Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:31:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ký ức một thời hoa lửa  (Đọc 387943 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
TichTuongNhuLe
Thành viên
*
Bài viết: 1310



« Trả lời #440 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2010, 11:07:49 pm »

.
     Gửi ké bác LXT ảnh mộ chị Sáu. Một ngôi mộ ảo do các thành viên của trang "Nghĩa Trang Online" lập để thắp hương tưởng nhớ chị Sáu.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 07:22:34 pm gửi bởi TichTuongNhuLe » Logged

nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #441 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 09:55:17 am »

     Vậy là người ta lại thay tấm bia trên mộ chị Võ Thị Sáu rồi. Mấy năm trước, em ra Côn Đảo thì thấy bia mộ cũng làm bằng đá hoa cương nhưng hình tròn và không có mái ngói ở trên.
Logged
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #442 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 09:59:28 am »

     Và sự thật thì chị sinh năm 1933, lúc bị  Pháp xử bắn đã 19 tuổi.
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #443 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 11:33:12 am »

HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (4)

Đoàn chúng tôi rời Vũng Tầu để về TP Hồ Chí Minh. Sang đến đất Đồng Nai chừng chục cây số, chúng tôi dừng chân để vào viếng đồng đội của mình tại NTLS Long Thành. Có lẽ trên dọc đất nước nơi nhiều NTLS tôi đã từng đặt chân đến chưa một NTLS nào lại đẹp và được quản lý một cách khoa học và đầy nghĩa tình như ở NTLS Long Thành này. Chính quyền địa phương giao từng khu vực NT cho các doanh nghiệp trên địa bàn chịu trách nhiệm về kinh phí sửa chữa, duy tu và chăm sóc các phần mộ của các LS một các có bài bản và thống nhất với nhau. Đài tưởng niệm không cao lớn đồ sộ như ở các NTLS khác, được mô phỏng cách điệu một ngọn lửa trên đó là 2 nòng súng vươn lên. Hai bên đường dẫn đến đài tưởng niệm là lầu chuông và lầu trống uy nghi được dóng lên mỗi vào những ngày lễ trọng hay có nhứng đoàn đến viếng các LS.

Tôi tìm thấy mộ tiểu đoàn trưởng Nguyến Ánh Dương của tôi, ôm lấy phần mộ của người thủ trưởng thân yêu mà lòng tôi nghẹn lại. Ông đã cùng chúng tôi chiến đấu trong những ngày gian khổ ác liệt ven Thành cổ Quảng Trị, rồi Cửa Việt, qua Huế đến Đà Nẵng rồi Phan Rang. Và ông đã nằm lại nơi đây cùng rất nhiều chiến sĩ của ông trong trận đánh quyết liệt trước cửa ngõ Sài Gòn trước giờ chiến thắng chưa đầy 48 tiếng đồng hồ.

Cũng tại đây tôi đã tìm thấy mộ của Nguyễn Kim Duyệt nhà ở Đại La HN, nguyên là SV K15 ĐH nông nghiệp HN. Duyệt là lính lái xe tăng của lữ 203 đã hy sinh ngày 28/4/1975 tại Nước Trong (Long Thành). Tôi đã đọc những dòng cảm động của Lixeta giành cho bạn mình trong bài Lời xin lỗi muôn mằn đăng trên báo QĐND nhân dịp 30 năm giải phóng miền Nam. Duyệt hy sinh cũng như bao người lính SV khác luôn luôn ấp ủ và chuẩn bị cho mình một ngày mai chiến thắng trở về để tiếp tục những gì còn dang dở.

Tôi nhớ lại sau khi đọc xong bài báo của Lixeta viết về Duyệt trong bối cảnh cả nước kỷ niệm 30 năm ngày chiến thắng và những dòng nhật ký của NVT làm sôi động tuổi trẻ cả nước. Tôi đã viết 1 lá thư kèm theo bài báo trên gửi cho Đảng ủy, ban giám hiệu của trường ĐHNN nơi Duyệt đã từng học hy vọng lớp SV của trường sẽ lấy đây là bài học về ý chí và hoài bão của lớp người đi trước. Nhưng tôi chỉ nhận được sự im lặng. Và tôi cũng biết được ở trường này cũng có những đợt phát động phong trào học tập theo những dòng nhật ký của chị Trâm và anh Thạc (!)...

Tối hôm đó chúng tôi có buổi gặp gỡ và giao lưu với thành đoàn TP HCM. Hoạt động phong trào của lớp trẻ TP HCM đáng để cho thanh niên cả nước học tập. Nhiều nhạc sĩ thành danh của TP đều trưởng thành từ

Miền Trung lại bị 1 trận lụt thứ hai, trận này chỉ cách trận trước chưa đầy 1 tuần và lớn hơn trận trước rất nhiều. Cả một vùng rộng lớn từ Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Quảng Bình, Quảng Trị chìm trong biển nước. Đường 1, đường sắt qua khu vực này hoàn toàn bị tắc nghẽn. Ở nhà sốt ruột cho chuyến đi của đoàn khi trên đường trở về.

(còn tiếp)
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 01:40:09 pm gửi bởi lexuantuong1972 » Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
sauchinbaymot
Thành viên
*
Bài viết: 628


Nhớ Rừng!


« Trả lời #444 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 11:44:04 am »


HÀNH TRÌNH MÃI MÃI TUỔI 20 (4)


Xin post một ảnh minh họa cho bác LXT. Bác LXT ghi giúp chú thích cho ảnh nhé.

« Sửa lần cuối: 29 Tháng Mười, 2010, 06:17:21 pm gửi bởi sauchinbaymot » Logged

Nhật ký Viết lại
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #445 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 01:32:46 pm »

Gửi ké bác LXT ảnh mộ chị Sáu
Bác TTNL kiểm tra lại xem ảnh mộ chị Võ Thị Sáu này ở đâu vậy? Chữ trên bia có vẻ là Photoshop? Tôi không tin đây là ảnh thật, trừ khi bác bảo chính do bác chụp  Huh
Ảnh tôi chụp cách nay 4 năm, có mấy cái cây ở phía sau thì giống, nó lớn lên rồi.
Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #446 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 02:19:40 pm »

Xin cảm ơn quê LXT đã đến NTLT và thắp hương cho quê Duyệt của tôi.
Thật tiếc, khi Năng cho biết về chuyến đi này, tôi cũng rất háo hức muốn đi song không thu xếp được việc gia đình vì chuyến đi dài quá.
Trường HSQXT 1 (T700) hiện nay là do ta tiếp thu Trường TG Long Thành của ngụy để lại. Tuy nhiên, khuôn viên nhà trường thì thu hẹp lại nhiều so với nguyên bản của nó. Các công trình cũ cũng còn lại không nhiều vì hồi trước chúng xây dựng cũng không kiên cố lắm. Anh em tôi vẫn nói đùa: "Hình như bọn Mỹ nó cũng không định ở lâu nên làm nhà có thời hạn thôi". Bây giờ chỉ còn cái Hội trường thì chính là Hội quán SQ của chúng nhưng đã phải sửa chữa lại rồi- chắc các quê giao lưu ở đấy. Và một công trình nữa là Giá rung để tập bắn nhưng cũng đã phải cải tạo lại và thay giá rung có trọng tải lớn hơn. Cán bộ nhà trường bây giờ già nhất là Vũ Đình Dinh, Hiệu phó, lính 73 và cùng học K2 với tôi, chắc vẫn nhớ thày Quảng. Còn hiệu trưởng Trúc thì trẻ hơn nhiều.

He...He...! Giờ mình mới để ý viết tắt thì chúng ta cùng là LXT Grin
@LXT: N Tất Chính có đi không mà không thấy trong ảnh? 
Logged
lexuantuong1972
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1885


TÂT CẢ VÌ ĐỒNG ĐỘI


« Trả lời #447 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 02:29:52 pm »

Gửi ké bác LXT ảnh mộ chị Sáu
Bác TTNL kiểm tra lại xem ảnh mộ chị Võ Thị Sáu này ở đâu vậy? Chữ trên bia có vẻ là Photoshop? Tôi không tin đây là ảnh thật, trừ khi bác bảo chính do bác chụp  Huh
Ảnh tôi chụp cách nay 4 năm, có mấy cái cây ở phía sau thì giống, nó lớn lên rồi.


Năm 2008 tôi có ra Côn Đảo và đến viếng mộ chị Sáu. Lúc ấy mộ của chị y như trong ảnh của bác
Logged

Ký ức một thời hoa lửa: (P1)(P2)(P3)(P4)
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #448 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 02:42:52 pm »

     Trích: Vitinh.
"Tôi không tin đây là ảnh thật"

     Đúng! đúng. nhìn kỹ thì thấy dòng chữ được chêm vào bằng kỹ thuật photoshop chứ không phải được chạm trực tiếp vào mặt đá.

     Ảnh của bác vitinh mới đúng. Bia mộ bằng đá hoa cương đen là mới làm lại. Cái trước kia cũng hình tròn, nhưng làm bằng đá trắng ghép lại, không có phù điêu liệt sỹ Võ Thị Sáu gắn phía trước và không đẹp bằng cái sau này.

     Ảnh dưới do chính tay em là người cầm máy chụp vào khoảng 2003 - 2004.



Uploaded with ImageShack.us
Logged
vitính
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 483


« Trả lời #449 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2010, 03:01:29 pm »

Ngày hi sinh của chị Sáu ghi trên 3 tấm bia tại đó:
Trên mộ có một bia chính thức ghi ngày hi sinh 23/1/1952. Hai tấm bia cũ đặt dưới đất đều ghi ngày 23/12/1952. Hôm sau trở lại nhà trưng bày di tích thì được họ cho xem sổ tử còn lưu giữ được. Chị Sáu hi sinh chính xác vào ngày 23/1/1952, nhưng những người tù khi lập bia đã nhầm, dùng ngày dương và tháng âm. Sau đó chúa đảo Tăng Tư lập 1 bia, không xem sổ sách, cứ theo bia của tù nhân mà làm nên nhầm theo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM