tường! Sao Bác Tường không đưa thêm ảnh nhận kỷ niệm chương sư 325 cho CCB thành cổ Quảng Trị tại hội trường cơ quan tôi năm 2007. Tôi đã được toại nguyện khi được các bác đưa chuyện hai liệt sỹ thành cổ Quảng Trị. Cảm ơn bác Tường. Tuy nhiên tôi muốn biết thêm hậu ngày gặp lại của gia đình liệt sỹ Lê Binh Chủng ra sao? Cậu con trai gần 30 tuổi và chị vợ anh Chủng sau 30 năm mới được đoàn tụ với gia đình chồng nhờ bức thư dưới mộ anh bây giờ họ làm gì, ở đâu? Họ có khó khăn gì không, nếu có các bác CCB Quảng Trị có giúp đỡ gì không? Bác có thể cho địa chỉ của họ. Công ty tôi đang thi công nhiều công trình ở Nghệ An, tôi muốn đến thăm họ. Chào Bác - TKS

Nhân dịp lỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ đợt 27/5/1972 của SV Đại Học XD, BLL CCB-SV ĐHXD đã tổ chưc kỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ kết hợp với việc trao tặng Kỷ niệm chương Trung đoàn Trần Cao Vân 101 và Sư đoàn 325 cho các Cựu SV-CS của Trung đoàn và Sư đoàn đã tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị 1972 tại hội trường Tổng công ty CP đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn thuộc Bộ NN và PTNT.

Được sự giúp đỡ tận tình của TCT CPDTXD và PTNT buổi lễ diễn ra trong không khí trang nghiêm và thắm tình đồng đội. Có mặt trong buổi lễ có đại diện của BLL CCB e101/f325, các CCB cùng nhập ngũ ngày 27/5 và các đợt nhập ngũ khác nhưng cùng ở f325 chiến đấu tại QT, có mặt hôm đó có cả các anh em cùng nhập ngũ nhưng sang thông tin vào Nam bộ và QK 5. Đặc biệt có sự hiện diện các thân nhân của các LS đã hy sinh tại QT 1972.

Sau buổi lễ có cuộc giao lưu rất thăng hoa giữa các CCB và anh chị em cơ quan TCT
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Mười Một, 2010, 04:13:55 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #476 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2010, 01:36:01 pm »

 Một số hình ảnh lễ kỷ niệm 35 năm ngày nhập ngũ của CCB-SV Đại học Xây dựng 27/5/1972 - 27/5/2007.

KNC của e101 Trần Cao Vân và của f325



Cửa hội trường của TCT


Các thân nhân LS trong phút mặc niệm những người đã hy sinh. Hàng đầu từ phải: vợ chồng em gái của LS Cao Minh Sơn (Hải Phòng), thân mẫu của LS Chu Ngọc Tiến (53 Hàng Đậu) và em trai của LS Đỗ Bảo Lâm (38 Nam Ngư).


Đại diện cho các CCB đọc lời khai mạc


Đại diện TCT CP ĐTXD và PTNT đọc lời chúc mừng (TKS) Cheesy


Từ trái: 1 Nguyễn Hữu Luân - người duy nhất còn lại của chiếc xuồng cao-su của Lê Văn Huỳnh, 2 Trần Tam c1/d1/e101/f325 và là Chủ tịch HĐQT TCT
 

Các CCB trong ngày kỷ niệm.


Thân mẫu và anh trai của LS Chu Ngọc Tiến


Phút thăng hoa trong lúc giao lưu. Grin


Những khuôn mặt của QSVN: 6971(trái) và TTNL (phải)

« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2010, 07:34:42 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #477 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:27:43 pm »

Hôm nay ngày 20/11, xin gửi tới các thầy cô giáo lời chúc mừng chân thành nhất của một người học trò, một người lính và của đồng nghiệp 1 thời. Chúc TTNL và các CCB đang làm thầy nói riêng và các thầy cô giáo nói chung có sức khỏe để làm tròn nhiệm vụ cao quý mà nhân dân trao cho làm người chở chữ cho mọi thế hệ học sinh.

Tôi nhớ lại tháng 11/1973 giữa mùa mưa trắng trời trắng đất của Quảng Trị, lúc đó đơn vị tôi đang chốt ở gò cát bên ngoài thôn Lệ Xuyên, phía trước là tuyến chốt Long Quang, tiểu đội tôi lúc đó có anh Dong vốn là giáo viên Hóa của 1 trường cấp 3 ở Thanh Hóa về đơn vị sau khi mất thành cổ, Minh là SV Toán của ĐHSP Vinh từ đội bắn tỉa về, tôi SV DHXD và 2,3 anh em khác quê Hải Phòng, Hải Hưng...Tiểu đội ở trong công sự lắp bằng ghi sân bay như 1 lô cốt có đủ lỗ châu mai, nước mưa chảy qua nóc công sự vào bên trong, chúng tôi phải căng tăng lên để khỏi ướt. Ngày 20/11 đến trong điều kiện như thế nhưng chúng tôi vẫn quyết làm 1 cái gì đó để nhớ tới ngày này vì thăng nào cũng có ít nhất vài năm đi học và có những người thầy dậy dỗ mình. Đường sữa nhu yếu phẩm tháng đó vừa được lĩnh, chả nhẽ pha sữa uống  Smiley. Chợ búa thì xa (phải ra tận chợ Thuận), đường xá ngập tùm lum...tiền nong cũng chẳng có. Tôi đề xuất làm bánh caramen như khi ở nhà mẹ tôi thỉnh thoảng làm cho ăn vì có sẵn đường sữa nhưng lại thiếu trứng. Cuối cùng dùng giải pháp lội vào làng nơi c bộ đóng để đổi sữa bột lấy vài quả trứng của dân nhân tiện kiếm vài vỏ thịt hộp chỗ quản lý c để làm khuôn. Tôi trổ tài làm bánh như mẹ tôi đã làm ở nhà cũng trộn trứng với đường sữa rồi đổ vào vỏ thịt hộp làm khuôn  trước đó tráng nước hàng vào vỏ hộp thịt rổi đem hấp cách thủy. Mẻ đầu tiên bánh không đông đặc mà lõng bõng Angry. Ở nhà mẹ làm từ sữa đặc nhưng ở đây làm bằng sữa bột. Cần phải cho thêm sữa để đặc hơn. Mẻ thứ hai thì không lõng bõng nữa mà lại lổn nhổn những cục sữa bị vón lại Huh. Mẻ thứ ba làm lại từ đầu đánh trứng thật nhuyễn, hòa sữa bột trong nước đường đánh tan bột sữa cho thật nhuyễn rồi trộn đều với trứng. Tráng khuôn bằng nước hàng rồi đổ hỗn hợp sữa trứng vào sau đó đem hấp cách thủy. Khi mặt trên của bánh đã se lại đem đổ vào đĩa thấy dóc khuôn là thành công. Nhìn tác phẩm của mình làm ra để nhớ tới ngày 20/11 và những người đã dạy dỗ mình, mấy đứa chúng tôi rất vui vì đã có một ngày đáng nhớ. Kể từ ngày ấy đã mấy chục năm trôi qua nhưng ấn tượng ngày 20/11/1973 không bao giờ phai trong tâm trí tôi. Tongue

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Mười Một, 2010, 10:53:59 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #478 vào lúc: 20 Tháng Mười Một, 2010, 11:56:25 pm »

CHUYỆN VỀ MỘT NGƯỜI ANH (1)

Ngày 27/5/1972 những SV ĐH xây dựng chúng tôi bước sang một cuộc đời mới - cuộc đời của những người lính. Xe của trường chở chúng tôi rời khu C tại chợ Yên, xã Tiền Phong, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phú qua Thường Lệ, Mê Linh, Thanh Tước ra QL2 và ngược về phía Vĩnh Yên. Qua cầu Bình Xuyên chúng tôi rẽ tay trái vài ba cây số đến xã Đạo Đức thuộc huyện Bình Xuyên, chúng tôi xuống xe. Không hiểu hôm đó giao quân kiểu gì mà tốp chúng tôi từ khu C cứ vất vưởng vì chưa được giao quân, cơm nước không có mà ăn lăn lóc hết quán nước này đến bụi tre kia ngồi tránh nắng. Bụng đói mà chợ búa ở đây lèo tèo chẳng có gì mà ăn. Mãi tới xế chiều mới giao quân, tôi được đưa vào 1 nhà dân để nghỉ, ở đây đã có một vài anh em dến từ hôm trước. Sinh viên của ĐHXD ở Hương Canh cũng đã giao nhận từ hôm trước. Nhà tôi ở có anh Oanh K12C (cầu đường), Khoa râu K13C, Tú trường công nhân máy kéo và tôi. Tôi được biên chế vào a3/b1/c1/d60/f304B. Đây là 1 đơn vị huấn luyện quân tăng cường đóng ở Phú Bình, Bắc Thái. Tiểu đội trưởng của tôi tên là Sơn, vóc người chắc đậm quê Nghệ An. Sơn nhập ngũ trước chúng tôi, đợt tháng 12/1971 từ trường trung cấp mỏ địa chất. Tiểu đội phó là anh Nguyễn Trần Được K13C. Tiểu đội tôi có 12 người: Sơn a trưởng, anh Được a phó, anh Tuệ K12X, anh Châu K12 Cảng, anh Oanh K12C, Mỹ 13X, Khoa 13C, anh Ba giáo viên khoa Thông gió, Mẫn 15C, Tú và Xứng cùng ở trường công nhân máy kéo và tôi.

Ở Đạo Đức hai hôm chúng tôi nhận quân trang gồm 1 bộ quần áo dài bằng vải Nam Định, 2 bộ đồ lót, 1 cái màn xô xanh, 1 đôi dép đúc Trung Quốc và 1 tấm vải nhựa che mưa, những gì còn lại như ba-lô, mũ cứng... về đơn vị phát tiếp. Buổi chiều ngày thứ 2 cả đơn vị xúng xính trong trang phục mới tập trung tại sân kho của HTX để nhận cờ tiểu đoàn Bùi Ngọc Dương do Ban giám hiệu trao tặng và rời Đạo Đức hành quân ra ga Hương Canh để lên tầu.

Cái đêm hành quân ra ga Hương Canh để đợi tầu lên Thái Nguyên thật là ấn tượng. Cứ một thằng lính là có đến 4, 5 người đi tiễn. Hương Canh là nơi trường ĐHXD đóng (bao gồm hiệu bộ và các khóa từ 12 cho đến 13 và 1 số lớp của khóa 14 của các khoa, còn từ 14 đến 16 vẫn ở khu C Chợ Yên). Cả trường ra tiễn và không ít người từ khu C đạp xe lên. Còn phải kể tới các trường trung cấp mỏ - địa chất và trường công nhân máy kéo gần đó, người ở lại ra tiễn người ra đi. Những anh em ở trường ĐH Tài chính ở Phúc Yên, rổi trường ĐH Công nghiệp nhẹ ở Việt Trì chắc ở xa quá nên không có mặt trong số những người đi tiễn đêm đó. Thật là 1 cảnh tượng không thể nào quên trước khi lên đường. Mấy đứa chúng tôi ở khu C không có bạn bè ra tiễn nên rúc vào 1 chỗ hút thuốc vặt chờ lúc tầu và trông đồ cho hội Hương Canh tản mát khắp nơi. Cách chỗ chúng tôi không xa bên hàng cây ven đường sắt những đôi bạn yêu nhau quyến luyến chia tay nhau trong những tiếng nấc nghẹn ngào bị át đi bởi tiếng gọi tìm nhau ơi ới... Tôi được phân công đeo 1 cái nồi, không ít người bị dính nhọ nồi trong khi chen vai thích cánh để tìm bạn. Không biết cái ga xép Hương Canh đó đã lần nào được chứng kiến cảnh người đi người ở đông khủng khiếp như đêm hôm ấy chưa.

Nửa đêm, chúng tôi lên tầu, dưới ánh trăng hạ tuần qua cửa sổ của con tầu những cánh tay chìa ra tạm biệt và có thể vĩnh biệt lắm chứ thì hàng ngàn cánh tay bên dưới lưu luyến vẫy theo, không ít những cô gái nhoai theo đoàn tầu đưa người yêu đi, bạn bè phải ghìm giữ lại. Tôi không có một người bạn nào trong số đó, nhưng trong lòng mình cũng xốn xang nao lòng trước cảnh chia ly như thế. Tầu đang chuyển bánh từ từ bỗng khựng lại không biết vì sao mãi một lúc mới lại chạy. Sau này mới biết B. học lớp 14CH yêu B. 12 C, được tin người yêu lên tầu ở Hương Canh quá muộn, cô ta mượn 1 cái xe đạp đạp từ khu C trong đêm lên Hương Canh để gặp người yêu, không ngờ tầu đã chuyển bánh, cô ta đã lao ra đường sắt giang tay để ngăn đoàn tầu lại để gặp B. Sức mạnh tình yêu thật là phi thường khiến cho cô gái đã can đảm như thế.

Sáng sớm tầu dừng ở ga Phổ Yên sau 1 đêm chạy như rùa bò. Cả tiểu đoàn bắt đầu hành quân bộ. Một tiểu đoàn phải đến 600 quân bắt đầu chặng đi bộ dưới cái nắng tháng 5 khủng khiếp. Không mũ nên đủ kiểu che nắng: người dùng khăn mặt quấn lên đầu, người dùng cành lá che nắng, kẻ tạt xuống bên đường ngắt lá khoai nưỡc hoặc 1 lá sen phủ lên đầu, còn tôi nhặt được 1 cái nón rách ở hàng rào bên đường để có cái đội chống nắng. Ba-lô chưa có quân trang chỉ có mỗi cái màn và 1 bộ đồ trên người nên cũng đơn giản: lấy vải nhựa bọc tư trang cá nhân lại và kiếm sợi dây buộc lại đeo toòng teng trên người. Còn tôi được phân công mang 1 cái nồi quân dụng nên tư trang cho hết vào nồi đậy vung lại dùng dây cột chặt nắp nồi lại và buộc dây vào 2 quai nồi để đeo trên lưng, cũng tiện. Đầu tiên đội hình hành quân hàng 1 được cây số đầu bắt đầu loạc choạc mạnh ai nấy đi, mệt thì ngồi nghỉ. Cán bộ khung chạy ngược chạy xuôi đôn đốc cũng chẳng ăn thua, lính tráng lết bết trên đường dưới trời nắng như thiêu. Ngẫm lại quang cảnh cuộc hành quân hôm ấy có lẽ chẳng ai nghĩ rằng đó là 1 đội quân ngoài bộ quân phục trên người. Cũng còn may được cấp dép đúc dể đi nếu không với những dép nhựa lê mang đi thì không thể đi mấy chục cây số như vậy.

Con đường từ Phổ Yên sang Phú Bình là vùng bán sơn địa với những quả đồi thấp, nhiều đồi trồng thông, bạch đàn trông rất đẹp. Xóm làng hai bên đường thưa thớt. Buổi trưa chúng tôi nghỉ tại 1 xóm nhỏ bên sông Cầu để nấu ăn. Bữa cơm dã ngoại đầu tiên của đời lính được triển khai tại nhà dân theo từng tiểu đội. Ăn xong chúng tôi nằm vật dưới bụi tre để nghỉ trưa, thỉnh thoảng vài ngọn gió hiếm hoi từ sông xua đi cái oi nồng làm dịu bớt cái mệt mỏi đầu tiên trong đời lính.

(còn tiếp)
  
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Mười Một, 2010, 09:49:48 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #479 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 04:41:07 pm »


... Qua cầu Bình Xuyên chúng tôi rẽ tay trái vài ba cây số đến xã Đạo Đức ...  

Thổ dân xin được bổ chính: Từ Tiền Phong, Chợ Yên lên Đạo Đức chỉ có một cầu duy nhất là cầu Bến Đám hay còn gọi là cầu Tiền Châu. Cầu nằm trên QL2, cách Phúc Yên khoảng 2km về phía Bình Xuyên, nhưng thuộc xã Tiền Châu, vẫn thuộc huyện Mê Linh, cách xã Đạo Đức khoảng 2-3km. Tiếp nữa theo QL2, qua Đạo Đức là cầu Treo và cầu Chợ Cánh, rồi đến ga Hương Canh, chứ không có cầu nào có tên Bình Xuyên.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2010, 04:56:57 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM