Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:11:19 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 388239 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #450 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 07:27:15 pm »


Bác TTNL kiểm tra lại xem ảnh mộ chị Võ Thị Sáu này ở đâu vậy? Chữ trên bia có vẻ là Photoshop? Tôi không tin đây là ảnh thật, trừ khi bác bảo chính do bác chụp  Huh
Ảnh tôi chụp cách nay 4 năm, có mấy cái cây ở phía sau thì giống, nó lớn lên rồi.




       Bác ViTinh tinh vi thật !  Cái ảnh mà tôi đưa lên đúng là ảnh "photoshop" lấy từ trang web "Nghĩa Trang Online" của các cháu. Mộ của chị Sáu do các cháu vẽ ra để thắp hương tưởng nhớ.

       Ảnh của bác ViTinh mới là ảnh thật 
Logged

lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #451 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:14:45 am »


HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (4)


Xin post một ảnh minh họa cho bác LXT. Bác LXT ghi giúp chú thích cho ảnh nhé.
Tại NTLS Hải Phú - Hải Lăng - Quảng Trị
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:19:54 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #452 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 10:35:26 am »


Nhà bia tưởng niệm 40 chiến sĩ tăng-TG tại cầu Bến Đá (Hải Trường, Hải Lăng, Quảng Trị)


Quỹ MMT20 trao tặng quà cho các gia đình TB-LS tại Hội An


Nhà lưu niệm anh Trỗi



Bàn thờ hai anh em anh Trỗi và anh Đức tại ngôi nhà của gia đình


Em gái của anh Trỗi ở vậy trông nom nhà thờ


Bệnh xá Đặng Thùy Trâm

Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #453 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 01:20:15 pm »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (4)

Đoàn chúng tôi rời Vũng Tầu để về TP Hồ Chí Minh. Sang đến đất Đồng Nai chừng chục cây số, chúng tôi dừng chân để vào viếng đồng đội của mình tại NTLS Long Thành. Có lẽ trên dọc đất nước nơi nhiều NTLS tôi đã từng đặt chân đến chưa một NTLS nào lại đẹp và được quản lý một cách khoa học và đầy nghĩa tình như ở NTLS Long Thành này. Chính quyền địa phương giao từng khu vực NT cho các doanh nghiệp trên địa bàn chịu trách nhiệm về kinh phí sửa chữa, duy tu và chăm sóc các phần mộ của các LS một các có bài bản và thống nhất với nhau. Đài tưởng niệm không cao lớn đồ sộ như ở các NTLS khác, được mô phỏng cách điệu một ngọn lửa trên đó là 2 nòng súng vươn lên. Hai bên đường dẫn đến đài tưởng niệm là lầu chuông và lầu trống uy nghi được dóng lên mỗi vào những ngày lễ trọng hay có nhứng đoàn đến viếng các LS.

Tôi tìm thấy mộ tiểu đoàn trưởng Nguyến Ánh Dương của tôi, ôm lấy phần mộ của người thủ trưởng thân yêu mà lòng tôi nghẹn lại. Ông đã cùng chúng tôi chiến đấu trong những ngày gian khổ ác liệt ven Thành cổ Quảng Trị, rồi Cửa Việt, qua Huế đến Đà Nẵng rồi Phan Rang. Và ông đã nằm lại nơi đây cùng rất nhiều chiến sĩ của ông trong trận đánh quyết liệt trước cửa ngõ Sài Gòn trước giờ chiến thắng chưa đầy 48 tiếng đồng hồ.

Cũng tại đây tôi đã tìm thấy mộ của Nguyễn Kim Duyệt nhà ở Đại La HN, nguyên là SV K15 ĐH nông nghiệp HN. Duyệt là lính lái xe tăng của lữ 203 đã hy sinh ngày 28/4/1975 tại Nước Trong (Long Thành). Tôi đã đọc những dòng cảm động của Lixeta giành cho bạn mình trong bài Lời xin lỗi muôn mằn đăng trên báo QĐND nhân dịp 30 năm giải phóng miền Nam. Duyệt hy sinh cũng như bao người lính SV khác luôn luôn ấp ủ và chuẩn bị cho mình một ngày mai chiến thắng trở về để tiếp tục những gì còn dang dở.

Tôi nhớ lại sau khi đọc xong bài báo của Lixeta viết về Duyệt trong bối cảnh cả nước kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng và những dòng nhật ký của NVT làm sôi động tuổi trẻ cả nước. Tôi đã viết 1 lá thư kèm theo bài báo trên gửi cho Đảng ủy, ban giám hiệu của trường ĐHNN nơi Duyệt đã từng học hy vọng lớp SV của trường sẽ lấy đây là bài học về ý chí và hoài bão của lớp người đi trước. Nhưng tôi chỉ nhận được sự im lặng. Và tôi cũng biết được ở trường này cũng có những đợt phát động phong trào học tập theo những dòng nhật ký của chị Trâm và anh Thạc (!)...

Tối hôm đó chúng tôi có buổi gặp gỡ và giao lưu với thành đoàn TP HCM. Hoạt động phong trào của lớp trẻ TP HCM đáng để cho thanh niên cả nước học tập. Nhiều nhạc sĩ thành danh của TP đều trưởng thành từ phong trào thanh niên của TP.

Miền Trung lại bị 1 trận lụt thứ hai, trận này chỉ cách trận trước chưa đầy 1 tuần và lớn hơn trận trước rất nhiều. Cả một vùng rộng lớn từ Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Quảng Bình, Quảng Trị chìm trong biển nước. Đường 1, đường sắt qua khu vực này hoàn toàn bị tắc nghẽn. Ở nhà sốt ruột cho chuyến đi của đoàn khi trên đường trở về.

(còn tiếp)
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #454 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2010, 03:59:20 pm »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (5)

Trên đường từ TP HCM  trở về đoàn chúng tôi vào thắp hương tại NTLS Bình Thuận.Tại đây có mộ của anh trai bác sĩ Nguyễn Văn Quang, CCB của e84/f325, một thành viên của đoàn





Qua Nha Trang chúng tôi vào thăm Học viện Hải quân Nha Trang nơi đào tạo những sĩ quan hải quân, những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ vùng biển của Tổ quốc.

Tại Phú Yên chúng tôi vào viếng NTLS của tỉnh. Tại đây những CCB tăng-TG của lữ đoàn 273 tìm thấy 1 người đồng đội của mình đó là Nguyễn Tư Chính. Anh là học sinh miền Nam tập kết, SV ĐH Bách khoa nhập ngũ 6/9/1971. Ngày 1/4/1975 trên chặng đường từ Tây Nguyên tiến về giải phóng Phú Yên. Đến bờ sông Đà Rằng, bên kia là Tuy Hòa anh mở nắp xe tăng để nhìn TP đã được giải phóng nhưng 1 viên đạn lạc đã cướp mất sinh mạng anh trước khi anh trở lại quê hương.

Tôi đứng trước mộ anh và những ngôi mộ tập thể của đồng đội mình và tấm bia tri ân những người con quê Hải Dương kết nghĩa và các tỉnh miền Bắc đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Phú Yên mà tự đáy lòng trào dâng lên nỗi xót xa...





Có một cái gì đó làm tôi không được thoải mái khi ở ngay trung tâm của NT là khu mộ giành cho các quan chức của tỉnh mặc dù họ không phải là LS. Tại sao vậy ?

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2010, 01:35:49 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #455 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 02:09:49 pm »


HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (6)

Về đến Huế tin tức về lũ lụt, tắc đường ở Nghệ An, Hà Tĩnh là chúng tôi rất sốt ruột. Nhà của Phong (1 CCB lữ tăng - TG 273) ở Vinh chưa bao giờ bị ngập nhưng lần này nước tràn cả vào nhà. Vợ chồng thằng con tôi sốt ruột mua vé máy bay cho tôi ra, chúng nó lo cho bố không biết bơi như ngày xưa. Tôi cứ nấn ná để đi cùng anh em, cho tới Huế chúng nó đã đặt chỗ cho tôi bay từ Huế. Đành chia tay anh em. Sáng 21/10 cả đoàn ra Bắc và nhận được tin đường đã thông. Thế là chuyến đi rất may mắn giữa 2 trận lụt. Vong linh của các đồng đội đã phù trợ cho Đoàn đi đến nơi về đến chốn.

Ở lại Huế nửa ngày để đi chuyến bay chiều, sau khi tiễn cả đoàn đi tôi lang thang thả bộ dọc bờ sông Hương. Giữa cái mùa mưa của Huế này lại có ngày tuyệt đẹp như vậy. Nắng nhẹ, gió heo heo mát , dòng sông Hương hầu như không chảy như nhịp sống của TP cố đô rất chậm rãi này. Từ quán cà-phê nằm ở bờ Nam tôi ngắm nhìn Phú Văn Lâu lồng lộng lá cờ Tổ quốc mà dường như những hình ảnh của 35 năm trước trở về: những đồng đội thân yêu của tôi của e101 sau khi từ Tây Trường Sơn cắt ngang đường 1 tại Phú Lộc đã từ phía Nam đánh thốc vào TP, băng qua cầu Phú Xuân và lúc 15g ngày 25/3/1975 lá cờ giải phóng của trung đoàn 101 đã được mũi trinh sát do Nguyễn Văn Phương của d2 cắm lên Phú Văn Lâu. Kể từ mùa thu 1945 trải qua 30 năm đằng đẵng biết bao gian khổ hy sinh Trung đoàn 101 Trần Cao Vân, con đẻ của Thừa Thiên Huế đã trở về giải phóng thành phố quê hương. Ta lại về đây Huế của ta - Như con của mẹ về quê Mẹ..   

Một cảm nhận với Huế ngày hôm nay: TP tĩnh lặng, thuần khiết, không xô bồ ồn ã. Hai bờ sông sạch sẽ, dưới gầm cầu Tràng Tiền và Phú Xuân là vườn hoa cây cảnh và nơi hò hẹn.. không chút ô uế nào. Ngẫm lại phải chăng người Huế vẫn là người Huế không bị sự nhập cư đảo lộn.

(Hết)


Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #456 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2010, 02:14:13 pm »

Giao lưu với Trung đoàn không quân 940 tại sân bay Phù Cát, Bình Định


Tại đền thờ chị Võ Thị Sáu tại Bà Rịa


Lời ca Biết ơn chị Võ Thị Sáu trược tượng chị Sáu.


Đền thờ chị Võ Thị Sáu


Trước tượng chị Sáu


Nhà lưu niệm chị Sáu tại Đất Đỏ


Bên trong nhà lưu niệm của gia đình chị Sáu


« Sửa lần cuối: 02 Tháng Mười Một, 2010, 02:35:28 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #457 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:24 am »


Các bác QSVN thân mến mình sẽ chọn lọc và gửi đến các bác chùm ảnh của Hành trình mãi mãi tuổi 20 mà mình đã tham gia hồi giữa tháng 10 vừa rồi.

Mình sẽ quay trở lại chuyến đi trở lại Tây Nguyên hồi tháng 3/2010 của Quỹ MMT20 sau khi chuyển tải nốt cho các bác câu chuyện về lá thư gửi tới mai sau của LS Lê Văn Huỳnh.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 11:22:10 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #458 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2010, 11:07:08 am »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20

CCB của Quỹ MMT20 giao lưu với tuổi trẻ TP Vũng Tầu


Gặp gỡ với các CCC của Cty CPDVKT dầu khí VN (PTSC). Giám đốc Dương Văn Đua - lính Thành cổ QT năm xưa - đứng thứ 2 từ phải sang.  

Tại cảng dịch vụ kỹ thuật của PTSC


Đêm giao lưu giữa CCB của Quỹ MMT20 với các CCB và tuổi trẻ của PTSC



NTLS Long Thành (Đồng Nai)









Bên mộ của người thủ trưởng cũ - tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ánh Dương và Nguyễn Kim Duyệt



Bên xe tăng 843 tại dinh Độc lập

Giao lưu với Thành đoàn TP HCM

Tại Học viện Hải quân Nha Trang

Bia ghi công những người con của cả nước đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng Phú Yên.


Gặp gỡ với tuổi trẻ TP Huế
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Mười Một, 2010, 12:14:04 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #459 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 10:07:45 am »

CHÚNG TÔI VÀ LÊ VĂN HUỲNH (1)

Lê Văn Huỳnh học lớp Cầu đường K13 Đại học Xây dựng cùng với Lê Cường. Quê Huỳnh ở Kiến Xương, Thái Bình và nhập ngũ cùng đợt với chúng tôi 27/5/1972. Cuối tháng 8/1972 tại Bãi Hà chúng tôi đã chia tay nhau Huỳnh, Cường, Sơn cụt (lúc đó chưa cụt), Hiền phệ, Thu già, Sản, Được, Mỹ, Cẩn và Thân về c17 Công binh của Trung đoàn 95; một số anh em khác về các đại đội trinh sát, thông tin và vận tải cũng thuộc e95; còn chúng tôi về e101. Sau này chúng tôi đều biết Huỳnh đã hy sinh đầu năm 1973 trong khi vượt sông sang khu vực Tích Tường - Như Lệ. Người chôn cất Huỳnh là Cường, Sơn cụt và Thu già, mọi người cứ đinh ninh Huỳnh đã được quy tập về NTLS hoặc đã được đưa về quê hương.

Nhiệm vụ của c17 công binh của Huỳnh hàng đêm dùng thuyền cao-su vượt sông đưa bộ đội, vũ khí,  đạn dược, lương thực vào Thành Cổ, lúc trở về đưa thương binh, liệt sĩ về bên Nhan Biều. Thời kỳ này là giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến bảo vệ Thành Cổ. Chứng kiến rất nhiều anh em mình khi vượt sông đã hy sinh dưới làn mưa bom bão đạn của địch, Huỳnh đã chuẩn bị cho mình những dòng chữ cuối cùng để gửi về gia đình.

Sau khi mất Thành Cổ, e95 rút ra ngoài củng cố một thời gian ngắn rồi quay trở lại khu vực Thượng Phước cách Nhan Biều chừng chục cây số về phía thượng lưu. Cuộc chiến đấu của e95 giành đi giật lại một dải đất hẹp bên Tích Tường - Như Lệ vô cùng ác liệt không kém gì cuộc chiến tại Thành Cổ. Bờ phía Bắc là Thượng Phước nơi chúng ta tập kết quân trước khi vượt sông là nơi đại đội công binh của Huỳnh cất giấu xuồng cao-su. Cùng hy sinh tại khu vực này ngoài Huỳnh còn có anh Được K13 Cầu đường và Sản K14 Xây dựng.

Một buổi chiều tháng 8/2002, Lê Cường gọi tôi và Hùng côn đến nhà có việc gấp. Tại nhà Cường chúng tôi có gặp anh Chẩm là anh trai của Huỳnh và một số anh em bên Hưng Yên cùng ở c17 với Huỳnh. Sau khi nhận được tin Huỳnh hy sinh cùng với một số di vật đơn vị gửi về cho tới thời điểm lúc ấy gia đình Huỳnh không hề biết tin Huỳnh hy sinh và chôn cất ở đâu. Căn cứ vào lá thư Huỳnh viết hôm 11/9 khi ở Nhan Biều, gia đình đã bao nhiêu lần đi tìm mà không ra. Các NTLS ở Quảng Trị đều không có, thậm chí gia đình có nhờ một nhà ngoại cảm tìm hộ, ông ta chỉ dẫn lên Ba Lòng cách đấy hơn 70 cây số trong một NTLS có một ngôi mộ đề tên Liệt sĩ Huỳnh, không quê quán, không ngày hy sinh và cũng không ghi đơn vị của LS. Bán tín bán nghi gia đình không dám di dời mộ phần về vì chỉ sợ nhầm. Bao nhiêu năm trôi qua tình cờ con rể của anh Chẩm công tác Hội Nông dân Việt Nam biết được một đồng đội của Huỳnh quê ở Hưng Yên và thế là chắp nối được với nhau tìm đến Lê Cường và Sơn cụt - những người chôn cất Huỳnh ngày ấy - để quyết định lên đường tìm Huỳnh.

(còn tiếp)


« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười Một, 2010, 11:14:25 am gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM